Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 2: Bản thân

- Trẻ biết được bản thân qua 1 số đặc điểm bên ngòai cơ thể: màu da, cao thấp, gầy béo, ý thích cá nhân

- Biết mình giống và khác nhau với bạn như thế nào.

- Hiểu được cơ thể của mình có những bộ phận nào? để làm gì? cách bảo vệ chăm sóc chúng

- Nhận biết và hiểu được các giác quan có tác dụng gì?

- Nhận biết các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng đối với sức khỏe bản thân.

 

doc70 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 17530 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 2: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ	đề iI: BảN THÂN - 3 tuần
 Thực hiện từ ngày 29/ 09/ đến ngày 17/10/2014
I. Mục tiêu:
1. Giáo dục phát triển nhận thức.
a. Khám phá khoa học:
- Trẻ biết được bản thân qua 1 số đặc điểm bên ngòai cơ thể: màu da, cao thấp, gầy béo, ý thích cá nhân
- Biết mình giống và khác nhau với bạn như thế nào.
- Hiểu được cơ thể của mình có những bộ phận nào? để làm gì? cách bảo vệ chăm sóc chúng
- Nhận biết và hiểu được các giác quan có tác dụng gì?
- Nhận biết các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng đối với sức khỏe bản thân.
b. Toán sơ đẳng:
- So sánh tìm hiểu mối quan hệ số nhiều, ít, bằng nhau.
- Xác định phía phải, phía trái của bản thân.
2. Giáo dục phát triển thể chất.
a. Dinh dưỡng - sức khỏe:
- Có khả năng thực hiện vận động theo nhu cầu của bản thân: Đi, chạy, nhảy, leo trèo.
- Biết sử dụng 1 số đồ dùng sinh hoạt hằng ngày để phục vụ bản thân.
- Biết vệ sinh răng miệng, tay, chân, quần, áo sạch sẽ.
- Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.
- Biết cách ăn mặc phù hợp khi thời tiết thay đổi.
- Biết tránh 1 số vật dụng nguy hiểm với bản thân.
b. Phát triển vận động:
- Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch thẳng trên sân.
- Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
- Ném xa chạy chậm 10m.
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ.
- Biết sử dụng các từ ngữ để giới thiệu về mình.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô và của các bạn
- Lễ phép và lịch sự với mọi người.
- Mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh.
- Đọc thơ, kể truyện diễn cảm về chủ đề bản thân.
- Chờ đến lượt trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác.
4. Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội.
- Biết chia sẻ cảm nhận cảm xúc của mình và của người khác.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, chơi hòa đồng với bạn bè.
- Biết tôn trọng bản thân vầ tuân theo quy định chung.
- Biết giữ gìn vầ bảo vệ môi trường sạch đẹp.
- Thực hiện các quy định ở trường, lớp.
5. Phát triển thẩm mỹ.
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ vật liệu để tạo ra sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân, người thân, có bố cục màu sắc hài hòa.
- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc.
 II/ mạng Nội dung.
tôi là ai 
- Một số đặc điểm cá nhân, tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và thiệu về những người thân trong gia đình, bạn bè cùng lớp.
- Đặc điểm, diện mạo hình dáng bên ngoài, trang phục.
- Khả năng sở thích riêng và tình cảm của tôi.
- Cảm xúc của tôi, quan hệ của tôi với mọi người xung quanh.
- Tôi tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người.
Bản thân
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
- Tôi được sinh ra và lớn lên.
- Những người chăm sóc tôi, tôi lớn lên với sự an toàn và tình thương.
- Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khoẻ, cơ thể khoẻ mạnh
- Môi trường xanh- sạch - đẹp và không khí trong lành.
- Đồ dùng cá nhân và đồ chơi của tôi.
Cơ thể kỳ diệu của bé 
- Cơ thể của tôi do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và tôi không thể thiếu được 1 bộ phận nào.
- Cơ thể có các bộ phận: Đầu, cổ, thân mình, chân, tay.
- Tôi có 5 giác quan.
- Tác dụng và cách chăm sóc các bộ phận cơ thể của giác quan
- Những công việc hàng ngày.
