Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình của bé - Chủ đề nhánh: Gia đình tôi - Phạm Thụy Tiểu Mi

- Trẻ biết được gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ của gia đình bé.

- Giáo dục cho trẻ mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, ngoan ngoãn, yêu thương bạn bè, biết cách chơi những đồ chơi ngoài trời. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi vui chơi. Chơi đóng vai: Gia đình mẹ con, chăn sóc em bé, trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình.

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 21686 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình của bé - Chủ đề nhánh: Gia đình tôi - Phạm Thụy Tiểu Mi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐỊNH THÀNH
 ¯¯¯'&?¯¯¯
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI
Giáo viên: Phạm Thụy Tiểu Mi
Lớp: Mầm
Năm học: 2014 - 2015
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi 
Từ 24/11 đến 28/11/2014
Thứ ba 25/11/14
GDAN: 
VĐ: Cháu yêu bà (l2)
NH: Bố là tất cả
TC: Tai ai tinh?
Thứ hai 24/11/14 
KPXH: Tìm hiểu về gia đình của bé: Gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ nhà. 
GIA ĐÌNH TÔI 
Thứ tư 26/11/14
LQVH:
Thơ: Thăm nhà bà
(loại 2)
Thứ sáu 28/11/14
TDGH: 
Ném trúng đích bằng một tay
Thứ năm 27/11/14
TH: 
Vẽ hàng rào nhà bé (trang 7) 
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Phân loại đối tượng theo một dấu hiệu.
- Trẻ biết được gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ của gia đình bé.
- Giáo dục cho trẻ mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, ngoan ngoãn, yêu thương bạn bè, biết cách chơi những đồ chơi ngoài trời. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi vui chơi. Chơi đóng vai: Gia đình mẹ con, chăn sóc em bé, trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình. 
* Phát triển nhận thức:
+ Khám phá khoa học: 
- Tìm hiểu về gia đình của bé: Gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ nhà.
Lĩnh vực phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội 
- Hát theo giai điệu, lời ca của bài hát quen thuộc.
- Vận động theo nhịp điệu bài hát bản nhạc (Vỗ tay, vận động minh họa).
- Tạo ra sản phẩm đẹp, đạt yêu cầu, yêu quí sản phẩm làm ra. 
- Nặn, xé dán, tô màu về chủ đề gia đình của bé.
- Thông qua các bài hát, bài thơ, đồng dao trẻ hiểu thêm về tình cảm gắn bó của gia đình, yêu quý ngôi nhà gia đình ở. 
- Biết thêm về biển đảo Việt Nam thông qua các hoạt động của lớp.
* Phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội:
+ Tạo hình: 
- Vẽ hàng rào nhà bé (trang 7) 
+ Giáo dục âm nhạc: 
VĐ: Cháu yêu bà (l2)
NH: Bố là tất cả
TC: Tai ai tinh?
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Phát âm rõ ràng để người khác hiểu được.
- Biết lắng nghe và trả lời được câu hỏicủa người đối thoại (Cái gì? Ở đâu? Làm gì?)
- Trao đổi, giao tiếp, đàm thoại giúp ngôn ngữ trẻ phát triển toàn diện hơn.
- Trẻ đàm thoại theo sự gợi ý của cô thông qua các hoạt động trên lớp mọi lúc mọi nơi.
- Thông qua bài thơ trẻ biết yêu thương và giúp đỡ bà.
* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: 
+ LQVH:
Thơ: Thăm nhà bà (loại 2)
Lĩnh vực phát triển thể chất
- Đi đúng tư thế (chân bnước đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng, người ngay ngắn, đầu không cúi).
- Thông qua các bài tập thể dục sáng, thể dục giờ học. Giúp cơ thể trẻ phát triển 1 cách toàn diện, 
- Trẻ linh hoạt, tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động trên lớp.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.
- Trò chơi rèn thể lực, sự hợp tác, đoàn kết của nhóm. 
* Lĩnh vực phát triển thể chất:
+ Các động tác bài tập thể dục sáng: Luyện tập các nhóm cơ, hô hấp.
