Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Đề tài: Làm quen một số phương tiện giao thông phổ biến

I. Mục đích yêu cầu:

 - Trẻ biết được cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng.

 - So sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau (cấu tạo, âm thanh, tốc độ.)

 - Phân loại các phương tiện giao thông phổ biến (lá xe, thủy thủ, phi công.)

II. Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh, mô hình, đồ chơi về phương tiện, ngành nghề giao thông.

 

doc28 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3733 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Đề tài: Làm quen một số phương tiện giao thông phổ biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiến trình hoạt động
Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích: PTNT
Đề tài: làm quen một số phương tiện giao thông phổ biến.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ biết được cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng.
	- So sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau (cấu tạo, âm thanh, tốc độ...)
	- Phân loại các phương tiện giao thông phổ biến (lá xe, thủy thủ, phi công...)
II. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh, mô hình, đồ chơi về phương tiện, ngành nghề giao thông.
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
	- Cho trẻ đọc thơ "Lời cô dạy"
	- Cô cùng trò chuyện khơi gợi để trẻ kể tên các loại phương tiện giao thông mà trẻ biết. Kể đến loại nào, cô đưa ra tranh hoặc đồ chơi loại đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông.
	- Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại về các loại hình giao thông vừa quan sát được.
	- Cô đặt câu hỏi để trẻ trả lời những hiểu biết của mình về phương tiện giao thông đó.
Hoạt động 3: So sánh.
	- Cô đặt ra các câu hỏi.
	- Tất cả các phương tiện giao thông này giống nhau ở điểm nào?
	(Cùng là các phương tiện giao thông dùng để chở người và hàng hóa, cũng phải chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
	* Các phương tiện giao thông ở các loại hình giao thông lại có những điểm khác:
	- Chúng mình cùng xem chúng khác nhau như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ.
	+ Các phương tiện giao thông đường thủy đều đi ở đâu?
	+ Các phương tiện giao thông đường bộ chạy ở đâu?
	+ Các phương tiện giao thông đường hàng không đều bay ở đâu?
	+ Các phương tiện giao thông đường sắt đều chạy trên đường nào?
	* Cô khái quát lại các phương tiện giao thông đó và chúng giúp chúng ta đi được khắp mọi nơi trong nước cũng như trên thế giới gặp gỡ người thân và bạn bè.
	Giáo dục cho trẻ khi hoạt động các phương tiện giao thông này đều phải chấp hành đúng luật giao thông.
Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập.
	- Cho trẻ chơi ghép tranh: (Người đi bộ đi ở đâu)
	- Ô tô thuộc phương tiện giao thông đường gì?
	- Thuyền buồm phương tiện giao thông đường gì?
	- Tàu hỏa phương tiện giao thông đường gì?
	- Máy bay phương tiện giao thông đường gì?
	* Kết thúc: Cô khái quát nhận xét kết quả của 2 đội.
	* Chuyển hoạt động góc
Hoạt động ngoài trời
Quan sát chiếc xe máy
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
	- Biết được đặc điểm rõ nét, nổi bật của chiếc xe máy.
	- Giáo dục trẻ biết bảo quản, đi đúng luật lệ giao thông.
II Chuẩn bị:
	- Xe máy đẹp.
III. Tiến hành:
	- Cô cho trẻ ra sân quan sát bầu trời nêu nhận xét.
	- Sau đó cho trẻ quan sát chiếc xe máy (cô đã chuẩn bị).
	- Cô cùng trẻ đàm thoại về các bộ phận cấu tạo của xe.
	- Giáo dục trẻ luôn đi về bên phải và tuân theo luật lệ giao thông.
	TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
	- Trẻ nhắc lại cách chơi - luật chơi
	- Cô cho trẻ chơi.
Hoạt động chiều
Cho trẻ làm quen chuyện "Qua đường"
Trò chơi: Vòng quanh giao thông
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ lắng nghe, nắm được cốt truyện.
	- Trẻ hát thuộc bài hát.
	- Chơi trò chơi nhanh nhẹn đúng yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh truyện qua đường, vòng quay.
	- Mũ cho cô và trẻ.
III. Tiến hành:
	- Cô cho trẻ hát: "Em đi qua ngã tư đường phố"
	- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.
	- Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật giao thông khi qua ngã tư sau đó cô giới thiệu tên câu chuyện.
	- Cô kể cho trẻ nghe (2l)
	- Kết hợp xem tranh và đàm thoại.