II/ mạng hoạt động.
Phát triển nhận thức.
* LQVT:
- So sánh tìm hiểu mối quan hệ số nhiều, ít, bằng nhau.
- Xác định phía phải, phía trái của bản thân.
*KPKH:
- Quan sát và đàm thoại về các bộ phận trên cơ thể.
- Phân biệt những đặc điểm giống và khác nhau giữa tôi và bạn.
Phát triển thẩm mỹ
* AN: DH: Cái mũi, mừng sinh nhật, 
- NH: Bạn có biết tên tôi, gà gáy le te.
-TC: Tai ai tinh,tìm bạn,con thỏ.
*TH: Tô màu tranh bạn trai, bạn gái. 
- Nặn kính đeo mắt.
- Nặn vòng tặng bạn.
 BảN THÂN
Phát triển tc & knxh
- Trò chuyện tìm hiểu về tác dụng của từng bộ phận và các giác quan trên cơ thể
- Trò chuyện về ngày sinh nhật bé
- Quan sát và cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể và các giác quan.
- Rèn trẻ biết vâng lời cô giáo,cất dọn đồ dùng đồ chơi khi chơi xong.
Phát triển ngôn ngữ
- Truyện:
+ gấu con bị đau răng.
- Thơ:
+ cô dạy.
+ Tâm sự của cái mũi.
- Nội dung kết hợp:
+ Hát các bài hát về chủ đề bản thân.
Phát triển thể chất
* Vận Động:
- Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch thẳng trên sân.
- Trườn sấp trèo qua ghế thể dục
- Ném xa chạy chậm 10m
+TCVĐ: Thả đỉa ba
ba.Thi xem ai nhanh.
*VS, DD:
- Trò chuyện về các loại thực phẩm và món ăn ở trường MN . Rèn trẻ biết tự vệ sinh cá nhân.
Kế hoạch tuan
chủ đề nhánh: 
Tôi là ai ?
thực hiện từ ngày 30/09/2013 đến 04/10/2013.
 Thứ
Hoạt động
Thứ 2
30/09
Thứ 3
01/10
Thứ 4
02/10
Thứ 5
03/10
Thứ 6
04/10
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh. 
- Cô giáo đón trẻ với thái độ ân cần.
- Cô trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh.
- Hướng dẫn trẻ để đồ chơi, đồ dùng đúng quy định.
Thể dục sáng.
* Cô hướng dẫn cho trẻ tập các động tác: 
- ĐT: Hô hấp: : 2 tay đưa ra gập trước ngực.
- ĐT Tay : Đưa 2 tay về trước, vỗ 2 tay vào nhau.
- ĐT Bụng: Cúi xuống, 2 chân dứng thẳng tay chậm đất.
- ĐT Chân: Chân phải nâng cao đưa gối gập vuông góc.
- ĐT Bật: Bật tách chân.
- Tập nhịp nhàng 2 lần x 8 nhịp.
Hoạt động học.
PTTC
- Đi trên ghế thể dục. Đi trên vạch thẳng.
- TCVĐ: mèo đuổi chuột.
KPKH
- Phân biệt điểm giống và khác nhau của tôi và các bạn. 
PTNN
- Truyện: gấu con bị đau. răng.
- KH hát: Cái mũi.
PTTM
- Tô màu tranh bạn trai, bạn gái.
- Kết hợp hát: Đường và chân.
PTTM
- DH: Cái mũi,
- NH “ Bạn có biết tên tôi’.
- TC: Tai ai tinh.
Hoạt động ngoài Trời
- Quan sát sân trường.
 -TCVĐ: Tìm bạn thân.
- Chơi tự do.
- Thăm quan nhà bếp.
- TCVĐ: Chó sói xấu tính.
- Chơi tự do
- Quan sát thời tiết.
- TCVĐ; Chuyền bóng bằng 2 tay.
- Chơi tự do.
- Quan sát vườn trường.
- TCVĐ: Về đúng nhà.
- Chơi tự do.
- Quan sát vườn rau
- TCVĐ: Tai ai tinh.
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
 Góc chơi phân vai:
- Gia đình, bán hàng.
- Bán hàng , nấu ăn, bác sỹ.
- Bán hàng, gia đình, Cô giáo.
 Góc học tập: Xem chuyện tranh về chủ đề bản thân.
 Góc nghệ thuật: Tô màu chân dung bé vui, buồn, tức giận.
- Rèn kỹ năng sử dụng màu sắc cho trẻ.
Góc thư viện: Làm sách về bé.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.Chăm sóc vườn hoa.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ.
- Cô dạy trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn,rửa theo đúng quy trình. 
- Chia cơm theo khẩu phần, Cô động viên trẻ ăn ngon miệng bằng cách gợi hỏi tên các món ăn cung cấp cho cơ thể những chất gì?
- Giới thiệu cho trẻ biết tên các nhóm thực phẩm qua các món ăn.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh khi ăn uống: Không nói chuyện, không làm rơi cơm...Cho trẻ vào phòng ngủ, sắp xếp chỗ nằm cho trẻ.Cô tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ ngủ: ít ánh sáng.
Hoạt động chiều
- Hát các bài hát về chủ đề: Bản thân.
Trò chơi mèo đuổi chuột.
- Phân biệt các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
- Làm tranh ảnh tặng bạn.
- Hướng dẫn trẻ chải đầu.
- Văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan. 
Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân.Chuẩn bị đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Chơi nhẹ nhàng ở các góc.Trao đổi với phụ huynh tình hình trong ngày của trẻ.
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
Thể dục sáng.
tập kết hợp với băng đĩa: thể dục sáng.
1. Mục đích yêu cầu
a. Kiến thức:
- Trẻ đứng đúng đội hình khi tập.
- Trẻ tập các động tác nhịp nhàng, chính xác.
- Trẻ biết thực hiện đúng theo hiệu lệnh của cô.
b. Kỹ năng:
- Dạy trẻ kỹ năng tập các động tác dứt khoát, nhịp nhàng với lời ca.
c. Thái độ:
- Có ý thức tham gia tập thể dục đẻ rèn luyện cơ thể. 
2. Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng, quả bông.
- Băng đĩa thể dục.
3. Thực hiện:
a. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi chạy chậm, nhanh, chậm kết hợp đi bằng mũi chân, gót chân. Sau đó đứng dàn đội hình thành 2 hàng ngang.
b. Trọng động:
* Tập các động tác với băng đĩa thể dục sáng.
- ĐT1: Hô hấp. 2 tay đưa ra gập trước ngực.
- ĐT2: Tay, Đưa 2 tay về trước, vỗ 2 tay vào nhau,
- ĐT3: Bụng, Cúi xuống, 2 chân dứng thẳng tay chậm đất.
- ĐT4: Chân, Chân phải nâng cao đưa gối gập vuông góc,
- ĐT5: Bật, Bật tách chân.
c. Hồi tĩnh:
- Thả lỏng điều hòa.
Hoạt động vui chơi
Góc chơi phân vai: Bác sỹ, cửa hàng, gia đình.
Góc học tập: Xem chuyện tranh về chủ đề bản thân.
Góc nghệ thuật: Hát múa về chủ đề.
Góc thư viện: Làm sách về bé.
Góc TN: Chăm sóc cây cảnh.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ thỏa thuận biết nhận vai chơi.
- Trẻ chơi đúng góc chơi của mình,biết thể hiện đúng vai chơi.
- Biết chơi các góc học tập, tạo hình, biết sử dụng màu và cách cầm bút để tô vẽ.
- Biết cất và lấy đồ dùng đồ chơi.
b. Kỹ năng:
- Khéo léo trong khi chơi, nhập đúng vai chơi. 
- Trẻ có kỹ năng tái tạo công việc của người lớn trong khi chơi.
c. Thái độ:
- Giáo dục chăm sóc bản thân.
- Trẻ lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
- Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc.
III. Thực hiện:
1. HĐ 1:
- Cô và trẻ hát bài: Cái mũi
- Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề.
2. HĐ 2:
a. Thỏa thuận vai chơi:
- Trong lớp có những góc chơi nào?