TDGH: Ném trúng đích bằng một tay. 
Trò chơi vận động: Đuổi bóng, trời nắng trời mưa, mèo đuổi chuột, thi đi nhanh.
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.
- Nói được tên tuổi, giới tính của bản thân, tên của bố mẹ.
- Biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép khi được nhắc nhở.
- Cùng chơi với các bạn.
Lồng vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ.
- Nói chuyện với trẻ về Bác, xem tranh ảnh về Bác.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Giữ gìn vệ sinh thực hiện thao tác: “Rửa ca cốc”
- Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết nhặt rác bỏ vào sọt, chăm sóc cây trồng, không ngắt hoa bẻ lá. 
- Biết chào hỏi mọi người, vâng người lớn, không đánh bạn,...
* Các nội dung giáo dục:
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giáo dục an toàn về giao thông.
- Giáo dục vệ sinh
- Bảo vệ môi trường.
- Giáo dục lễ giáo.
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
I. Nội dung:
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và dắt trẻ vào chơi cùng bạn 
- Trao đổi thông tin với phụ huynh 1 số việc cần thiết 
- Trò chuyện với trẻ về góc chủ đề, xem tranh ảnh về gia đình của bé.
II. Yêu cầu:
- Phụ huynh đưa trẻ tận tay giáo viên
- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về chủ đề.
- Rèn ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với bạn.
- Giáo dục trẻ yêu thương và giúp đỡ các bạn.
III. Chuẩn bị:
 Tranh ảnh theo chủ đề.
IV. Tiến hành:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - trò chuyện với trẻ về những ngày ở nhà cùng với ba mẹ...
Đón trẻ - Cho trẻ nghe nhạc, các bài hát có trong chủ đề. Trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích.
Đón trẻ- Cô và trẻ cùng nói chuyện về các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày.
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ của gia đình bé
Đón trẻ- Trẻ nghe nhạc. Chơi ở các góc mà trẻ thích. Trao đổi giao tiếp với các bạn trong lớp
THỂ DỤC SÁNG
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thể dục sáng:
Thay 
Thở 4
- Trẻ tập đều và đúng động tác theo nhịp đếm của cô.
- Rèn các cơ: tay, bụng, chân, bật phát triển tốt.
- Qua giờ học giúp trẻ phát triển thể chất một cách hài hòa, cân đối. 
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt.
- Sân trường sạch sẽ, thoáng.
- Cô tập chuẩn các động tác
- Cô dẫn trẻ ra sân, vừa đi vừa đọc thơ dạo quanh sân trường (giáo dục bảo vệ môi trường)
- Tập trung trẻ thành 3 hàng dọc.
* Khởi động: Cho trẻ đi, chạy luân phiên các kiểu theo vòng tròn rồi chuyển thành 3 hàng ngang
* Trọng động: Cô làm mẫu, vừa làm vừa đếm cho trẻ tập lần lượt từng động tác theo cô.
- Thở 4: Hai tay đưa ngang làm máy bay ù ù (2lx4n) 
Hai tay dang ngang đưa lên xuống giả làm máy bay và bắt chước tiếng kêu ù ù.
- Tay3: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao (2lx4n)
- Bụng-lườn 3: Đứng quay người sang bên (2lx4n)
- Chân 3: Đứng nâng cao chân, gập gối (2lx4n)
- Bật 1: Bật tách chân khép chân (2lx4n)
* Hồi tỉnh: Cho trẻ đi tự do hít thở.	
ĐIỂM DANH
Điểm danh
- Cô nắm được sỉ số trẻ trong lớp, báo phiếu ăn.
- Trẻ biết tên bạn vắng trong lớp.
- Sổ chấm phiếu ăn
- Viết
- Cô cho tổ trưởng từng tổ điểm danh, báo cáo số bạn có trong tổ.
- Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn khi bạn đếm số. Tổ trưởng lên báo tên bạn vắng.
- Cô điểm danh lại cho chính xác.
- Cô ghi vào sổ chấm phiếu ăn.
TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Ba tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ thuộc và hiểu ý nghĩa 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Biết thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ
Cô thuộc và hiểu được ý nghĩa của 3 TCBN
Cô đưa ra và hỏi trẻ ý nghĩa của 3TCBN : 
1. Chào hỏi lễ phép
2. Hăng hái phát biểu
3. Xếp đồ chơi gọn gàng
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ và được phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Cô cho trẻ nhắc lại 3 TCBN theo tổ, lớp.
GIỜ CHƠI NGẮN
Giờ chơi ngắn
- Cháu biết và chơi các trò chơi ngắn.
- Biết tác dụng của giờ chơi ngắn
- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi
Một số đồ chơi theo chủ đề
- Qua giờ chơi nhằm giúp trẻ lấy lại hứng thú để chuẩn bị hoạt động sau.
- Xen kẽ vào lúc chuyển tiết
- Khi chơi trẻ chơi theo tự nguyện, khi chơi trẻ biết tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhường nhịn bạn khi chơi, không giành đồ chơi với bạn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục đích yêu cầu chung:
1/ Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết được gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ nhà.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ tham gia đàm thoại cùng cô qua đó trẻ biết thêm 1 số từ mới, trẻ mạnh dạn và tự tin. 
- Trẻ được tắm nắng, hít thở không khí trong lành vào buổi sáng giúp phát triển các giác quan trong cơ thể 1 cách hài hòa, cân đối. 
3/ Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ đến lớp không khóc nhè, hăng hái phát biểu ý kiến, biết giúp đỡ bạn, nhường nhịn, hòa đồng cùng bạn. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh về bé đang vệ sinh
III. Tiến hành:
Ổn định trước khi ra sân:
 Giáo viên kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân, nếu trẻ bị ốm, hoặc không khỏe thì cho trẻ ở lại lớp.
Cho trẻ sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng mang giầy dép gọn gàng cô dẫn đi dạo
Tổ chức ra sân:
Giáo viên cho trẻ ra sân, gợi ý để trẻ nói về thời tiết hôm nay như thế nào? Giáo dục trẻ về biến đổi khí hậu.
Cho trẻ đi dạo vừa đi vừa đọc đồng dao: “Đi cầu đi quán.”
Cho trẻ ra thăm vườn hoa hít thở không khí trong lành.
Cho trẻ đến nơi quan sát.
Nội dung quan sát
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thứ 2:
Gia đình lớn
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết gia đình có 3 thế hệ trở lên là gia đình lớn.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ rèn ngôn ngữ.
- GD trẻ biết yêu thương các thành viên trong gia đình.
Địa điểm
sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
- Cho trẻ ngồi thành vòng tròn cô và trẻ cùng đọc thơ: Thăm nhà bà 
- Cho trẻ xem tranh về gia đình lớn
+ Trong tranh có ai? 
+ Có tất cả bao nhiêu người?
+ Các thành viên sống ở đâu?
- GD trẻ đây là gia đình có 3 thế hệ: Ông bà, ba mẹ, con hay còn gọi là gia đình lớn, con phải biết yêu thương ông bà,
Chơi vận động “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp. 
Thứ 3:
Gia đình nhỏ
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết gia đình nhỏ là gia đình có 2 thế hệ ba mẹ và con.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ rèn ngôn ngữ.
- GD trẻ yêu thương ba mẹ và anh chị.
Địa điểm
sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Cho trẻ hát: Cả nhà thương nhau
- Cho trẻ xem tranh về gia đình nhỏ
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tranh có những ai?
+ Các thành viên sống như thế nào?
- GD trẻ phải biết yêu thương các thành viên trong gia đình.
Chơi vận động: “Kết bạn”
Chơi tự do: Sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp.
Thứ 4:
Trò chuyện về ông bà
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết được có ông bà nội, ông bà ngoại
- Giáo dục trẻ yêu thương và giúp đỡ ông bà những công việc vừa sức.
 Địa điểm
 sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Cho trẻ đọc thơ: Thăm nhà bà
+ Con vừa đọc bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nói về ai?
+ Vậy con có ông bà không? (Mời trẻ kể)
- Cô nói cho trẻ biết con có ông bà nội, ông bà ngoại, con phải biết yêu thương ông bà.
Chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do: Sỏi, lá cây đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp.
 Thứ 5: 
Trò chuyện về ba mẹ
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết được ba mẹ là người sinh ra và nuôi lớn
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ rèn ngôn ngữ.
- GD trẻ yêu thương và vâng lời ba mẹ.
Địa điểm
 sỏi, đồ chơi ngoài trời
Cô và trẻ hát: Cả nhà thương nhau
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có ai?
+ Gia đình con có ai?
+ Ngoài ba mẹ còn có ai nữa?
- Cô nói cho trẻ biết ba mẹ là người sinh ra con, vì vậy con phải biết yêu thương và vâng lời ba mẹ.
Chơi vận động “Kết bạn”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp.
Thứ 6:
Trò chuyện về địa chỉ nhà
- Trẻ biết ra ngoài trời được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết địa chỉ nhà mình như: Số nhà, ấp, xã,
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ rèn ngôn ngữ.
- GD trẻ phải chớ địa chỉ nhà để có ai hỏi con biết trả lời.
Địa điểm
Sỏi, đồ chơi ngoài trời
Cô và trẻ cùng hát bài: Cả nhà thương nhau
+ Bài hát nói về ai?
+ Nhà các con ở đâu? 
+ Số nhà mấy?
+ Nhà con ở ấp nào, xã nào?
- Cô nói cho trẻ biết các con phải biết địa chỉ nhà mình, số điện thoại (nếu có) để khi con có đi chơi bị lạc thì nói với người lớn sẽ dẫn con về nhà.
Chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do: Cát, lá cây, sỏi...đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống. Báo hết giờ. Tập trung trẻ lại.
Nhận xét buổi hoạt động: Giáo viên cho trẻ nói lại những hoạt động đã diển ra. Cho trẻ rửa tay chân vào lớp.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích yêu cầu chung:
1/ Kiến thức: Trẻ biết thể hiện vai chơi và cùng chơi với các bạn trong góc. 
2/ Kỹ năng: 
- Trẻ dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với các bạn trong góc.
- Qua giờ chơi giúp phát triển các giác quan tốt.
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây; biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường, biết giữ gìn những đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
II. Chuẩn bị : 
 Đồ chơi 5 góc
III. Tiến hành :
Cho trẻ hát: “Cả nhà thương nhau”
- Bài hát nói về ai? Gd trẻ.
- Chủ đề của tuần là gì? Bây giờ đến giờ gì?
- Hôm nay giờ hoạt động góc các con sẽ được chơi ở các góc. Cho trẻ kể tên các góc. Khi chơi các con chơi như thế nào?
- Chơi xong mình nhớ làm gì?
- Cho trẻ chọn góc chơi và về góc chơi.
- Cô bao quát gợi ý từng góc chơi.
- Nếu trẻ nào chơi chán cho trẻ chơi vận động.
 - TCVĐ: “Tạo nhóm”
- Cô báo hết giờ nhận xét từng góc, hướng trẻ đến góc trọng tâm nhận xét.
TÊN GÓC - YÊU CẦU – CHUẨN BỊ - GỢI Ý
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc xây dựng
Xây nhà bé
v Yêu cầu:
- Trẻ biết xây theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi, rèn cơ tay
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình
v Chuẩn bị: hàng rào, cổng, nhà, vườn hoa
v Gợi ý: Các con sẽ phân công người xây, người chở gạch
Khi xây con nhớ xây ngay ngắn, trật tự. Xây xong giữ gìn công trình cho bạn đến tham quan.
- Góc phân vai: Chơi bán hàng
- Góc học tập: Chơi lô tô thẻ hình
- Góc nghệ thuật: Tô màu ngôi nhà
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc bồn hoa
Góc phân vai
Chơi cửa hàng bán nguyên vật liệu
v Yêu cầu:
- Trẻ biết phân vai chơi
- Trẻ cảm nhận được tình cảm cửa cô đối với trẻ
- Giáo dục trẻ chơi ngoan
v Chuẩn bị: 
Một số đồ chơi bằng nhựa
v Gợi ý: Các con sẽ chơi cửa hàng bán nguyên vật liệu cho các chú thợ xây để xây nên ngôi nhà. Để bán hàng được các con phải biết giá cả các mặt hàng,
- Góc xây dựng: Xây nhà bé
- Góc học tập: Chơi ghép tranh các kiểu nhà.
- Góc nghệ thuật: Tô màu các ngôi nhà.
- Góc thiên nhiên: Tưới hoa
Góc nghệ thuật
Tô màu, dán ngôi nhà
v Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng bút màu để tô màu những ngôi nhà
- Rèn sự khéo léo đôi tay trẻ để tạo sản phẩm
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
v Chuẩn bị: 
Tranh chưa tô, giấy màu 
v Gợi ý: Các con sẽ dùng đôi bàn tay để tô cho khéo và dán cho đẹp,  để tạo thành ngôi nhà sao cho đẹp nha. 
- Góc xây dựng: Xây nhà bé.
- Góc phân vai: Bán hàng.
- Góc học tập: Chơi đôminô
- Góc thiên nhiên: Tưới hoa
Góc học tập
Xem sách, lô tô về gia đình bé 
v Yêu cầu:
- Trẻ biết chơi theo hướng dẫn của cô
- Rèn óc quan sát, suy nghỉ trong khi chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét.
v Chuẩn bị: sách, lôtô
v Gợi ý: các con cùng bạn xem sách trò chuyện về gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ của gia đình mình. Khi chơi con nhớ lật sách nhẹ nhàng, không giành đồ chơi với bạn.
- Góc xây dựng: Xây nhà bé.
- Góc phân vai: Gia đình
- Góc học tập: Chơi đôminô
- Góc thiên nhiên: Đong nước
Góc thiên nhiên 
Xếp ngôi nhà bằng hột, hạt.
v Yêu cầu:
- Trẻ biết làm theo sự hướng dẫn của cô
- Giáo dục trẻ chơi không la hét, không bỏ hột, hạt,vào muỗi, miệng..
v Chuẩn bị: Hột, hạt, sỏi,
v Gợi ý : Các con sẽ chơi dùng các hột, hạt, sỏi xếp hình thành các ngôi nhà gia của bé..
- Góc phân vai: Chơi bán hàng
- Góc học tập: Chơi lô tô thẻ nguyên vật liệu.
- Góc nghệ thuật: Xé dán ngôi nhà gia của bé.
- Góc xây dựng: 
Xây nhà bé.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Thứ hai 24/11/2014 
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi
KPXH: Tìm hiểu về gia đình của bé: Gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ nhà
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết về gia đình lớn, gia đình nhỏ, địa chỉ nhà
2/ Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ phát triển thể lực thông qua các hoạt động.
3/ Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương các thành viên trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh về biển.
- Powerpoint về gia đình bé.
- Lô tô gia đình.
III. Tiến hành :
* Cho trẻ hát bài hát: “Cả nhà thương nhau”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về ai? 
Giáo dục trẻ biết yêu thương ba mẹ, vâng lời ba mẹ 
Hôm nay cô biết có một khu triển lãm tranh rất đẹp cô sẽ dẫn các con đi xem nha. 
Kết hợp cho trẻ xem tranh về biển đảo (GDATGT + GD biển đảo)
- Cô còn có một số tranh khác rất đẹp, các con có thích xem không.
* Gia đình lớn:
+ Tranh vẽ gì? 
+ Gia đình có mấy người?
+ Có những ai trong gia đình?
Giáo dục trẻ gia đình mà có ông bà, cô chú sống chung là gia đình lớn.
* Gia đình nhỏ:
+ Tranh vẽ gì? 
+ Gia đình có mấy người?
+ Có những ai trong gia đình?
Giáo dục trẻ phải biết gia đình mà chỉ có ba mẹ, con và anh chị gọi là gia đình nhỏ
* Địa chỉ nhà:
+ Cô có tranh vẽ gì?
+ Trên ngôi nhà có gì?
+ Biển số nhà có ghi những gì?
+ Vậy con có biết địa chỉ nhà mình không?