	TC: Cô giới thiệu tên trò chơi giải thích luật chơi và cách chơi.
	- Cô cho trẻ chơi và bao quát.
đánh giá cuối ngày
Tiến trình hoạt động
Thứ 3 ngày 16 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích
Đề tài: Tạo hình "Dán hình ô tô chở khách"
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ biết cách phết hồ mặt trái hình để dán.
	- Sắp xếp hình hợp lý trên trang giấy hoặc bìa.
	- Trẻ biết được ô tô thuộc PTGT đường bộ nào.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh mẫu ô tô chở khách tự chọn.
	- Các hình chữ nhật cắt lượn 2 đầu 911x15cm)
	- Các hình tròn, hình vuông nhỏ chi tiết theo các mẫu.
	- Giấy màu - hồ dán.
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
	- Cô cho cả lớp hát bài "em tập lái ô tô"
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông.
	- Cho trẻ quan sát xe ô tô chở khách, xe tải... hỏi trẻ miêu tả đặc điểm.
	- Giáo dục an toàn cho trẻ khi ngồi trên xe ô tô.
	- Cô cho trẻ xem bức tranh dán hình ô tô chở khách của cô.
	- Gợi hỏi kỹ năng cắt dán đàm thoại kỹ năng từng phần cắt dán: cửa sổ, bánh xe...
	- Cô hướng dân trẻ sắp xếp bố cục hợp lý trên vở.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
	- Cô đi bao quát rèn kỹ năng cho những trẻ yếu
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
	- Cho trẻ quan sát nhận xét bức tranh của bạn.
	- Cô nhận xét chung.
	- Giáo dục công dụng của thuyền, ATGT khi ngồi trên xe.
	- Chuyển hoạt động góc.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát lá vàng rơi
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ được ra sân hít thở không khí trong lành buổi sáng.
	- Trẻ biết nhặt lá vàng rơi vào thùng đựng rác, lựa chọn những lá đẹp để làm đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
	- Đồ chơi ngoài trời để trẻ chơi
III. Tiến hành:
	- Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ về theo nhóm và nhặt những chiếc lá vàng rơi dưới đất và lựa chọn những chiếc lá còn đẹp để làm đồ chơi.
	- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
	* Cô nhận xét sản phẩm của các nhóm.
	TCVĐ: "Hoa tìm lá"
	- Cô giới thiệu tên trò chơi - cách chơi - luật chơi.
	- Tổ chức cho trẻ chơi.
	- Chơi tự do cô bao quát trẻ.
	* Nhận xét tuyên dương
Hoạt động chiều
Cho trẻ thực hiện vở bé tập tô
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ cái đã học.
	- Tô đúng và tô đẹp các phần tô chưa trọn vẹn
	- Trẻ chơi thành thạo các trò chơi " về đúng nhà theo yêu cầu của cô"
II Chuẩn bị:
	- Vở bé tập tô, bút màu, bút chì.
	- Các bức tranh có chứa chữ cái.
	- Số thẻ chữ cái
III. Tiến hành:
	- Cô cho trẻ hát "ôn tập tô màu"
	- Trò chuyện về nội dung ôn luyện.
	- Cho trẻ ngồi vào bàn để tô màu tiếp các bài tập chưa tô xong hôm trước.
	- Trẻ thực hiện cô quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ.
	- Cho trẻ chơi trò chơi.
	- Chuyển hoạt động góc.
đánh giá cuối ngày
*********************
Tiến trình hoạt động
Thứ 4 ngày 17 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích: PTTM
Âm nhạc Đề tài: Hát dậm chân đi theo nhịp điệu bài hát "Đường em đi"
Nghe hát: Ru em
TC: Tiếng kêu của 2 chú mèo
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhịp.
	- Trẻ hát rõ ràng kết hợp dậm chân di theo nhịp.
	- Biết luôn đi về phía bên phải.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh PTGT đường bộ.
	- Tích hợp: MTXQ - tạo hình.
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định trò chuyện.
	- Cho trẻ chơi trò chơi: "lái xe ô tô"
	- Cô trò chuyện với trẻ về luật đi đường
	- Giáo dục trẻ về ATGT.
	- Gợi hỏi trẻ bài hát nói về luật đi đường.
	- Cô cho cả lớp hát.
	- Gợi hỏi cháu tên bài hát, tên tác giả.
Hoạt động 2: Hát - dậm chân đường em đi.
Cô hát dậm chân theo nhịp bài hát 2 lần.
Cô phân tích dạy trẻ mô phỏng động tác.