- Con thích chơi ở góc nào?
- Góc phân vai hôm nay sẽ chơi gì?
- Ai sẽ là bác sỹ? Bác sỹ làm công việc gì?
- Bác sỹ có thái độ như thế nào với bệnh nhân?
- Con rủ bạn nào chơi cùng? 
- Trong khi chơi các con phải như thế nào ? 
- Cô nhắc nhở, động viên trẻ.
- Tương tự cô đàm thoại các góc chơi khác và phân trẻ về các nhóm chơi.
 b. Qúa trình chơi: 
- Cô cho trẻ về góc chơi sau đó đến và hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô có thể tham gia chơi và giúp đỡ trẻ liên kết các nhóm chơi.
- Nhắc trẻ đoàn kết trong khi chơi, không tranh dành đồ dùng, đồ chơi. 
c. Nhận xét
- Cô tới các góc nhận xét trẻ chơi. 
- Tập trung trẻ tại góc gia đình cho trẻ nhận xét góc chơi.
- Cô nhận xét các góc chơi và khen ngợi trẻ.
3. HĐ 3:
- Cho trẻ cất đồ chơi. 
Kế hoạch hoạt động trong ngày 
 Thứ 2 ngày 30 tháng 09 năm 2013.
hoạt động học
PTTC: Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch thẳng.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác thể dục cùng cô.
- Trẻ biết Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch thẳng.
- Mắt nhìn thẳng về phía trước, người thẳng, chân trái bước lên trước, chân phải sau
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo, thăng bằng.
- Củng cố kỹ năng vận động cho trẻ.
c. Thái độ:
 - Tham gia tích cực vào vận động.
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và thói quen rèn luyện thân thể. 
- Giáo dục dinh dưỡng,vệ sinh cho trẻ.
II. CHUẩN Bị:
1. Không gian tổ chức:
- Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ thoáng mát.
- Sân tập. 
2. Đồ dùng phương tiện:
- Ghế thể dục, kẻ vạch thẳng.
3. Phương pháp:
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp giảng giải,giải thích.
III. Thực hiện:
1. HĐ 1:
 - Cô và trẻ hát bài: Cái mũi. Cô đàm thoại và trao đổi với trẻ về chủ đề.
2. HĐ 2: 
a. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi chạy chậm, nhanh, chậm, kết hợp các kiểu chân. Sau đó .
đứng thành 2 hàng ngang giãn cách đều, tập bài phát triển chung.
b. Trọng động:
*BTPTC:
- ĐT Tay : Đưa 2 tay về trước, vỗ 2 tay vào nhau.
- ĐT Bụng: Cúi xuống, 2 chân dứng thẳng tay chậm đất.
- ĐT Chân: Chân phải nâng cao đưa gối gập vuông góc.
- ĐT Bật: Bật tách chân.
+ ĐTNM: Chân
* VĐCB: Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch thẳng.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 vừa tập vừa phân tích động tác.
* Trẻ tập: 
- Cho trẻ thực hiện giống Cô, Cô động viên trẻ.
- Cả lớp lần lượt thực hiện 3 lần, cô chú ý sửa sai, động viên trẻ.
- Tổ chức 2 đội thi đua, Cô quan sát và thưởng cờ cho trẻ.
- Động viên, khuyến khích trẻ.
+ Củng cố: Cho 2-3 trẻ thực hiện lại và gợi hỏi để trẻ nhắc lại tên bài tập,cách tập và cô nhận xét tuyên dương trẻ.
 * TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần,cô động viên trẻ chơi.
c. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
3. HĐ 3:
- Cô nhận xét chung giờ học.
- Cho trẻ ra chơi và đọc bài thơ: “Cái mũi”.
hoạt động ngoài trời:
 Quan sát sân trường. 
Trò chơi: Tìm bạn thân.
 Chơi tự do.
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được đâu là khu vực sân trường.
- Biết và gọi tên những thứ có trong sân trường.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức khi thực hiện các hoạt động.
- Biết vui chơi đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ thực hiện tốt các nội quy trường lớp.
