Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng - Phạm Thị Nhung

 1. Kiến thức

- Tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ, cung cấp cho trẻ 1 số kiến thức đơn giản về những động vật sống trong rừng.

- Rèn luyện phát âm, thể lực, cơ bắp cho trẻ.

- Trẻ biết tập theo nhịp đếm của cô

- Nắm được một số đặc điểm, đặc trưng rõ nét của một số động vật sống trong rừng (Đặc điểm, cấu tạo .)

- Trẻ được thư giãn hòa mình với thiên nhiên, tạo ra các con thú theo ý thích từ thiên nhiên.

- Phát triển trí nhớ và khả năng biểu diễn cho trẻ về các bài hát đã học.

- Giáo viên trao đổi với phụ huynh về các hoạt động đặc biệt của trẻ trong ngày

2. Kỹ năng

 - Trẻ tập đúng các động tác.

 - Mạnh dạn trò chuyện cùng cô và các bạn.

 - Trẻ biết chơi các góc chơi, vẽ đúng góc chơi và có nề nếp trong khi chơi.

 - Trẻ biết làm các con thú theo ý thích bằng các nguyên liệu thiên nhiên.

 - Trẻ hát hòa vào cùng các bạn.

 - Trẻ biết tác dụng và lợi ích của thức ăn.

 - Trẻ biết tự phục vụ.

Trẻ ngủ có giờ giấc.

