Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 1: Trường mầm non

 - Trẻ biết tên gọi của các loại đồ chơi trong lớp, ngoài sân: cầu trượt, đu quay

 - Biết các góc chơi trong lớp.

 - Biết cách sử dụng đồ chơi trong lớp, ngoài sân trường.

 

doc20 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 17945 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 1: Trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện chủ đề: 3 tuần từ ngày 05/09 đến ngày 23/09/2011
I. MẠNG NỘI DUNG -MẠNG HOẠT ĐỘNG (CĐ:"TRƯỜNG MẦM NON")
1. Mạng nội dung:
TRƯỜNG MẦM NON
Bé vui đón têt trung thu
Trường mầm non của bé
Lớp mẫu giáo của em
 - Trẻ biết tên trường, địa chỉ của trường.
 - Trẻ biết tên lớp, tên cô giáo và các bạn trong lớp.
 - Chuẩn bị ngày khai giảng: 5/9, cùng cô trang trí lớp, tập văn nghệ.
 - Tình cảm của trẻ đối với ngày hội.
 - Trẻ biết tên gọi của các loại đồ chơi trong lớp, ngoài sân: cầu trượt, đu quay
 - Biết các góc chơi trong lớp.
 - Biết cách sử dụng đồ chơi trong lớp, ngoài sân trường.
 - Trẻ biết trung thu là ngày tết của các bạn nhỏ.
 - Chuẩn bị cho tết trung thu: 15/8, tập văn nghệ, cùng cô trang trí lớp.
 - Thể hiện tình cảm đối với ngày tết trung thu.
* KPKH: 
- Tên, địa chỉ trường, lớp.Tên công việc của cô giáo và các cô bác trong trường
- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường.
* Toán: 
. - Đếm đến 5 và đếm theo khả năng
- Nhận biết chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 2
2. Mạng hoạt động:
*VĐ: + Đi bằng gót chân,
+ Bò bằng bàn tay và bàn chân 3 - 3,5m, 
+ Tung bóng lên cao và bắt bóng
* TCVĐ: - Chuyển trứng, mèo bắt chuột, Tìm bạn.
Phát triển nhận thức
* Thơ: 
- Bạn mới.
- Cảm ơn.
* Truyện: 
- Món quà của cô giáo.
Phát triển thể chất
TRƯỜNG MẦM NON
Phát triển tình cảm xã hội
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mĩ
- Thảo luận về cách giữ gìn vệ sinh - sức khỏe trong trường, lớp mầm non...
- Xem tranh, ảnh, trò chuyện về trường mầm non.
- Trò chuyện và nói về tình cảm của trẻ với trường lớp cô giáo, các bạn trong lớp và các cô giáo trong trường.
- tham gia các hoạt động lễ hội ở trường lớp
* Âm nhạc
 Dạy hát, dạy vận động: 
 - Em đi mẫu giáo
 - Chào ngày mới
 -- Rước đèn dưới trăng
Nghe hát: - Ngày đầu tiên đi học
- Cô giáo miền xuôi
- Chiếc đèn ông sao
Trò chơi: 
- Thi ai nhanh.
- Nghe thấu hát tài.
- Nghe tiếng hát nhảy vào vòng...
 * Tạo hình: 
- Vẽ cô giáo
- Nặn đồ chơi tặng bạn.
II. MỞ CHỦ ĐỀ
 - Trưng bày tranh, ảnh về trường, lớp mầm non mà trẻ đang học.
 - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về:
 + Trường, lớp: Tên trường, tên lớp, các khu vực trong trường, lớp
 + Các hoạt động, cách chăm sóc, yêu quý, bảo vệ trường, lớp.
 Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan.
 - Sử dụng các phương tiện khác nhau: Tranh, ảnh, thơ, chuyện, câu đố, tham quanvới nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề.
III: CHUẨN BỊ (CĐ: "TRƯỜNG MẦM NON")
 - Tranh, ảnh, chuyện, sách về trường, lớp, các hoạt động của trẻ, của cô, của các thành viên trong trường mầm non
 - Lựa chọn một số bài hát, câu chuyện, trò chơiliên quan đến chủ đề.
 - Bút, máu, đất nặn, giấy A4, giấy báo, để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé, dán
 - Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép xây dựng.
 - Đồ chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, bác sĩ,cho các trò chơi đóng vai “Cô giáo”, “Lớp học”, “Bác sĩ”, “Nấu ăn”
 - Dụng cụ vệ sinh trang trí trường, lớp.
 - Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến chủ đề
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện 3 tuần từ ngày 5/9 đến ngày 23/9/2011.
Tuần 1: Thời gian thực hiện từ ngày 05/09 đến ngày 9/09/2011
Thứ 2, ngày 05/9/2011. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - VĐ: Đi bằng gót chân 
 - TCVĐ: Chuyển trứng.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân và giữ thăng bằng cho trẻ.
- Trẻ biết đi bằng gót chân, 2 tay giữ thăng bằng, đầu không cúi mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Chuyển trứng”.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Trứng nhựa, rổ nhựa.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau: 
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước sang hai bên.
- Động tác phát triển cơ lưng bụng: Quay người sang phải sang trái.
- Động tác chân: Nhún chân.
- Bật: tiến về phía trước
b, Vận động cơ bản: Đi bằng gót chân.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Cô đứng tự nhiên, đứng thẳng người sát vạch chuẩn.
- Thực hiện: Cô đứng thẳng người mắt nhìn về phía trước khi có hiệu lệnh “đi” cô bắt đầu đi bằng gót chân, 2 tay giữ thăng bằng, đầu không cúi mắt nhìn thẳng về phía trước. sau đó cô đi về cuối hàng.