II. CHUẩN Bị :
- môi trường cho bé hoạt động và quan sát.
III.THựC HIệN:
1.HĐ 1:
- Cô dặn dò trẻ và cho trẻ hát bài: “ Yêu cây xanh.”
2. HĐ 2:
* Quan sát đàm thoại
+ Quan sát sân trường:
- Cô để trẻ quan sát va thảo luận những gì mà trẻ thấy, sau đó cô gợi hỏi và khuýen khích trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình.
- Ngoài sân trường có những gì?Cảnh vật hôm nay thế nào?
- Khi đứng dưới gốc cây này con có cảm giác gì?Tại sao?
- Nếu chúng mình bẻ cành, chặt cây thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- Tại sao phải giữ vệ sinh môi trường và bảo vệ cây xanh?
+ Cô nhận xét tuyên dương và giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
* Trò chơi VĐ: Tìm bạn thân.
- Cô hướng dẫn cách chơi luật chơi rồi cho trẻ chơi 3-4 lần, cô bao quát,động viên trẻ tham gia tích cực.
* Chơi tự do
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. HĐ 3:
- Cô nhận xét buổi chơi tuyên dương và giáo dục trẻ.
Hoạt động chiều
 Hát các bài hát về chủ đề: Bản thân.
- Cho trẻ hát các bài hát về chủ đề: Bản thân.
- Cho trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột.
- Trẻ chơi nhẹ nhàng chờ bố mẹ đến đón về.
Nhật ký cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kế hoạch hoạt động trong ngày 
 Thứ 3 ngày 01 tháng 10 năm 2013.
hoạt động học
KPKH: Phân biệt điểm giống và khác nhau của tôi với bạn
Kết hợp hát: Tìm bạn thân.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết phân biệt được giới tính qua mái tóc,quần áo,giọng nói tính cách. 
- Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa tôi và các bạn.
2. Kỹ năng; 
- Tập 1 số kỹ năng quan sát và so sánh.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức khi thực hiện các hoạt động.
- Giáo dục trẻ thực hiện tốt các nội quy của trường lớp.
II. CHUẩN Bị:
- Tranh bạn trai,bạn gái. 
- Sáp màu.
III. THựC HIệN:
1. HĐ1:
- Cho trẻ hát bài: Tìm bạn thân.
2. HĐ2: 
- Phân biệt điểmgiống và khác nhau của tôi và các bạn
- Cô mời 2 trẻ lên quan sát và nói về điểm nào khác nhau: họ tên, giới tính
- Bạn có mái tóc như thế nào?
- Tiếng nói của bạn ra sao?
* Điểm giống nhau của bạn:
- Cô mời 1 số trẻ lên phân biệt điểm giống và khác nhau với các bạn.
- Giáo dục trẻ yêu thương quý mến nhau.
* Trò chơi củng cố :
- Cho trẻ chơi trò chơi: Bạn trai, bạn gái. 
- Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô động viên trẻ.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tô màu bức tranh bạn trai bạn gái.
3. HĐ 3:
- Cô nhận xét tuyên dương và giáo dục trẻ yêu trường, mến lớp vâng lời cô giáo, đoàn kết với bạn bè.
Hoạt động ngoài trời.
Thăm quan nhà bếp.
TC VĐ: Chó sói xấu tính.
Chơi tự do.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được công việc của bác cấp dưỡng.
- Biết được khu vực bếp và các đồ dùng trong bếp.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Môi trường cho trẻ hoạt động và quan sát.
III. Thực hiện:
1. HĐ 1:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi xuống khu vực bếp.
2. HĐ 2:
*Quan sát và đàm thoại:
- Cho trẻ vào bếp cùng quan sát các đồ dùng,trò chuyện với cô nuôi để trẻ biết về công việc của cô nuôi.
- Hỏi trẻ tên và công dụng những đồ dùng đó.
- Trò chuyện với trẻ về thực phẩm ngày hôm nay.
- Cách chế biến 1 vài món ăn đơn giản.
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.
