Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Hứa Thị Giang

* Tập bài thể dục: "Thể dục sáng".

- Khởi động: Đi, chạy các kiểu.

- Trọng động:

+ ĐT1: Hai tay đan vào nhau xoay khớp tay.

+ ĐT2: Hai tay chống hông, kết hợp kiễng chân bật.

+ ĐT3: Hai tay đưa lên cao, kết hợp kiễng chân bật.

+ ĐT4: Hai tay dang ngang, kết hợp kiễng chân bật.

+ ĐT5: Hai tay song song trước mặt, kết hợp kiễng chân bật.

+ ĐT6: Buông hai tay tự nhiên.

- Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về hàng, cô động viên khen trẻ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Hứa Thị Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Ôn tuần 34: Thời gian thực hiện từ 19/05 đến 23/05/2014.
Ôn chủ điểm nhánh: "Trang phục mùa hè".
Nội dung HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Giáo viên đón trẻ vui vẻ, niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân ngăn nắp.
- Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và tình hình học tập của trẻ.
Thể dục sáng
* Tập bài thể dục: "Thể dục sáng".
- Khởi động: Đi, chạy các kiểu.
- Trọng động:
+ ĐT1: Hai tay đan vào nhau xoay khớp tay.
+ ĐT2: Hai tay chống hông, kết hợp kiễng chân bật.
+ ĐT3: Hai tay đưa lên cao, kết hợp kiễng chân bật.
+ ĐT4: Hai tay dang ngang, kết hợp kiễng chân bật.
+ ĐT5: Hai tay song song trước mặt, kết hợp kiễng chân bật.
+ ĐT6: Buông hai tay tự nhiên.
- Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về hàng, cô động viên khen trẻ.
Trò chuyện
* Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
- Cô cho trẻ làm quen với nhau giúp đỡ trẻ hỏi trẻ về một số trang phục mùa hè: Váy, áo cộc tay, quần đùi, ....
Hoạt động học
PTTC
PTNT
PTTCKN
XH-TM
PTNN
PTTCKN
XH-TM
- VĐCB: 
"Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng".
- TCVĐ: "Trời nắng, trời mưa".
- NBPB: 
Màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
- HĐVĐV:
Tô màu cái ô.
- Văn học:
Thơ:
Bóng mây.
- Âm nhạc:
+ DH+VĐ: "Nắng sớm"
+ NH: "Cháu vẽ ông mặt trời".
+ TCÂN: "Âm thanh của dụng cụ gì?".
Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: 
Quan sát hình ảnh chiếc váy đầm.
- Trò chơi: Trời nắng, trời mưa.
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: 
Quan sát hình áo cộc tay.
- Trò chơi: 
Kéo co.
- Chơi tự do.
- HĐCCĐ:
Quan sát hình ảnh quần đùi.
- Trò chơi :
Bóng nắng.
- Chơi tự do
- HĐCCĐ:
Quan sát hình ảnh chiếc mũ, nón.
- Trò chơi: 
Chuồn chuồn bay.
- Chơi tự do
- HĐCCĐ: 
 Quan sát hình ảnh cái ô.
- Trò chơi: 
Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
Tên góc
Chuẩn bị
Thực hiện kỹ năng chính của trẻ
Góc Phân vai:
- Mẹ con.
- Đồ dùng gia đình, búp bê, bộ nấu ăn.
- Cô giới thiệu các góc chơi.
- Trò chuyện với trẻ và đàm thoại với trẻ về các góc chơi, động viên trẻ thể hiện vai chơi và hành động của vai chơi cho phù hợp, cô giúp đỡ trẻ khi cần thiết, cô giáo phải yêu quý và niềm nở với trẻ.
Góc Xây dựng:
- Xếp hình chiếc váy.
- Các loại hột, hạt (ngô, sỏi, ...)
- Bảng con.
- Trẻ biết cầm hạt bằng hai đầu ngón tay của bàn tay bên phải và xếp khéo léo, cẩn thẩn tạo thành hình chiếc váy.
Góc Học tập:
- Quan sát tranh ảnh về trang phục mùa hè.
- Tranh ảnh về trang phục mùa hè.
- Trẻ tập giở tranh, sách nói được tên 
một số đặc điểm nổi bật của mùa hè, trang phục mùa hè.
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi mà cô yêu cầu, biết giữ gìn đồ chơi và chơi đoàn kết với các bạn trong lớp. 