- Rèn khả năng phán đoán, óc sáng tạo, khả năng chú ý.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 9258 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng - Phạm Thị Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Chủ Đề: Thế Giới Động Vật
Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng
Thời gian: Từ ngày 19/03 đến 24/03/2012
Đối tượng: Trẻ 3 – 4 tuổi
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Người soạn: Phạm Thị Nhung
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ 6 ngày 23/03/2012
I. Mục đích, yêu cầu
 1. Kiến thức
- Tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ, cung cấp cho trẻ 1 số kiến thức đơn giản về những động vật sống trong rừng.
- Rèn luyện phát âm, thể lực, cơ bắp cho trẻ.
- Trẻ biết tập theo nhịp đếm của cô
- Nắm được một số đặc điểm, đặc trưng rõ nét của một số động vật sống trong rừng (Đặc điểm, cấu tạo..)
- Trẻ được thư giãn hòa mình với thiên nhiên, tạo ra các con thú theo ý thích từ thiên nhiên.
- Phát triển trí nhớ và khả năng biểu diễn cho trẻ về các bài hát đã học.
- Giáo viên trao đổi với phụ huynh về các hoạt động đặc biệt của trẻ trong ngày
Kỹ năng
 - Trẻ tập đúng các động tác.
 - Mạnh dạn trò chuyện cùng cô và các bạn.
 - Trẻ biết chơi các góc chơi, vẽ đúng góc chơi và có nề nếp trong khi chơi.
 - Trẻ biết làm các con thú theo ý thích bằng các nguyên liệu thiên nhiên.
 - Trẻ hát hòa vào cùng các bạn.
 - Trẻ biết tác dụng và lợi ích của thức ăn.
 - Trẻ biết tự phục vụ.
Trẻ ngủ có giờ giấc.
- Rèn khả năng phán đoán, óc sáng tạo, khả năng chú ý.
 3. Thái độ
- Hứng thú tập thể dục cùng cô.
- Hứng thú tham gia các trò chơi.
- Hứng thú chơi ở các góc.
- Trẻ hứng thú hát và vận động theo nhạc.
II. Chuẩn bị
 - Thông thoáng phòng, chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ cần thiết đón trẻ.
 - Sân tập, dụng cụ thể dục, sức khỏe của trẻ, hệ thống câu hỏi
 - Sổ điểm danh, phiếu bé ngoan.
 - Đồ dùng của cô: Tranh ảnh
 - Đồ dùng của trẻ: Ảnh các con vật sống trong rừng.
 - Đồ dùng các góc
 - Bảng gắn ký hiệu các góc, các ký hiệu của trẻ
 - Đồ dùng trước và sau khi ăn.
 - Phản kê, chiếu, chăn, gối cho trẻ.
 - Xắc xô
 - Chuẩn bị các đồ dùng cá nhân cho trẻ.
 * Nội dung tích hợp; Thể dục, Âm nhạc, Phát triển ngôn ngữ và tổ chức hoạt động.
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
Hoạt động đón trẻ - thể dục – trò chuyện – điểm danh
Đón trẻ: 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, mở đĩa các bài hát trong chủ đề cho trẻ nghe.
Thể dục sáng.
* Khởi động: cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: đi đều dậm chân, đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót, đi thường, đi khom lưng.
* Trọng động: theo giai điệu bài hát: thật là hay.
Hô hấp: Làm động tác gà gáy.
Tay: hai tay đưa ra trước, lên cao.
Bụng: cúi gập người xuống tay chạm mũi chân.
Chân: dậm chân
Bật: tại chỗ.
+ Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng.
Trò chuyện – điểm danh.
Cô trò chuyện với trẻ theo chủ đề động vật sống trong rừng.
+ Tên các con vật.
+ Đặc điểm, nơi sống.
Giáo dục trẻ: phải biết chăm sóc bảo vệ động vật.
Điểm danh.
Hoạt động học: Thể dục bật xa 30 cm
Khởi động: 
- Cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài: trời nắng trời mưa.
Đi các kiểu chân: Kiễng gót đi thường, bằng gót, chạy chậm, chạy nhanh.
b. Trọng động:
Bài tập phát triển chung
+ Tay: hai tay đưa ra trước, lên cao.
+ Bụng: hai tay đưa ra trước, lên cao.
+ Chân: dậm chân tại chỗ
+ Bật: tiến về phía trước.
Vận động cơ bản: Bật xa 30 cm
+ Lần 1: Cô làm mẫu.
+ Lần 2: Cô làm mẫu + giải thích (hai chân đứng sát vạch, khi có hiệu lệnh thì bật thì khụy chân, người hơi cúi về phía trước tay đưa ra sau, bật nhảy 30 cm)
Tiếp theo cho trẻ nhanh nhẹn lên tập
Cho cả lớp nhận xét xem bạn tập có đúng không ?
Cô nhận xét xem trẻ đó đã tập đúng chưa, khen trẻ.
Cho trẻ thực hiện: Xếp thành 2 hàng (Cho trẻ tập 2 đến 3 lần)
+ Lần 3: Cho trẻ thi đua với nhau.
Cô hỏi trẻ tên vận động vừa được học.
Cuối cùng cho 1 trẻ làm tốt lên thực hiện lại (Cô bao quát sửa sai cho trẻ).
+ Hồi tỉnh
Cho trẻ làm những cánh chim bay nhẹ nhàng vòng quanh sân trường.
Hoạt động ngoài trời
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi - luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
Hoạt động có mục đích: Làm con sâu, trâu từ lá cây.
Cho trẻ ra sân dạo chơi vừa đi vừa hát: Ta đi vào rừng xanh.
Cô đàm thoại với trẻ
+ Hãy nhìn xem trên tay cô có gì đây ?
(Cô đưa lá cây cho trẻ xem)
+ Bây giờ các con hãy dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để tạo ra các thứ mà các con thích nhé (con sâu, con trâu).
Cô gợi ý cho trẻ.
Cho trẻ thực hiện. (Cô bao quát và giúp đỡ trẻ)
Chơi tự do
Cô bao quát trẻ chơi.
Hoạt động góc
Trò chuyện
Cùng trẻ giải đố về những con vật sống trong rừng.
Chúng ta vừa giải đố về những con vật gì ? Chúng sống ở đâu ?
Con biết gì về những con vật sống trong rừng.
Nếu ai thích về những con vật sống trong rừng thì hãy vào góc tạo hình nhé.
Ai muốn tham gia xây dựng vườn bách thú.
Bạn nào thích múa hát về những con vật đáng yêu thì hãy vào góc nghệ thuật nhé.
Ai muốn bán thức ăn, ảnh vẽ của các con vật? Khi bán hàng cho khách thái độ như thế nào ?
Bạn nào thích in hình các con vật ngộ nghĩnh hay nhất lá, chăm sóc cây thì vào góc thiên nhiên nhé .
Trước khi chơi chúng mình phải làm gì ?
Quá trình chơi
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
Kết thúc
Trẻ cất đồ chơi về đúng nơi quy định.
Vệ sinh - Ăn trưa.
Vệ sinh
Rửa tay:
B1: Kéo cao tay áo, làm ướt tay.
B2: Thoa xà phòng vào lòng bàn tay, mu bàn tay.
B3: Rửa ngón tay.
B4: Rửa cổ tay, mu bàn tay.
B5: Rửa kẽ ngón tay.
B6: Chụm đầu ngón tay vào và xoay đầu ngón tay.
B7: Rửa sạch lại với nước.
B8: Vẩy sạch nước và lau khô.
Rửa mặt:
B1: Làm ướt khăn.
B2: Rửa 2 mắt, rửa xuôi.
B3: Dịch khăn vuốt sống mũi.
B4: Dịch khăn lau xung quang miệng.
B5: Gấp khăn lau trán và má bằng nửa khăn bên này, trán và má bên kia bằng nửa khăn còn lại.
B6: Vß kh¨n v¾t bít n­íc ngo¸y 2 lç mòi dïng 2 gãc kh¨n xong råi giÆt b»ng n­íc s¹ch.
B7: Ph¬i kh¨n ra chç tho¸ng.
Ăn trưa
Cô đàm thoại với trẻ.
+ Hôm nay chúng mình ăn cơm với gì ?
+ Trò chuyện về thức ăn.
+ Có chứa chất gì ?
Tác dụng: 
Giáo dục cho trẻ ăn nhiều.
Nhắc trẻ mời cô, mời các bạn.
Cô bê cơm cho những trẻ ăn chậm trước.
Cô bao quát và giúp đỡ trẻ.
Cô khuyến khích trẻ tự phục vụ.
(Ăn xong trẻ cất bàn, thìa, lau bàn, cất bàn)
Vệ sinh - ngủ trưa - ăn bữa phụ
Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
Với những trẻ khó ngủ cô có thế cho trẻ ngủ riêng.
Trẻ ngủ dậy cho trẻ đi vệ sinh và ăn phụ.
Hoạt động chiều
Trò chơi: Rồng rắn lên mây
HĐCMĐ: Phát triển kỹ năng ghi nhớ cho trẻ về âm nhạc.
Cô chia trẻ thành 3 đội ngồi theo đội hình chữ U.
Phần 1: Thưởng thức giai điệu bài hát “Chú voi con ở bản ĐÔN”.
Cho trẻ hát và vận động theo lời bài hát.
Phần 2: Nghe câu hát đoán tên bài hát.
Cho trẻ nghe 2 - 3 bài hát để trẻ đoán.
Sau mỗi lần trẻ thực hiện tốt sẽ nhận được 1 ngôi sao hay 1 phần quà.
Chơi tự do
Cô giới thiệu các góc chơi.
Cô bao quát trẻ chơi.
Nêu gương cuối ngày
-
-
-
Trả trẻ
Vệ sinh, sắp xếp đồ dùng cá nhân cho trẻ.
Trao đổi với phụ huynh những nội dung cần thiết trong ngày
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ ngủ.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN thế giới động vật.doc