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần (Mỗi lần hai trẻ lên tập )
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Chuyển trứng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Đi, chạy các kiểu chân.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QSCMĐ: Cái bàn
 TCVĐ: Kéo co
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên cái bàn, biết được các đặc điểm của cái bàn, chất liệu, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " kéo co".
 - Giáo dục: Cho trẻ giữ gìn bảo vệ cái bàn, không đập phá, bôi bẩn lên bànGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
 - Cái bàn, 1 sợi dây thừng dài 3 m.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cô đọc câu đố về cái bàn.
- Hỏi trẻ câu đố nói về cái gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát cái bàn.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cái bàn
- Cô cho trẻ “ Trốn cô” sau đó đưa cái bàn ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát cái bàn 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của cái bàn.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là cái bàn, cái bàn này gồm có mặt bàn được làm bằng gỗ mặt bàn nhẵn phẳng, dùng để cho chúng mình ngồi học, ăn cơm. cái bàn đứng được nhờ có 4 chân bàn, 4 chân bàn được làm bằng sắt.... chúng mình phải giữ gìn và bảo vệ cái bàn, không được bôi bửn, đập phá làm hỏng bàn...
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Kéo co.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
TRÒ CHƠI MỚI: Tìm bạn.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp cho trẻ nhận biết và phân biệt bạn cùng giới và khác giới.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Tìm bạn”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ "Bạn mới". Hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài gì?
+ Trong bài thơ có nhắc tới ai?
ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi:
- Số bạn nam hoặc bạn nữ chênh nhau một vài bạn.
- Các con đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát một bài nào đó. Khi cô giáo đưa ra hiệu lệnh " tìm bạn cùng giới " các con phải tìm cho mình người bạn nếu là gái thì phải tìm cho mình bạn gái, nếu là trai thì phải tìm cho mình một bạn trai. Hoặc khi cô giáo đưa ra hiệu lệnh " tìm bạn khác giới " nếu là trai thì phải tìm cho mình một bạn gái và ngược lại.
* Luật chơi:
- Ai không tìm được bạn phải tự giới thiệu về mình( họ và tên, là bé trai hay bé gái ).
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho lần lượt từng trẻ lên chơi theo nhóm, mỗi lần khoảng 4, 5 nhóm trẻ chơi.
- Cho cả lớp chơi ( 3-4 lần)
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn...
- Trả lời 
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 06/9/2011.
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: - Nhận biết Tên, địa chỉ trường, lớp.Tên công việc của cô giáo và các cô bác trong trường.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển nhận thức và khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ nhận biết tên, địa chỉ trường, lớp.Tên công việc của cô giáo và các cô bác trong 
 trường
- Giáo dục trẻ chú ý học bài, chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị. 
- Một số tranh ảnh về công việc của cô giáo và các cô bác trong 
 trường.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài trường cháu đây là trường MN
- Các con vừa hát bài hát gì?
-Giờ học hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về Tên, địa chỉ trường, lớp.Tên công việc của cô giáo và các cô bác trong trường.
2. Hoạt động 2: Tên, địa chỉ trường, lớp.Tên công việc của cô giáo và các cô bác trong trường.
- Các con đang học ở trường mầm non gì?
- Lớp các con học là lớp mẫu giáo gi?
- Vậy các con có biết trường chúng mình ở đâu không?
-> À đúng rồi đấy chúng mình đang học ở trường MN Hoa ban huyện mường ảng tỉnh điện Biên đấy các con ạ.
- Đến trường đến lớp các con đươc gặp nhưng ai?
- Công việc cua Cô giáo là gì?
- Công việc của các cô, bác nhà bếp là gì?
-Cô dùng thủ thuật xuất hiện tranh công việc của cô giáo, các cô trong trường cho trẻ quan sát
- Giáo dục trẻ yêu mến cô giáo và các cô trong tường.
3.Hoạt động 3: Trò chơi Chuyển trứng
- Cô Giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến cách chơi
- tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- bao quát động viên khuyến khích
* KT: Cô cho trẻ ra chơi
- Trẻ hát