Góc Nghệ thuật:
- Hát múa theo chủ đề: "Trang phục mùa hè".
- Xắc xô, phách tre, mũ âm nhạc...
- Động viên trẻ tự tin phối hợp với nhau biểu diễn các bài hát về chủ đề: "Trang phục mùa hè".
Hoạt động chiều
* Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Cô cho trẻ dậy cất gối, vận động nhẹ chơi trò chơi "Nu na nu nống".
- Chơi trò chơi trời nắng, trời mưa.
- Nêu gương bé ngoan, cắm cờ.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Trò chuyện về thời tiết mùa hè.
- Nêu gương bé ngoan, cắm cờ.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Làm quen với thơ: "Bóng mây".
- Nêu gương bé ngoan, cắm cờ.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
 - Ôn thơ: "Bóng mây".
- Làm quen bài hát: "Nắng sớm".
- Nêu gương bé ngoan, cắm cờ.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
- Hát múa các bài trong chủ đề.
- Nhận xét cuối tuần. 
- Nêu gương bé ngoan, cắm cờ.
- Chơi tự do.
- Vệ sinh, trả trẻ.
Ý KIẾN NHẬN XÉT
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
 Soạn ngày 17 tháng 05 năm 2014.
 Giảng thứ Hai, ngày 19 tháng 05 năm 2014.
Phát triển thể chất:
 (Vận động)
Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
T/c: Trời nắng, trời mưa.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ ddược củng cố lại tên vận động. Biết cách phối hợp các bộ phận trên cơ thể để thực hiện tốt vận động.
- Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể để bò thẳng hướng mà không làm rơi vật trên lưng.
- Trẻ biết cách chơi và chơi thuần thục trò chơi "Trời nắng, trời mưa".
- Rèn kỹ năng vận động, kỹ năng nghe và làm theo hiệu lệnh cho trẻ.
- Giáo dục trẻ hứng thú trong hoạt động, thường xuyên vận động để cơ thể phát triển đều khỏe mạnh.
- 80-85 % trẻ thực hiện được yêu cầu.
II.Chuẩn bị:
- Vạch chuẩn.
- Túi cát (8-10 túi).
- Xắc xô cho cô.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện. 
- Cô và trẻ trò chuyện hướng về chủ đề:
- Cô tóm tắt lại - giáo dục trẻ.
2. Hoạt động học.
a. Khởi động.
- Cho trẻ làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi nhanh, đi chậm, .... sau đó đi về đội hình 2 hàng ngang.
b. Trọng động.
* Bài tập phát triển chung: "Đu quay".
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cho trẻ tập cùng cô 2 lần. Cô chú ý bao quát, động viên trẻ tập.
- Củng cố - giáo dục trẻ.
* Vận động cơ bản: "Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng".
- Cô giới vận động.
- Cô tập mẫu lần 1: Không phân tích.
- Cô tập mẫu lần 2: Phân tích. 
+ TTCB: Quỳ 2 đầu gối xuống sàn, 2 tay sát mép vạch chuẩn, mắt nhìn thẳng về phía trước. Túi cát đặt trên lưng.
+ TH: Khi có hiệu lệnh cô bò phối hợp chân nọ tay kia, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, cô bò thẳng hướng về phía trước, cô bò thật khéo không để rơi túi cát xuống. Khi bò hết đường cô về đứng cuối hàng.
- Cô mời trẻ khá tập mẫu, cô sửa cho trẻ.
- Cô mời lần lượt trẻ lên tập (mỗi trẻ thực hiện 2 lần).
- Cô cho cá nhân trẻ thi đua.
- Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ kịp thời, động viên trẻ tập.
- Cô nhận xét - củng cố - giáo dục trẻ.
* Trò chơi vận động: "Trời nắng, trời mưa".
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Cô cho trẻ giả làm các chú thỏ và làm động tác mô phỏng theo lời bài hát "Trời nắng, trời mưa".
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Củng cố - giáo dục trẻ.
c. Hồi tĩnh: 
