Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Cơ thể bé

* Đồ dung của cô:

- Đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm.

- Tranh mẫu của cô

( Một bức tranh đã được dán hoàn thiện và một bức tranh chưa dán )

- Que chỉ

- Gía treo sản phẩm

- Hồ dán, khăn lau

* Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ một hình bạn trai, bạn gái được vẽ trên giấy A4

- Hồ dán, khăn lau đủ cho trẻ

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 14354 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Cơ thể bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 13 tháng 10 năm 2014
Nội dung
 Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
Tạo hình
Dán tóc cho bạn
( Mẫu)
1. Kiến thức :
- Biết cách chấm hồ và dán tóc cho bạn
2. Kĩ năng:
- Trẻ chấm hồ gọn gàng và dán để tạo ra sản phẩm đẹp.
3. Thái độ: 
- Hứng thú tham gia vào hoạt động
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra
- Không gian tổ chức: trong lớp.
* Đồ dung của cô:
- Đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm.
- Tranh mẫu của cô 
( Một bức tranh đã được dán hoàn thiện và một bức tranh chưa dán )
- Que chỉ
- Gía treo sản phẩm
- Hồ dán, khăn lau
* Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một hình bạn trai, bạn gái được vẽ trên giấy A4
- Hồ dán, khăn lau đủ cho trẻ
 1: Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Năm ngón tay ngoan”.
- Đôi bàn tay của chúng mình dùng để làm gì? ( giúp bố mẹ và cô giáo những việc nhỏ, cầm bút viết, vẽ... ) Hàng ngày đôi bàn tay làm rất nhiều việc, đôi bàn tay còn khéo léo biết làm ra những bức tranh đẹp để trưng bày ở lớp nữa đấy. Hôm nay cô con mình cùng dán những mảnh giấy màu để làm tóc cho bạn nhé. 
 2: Nội dung 
* Quan sát và đàm thoại:
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu và cho trẻ nhận xét về bức tranh: 
+ Bức tranh vẽ gì? ( Bạn trai, và bạn gái) Cho trẻ nhận xét về bức tranh
- Bạn trai có mái tóc như thế nào? Dài hay ngắn? Màu tóc như thế nào
- Bạn gái thường có mái tóc như thế nào?( Hay để tóc dài hơn) Màu tóc ra sao?
- Cô đàm thoại cùng trẻ về bức tranh, cho một vài trẻ nêu ý định dán tóc của mình.
- Cô dán mẫu cho trẻ qua sát, vừa dán cô vừa hướng dẫn trẻ cách dán sao cho hồ không lem ra ngoài ( Cô dùng ngón trỏ phải chấm hồ và phết hồ vào nơi sẽ dán tóc, tay trái cô cầm dải giấy nhỏ đặt vào chỗ vừa chấm hồ)
*Trẻ thực hiện
- Mở nhạc nhỏ cho trẻ hứng thú
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn, nhắc trẻ ngồi đúng tư thế nhắc nhỏ trẻ chấm một lượng hồ vừa phải dán khéo léo để tạo ra sản phẩm đẹp
 *Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ treo tranh lên bảng, gọi một vài trẻ giới thiệu bài của mình và nhận xét bài của bạn.
- Con thích bài nào nhất ? Vì sao ?
- Cô nhận xét chung tuyên dương những trẻ có bài đẹp , động viên trẻ chưa hoàn thành bài.
 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “ Hãy soay nào”
Nhận xét trẻ cuối ngày..............................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 3 ngày 14 tháng 10 năm 2014
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
HĐKP