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- 1 – 2 Trẻ trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi TC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCVĐ: Mèo bắt chuột.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “mèo bắt chuột”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, mũ mèo, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuột phải bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ được bắt những con chuột ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Cho một bạn làm “mèo” Ngồi ở góc lớp, các bạn khác làm “chuột” bò ở trong “ổ” (trong vòng tròn), cô nói “chuột” đi kiếm ăn , các con “chuột” vừa bò đi vừa kêu “chít, chít”, khoảng 30 giây, “mèo” xuất hiện và kêu “meo, meo”, vừa bò và bắt “chuột”, các “con chuột” phải bò nhanh về “ổ” của mình, “con chuột” nào bò chậm sẽ bị “mèo” bắt được và bị ra ngoài một vòng chơi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án:
Ngày / /2011
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 7/ 9/ 2011
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: - Thơ: Bạn mới.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ và biết đọc thơ cùng cô và các bạn.
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ chú ý học bài, yêu quí bạn bè, chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh học bài thơ: Bạn mới.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Hôm nay trên đường đến lớp cô đi qua cửa hàng tranh nhà Bác Gấu, ở cửa hàng có bán rất nhiều bức tranh đẹp, cô đã chọn mua một bức tranh về để trang trí cho lớp mình thêm đẹp. Cả lớp mình có muốn xem bức tranh của cô không?
- Cô đưa bức tranh ra cho trẻ xem và hỏi trẻ bức tranh vẽ gì?
ð Bức tranh vẽ cảnh các bạn đang vui chơi rất đông .Cô giáo cũng có một bài thơ nói về các bạn mới đi học vẫn còn rất nhút nhát, bây giờ cô sẽ đọc tặng cả lớp mình bài thơ "Bạn mới" do nhà thơ (Nguyệt Mai) sáng tác nhé.
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần. Cô đọc chậm, đọc diễn cảm.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp chi tranh minh họa theo nội dung của bài thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai nhỉ? 
- Bạn mới đến trường được miêu tả như thế nào?
ð "Nhút nhát" - Nghĩa là vẫn còn chưa quen với các bạn cùng lớp vẫn còn sợ sệt.
- Ai giỏi đọc những câu thơ miêu khi bạn mới đến trường hãy còn nhút nhát nào.
- Trích dẫn: " Bạn mới đến trường
 Hãy còn nhút nhát".
- Khi bạn mới đến trường thì các bạn ở trường đã giúp bạn những gì?
ð Khi bạn mới đến trường thì bạn mới đã nhận được sự giúp đỡ của các bạn cùng lớp, các bạn cùng lớp đã dạy bạn hát cùng rủ bạn chơi cùng mình.
- Ai giỏi đọc những câu thơ miêu tả khi bạn mới đến trường dã được các bạn ở cùng lớp giúp đỡ.
- Trích dẫn: "Em dạy bạn hát
 Rủ bạn cùng chơi".
- Thấy các bạn ngoan như vậy cô giáo đã tỏ thái độ như thế nào?
- Cô giáo đã khen các bạn ra sao?
ð Cô giáo thấy các bạn học sinh của mình rất ngoan vì vậy cô giáo cảm thấy rất vui, và cô đã khen các bạn đã biết đoàn kết giúp đỡ bạn của mình.
- Trích dẫn: " Cô thấy cô cười
 Cô khen đoàn kết".
ð Giáo dục: Khi thấy bạn mới đến trường thì chúng mình sẽ làm gì?
- Khi thấy bạn mới đến trường thì chúng mình sẽ giúp đỡ các bạn, chơi đoàn kết với các bạn và rủ các bạn cùng chơi với chúng mình.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2, 3 lần.
- Sau đó cho các tổ thi đua nhau đọc.
- Cho các nhóm đọc
- Cho 2,3 cá nhân trẻ lên đọc thơ.
- Trong khi trẻ đọc cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
5. Hoạt động 5: Trò chơi:" Tìm bạn".
- Chúng mình rất ngoan biết yêu thương giúp đỡ các bạn vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi " Tìm bạn".
- Cho trẻ chơi trò chơi "Tìm bạn" 2,3 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ trả lời
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ trả lời. 
- Chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Cái ghế
 - TCDG: Nu na nu nống.
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên cái ghế, biết được các đặc điểm của cái ghế, chất liệu, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Nu na nu nống".
 - Giáo dục: Cho trẻ giữ gìn bảo vệ cái ghế, không đập phá, bôi bẩn lên ghếGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
 - Cái ghế học sinh.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cô đọc câu đố về cái ghế.
- Hỏi trẻ câu đố nói về cái gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát cái ghế.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cái ghế.
- Cô cho trẻ “ Trốn cô” sau đó đưa cái bàn ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát cái bàn 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của cái ghế.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là cái ghế, cái ghế này gồm có mặt ghế được làm bằng gỗ mặt ghế nhẵn phẳng, dùng để cho chúng 
mình ngồi học, ăn cơm. Còn đây là cái tựa ghế dùng để cho chúng mình khi ngồi thì tựa lưng vào, cái ghế đứng được nhờ có 4 chân ghế, 4 chân ghế được làm bằng sắt.... chúng mình phải giữ gìn và bảo vệ cái ghế, k

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc