Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Quan sát: Cái bát, cái thìa

I. Mục đích – Yêu cầu :

- Trẻ biết được đó là cái bát, thìa, biết được đặc điểm công dụng của chúng, biết chơi trò chơi.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

II. Chuẩn bị

- Một cái bát, một cái thìa

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 16766 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Quan sát: Cái bát, cái thìa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QUAN SÁT : CÁI BÁT ,CÁI THÌA
 TCVĐ :GÀ GÁY ,VỊT KÊU
 CTD: CHƠI THEO Ý THÍCH
I. Mục đích – Yêu cầu :
- Trẻ biết được đó là cái bát, thìa, biết được đặc điểm công dụng của chúng, biết chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị 
- Một cái bát, một cái thìa
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Qs cái bát, thìa
* Quan sát cái bát:
- Cô đưa cái bát ra và hỏi trẻ: Cô có cái gì đây?
- Cái bát dùng để làm gì?
- Các con nhìn xem cái bát có dạng hình gì?
- Cô đố các con biết cái bát được làm bằng gì?
- Ngoài cái bát được làm bằng i nốc ra các con còn biết bát còn được làm bằng chất liệu khác nữa?
* Quan sát cái thìa:
- Cô có cái gì đây?
- Cái thìa được dùng để làm gì?
- Cái thìa được làm bằng chất gì?
- Cô con mình vừa quan sát cái gì?
- Bát, thìa là đồ dùng được dùng ở đâu?
=> Cái bát, thìa là đồ dùng dùng trong gia đình dùng để khi ăn uống. Vì vậy các con phải biết giữ gìn, khi ăn xong phải rửa sạch và cất vào đúng nơi quy định.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Gà gáy vịt kêu”
* Cách chơi:
- Chơi lần đầu: cô đội mũ gà trống và làm động tác bắt chước gà đang gáy: Vươn người ra trước, đưa hai tay vào gần miệng (Giả làm mỏ gà) và kêu: ò ó o. Tiếp theo cô đội mũ vịt bắt chướcdáng điệu và tiếng vịt kêu: Cô chống hai tay ngang eo, giậm chân lạch bạch, miệng kêu cạp, cạp, cạp
- Chơi lần hai: Trẻ bắt chước cô giáo, giả làm tiếng kêu và dáng điệu của con gà, con vịt. Cô hỏi âm thanh của gà gáy, vịt kêu như thế nào?. Tiếp tục trò chơi, cô ra hiệu lệnh: “Gà gáy”, trẻ làm động tác bắt chước tiếng kêu của con gà. Cô hô: “Vịt kêu”, trẻ làm động tác và bắt chiếc tiếng kêu của con vịt.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần?
- Cô quan sát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do:
- Trẻ chơi theo ý thích
- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.
- Cái bát 
- Để đựng cơm
- Dạng hình tròn
- Bằng sứ, thuỷ tinh
- Trẻ trả lời 
- Cái thìa
- Để xúc cơm, thức ăn
- Bằng i nốc
- Cái bát, thìa
- Dùng trong gia đình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi

File đính kèm:

  • docHoạt động ngoài trời.NGAY 8-11.doc