Cảm nhận một số trạng thái vui buồn trên khuôn mặt.
 1. Kiến thức
- Trẻ biết đặc điểm vui buồn thể hiện qua nét mặt.
2. Kỹ năng
- Nhận ra được mặt vui, buồn qua tranh vẽ
- Trẻ tạo được các nét mặt với trạng thái khác nhau (buồn, vui, cười với các trạng thái khác nhau).
-Thực hiện tốt tròchơi.
3. Thái độ 
- Trẻ thích thú làm các động tác, nét mặt thể hiện trạng thái khác nhau.
- Hứng thú tham gia vào hoạt động
- Không gian tổ chức: trong lớp.
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh vẽ khuôn mặt cười, mặt khóc, mặt buồn
- Băng đĩa ghi lời bài hát : khuôn mặt cười
2. Đồ dùng cuả trẻ:
- Tranh vẽ khuôn mặt bé vui, buồn 
( Đủ cho trẻ chơi trò chơi)
 - 2 chiếc gương nhỏ.
- Bút sáp đủ cho trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú
Trò chơi khuôn mặt cười:
Bây giờ cô và các con cùng chơi trò chơi “khuôn mặt cười” nào. 
Cô mời một trẻ lên và cù vào người để trẻ cười khanh khách. Cô hỏi trẻ: 
- Con thấy thế nào? con vừa làm gì vậy? 
- Hỏi các trẻ: Các con thấy bạn thế nào? 
- Lúc cười thì khuôn mặt như thế nào?
- Thế lúc buồn thì khuôn mặt thế nào? 
2. nội dung
Cảm nhận một số trạng thái vui buồn trên khuôn mặt.
- Bây giờ các con hãy quan sát nét mặt của cô xem cô vui hay buồn nhé? ( cô làm mặt vui)
- Vì sao con biết đó là khuôn mặt vui? 
( hỏi 3- 4 trẻ )
- Các con hãy quan sát nét mặt của cô lúc này là vui hay buồn nào? ( cô làm mặt buồn).
- Vì sao con biết đó là khuôn mặt buồn? 
* cho trẻ mô tả khuôn mặt vui buồn.
Cô mời 2 bạn lên soi gương và thể hiện khuôn mặt mình muốn. 
Các con thấy bạn có khuôn mặt như thế nào?.
Vì sao con biết?
Thế còn bạn A thì sao? 
Tại sao con lại biết bạn buồn?
Cô kết luận :
Khuôn mặt cười thì các cơ mặt như dãn nở ra. Từ ánh mắt đến khoé miệng thể hiện sự vui tươi hóm hỉnh, rạng rỡ. 
Còn khuôn mặt buồn thì sao?
Cơ mặt như trùng lại nhìn trông buồn thỉu buồn thiu.
Khi mặt buồn thì mắt cụp xuống, miệng mếu, thậm chí có khi còn chảy nước mắt.
T/C 1: Mặt ai xinh hơn
Cho trẻ ngồi 2 hàng đối diện nhau. Từng đôi đối diện biểu hiện những hành động để trẻ thể hiện cảm xúc : vui, buồn , đau, nhăn mặt
2 bạn cù nhau.
2 bạn véo nhau
Cô đặt các câu hỏi để trẻ trả lời tại sao con cười, con nhăn mặt, con khó chịu...
Cô khái quát lại tất cả các trạng thái trên.
T/C 2 : bé khéo tay
- Trẻ lấy bút sáp và giấy A4 vẽ các khuôn mặt có trạng thái khác nhau cho trẻ chọn và tô màu những khuôn mặt vui.
Kết thúc :
Hát bài “ khuôn mặt cười “ 
Nhận xét tuyên dương.
Nhận xét trẻ cuối ngày:……………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
 Thứ 4 ngày 15 tháng 10 năm 1014
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
 Văn học:
Kể cho trẻ nghe chuyện: 
Gấu con bị sâu răng
 (Sưu tầm)
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện , tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung truyện .
 2. Kĩ năng:
- Trẻ trả lời đủ câu, mạch lạc, rõ ràng.
- Chơi tốt trò chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh răng miệng
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính, đầu, đĩa có một số bài hát trong chủ điểm.
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
