Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Đề tài: Nặn theo ý thích

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, hình dáng của: túi sách, củ cà rốt, đôi dép, con gà, quả khế, con thỏ.

2. Kĩ năng:

- Trẻ ôn luyện các kỹ năng lăn hình: lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, dàn mỏng, ấn lõm.

- Biết chia đất nặn hợp lý và biết chọn màu sắc đẹp, phù hợp.

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu lao động và yêu sản phẩm mình làm ra.

- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 30970 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Đề tài: Nặn theo ý thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Đề tài: Nặn theo ý thích
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 - 35 phút
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, hình dáng của: túi sách, củ cà rốt, đôi dép, con gà, quả khế, con thỏ.
Kĩ năng:
Trẻ ôn luyện các kỹ năng lăn hình: lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, dàn mỏng, ấn lõm.
Biết chia đất nặn hợp lý và biết chọn màu sắc đẹp, phù hợp.
Thái độ:
Trẻ biết yêu lao động và yêu sản phẩm mình làm ra.
Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động.
CHUẨN BỊ
Không gian tổ chức:
- Trong lớp học sạch sẽ, thoáng mát
Chuẩn bị cho cô:
giáo án học thuộc và nắm vững
Cô giáo chuẩn bị 6 mẫu nặn với 6 chủ đề khác nhau: túi xách, đôi dép, củ cà rốt, quả khế, con gà, con thỏ.
Chuẩn bị cho trẻ
Đất nặn, khăn tay ẩm, bảng con, tăm tre, giá để trưng bày sản phẩm, bàn ghế phù hợp với trẻ.
Không gian lớp học có đủ ánh sáng và thoáng mát.
Trẻ ngồi thành hàng ngang đảm bảo trẻ nào cũng nhìn thấy cô và nhìn thấy mẫu.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động mở đầu:
- Xúm xít, xúm xít( quanh cô, quanh cô)
- Bây giờ cô và các con cùng hát và vận động theo bài hát : “Bàn tay xíu xíu” nhé!
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu:
-Con nào cho cô biết bài hát các con vừa hát có tên là gì nào?( bàn tay xíu xíu)
-Trong bài hát nói đến bộ phận nào của cơ thể vậy các con?(bàn tay)
-Vậy con nào giỏi cho cô biết các con dùng bàn tay để làm gì nào? ( trẻ trả lời)
-Nhờ có đôi bàn tay mà các con làm các công việc hằng ngày và tạo ra được những sản phẩm đẹp.
-Hôm nay, cô sẽ cho các con xem những sản phẩm được làm từ đôi bàn tay nhé!
b. Cho trẻ xem mẫu nặn:
Mẫu 1: Nặn túi xách
- “ Gió thổi, gió thổi
 Thổi gì, thổi gì?”
- Gió thổi đến cho lớp chúng ta 1 món quà rất xinh.
- Con nào giỏi cho cô biết đây là gì nào? ( túi xách)
- Đúng rồi đấy các con. Vậy con nào cho cô biết túi xách của cô gồm những bộ phận nào? (gồm có thân và quai)
- Vậy để có được túi xách các con phải nặn như thế nào?( nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn tròn, làm lõm, dàn mỏng)
- À đúng rồi đấy các con, khi nặn túi xách thì trước tiên các con phải nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn tròn, làm lõm sau đó dàn mỏng tạo thành thân túi. Mà túi xách cần phải có quai nên các con phải dùng một phần đất sét khác lăn tròn rồi lăn dọc tạo thành quai sau đó gắn vào thân túi xách.
-Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi nhé!( cô giáo cất mẫu nặn và cho trẻ xem mẫu nặn tiếp theo )
Mẫu 2: Nặn cái ly
- Và đây là mẫu nặn thứ hai.Con nào giỏi cho cô biết đây là gì nào? (cái ly)
- À, thế cái ly của cô gồm những bộ phận gì?(thân và đế)
- Con nào cho cô biết để nặn ra cái ly con phải nặn như thế nào?( nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn tròn, lăn dọc, ấn lõm, ấn bẹt, dàn mỏng)
