Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu

- Tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ, cung cấp cho trẻ một số kiến thức đơn giản về một số con vật đơn giản.

- Quan tâm, tìm hiểu về cảm xúc, tình cảm.của trẻ trong thời điểm hiện tại.

- Rèn luyện, phát triển thể lực và cơ bắp cho trẻ. Trẻ biết tập theo nhịp hô cùng cô.

- Rèn luyện khả năng phán đoán, óc quan sát, khả năng chú ý.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục trẻ yêu quý các con vật.

- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu bài hát “Thật là hay”.

 - Trẻ hát rõ lời bài hát, không ngọng, hát tự nhiên vui tươi.

- Trẻ nhận ra giai điệu bài “ Chim mẹ chim con”.

- Trẻ hứng thú và có cảm xúc khi nghe cô hát và chơi trò chơi.

- Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn,biết sáng tạo động tác phù hợp với bài hát.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH ĐÁNG YÊU
Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi
Số trẻ: 20-25 cháu
Đơn vị: Trường Mầm Non Tân Hưng –
Gia Lộc – Hải Dương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ, cung cấp cho trẻ một số kiến thức đơn giản về một số con vật đơn giản.
- Quan tâm, tìm hiểu về cảm xúc, tình cảm...của trẻ trong thời điểm hiện tại.
- Rèn luyện, phát triển thể lực và cơ bắp cho trẻ. Trẻ biết tập theo nhịp hô cùng cô.
- Rèn luyện khả năng phán đoán, óc quan sát, khả năng chú ý...Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục trẻ yêu quý các con vật.
- Trẻ nhớ được tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu bài hát “Thật là hay”.
	- Trẻ hát rõ lời bài hát, không ngọng, hát tự nhiên vui tươi.
- Trẻ nhận ra giai điệu bài “ Chim mẹ chim con”.
- Trẻ hứng thú và có cảm xúc khi nghe cô hát và chơi trò chơi.
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn,biết sáng tạo động tác phù hợp với bài hát.
	- Rèn cho trẻ kĩ năng mạnh dạn, tự tin.
	- Trẻ biết tên các góc chơi, về đúng góc chơi và có nề nếp trong khi chơi.
- Hình thành cho trẻ những thói quen kỹ năng cơ bản, giáo dục dinh dưỡng và giáo dục ý thức lao động tự phục vụ trong các hoạt đông (ăn, uống, ngủ...).
	- Trẻ được ngủ đủ và ngủ đẫy giấc.
	- Trẻ hứng thú chơi trò chơi và làm quen với bài hát mới.
II- CHUẨN BỊ:
-Thông thoáng phòng nhóm, chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ cần thiết để đón trẻ.
- Sân tập thể dục sạch sẽ.
- Sổ điểm danh.
- Đồ dùng của trẻ: Mũ có hình con chim.
- Đồ dùng của cô: Nhạc không lời bài “Thật là hay“ và “ Chim mẹ chim con“, máy tính, máy chiếu, hình ảnh các con vật trong bài hát “Đố bạn”, “Đàn gà con”, “Gà trống, mèo con và cún con”, xắc xô...
- Đồ dùng để rửa tay: vòi nước hoặc xô chậu chứa nước sạch, chậu sạch, xà phòng rửa tay, khăn sạch để lau tay.
- Đồ dùng trước và sau khi ăn: Bát, thìa, đĩa đựng khăn mặt, khăn lau tay, đĩa để cơm rơi...
- Phản kê, chiếu, chăn, gối...đủ cho trẻ, điều kiện ánh sáng phù hợp.
- NDTH: Âm nhạc, thể dục...
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Đón trẻ:
- Cô đến sớm vệ sinh thông thoáng lớp học.
- Cô chuẩn bị đồ dùng cho giờ học.
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ cất đồ vào đúng nơi quy định.
- Cô trò chuyện trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc...Cô bao quát trẻ chơi
- Điểm danh.
a, Trò chuyện:
- Cô trò chuyện với trẻ về những động vật sống trong rừng.
b, Thể dục buổi sáng:
- Khởi động: Cho trẻ tập theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
- Trọng động: BTPTC: Tập nhịp 1-4
+ Hô hấp: Gà gáy.
+ Động tác tay: Đưa ra trước, lên cao.
+ Động tác bung: Quay người sang 2 bên.
+ Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên.
+ Động tác bật: Bật tại chỗ.
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Hoạt động học:
+ Dạy hát: “Thật là hay”
 Nhạc và lời: Hoàng Lan
+ NDKH: - Nghe hát: “Chim mẹ chim con”
 Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai
 - Trò chơi: Hát theo tranh
Gây hứng thú: Cho trẻ nghe tiếng chim hót rồi hỏi trẻ vừa được nghe tiếng gì? Sau đó dẫn dắt vào giới thiệu bài hát sẽ được học.
Hoạt động trọng tâm: 
a. Hoạt động 1: Dạy hát: “Thật là hay”
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 kết hợp nhạc.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát lại lần 2 đó trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+ Trong bài hát nói về con gì?