- File bài giảng điện tử
.* Đồ dùng của trẻ
Ghế đủ cho trẻ ngồi
 1: Ổn định tổ chức:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng”
- Buổi sáng khi ngủ dậy, chúng mình phải làm gì? ( Rửa mặt, trải răng, ăn sáng, đi học..)
- Nếu không trải răng thì sao? Có một chú gấu buổi sáng ngủ dậy không vệ sinh răng miệng nên răng của chú đã bị sâu hết, đó là câu truyện “ Gấu con bị sâu răng” Mà hôm nay cô sẽ kể cho chúng mình nghe đấy
2: Nội dung 
+ Cô kể cho trẻ nghe lần 1( động tác, cử chỉ) -> trẻ ngồi hình chữ U
- Giới thiệu tên truyện
+ Cô kể lần 2 bằng tranh minh họa -> Trẻ ngồi quanh cô.
 Hỏi lại tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.Cô giảng nội dung truyện(Gấu con rất thích ăn bánh kẹo nhưng lười đánh răng, nên Gấu bị sâu ăn răng, phải đến Bác sĩ khám, dược sự chỉ dẫn của bác sĩ, Gấu con đã biết vâng lời và đánh răng trước khi đi ngủ...)
 Cô đàm thoại về nội dung truyện, kết hợp kể trích dẫn:
+ Câu chuyện có tên là gì ? 
- Trong truyện có những ai ?
- Bạn gấu như thế nào?
- Món ăn mà Gấu thích là món gì?
 - Gấu con có rất nhiều quà nhân ngày gì?
- Trước khi ngủ Gấu quen điều gì? Chuyện gì đã xảy ra với Gấu?
- Ai đưa Gấu đến Bác sĩ? Gấu con có vâng lời Bác sĩ không?
- Các bạn có biết giữ gìn VS răng miệng cho mình không? Bạn làm gì?
Cô nêu bài học giáo dục( khi ăn xong và nhất là trước khi đi ngủ chúng mình phải nhớ trải răng nhé, không nên ngậm kẹo vào buổi tối vì rất rễ bị sâu răng giống như chú gấu con đấy)
+ Cô kể lại truyện lần 3(bằng máy tính)
- Trẻ ngồi thành 3 hàng ngang.
* Cô cho trẻ vận động bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
3: Kết thúc
- Động viên tuyên dương trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
 Thứ 5 ngày 16 tháng 10 năm 1014
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành hoạt động
HĐ: PTTC
 VĐCB: Trèo lên, xuống bục cao 30 cm
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên vận động cơ bản.
- Trẻ hiểu cách trèo lên, xuống bục
2. Kĩ năng
- Thực hiện tốt bài tập phát triển chung
- Trẻ trèo được lên, xuống bục theo sự hướng dẫn của cô.
- Khéo léo không bị ngã khi thực hiện vận động
- Chơi tốt trò chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ nề nếp, biết lắng nghe hiệu lệnh của cô.
- Trẻ hứng thú trong luyện tâp.
 - Giáo dục trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao.
- Không gian tổ chức: ngoài lớp.
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc một số bài hát trong chủ điểm 
- Sắc xô
- Bục cao 40cm
* Đồ dùng của trẻ:
- 2 bục cao 30cm
- Khuôn mặt bạn trai, bạn gái đủ cho trẻ chơi trò chơi
 1: Khởi động:
 Kết hợp nhạc bài “ Cùng múa vui”
Cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân, đi kiễng mũi bàn chân, đi chậm đi nhanh…
2: Trọng động: 
 * Bài tập phát triển chung 
- Đội hình 4 hàng ngang
- Tập theo từng động tác.
Tay: 2 sang ngang, song song trước mặt( 2 lần 4 nhịp)
Chân: khụy gối( 4 lần 4 nhịp)
Lườn: 2 tay chống hông, soay người sang 2 bên ( 2 lần 4 nhịp).
Bật: Bật tại chỗ( 2 lần 4 nhịp)
 * VĐCB: Trèo lên, xuống bục cao 30cm
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đổi diện cách nhau 3m