Cô mời từng tổ nhóm vận động
Hát vận động theo nhóm, cá nhân
Cô cho trẻ kể tên các PTGT trẻ biết.
Cô giới thiệu bài hát - hát cho trẻ nghe.
Tóm tắt nội dung.
Cô mời cả lớp hát phụ họa theo cô.
Cô cho cả lớp cùng hát và vận động lại một lần.
Giáo dục trẻ luật đi đường khi tham gia giao thông.
Chuyển hoạt động góc.
Hoạt động ngoài trời
Xem sách truyện tranh
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
	- Cháu hoạt động sôi nổ đúng yêu cầu.
	- Cháu có kỹ năng xem sách, biết bảo quản sách.
	- Có ý thức kỷ luật khi chơi.
II. Chuẩn bị:
Sách truyện về PTGT
Đồ chơi cho trẻ chơi
III. Tiến hành:
	- Cô cho trẻ ra sân chơi "Đoàn tàu" bạn nào rời tay khỏi vai bạn sẽ ra ngoài 1 lần chơi.
	- Cho trẻ chơi theo lớp, tổ, nhóm.
	Sau đó cô cho trẻ tập trung ngồi vào ghế đá cô phát cho mỗi trẻ 1 cuốn sách về chủ đề PTGT cho trẻ xem.
	- Giáo dục trẻ biết bảo quản sách.
	* Chơi tự do.
	- Cho cháu chơi với đồ chơi ngoài trời.
	- Cô theo dõi - bao quát.
Hoạt động chiều
Ôn lại các bài hát đã học
Chơi ở các góc
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ biết tên bài hát, hát đúng nhạc, đúng nhịp, đúng giai điệu bài hát.
	- Trẻ hát đúng các bài hát.
	- Biết phối hợp gõ theo nhịp, tiết tấu bài hát.
II Chuẩn bị:
Góc cho trẻ chơi
Một số bài hát trẻ đã được học
Phách tù
III. Tiến hành:
Cô hát cho trẻ nghe và hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
Gõ theo tiết tấu?
Cho trẻ hát theo cô
Thi đua theo tổ, nhóm.
Nhận xét.
đánh giá cuối ngày
*********************
Tiến trình hoạt động
Thứ 5 ngày 18 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích: PTNT
LQVT đề tài: Đếm đến 10 - nhận biết các nhóm có số lượng 10
nhận biết số 10
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ nhận biết đúng các nhóm PTGT có số lượng 10.
	- Đặt đúng thao tác từ trái sang phải.
	- Nhận biết nhanh chữ số và đặt tương ứng.
	- Giáo dục cháu chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
PTGT có số lượng 10.
10 máy bay, 10 chiếc thuyền, thẻ số 10
Tòa tàu cắt rời có số từ 1 - 10.
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định trò chuyện- luyện tập nhận biết số lượng 9.
	- Cho trẻ hát bài: "Đường em đi"
	- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
	- Cho trẻ nhận xét các loại PTGT đếm và đặt số tương ứng.
	+ Xe ô tô có 7 chiếc
	+ Máy bay có 8 chiếc
	+ Xe đạp có 9 chiếc
	* Giáo dục trẻ về an toàn giao thông.
Hoạt động 2: Tạo nhóm có số lượng 10.
Cô cùng trẻ xếp 10 máy bay, 9 chiếc thuyền
So sánh 2 nhóm và nhận xét
Nhóm thuyền và nhóm máy bay nhóm nào nhiều thuyền hơn là mấy? Muốn hai nhóm bằng nhau phải làm gì? (thêm một chiếc thuyền nữa)
Cho bé đếm 2 nhóm và đặt số tương ứng, nhận xét 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng 10 cô phân tích số 10.
Cho trẻ bớt dần
Hoạt động 3: Luyện tập
Hát: "Đoàn tàu nhỏ xíu" trẻ xếp thành 2 hàng dọc.
Cô hướng dẫn cách chơi ghép đoàn tàu có số lượng 10.
Trẻ bật qua vòng và xếp thành đoàn tàu.
* Nhận xét kết quả qua trò chơi.
* Kết thúc chuyển hoạt động góc.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát chiếc xe máy
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ được ra sân hít thở không khí trong lành.
	- Phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng ngôn ngữ của trẻ.
	- Trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
Xe máy đẹp
III. Tiến hành:
Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân
Cô cho trẻ ra sân quan sát bầu trời
Cho trẻ quan sát chiếc xe máy
Cô gợi hỏi: xe máy có mấy bánh? Cô chỉ từng bộ phận tay lái, yên, đèn... cô gợi hỏi để trẻ trả lời.
Cô cho trẻ biết xe máy có máy móc, chúng ta đổ xăng vào nổ máy và chạy, người lái phải điều khiển xe mới không đổ, không bị tai nạn.
Giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao thông.
TCVĐ: "máy bay"
Cô giới thiệu trò chơi - cách chơi và cho trẻ chơi.
Cô bao quát theo dõi.
Hoạt động chiều
Nặn các loại phương tiện giao thông
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ nắm được kĩ năng nặn các phương tiện giao thông mà trẻ thích.
	- Trẻ biết được cấu tạo, đặc điểm, nơi sống, đặc trưng của loại phương tiện giao thông.
	- Trẻ tích cực hoạt động.
II Chuẩn bị:
Hình mẫu 4 - 5 loại phương tiện.
Đất nặn, bảng con
III. Tiến hành:
Cho trẻ hát bài "Em tập lái ô tô"
Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại.
Bài hát nói về phương tiện gì? chạy ở đâu? các con có biết thêm loại phượng tiện giao thông nào thuộc đường bộ nữa không?
Cô giới thiệu đề tài "nặn các phương tiện giao thông"
Hoạt động 2:
Cho cháu xem lần lượt từng loại phương tiện cho cháu gọi tên, nêu đặc điểm.
Cho trẻ nhắc lại kỹ năng nặn
Trẻ nêu đề tài nặn loại phương tiện gì? phương tiện đó chạy ở đâu? nó kêu như thế nào? chúng có lợi ích gì? giúp gì cho cuộc sống của chúng ta?
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
Cô bao quát giúp đỡ cháu khi cần thiết.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
Cho cháu tự nhận xét sản phẩm
Cô nhận xét
Giáo dục cháu chăm sóc bảo vệ các loại phương tiện đó.
Biết chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông
Chuyển hoạt động góc
đánh giá cuối ngày
********************
Tiến trình hoạt động
Thứ 6 ngày 19 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích: PTNT
LQCC đề tài: Làm quen với chữ P, Q
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ nhận biết và phát âm chữ g - y
	- Nhận ra chữ g - y trong từ và tiếng, trong tên bạn, tên các PTGT.
	- Phát âm to rõ, chính xác, lấy chữ theo yêu cầu.
	- Cháu nhanh nhẹn vui chơi trò chơi.
	- Giáo dục trẻ tập trung chú ý, có ý thức học tập.
	- Biết đi đúng luật, ngồi ngay ngắn khi đi tàu xe.
II. Chuẩn bị:
Tranh ga tàu.
Sân bay
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định trò chuyện
Cô cùng trẻ hát vận động bài "Bác đưa thư vui tính"
Trò chuyện về nội dung bài hát.
Trong bài hát có phương tiện giao thông gì? con biết gì về xe đạp? giáo dục an toàn giao thông khi ngồi trên xe
Hoạt động 2: Làm quen chữ p - q thông qua các giác quan.
* Làm quen chữ P
Các con xem cô có bức tranh gì đây?
Cô gắn tranh cho đạp cho trẻ quan sát nhận xét tên gọi đặc điểm của xe đạp.
Tìm và gạch chữ đã học trong từ.
Cô giới thiệu chữ P chọn và phát âm chữ P.
Cho trẻ chọn chữ giống cô tự giác nhận xét chữ P và phát âm chữ P: Cả lớp tổ nhóm phát âm.
Cô giới thiệu chữ P được cấu tạo bởi nét thẳng và nét cong.
Tìm quanh lớp những đồ dùng phương tiện giao thông có chữ P và cho trẻ phát âm.
* Làm quen chữ q:
Trò chơi máy bay bay vù vù
Làm quen chữ q qua tranh: máy bay cánh quạt.
Tương tự cô cho trẻ làm quen chữ q nhận xét phát âm chữ cái q.
Cô giới thiệu chữ q và nêu cấu tạo.
Tìm đồ dùng trong lớp có chữ cái q
*So sánh chữ p và q
Cho trẻ nhận xét điểm giống nhau: (có một nét thẳng, 1 nét cong).
Khác nhau (chữ p có nét cong bên phải, chữ q có nét cong bên trái
Trò chơi kết nhóm phương tiện giao thông có chữ giống nhau.
Cô giới thiệu trò chơi: trẻ vận động theo nhạc và kết nhóm khi có hiệu lệnh.