- Cô và trẻ đi nhẹ nhành quanh phòng học 1- 2 vòng rồi về góc chơi.
- Trò chuyện cùng cô.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ khởi động.
- Chú ý lắng nghe.
- Tập cùng cô 2 lần.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát.
- Lắng nghe, quan sát.
- 2 trẻ tập.
- Trẻ cả lớp thực hiện lần lượt.
- Cá nhân thi đua.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ cả lớp cùng chơi.
- Lắng nghe.
- Trẻ hồi tĩnh.
 Soạn ngày 18 tháng 05 năm 2014.
 Giảng thứ Ba, ngày 20 tháng 05 năm 2014.
Phát triển nhận thức:
 (NBPB)
Màu xanh - màu đỏ - màu vàng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng. Trẻ được củng cố kiến thức về trang phục mùa hè.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Rèn kỹ năng nói to, nói rõ lời cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Khi chơi xong biết cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.
 - 80-85 % trẻ thực hiện được yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng cá nhân của bé có màu xanh - đỏ - vàng (quần, áo, mũ..).
- Bảng cài, que chỉ cho cô.
- Mỗi trẻ một rổ lô tô quần, áo, mũ màu xanh - đỏ - vàng.
- Bảng con đủ cho trẻ.
- Bài hát trong chủ đề.
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện.
- Cô cho trẻ hát bài hát: "Mùa hè đến".
- Các con vừa cùng cô hát bài gì?
- Mùa hè đến thời tiết như thế nào? Mặc trang phục như thế nào?
- Cô tóm tắt - giáo dục trẻ.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài NBPB: Màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
2. Hoạt động học.
* Quan sát, nhận biết đồ dùng có màu xanh - đỏ - vàng:
Cô tạo tình huống đưa rổ đồ dùng ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi trẻ:
- Cô có gì đây? (cái rổ).
- Các con hãy cùng quan sát với cô xem trong rổ có những gì nào?
- Cô đưa từng đồ dùng ra và hỏi:
+ Đây là cái gì? (quần, áo, mũ).
+ Cái quần (áo, mũ) này có màu gì?
+ Cái quần (áo, mũ) dùng để làm gì?
- Cô cho trẻ tập nói nhiều lần sau mỗi câu trả lời (lớp, cá nhân).
- Cô tóm tắt lại: Đây là những trang phục mùa hè: Quần đùi, áo cộc, váy có màu xanh - đỏ - vàng.
* Phân biệt đồ dùng màu xanh - đỏ - vàng.
- Cô xếp tách biệt đồ dùng màu đỏ, màu xanh, màu vàng lên bảng và gợi hỏi trẻ:
+ Bên trái bảng có đồ dùng gì? Màu gì?
+ Bên phải bảng có đồ dùng gì? Màu gì?
+ Giữa bảng có đồ dùng gì? Màu gì?
- Cô cất đồ dùng màu xanh vào rổ và hỏi trẻ:
+ Cô vừa cất đồ dùng có màu gì?
+ Trên bảng cô còn những đồ dùng có màu gì?
- Cô cất đồ dùng màu đỏ vào rổ và hỏi trẻ:
+ Cô vừa cất đồ dùng có màu gì?
+ Trên bảng cô còn đồ dùng có màu gì?
- Cô cất những đồ dùng màu vàng vào rổ và hỏi trẻ:
+ Cô vừa cất đồ dùng có màu gì?
- Cô cho trẻ 1 trẻ lên bảng chọn đồ dùng màu đỏ, 1 trẻ chọn đồ dùng màu xanh, 1 trẻ chọn đồ dùng có màu vàng trong rổ gắn lên bảng và hỏi trẻ chọn được đồ dùng gì? Có màu gì?
- Cô cho trẻ lên chỉ đồ dùng màu xanh, màu đỏ, màu vàng theo yêu cầu của cô, cho trẻ gọi tên đồ dùng, màu sắc và cho lớp nhắc lại cùng trẻ.
* Trò chơi: "Tìm lô tô theo yêu cầu của cô".
- Cô giới thiệu trò chơi và rổ đồ dùng.
- Cách chơi: Cô nói tên đồ dùng hoặc màu sắc của đồ dùng, trẻ chọn, giơ lên và gọi tên, màu sắc cảu đồ dùng đó.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Củng cố - giáo dục trẻ.
3. Kết thúc.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ cả lớp hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Chú ý quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát, phân biệt đồ dùng.