- Cô giới thiệu tên của vận động cơ bản.
- Cô tập mẫu lần 1(chưa phân tích động tác).	
- Cô tập mẫu lần 2 và phân tích động tác:
- Cô tập mẫu 2 lần và lần 2 và phân tích động tác: tư thế chuẩn bị: cô đứng trước bục cao, mắt nhìn xuống bục. Khi có hiệu lệnh “ Trèo” thì 2 tay cô trống hông, chân phải bước lên bục trước, chân trái bước thu gọn về cùng chân phải và sau đó bước từng chân xuống đất và đi về đứng ở cuối hàng của mình.
- Cô gọi 2 trẻ lên tập thử -> Cho cả lớp QS và nhận xét.
- Cho trẻ thực hiện:
- Cho 2 tổ thực hiện 2-3 lần.
- Cô quan sát trẻ tập, động viên sửa sai cho trẻ
- Cô cho 1-2 trẻ lên tập thử (lưu ý sửa sai cho trẻ).
- Cô cho lần lượt các trẻ tập, mỗi trẻ tập ít nhất 2 lần.(cô sửa sai cho trẻ). Động viên trẻ nhút nhát lên tập.
- Cho trẻ tập dưới hình thức thi đua.
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
Hỏi lại trẻ tên vận động 
Nêu bài học giáo dục
* T/C: “ Mèo đuổi chuột”
Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi.
 3: Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sât
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
- NDTT: Dạy vận động bài 
“Tay thơm, tay ngoan” Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo
- NDKH: Nghe hát bài
Bàn tay mẹ Nhạc: Bùi Đình Thảo
Lời: Tạ Hữu Yên
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả
và hiểu nội dung bài hát“Tay thơm, tay ngoan” và bài “Bàn tay mẹ”
2.Kỹ năng:
Trẻ hát thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài hát, biết vận động múa bài “Tay thơm, tay ngoan”
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
* Không gian tổ chức: Trong lớp.
* Đồ dùng của cô:
 Đài, đĩa có các bài hát, và giai điệu của bài hát “Tay thơm, tay ngoan” và bài “Bàn tay mẹ”
* Đồ dùng của trẻ:
- Mũ âm nhạc
.- Một số dụng cụ âm nhạc
1: Ôn định tổ chức – gây hứng thú:
- Cô và trẻ chơi trò chơi “ Năm ngón tay ngoan” 
- Dẫn dắt trẻ vào bài
2: Nội dung: Dạy vận động bài “ Tay thơm, tay ngoan”
Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “Tay thơm, tay ngoan”
Các con vừa được nghe giai điệu của bài hát nào?
Ai sáng tác?
Các con nghe cô hát lại xem có đúng không nhé( Cô hát kèm nhạc)
Cho cả lớp hát lại bài hát( 2 lần)
Để bài hát vui nhộn hơn cô con mình vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát nhé
Ngoài cách vận động vỗ tay theo nhịp bài hát cô còn có cách vận độngs minh họa theo lời bài hát nữa đấy. Hôm nay cô dạy chúng mình mũa nhé
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát 2 lần , lần 3 làm chậm hơn.
Cho cả lớp tập cùng cô 3,4 lần, luân phiên tổ, nhóm, cá nhân trẻ, cô chú ý sửa sai động tác cho trẻ
 * Nghe hát bài “ Bàn tay mẹ”
- Vừa rồi cô thấy các con biểu diễn rất hay cô cũng có một tiết mục muốn tham gia.
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
Cô hát lần 1 cho trẻ nghe( Không nhạc)
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
Cô hát lần 2 kết hợp múa với nhạc và giảng nội dung bài hát
(Bài hát nói lên tình yêu thương của mẹ đối với các con, đôi bàn tay nhỏ của mẹ đã vất vả nuôi con khôn lớn, đã chăm sóc con hàng ngày, cơm con ăn do tay mẹ nấu, nước con uống do tay mẹ đun, trời nóng thì mẹ quạt, trời lạnh thì đôi tay mẹ lại ủ ẩm cho con vì vậy sau này chúng mình lớn lên đừng bao giờ quên công ơn cha mẹ nhé)