Cô nhận xét chung
Hoạt động ngoài trời
Quan sát các loại biển báo
I. Mục đích yêu cầu:
	- Cháu biết tên, ý nghĩa các loại biển báo.
	- Cháu chơi có kỹ luật.
	- Trẻ chơi hứng thú
II. Chuẩn bị:
Sách bé đi đường, túi cát, phấn.
III. Tiến hành:
Cho trẻ xem sách đi đường.
Hát "Đường em đi"
Cô cho trẻ xem tranh "Bé đi đường.
Gợi hỏi trẻ mẹ dắt bé đi đâu? đi như thế nào? mẹ dặn trẻ điều gì? Vì sao? Khi qua đường phải làm gì?
Giáo dục ATGT cho trẻ khi đi đường, khi ngồi tàu xe.
* Trò chơi người tài xế giỏi.
Cô cho cháu nhắc lại nội dung chơi.
Giáo dục trẻ chơi khéo léo, không để rơi túi cát.
Cho cháu chơi theo lớp, nhóm.
Cô bao quát nhắc trẻ chơi đúng yêu cầu.
Hoạt động chiều
Thực hiện vở bé tập tô
I. Mục đích yêu cầu:
	- Cháu thực hiện vở hoàn chỉnh, đúng yêu cầu.
	- Cháu biết bảo quản vở sạch.
	- Biết lấy cất đồ chơi gọn gàng, tạo mối quan hệ giữa các góc.
II Chuẩn bị:
Vở bé tập tô, bút chì, bút màu.
Đồ dùng, đồ chơi các góc theo chủ đề.
III. Tiến hành:
Cô tập trung cho trẻ hát "đường em đi"
Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện vở bé tập tô. Tô màu chữ p, q in rỗng, tô màu tranh p,q.
Cô bao quát rèn kĩ năng cho trẻ yếu và cho trẻ chơi.
Cho trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi về góc chơi.
Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc tạo mối quan hệ qua lại giữa các góc.
Giáo dục trẻ biết chọn đồ chơi gọn gàng.
đánh giá cuối ngày
********************
Tuần 2
Tiến trình hoạt động
Thứ 2 ngày 22 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích: PTNT
MTXQ Đề tài: Một số luật lệ giao thông phổ biến.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ hiểu được một số luật lệ giao thông phổ biến
	- Biết tuân thủ một số luật lệ giao thông
	- Biết người đi bộ phải đi trên vĩa hè. Khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn hoặc sự điều khiển của cảnh sát giao thông.
II. Chuẩn bị:
Tranh ngã tư đường phố
Biển báo về luật lệ giao thông
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định trò chuyện
	- Hát vận động "Đường em đi"
	- Trò chuyện về nội dung bài thơ
	- Gợi hỏi trẻ kể về một số luật lệ giao thông thông thường mà trẻ biết
Hoạt động 2: Quan sát đàm thoại theo tranh.
Cô treo tranh về ngã tư đường phố gợi hỏi trẻ.
Tranh vẻ gì?
Người và xe cộ đi lại như thế nào?
Cô đặt ra những trường hợp vi phạm luật lệ giao thông và hỏi trẻ để trẻ nhận biết nếu đi sai luật lệ thì điều gì sẽ xảy ra.
Tại sao phải đi đúng quy định.
Khi muốn qua đường cháu phải làm gì?
ở ngã tư đường phố và trên đường ở thành phố chổ nào dành cho người đi bộ?
ở nông thôn người đi bộ phải đi ở đâu?
Giáo dục trẻ không được 1 mình đi sang đường, khi đi học phải có người lớn dắt và phải đi sát lề bên phải.
Hoạt động 3: Thực hành
Cô làm chú cảnh sát giao thông đứng ở ngã tư chỉ gậy cho trẻ thực hành.
Kết thúc: cho trẻ chơi "đèn hiệu giao thông"
Chuyển hoạt động góc.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát bầu trời
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
	- Biết được sự thay đổi của thời tiết
II Chuẩn bị:
Đồ chơi để trẻ chơi
Một số bài thơ trẻ đã được học trong chương trình.
III. Tiến hành:
Cô cho trẻ ra sân cùng cô quan sát bầu trời, nêu nhận xét về bầu trời.
Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời bầu trời hôm nay như thế nào?
Sau đó cô cho trẻ ngồi vào ghế đá ôn luyện thơ.
Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm bài "chiếc cầu mời"
Cho trẻ chơi lượm hoa lá.