- 1 trẻ trả lời.
- 1 trẻ trả lời.
- 1 trẻ trả lời.
- Chú ý quan sát, trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý quan sát, trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý quan sát.
- Trẻ trả lời.
- 3 trẻ thực hiện.
- 3 trẻ thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ cả lớp cùng chơi.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Chuyển hoạt động.
 Soạn ngày 19 tháng 05 năm 2014.
 Giảng thứ Tư, ngày 21 tháng 05 năm 2014.
PTTCKNXH-TM:
 (HĐVĐV)
Tô màu cái ô.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được cái ô, nhận biết màu đỏ.
- Biết được củng cố lại cách cầm bút để tô màu, di màu đều, tô kín hình, không tô chờm ra ngoài.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Rèn kỹ năng tô màu, kỹ năng cầm bút, điều khiển bút và tư thế ngồi cho trẻ.
- Giáo dục trẻ hứng thú trong hoạt động, không chơi dưới trời nắng, đội mũ nón, che ô khi đi dưới trời nắng.
- 80-85% trẻ thực hiện được yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- Vật mẫu: 1 cái ô có màu xanh, đỏ, vàng xen kẽ nhau.
- Tranh mẫu: 1 tranh tô màu, 1 tranh chưa tô màu.
- Sáp màu, tranh vẽ cái ô đủ cho trẻ.
- Bàn, ghế đủ cho trẻ. Giá treo sản phẩm.
- Băng có lời bài hát "Nắng sớm".
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện.
- Cô cho trẻ hát: "Nắng sớm".
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Cô đố các con biết bây giờ đang là mùa gì?
+ Các con thấy thời tiết mùa hè như thế nào? Mặc trang phục gì?
- Cô tóm lại và giáo dục trẻ.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài: "Tô màu cái ô".
2. Hoạt động học.
* Quan sát mẫu:
* Quan sát cái ô thật:
- Cho trẻ quan sát cái ô và gợi hỏi trẻ:
+ Cô có cái gì đây? (cái ô).
+ Cái ô có những màu gì? (màu xanh, đỏ, vàng).
+ Cô chỉ vào cán ô và hỏi trẻ: Đây là gì?
+ Cái ô dùng để làm gì?
- Cho trẻ tập nói sau mỗi câu trả lời (lớp, cá nhân).
- Cô chốt lại: Đây là cái ô có màu xanh, đỏ, vàng xen kẽ nhau rất đẹp, có cán ô để cầm che mưa, che nắng khi đi chơi, đi học đấy.
* Quan sát tranh mẫu:
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu và đàm thoại:
+ Cô có tranh vẽ gì đây? (cái ô).
+ Cái ô có những màu gì đây? (màu xanh, đỏ, vàng).
+ Cái ô dùng để làm gì?
- Cho trẻ tập nói sau mỗi câu trả lời (lớp, cá nhân).
- Cô tóm tắt lại: Đây là tranh vẽ cái ô có màu xanh, đỏ, vàng được tô màu rất khéo và đẹp, cái ô dùng để che mưa, che nắng khi đi chơi hay đi học đấy. 
* Hướng dẫn trẻ:
- Cô vừa tô màu vừa phân tích:
- Cô nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi, cho trẻ nhắc lại cùng cô.
- Khi tô cô tô thật khéo nhẹ nhàng trong hình vẽ, tô từ trên xuống dưới di màu đều tay không chờm ra ngoài hình vẽ, tô kín hình vẽ.
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách tô màu.
* Trẻ thực hiện.	
- Cô phát đồ dùng cho trẻ và bật nhạc "Nắng sớm" cho trẻ vừa nghe vừa thực hiện.
- Cô đi bao quát, gợi hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì đấy?
+ Con tô những màu gì cho cái ô?
+ Tô màu như thế nào?
- Cô nhắc nhở, động viên trẻ hoàn thiện sản phẩm.
* Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương, khen ngợi sản phẩm đẹp, nhắc nhở, bổ sung sản phẩm chưa hoàn thiện.
- Giáo dục: Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình, biết cất đồ dùng vào đúng nơi qui định.
3. Kết thúc: 