- Lần 3 nghe đĩa.
3 : Kết thúc.
Cô nhận xét và khen động viên trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày……………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Thứ 6 ngày 17 tháng 10 năm 2014
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT
So sánh to, nhỏ của 2 đối tượng
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng
2. Kĩ năng:
- Trẻ sử dụng đúng từ to hơn, nhỏ hơn
- Biết phân biệt màu sắc của vật
- Thực hiện tốt trò chơi
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
- Có ý thức học tập, biết chú ý lên cô.
- Không gian tổ chức: trong lớp.
.
* Đồ dùng của cô ( Làm bằng xốp)
- 2 cái ba lô có kích thước và máu sắc khác nhau( Ba lô bé màu đỏ, ba lô to màu xanh)
- 2 cái mũ có kích thước và máu sắc khác nhau( Mũ bé màu đỏ, mũ to màu xanh)
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng giống đồ dùng của cô nhưng kích thước nhỏ hơn
- Sách trò chơi học tập
- 2 con đường hẹp
- 2 loại hoa đỏ, vàng có kích thước khác nhau
- 2 lọ hoa có kích thước khác nhau
 1: Ổn định tổ chức 
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Bóng tròn to” và trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài.
 2: Nội dung: So sánh to, nhỏ của 2 đối tượng
- Cô cho trẻ lên lấy đồ dùng về chỗ
- Trong rổ của chúng mình có những đồ dùng gì?
- Ba lô để làm gì? Mũ để chúng mình làm gi?
- các con chọn cho cô những chiếc ba lô xếp ra nào? Các con xếp giống cô chưa? các con thấy kích thước của 2 cái ba lô này như thế nào? Chúng có bằng nhau không? Cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn? Để biết cái nào to hơn, cái nào nhỏ hơn thì các con cùng làm theo cô nhé
- Khi cô để ba lô màu xanh lên trên ba lô màu đỏ thì chúng mình có nhìn thấy ba lô màu đỏ không? Vì sao không nhìn thấy?( Vì ba lô màu xanh to hơn nên đã che lấp ba lô màu đỏ rồi) 
- Cô và trẻ làm ngược lại đặt ba lô màu đỏ lên trên ba lô màu xanh: Các con có nhìn thấy ba lô màu xanh không? Vì sao lại nhìn thấy( Vì ba lô màu đỏ bé hơn nên không che lấp được ba lô màu xanh)
- Trong rổ của chúng mình còn có gì nữa? Mũ để làm gì?
- Cô cho trẻ chụp cái mũ màu xanh lên trên cái mũ màu đỏ
- Các con có nhìn thấy cái mũ màu đỏ không? Vì sao?( Vì cái mũ màu xanh to hơn nên đã chụp kín cái mũ màu đỏ
- Cô cho trẻ làm ngược lại: Cái mũ màu đỏ có chụp được cái mũ màu xanh không? Vì sao?
TC: Nhanh và khéo
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi theo đường hẹp, đội 1 chọn những bông hoa to hơn để cắm vào lọ hoa to, đội 2 chọn bông hoa nhỏ hơn để cắm vào lọ hoa nhỏ.
Luật chơi: Trẻ đi không dẫm lên đường hẹp, bạn nào cắm nhầm hoa thì bông hoa đó sẽ không được tính, trong một bản nhạc mà đội nào cắm được nhiều hoa hơn thì đội đó chiến thắng.
TC: Ai tô đúng
Cô cho trẻ về bàn chọn và tô màu những đồ vật to hơn cùng loại.
3. Kết thúc
- Nhận xét trẻ.
- Hoạt động chuyển tiếp.
Nhận xét trẻ cuối ngày:……………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doccơ thể bé.doc
Giáo Án Liên Quan