+ Có mấy con chim đó là những loại chim gì?
+ Con chim hót như thế nào?
- Cho tất cả trẻ hát theo cô 2,3 lần.( Cô chú ý sửa sai cho trẻ ).
- Cho từng tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát lại một lần và giáo dục trẻ phải biết yêu quý và bảo vệ loài chim.
b. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Hát theo tranh”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Cho trẻ chơi.
 - Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương.
c. Hoạt động 3: Nghe hát: “Chim mẹ chim con”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1, lần 2 kết hợp động tác minh họa sau đó cùng trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Cô là chim mẹ bé là chim con. Tất cả tung cánh bay đi tìm mồi. Đếm đến tất cả lại tung cánh bay về và đi ngủ.
- Lần 3 cố khuyến khích trẻ đứng lên múa và hát cùng cô.
- Giáo dục trẻ: Phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ những con vật xung quanh chúng ta, khi đi chơi ở vườn bách thú không được chọc phá các con vật.
c. Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài trời nắng trời mưa.
* Hoạt động ngoài trời:
- Trò chơi: Dung dăng dung dẻ.
- Xếp các con vật từ sỏi.
- Chơi tự do.
* Hoạt động góc:
a. Gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Đố bạn”
- Bài hát nói về những con vật nào? Chúng sống ở đâu?
+ Nếu ai thích tô màu những con vật ngộ nghĩnh thì vào góc tạo hình nhé!
+ Ai muốn tham gia xây dựng vườn bách thú?
+ Bạn nào thích múa hát về những con vật đáng yêu thì vào góc âm nhạc nhé.
+ Ai muốn chơi trò cô giáo và mẹ con thì vào góc phân vai.
+ Bạn nào thích in hình các con vật ngộ nghĩnh hay nhặt lá, chăm sóc cây...thì sẽ vào góc thiên nhiên.
- Trước khi chơi chúng mình phải làm gì?
b. Quá trình chơi: Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
c. Kết thúc: Cho trẻ hát bài “Bạn ơi cất đồ chơi” và cùng cất đồ chơi về đúng nơi quy định.
Vệ sinh – ăn trưa:
Rửa tay:
- Giáo dục trẻ:
+ Rửa tay trước khi ăn hoặc khi cầm vào đồ ăn.
+ Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
+ Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
- Cô chuẩn bị đồ dùng để rửa tay.
- Cô cùng trẻ thực hiện các bước rửa tay:
+ Bước 1: Làm ướt tay.
+ Bước 2: Lấy xà phòng.
+ Bước 3: Xoa 2 bàn tay vào nhau.
+ Bước 4: Cọ các kẽ ngón tay, xoay ngón tay.
+ Bước 5: Cọ cổ tay.
+ Bước 6: Chụm các ngón tay xoáy vào lòng bàn tay lần lượt từng bên.
+ Bước 7: Rửa sạch lại với nước.
+ Bước 8: Lau khô tay.
Chuân bị cho giờ ăn trưa:
- Cô cùng trẻ trực nhật chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho giờ ăn theo quy định:
+ Cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ ăn chậm ngồi riêng và gần cô.
Bắt đầu giờ ăn:
- Chia cơm và thức ăn ra từng bát và đem cho trẻ ăn chậm trước.
- Cô cho trẻ nói tên món ăn và cho trẻ mời trước khi ăn.
- Cô đặc biệt chú ý đến trẻ ăn chậm.
d. Kết thúc giờ ăn:
- Nhắc nhở trẻ cất bát, thìa vào đúng chỗ sau đó lau miệng, lau bàn, cất bán ghế của mình có nề nếp.
- Cô cho trẻ ngồi vào chỗ sau khi ăn xong kết hợp quét dọn lau nhà.
4. Vệ sinh – ngủ trưa:
- Cô cho trẻ đi vệ sinh sau đó cho trẻ đi ngủ.
- Kiểm tra trẻ ngủ.
Vệ sinh – ăn phụ:
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng bằng trò chơi “Lộn cầu vồng”
- Chia ăn phụ cho trẻ ăn và nhắc trẻ thực hiện các yêu cầu về sinh cần thiết khi ăn.
6. Hoạt động chiều:
a. Chơi trò chơi “Cáo và thỏ”.
b. Làm quen với bài hát “Con chim non”.
c. Chơi tự chọn.
d. Nêu gương cuối ngày:
- Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày.
- Cho trẻ tự nhận xét bản thân mình và bạn.
- Cô nhận xét chung,sau đó phát cờ bé ngoan, cờ tổ.
7. Trả trẻ:
- Cô chú ý kiểm tra đầu tóc, mặt mũi trẻ gọn gàng, sạch sẽ, sau đó cho trẻ chơi tự do chờ bố mẹ đón.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
- Trẻ tự chọn đồ chơi và góc chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ hào hứng tập.
- Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ ngẫu hứng cùng cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ vận động.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi ở góc mình đã lựa chọn.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi.
- Trẻ ăn phụ.
- Trẻ chơi.
- Trẻ nêu.
- Trẻ tự nhận xét.
- Trẻ chơi tự do.

File đính kèm:

  • docgiáo án hoạt động ngày.doc
Giáo Án Liên Quan