- Hỏi trẻ tên bài?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát, trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nói.
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại cùng cô.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hoàn thiện sản phẩm
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- 2 trẻ nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Chuyển hoạt động
 Soạn ngày 20 tháng 05 năm 2014.
 Giảng thứ Năm, ngày 22 tháng 05 năm 2014.
Phát triển ngôn ngữ:
 (Văn học)
Thơ: Bóng mây.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được cung cấp lại tên bài thơ, tác giả, hiểu được nội dung bài thơ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc và đọc thuộc thơ, biết thể hiện giọng đọc của mình cùng cô và các bạn.
- Trẻ chú ý và trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Phát triển ngôn ngữ và làm tăng vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
- Giáo dục trẻ hứng thú trong hoạt động, biết đội mũ nón, che ô khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
- 80-85% trẻ nắm được bài.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính: Hình ảnh minh họa nội dung thơ: "Bóng mây".
- Bài hát, câu đố trong chủ đề.
- Chiếu cho trẻ ngồi, que chỉ.
III. Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện.
- Cô cho trẻ nghe và hát bài hát: "Cháu vẽ ông mặt trời".
- Trong bài hát bạn nhỏ đã vẽ cái gì?
- Các con thấy thời tiết mùa hè như thế nào? Mặc trang phục gì?
- Cô tóm tắt - giáo dục trẻ. 
2. Hoạt động học.
- Cô giới thiệu tên bài thơ: "Bóng mây". Tác giả: Thanh Hào.
- Cô đọc lần 1: Đúng lời, diễn cảm.
+ Nhắc lại tên bài thơ, tác giả.
+ Đưa hình ảnh đàm thoại.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa.
+ Giảng nội dung: Bài thơ nói về bầu trời nóng nực của mùa hè, nóng như lửa đang nung mà mẹ vẫn phải vất vả đi cấy ngoài đồng, em bé rất thương mẹ và em ước gì mình hóa thành những đám mây để che nắng cho mẹ làm việc.
* Đàm thoại - trích dẫn:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Trong bài thơ có nói đến thời tiết của mùa nào?
- Bầu trời của mùa hè như thế nào?
- Trời nắng nóng như vậy mà mẹ vẫn phải đi làm gì?
- Cô chốt lại: Bầu trời của mùa hè rất nóng và nắng, nhưng mẹ vẫn rất vất vả để đi cấy dưới trời nắng cả ngày đấy.
- Trích dẫn:
"Hôm nay trời nóng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày".
- Bạn nhỏ có thương mẹ không?
- Bạn nhỏ đã ước điều gì?
- Bạn nhỏ ước làm những đám mây để làm gì?
- Cô chốt lại: Bạn nhỏ rất thương mẹ của mình vất vả làm việc dưới trời nắng nóng nên bé đã ước hóa thành những đám mây để che nắng cho mẹ làm việc đấy.
- Trích dẫn:
"Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng dâm".
* Dạy trẻ đọc thơ. 
- Cô cho trẻ cả lớp đọc thơ 2 lần.
- Tồ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
- Cô chú ý bao quát, sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời.
- Cho trẻ cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả?
- Giáo dục trẻ: Không chơi dưới trời nắng, đội mũ nón khi đi chơi, đi học.
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
- Chuyển hoạt động: Cho trẻ chơi "Trời nắng, trời mưa" và chuyển ra góc hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát, trả lừi câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trẻ cả lớp đọc thơ.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc.
- Trẻ cả lớp đọc.