Cho trẻ chơi "Cáo và thỏ"
Hoạt động chiều
Cho trẻ làm quen chuyện "Vì sao thỏ cụt đuôi"
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ lắng nghe, nắm được cốt truyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và các nhân vật trong chuyện.
II. Chuẩn bị:
Cô thuộc chuyện.
Tranh 
III. Tiến hành:
Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô dưới sân.
Cô trò chuyện với trẻ sau đó cô giới thiệu tên câu chuyện
Cô kể cho trẻ nghe.
Cô hỏi trẻ tên câu chuyện.
Tên các nhân vật trong chuyện.
Cô nhận xét tuyên dương
đánh giá cuối ngày
	*************************
Tiến trình hoạt động
Thứ 3 ngày 23 tháng 3 năm 2010
Hoạt động học có chủ đích: PTTC
Thể dục Đề tài: Bò dích zắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 - 6 hộp cách nhau 60cm.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân một cách khéo léo qua 5 - 6 hộp
- Cháu biết xếp hành và tập các động tác cùng cô.
- Trật tự khi tập.
II. Chuẩn bị:
Khối hộp
5-6 hộp đặt cách nhau 60cm
III. Tiến hành: 
Hoạt động 1: ổn định trò chuyện
	- Hát vận động "Đường em đi"
- Cô trò chuyện với trẻ về luật đi đường.
- Giáo dục trẻ đi đường bên phải, chấp hành đúng luật giao thông
- Cô hướng dẫn trẻ di chuyển đội hình vòng tròn đi với các kiểu đi dậm chân, kiểng nhón gót, chạy nhanh, chạy chậm dần, kết hợp làm máy bay ù ù theo nhịp trống lắc.
Hoạt động 2:
	a. Bài tập phát triển chung
Cô tập các động tác hô hấp 5 lần, tay 3 lần, bụng 4, bật 4 (kết hợp với nhạc)
Tập kỷ năng động tác hổ trợ
Bụng 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
Cô bao quát nhắc nhở trẻ chú ý tập nhịp nhàng
Đọc thơ "Trên đường" cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau.
b. Vận động cơ bản: Cô giới thiệu vận động "Bò dích dắc bàn tay bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm.
- Cô mời một trẻ cô đã tập trước lên làm mẩu cô kết hợp giải thích.
- Cho một cháu lên làm mẩu lại.
* Trẻ thực hiện:
- Cho 2 trẻ lần lượt thực hiện bài tập đi về cuối hàng.
- Cô chú ý sửa sai.
- Trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ.
- Cháu thực hiện dưới hình thức thi đua: Bé thực hiện bài tập lên chọn các biển báo.
- Cô nhận xét số biển báo của mỗi đội- gợi hỏi trẻ ý nghĩa các biển báo đó
- Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
Hoạt động 3: Hồi tỉnh
Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động ngoài trời
Đề tài: Quan sát các biển báo về luật lệ giao thông
I. Mục đích yêu cầu:
	- Cháu nhận biết ý nghĩa các biển báo.
	- Cháu biết phối hợp các nét vẽ cơ bản vẽ thuyền cân đối.
II Chuẩn bị:
Biển báo, mũ cho cô và trẻ
Cô thuộc thơ - sân sạch sẽ - phấn vẽ
III. Tiến hành:
Cô cho trẻ ra sân quan sát các biển báo về luật lệ giao thông.
Cho trẻ hát "Em đi qua ngã tư đường phố"
Cho trẻ quan sát gợi hỏi ý nghĩa các biển báo đó.
Giáo dục trẻ về ý nghĩa các biển báo.
* Tập vẻ thuyền
Cô cho trẻ hát "Em đi chơi thuyền".
Cô gợi hỏi bé về chiếc thuyền (có thân thuyền, mang thuyền , buồm..)
Gợi hỏi kỹ năng vẽ thuyền, cho trẻ vẽ trên bàn.
Cô bao quát
Nhận xét tuyên dương
Hoạt động chiều
Cho trẻ làm quen chuyện "Vì sao thỏ cụt đuôi"
I. Mục đích yêu cầu:
	- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi, chơi tốt trò chơi theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
5 quả bóng
Bài đồng dao
III. Tiến hành:
Cô cho trẻ ra sân, cô giới thiệu tên trò chơi, trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
Cô cùng chơi với trẻ, sau đó tổ chức cho trẻ chơi theo 

File đính kèm:

  • docGIAO AN CO LUC.doc