- Con nói đúng rồi đấy , cả lớp tuyên dương bạn nào!
- Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi và cho các con xem mẫu tiếp theo nhé!
Mẫu 3: Nặn củ cà rốt
 -Nhìn xem , nhìn xem?( xem gì ,xem gì)
 - Các con hãy nhìn xem cô có gì nào? (Củ cà rốt)
- Con nào giỏi cho cô biết củ cà rốt gồm những bộ phận gì nào? (thân và lá)
- Để tạo ra củ cà rốt các con phải nặn như thế nào?(nhào đất, chia đất thành nhiều phần, lăn dọc)
- Các con giỏi lắm, vậy củ cà rốt có màu gì nào?(màu cam)
- Đúng rồi đấy, khi nặn củ cà rốt thì các con phải chọn đất màu cam, và lá màu xanh đấy nhé các con!
- Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi
Mẫu 4: Nặn quả khế:
- Cô đố cô đố.
 (đố gì đố gì?)
- Cô: “Qủa gì 5 múi
 Cắt hình cánh sao
 Nếm thử tý nào
 Chua chua như dấm
 Đố là quả gì?
 ( quả khế)
- Đúng rồi. Cô cũng đã nặn một quả khế các con hãy cùng cô quan sát nhé. 
- Các con quan sát xem quả khế của cô gồm có mấy cạnh?( năm cạnh)
- Qủa khế của cô có màu gì các con? ( màu vàng)
- Để nặn được quả khế các con nặn như thế nào?( chia đất, lăn dọc và ấm dẹt)
- Đúng rồi đấy các con, cả lớp vổ tay tuyên dương bạn nào!
- Cô cất mẫu nặn đi và cho trẻ xem mẫu nặn mới.
Mẫu 5: Nặn con gà trống
- Các con ơi, con gì gáy ò ó o?(con gà)
- À, hôm nay cô cũng đem đến cho lớp mình một con gà bằng đất nặn đấy các con.Các con hãy nhìn xem con gà của cô có đẹp không nào?( đẹp ạ)
- Vậy con nào giỏi cho chô biết con gà của cô gồm những phần nào? ( đầu, thân và đuôi)
- Để nặn được con gà các con phải nặn như thế nào?(nhào đất , chia đất, lăn dọc, lăn tròn)
- Bạn trả lời đúng rồi đấy, cả lớp vỗ tay khen bạn đi nào!
- Bây giờ cô sẽ cất mẫu nặn này đi nhé!
Mẫu 6: Nặn con thỏ
- Và đây cô cũng có một mẫu đất nặn hình con vật nữa đấy? Con nào giỏi cho cô biết đây là con gì nào?( con thỏ)
- Con trả lời đúng rồi đấy. Vậy con nào giỏi cho cô biết con thỏ gồm những bộ phận nào?( đầu , thân, và đuôi)
- Để nặn được những bộ phận của con thỏ các con làm như thế nào?(Nhào đất, chia đất, lăn dọc, lăn tròn, dàn mỏng)
- À, bạn trả lời đúng rồi đấy.Cả lớp vỗ tay khen bạn đi nào!
c. Trò chuyện về ý tưởng của trẻ:
- Vừa rồi các con đã được quan sát rất nhiều các mẫu vật của cô. Vậy bây giờ các con muốn tự tay mình nặn nên những mẫu vật như thế không nào?(dạ có ạ)
- Cô hỏi 3-4 trẻ về vật sắp nặn và hỏi trẻ cách nặn như thế nào.
- Các con ơi, tay đâu tay đâu( tay đây tay đây). À bây giờ các con hãy dùng những bàn tay khéo léo của mình nặn lên những mẫu nặn thật đẹp, thật đáng yêu nhé.
d. Trẻ thực hành: Cô cho trẻ thực hành khoảng 20-23 phút
- Cô mở nhạc cho trẻ vừa nghe, vừa thực hành ( mở âm thanh nhỏ đủ để nghe)
- Cô theo dõi khuyến khích trẻ nặn, nhắc nhở trẻ nhớ lại cách nặn, và trong khi nặn phải ngồi đúng tư thế.
- Cô nhắc trẻ cách dùng màu cho phù hợp.
3. Kết thúc hoạt động :
a. Trưng bày sản phẩm và nhận xét
- Cô cho cả lớp lên trưng bày sản phẩm của mình.
- Cô cho trẻ nhận xét trước: sản phẩm nào đẹp nhất, con thích nhất sản phẩm nào? Vì sao( cô gọi 3-4 trẻ nhận xét)
- Cô nhận xét: về tổng thể và cô chỉ ra sản phẩm đẹp nhất về màu sắc những sản phẩm chưa thực hiện xong hay chọn màu chưa phù hợp, chưa đẹp thì cô nhắc nhở cố gắng hơn.
b. Dặn dò:
Các con phải biết yêu quý những sản phẩm mình làm ra và các con hãy mang những điều kì diệu mà ngày hôm nay các con làm được về tặng cho người thân của các con nhé!
c.Kết thúc: 
Cho cả lớp chơi “ Con thỏ ăn cỏ ”
“Một con thỏ
Tai nho nhỏ
Mắt đo đỏ
Miệng ăn cỏ
Uống nước
Chui vào hang”
(Trẻ hành động theo từng lời nói).

File đính kèm:

  • docgiao an nan theo y thich.doc