- 2 trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ cả lớp cùng chơi.
- Chuyển hoạt động.
 Soạn ngày 21 tháng 05 năm 2014.
 Giảng thứ Sáu, ngày 23 tháng 05 năm 2014.
PTTCKNXH-TM:
 (Âm nhạc)
 Dạy hát và vận động "Nắng sớm".
 Nghe hát: "Cháu vẽ ông mặt trời".
 TCÂN: "Âm thanh của dụng cụ gì?".
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được cung cấp lại tên bài hát, tác giả, hiểu được nội dung bài hát: "Nắng sớm"; "Cháu vẽ ông mặt trời".
- Trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu và biết cách vận động nhịp nhàng cùng cô giáo theo lời bài "Nắng sớm".
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô bài "Cháu vẽ ông mặt trời"
- Trẻ biết cách chơi và chơi thuần thục trò chơi "Âm thanh của dụng cụ gì".
- Rèn kỹ năng nghe hát, hát và vận động cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết đội mũ nón khi đi dưới trời nắng.
- 80-85% trẻ thực hiện được yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- Bài hát: Nắng sớm; Cháu vẽ ông mặt trời.
- Hình ảnh minh họa bài hát: Nắng sớm; Cháu vẽ ông mặt trời.
- Xắc xô, phách tre đủ cho trẻ.
III. Hướng dẫn hoạt động:	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện.
- Cô đọc câu đố về mùa hè:
"Mùa gì nóng bức
 Trời nắng chang chang
 Đi học đi làm
 Phải đội nón mũ".
- Cô vừa đọc câu đố về mùa gì?
- Các con thấy thời tiết màu hè như thế nào?
- Mùa hè mặc trang phục như thế nào?
- Cô chốt lại - Giáo dục trẻ.
2. Hoạt động học.
a. Dạy hát và vận động:
* Dạy hát: Nắng sớm.
- Cô hát 1 câu trong bài hát: "Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng".
- Cô đố các con biết đó là câu hát nằm trong bài hát nào?
- Cô giới thiệu tên bài hát "Nắng sớm", nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích.
- Cô hát lần 1: Đúng lời, giai điệu.
+ Nhắc lại tên bài hát, tác giả.
+ Đưa hình ảnh đàm thoại.
- Cô hát lần 2: Kết hợp điệu bộ.
+ Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả?
+ Giảng nội dung: Bài hát nói về ánh nắng buổi sớm của mùa hè, mát mẻ và thoải mái khiến cho em bé và mọi vật xung quanh cũng cảm thấy vui vẻ, thoải mái vui chơi cùng với nắng sớm.
- Cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần.
- Cô bao quát, động viên, sửa sai cho trẻ kịp thời. 
* Vận động: Vỗ theo nhịp.
- Cô giới thiệu vận động.
- Lần 1: Không phân tích.
- Lần 2: Kết hợp phân tích.
"Mở cửa ra cho nắng sớm vào phòng .."
 x - x - - x - x
Vỗ tay theo nhịp là vỗ vào các phách mạnh của mỗi ô nhịp. Cô vỗ vào các từ: "Mở, ra, sớm, phòng..." và mở tay ra nhịp nhàng theo nhịp bài hát cho đến hết bài.
- Cho trẻ hát và vỗ tay theo lời bài hát cùng cô 2 lần (sử dụng dụng cụ âm nhạc).
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ thực hiện.
- Cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ, động viên, khuyến khích trẻ vận động.
- Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả?
- GD trẻ: Không chơi dưới trời nắng buổi trưa và chiều.
b. Nghe hát: "Cháu vẽ ông mặt trời".
- Cô giới thiệu tên bài hát "Cháu vẽ ông mặt trời", tác giả: Tân Huyền.
- Cô hát lần 1: Đúng lời, giai điệu.
+ Nhắc lại tên bài hát, tác giả.
+ Đưa hình ảnh đàm thoại.
- Cô hát lần 2: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
+ Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả?
+ Giảng nội dung: Bài hát nói về bạn nhỏ vẽ ông mặt trời có

File đính kèm:

  • doc11. KẾ HOẠCH ÔN CUỐI NĂM.doc
Giáo Án Liên Quan