- Cô nuôi đã rất vất vả để nấu được cơm cho các con ăn vì vậy các con phải ăn hết suất không làm rơi vãi ra ngoài
* Trò chơi VĐ: Chó sói xấu tính.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Chơi tự do.
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. HĐ 3:
- Cô nhận xét buổi chơi tuyên dương và giáo dục trẻ.
hoạt động chiều.
Phân biệt các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên và tác dụng của từng bộ phận và các giác quan trên cơ thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ 1 số kỹ năng thao tác vệ sinh.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp.
- Đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Tranh có bộ phận trên cơ thể. 
- Một số bài thơ, hát về chủ đề.
III. Thực hiện;
1. HĐ 1:
- Cho trẻ hát bài: Cái mũi. Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân.
2. HĐ 2:
* Trò chuyện và đàm thoại.
- Cho trẻ chơi trò dấu tay sau đó hỏi tay con đâu?
- Cô hỏi trẻ trả lời.
- Cô chỉ vào từng bộ phận trên cơ thể rồi hỏi trẻ.
- Cô hỏi tên các bộ phận được vẽ trên giấy và các bộ phận trên lô tô.
- Cô hướng dẫn trẻ lấy lô tô đặt chồng lên hình tương ứng ở bức tranh to.
- Cô đọc cho trẻ nghe về 1 vài câu thơ nói về các bộ phận trên cơ thể.
- Cô giáo dục trẻ.
* Trò chơi củng cố:
- Chơi trò trời tối trời sáng, hỏi về mắt.
- Chơi trò nắm tai, hỏi trẻ tai đâu?
* Vẽ mặt dễ thương:
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ khuôn mặt nhưng thiếu bộ phận: Mắt, mũi, miệng, trẻ chỉ và chọn bộ phận còn thiếu.
3. HĐ 3:
- Cô nhận xét tuyên dương và giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, 
- Cho trẻ hát bài: Cái mũi.
Nhật ký cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kế hoạch hoạt động trong ngày 
Thứ 4 ngày 02 tháng 10 năm 2013.
hoạt động học.
PTNN: truyện: Gấu con bị đau răng.
KH hát: Cái mũi.
1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Nhớ tên các nhân vật trong truyện.
b. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ.
- Tập cho trẻ có thói quen lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô.
c. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời người lớn.
- Đoàn kết với bạn bè.
- Giữ gìn vệ sinh để có môi trường xanh, sạch, đẹp.
2. Chuẩn bị:
- Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ thoáng mát.
- Tranh minh họa truyện: Gấu con bị đau răng.
- Que chỉ.
3. Thực hiện:
a. HĐ1:
- Cho trẻ hát bài: Cái mũi.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
b. HĐ 2:
- Cô giới thiệu tên bài.
- Cô kể lần 1 kể diễn cảm.
- Kể lần 2 kèm tranh minh hoạ.
- Cô kể trích dẫn.
* Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung: 
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Trong sinh nhật bạn gấu các bạn đã đến và mang theo những gì?
- Các bạn đã làm gì trong bữa tiệc sinh nhật?
- Khi các bạn ra về thì đã có chuyện gì thú vị xảy ra?
* Cho trẻ kể lại truyện theo tranh.
- Cô lắng nghe, nhận xét và giáo dục trẻ.
c. HĐ 3:
- Cho trẻ hát: Mừng sinh nhật ra chơi.
HOạT ĐộNG NGOàI TRờI:
Quan sát thời tiết.
TCVĐ; Bịt mắt bắt dê.
Chơi tự do.
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được thời tiết hôm nay nắng hay mưa.
2 Kỹ năng:
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức khi thực hiện các hoạt động.
- Giáo dục trẻ thực hiện tốt các nội quy trường lớp.
II. CHUẩN Bị :
- môi trường cho bé hoạt động và quan sát.
III.THựC HIệN:
1. HĐ 1:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi ra sân.
b. HĐ 2: 
* Quan sát đàm thoại.
+ Quan sát thời tiết:
- Cho trẻ ra sân chơi sau đó tập trung trẻ lại và cùng đàm thoại.
- Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
- Khôn

File đính kèm:

  • docchu de ban than 1314.doc
Giáo Án Liên Quan