Giáo dục trẻ phải biết địa chỉ nhà mình, số điện thoại (nếu có) để khi con có đi chơi bị lạc thì nói với người lớn sẽ dẫn con về nhà.
- Cho trẻ chơi: Tranh nào biến mất?
 So sánh: Gia đình lớn và gia đình nhỏ (Giống nhau: Đều là gia đình bé. Khác nhau: Gia đình lớn có cả ông bà, cô chú cùng sống chung, còn gia đình nhỏlà gia đình chỉ có ba mẹ và con sống chung).
* Chơi trò chơi: “Về đúng nhà” 
+ Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc đồng dao “Dung dăng dung dẻ”, hát,.. và nghe hiệu lệnh của cô về nhà có hình giống hình lô tô của trẻ cầm.
+ Luật chơi: Trẻ về đúng theo yêu cầu của cô.
Cho trẻ chơi – cô nhận xét trẻ chơi.
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
HĐTTVS: “Rửa ca cốc"
I. Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết được các bước thực hiện thao tác: “Rửa ca cốc".
- Trẻ biết được lợi ích của việc rửa ca cốc.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ thực hiện đúng thao tác rửa ca cốc.
- Trẻ thích thú tham gia hoạt động.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô giúp phát triển ngôn ngữ.
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ thường xuyên rửa ca cốc sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: 
- Ca cho trẻ.
- Thau nước.
III. Tiến hành:
- Cho trẻ hát “Tay thơm tay ngoan”
+ Bài hát nói về ai? 
+ Vì sao bé được mẹ khen? Giáo dục trẻ phải ngoan, vâng lời ba mẹ,...
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp mình thao tác rửa ca cốc để các con có thể tự rửa ca của mình nha. Cô giới thiệu đồ dùng.
Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ xem.
Cô thực hiện lần 2 cho trẻ xem vừa làm vừa giải thích: 
Cho ca cốc vào chậu nước sạch để rửa, 1 tay cầm ở đáy ca cốc, tay kia dùng các ngón tay kì rửa cho sạch phía trong và phía ngoài. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, rồi úp cho khô ráo.
Cho trẻ thực hiện: Mời lần lượt 2 bạn đến hết lớp.
Lưu ý: Sữa sai kịp thời cho trẻ thực hiện chưa đúng.
Giáo dục trẻ thường xuyên rửa ca cốc sạch sẽ.
Hát “Thật đáng yêu”
Kết thúc.
Æ Đánh giá:
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
1.1 Nội dung chưa dạy được và lý do:
1.2 Những thay đổi cần thiết:
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (có thể hợp với gia đình): 
Thứ ba 25/11/2014
Chủ đề nhánh: Gia đình tôi
GDAN: VĐ: Cháu yêu bà (l2)
Nghe hát: Bố là tất cả
Trò chơi: Tai ai tinh?
(Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ)
I. Mục đích yêu cầu :
1/ Kiến Thức:
- Trẻ biết yêu thương bà thông qua nội dung bài hát.
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô hát và hiểu nội dung bài hát “Bố là tất cả”
2/ Kỹ năng:
- Trẻ biểu diễn vận động bài hát: Cháu yêu bà
- Tham gia tích cực vào trò chơi: “Tai ai tinh”
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu thương và vâng lời ông bà.
II. Chuẩn bị : 
- Đĩa nhạc, máy casset, mũ chóp, dụng cụ âm nhạc.
III. Tiến hành :
- Mở nhạc cho trẻ hát bài hát: “Cháu yêu bà”
+ Các con vừa hát bài hát gì? 
+ Bài hát nói về ai? 
Giáo dục trẻ biết yêu thương và vâng lời ông bà nha.
- Hôm nay cô sẽ cho các con múa hát lại bài hát: Cháu yêu bà, nhạc và lời của Xuân Giao, các con có thích không.
- Cô cho trẻ hát múa biểu diễn bằng nhiều hình thức: Cá nhân, song ca, tốp ca, bài hát: Cháu yêu bà.
- Cho trẻ nghe hát “Bố là tất cả” nhạc và lời của Thập Nhất lần 1+ lần 2 cô giải thích nội dung 

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 12.doc
Giáo Án Liên Quan