Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 3: Gia đình - Mạng nội dung

- Địa chỉ gia đình

- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình.

- Nhà : Là nơi gia đình cùng chung sống.

- Trẻ được tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình như các ngày kỉ niệm của gia đình ( mừng sinh nhật, mừng thọ ông bà.).

- Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà ( đá, sỏi, xi măng .).

- Những người làm ra ngôi nhà ( kĩ sư xây dựng, thợ xây, thợ mộc.).

 

doc23 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 16035 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 3: Gia đình - Mạng nội dung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH - NGÀY HỘI 20/11
Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 24/10 đến ngày 18/11/2011
- Địa chỉ gia đình
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình.
- Nhà : Là nơi gia đình cùng chung sống.
- Trẻ được tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình như các ngày kỉ niệm của gia đình ( mừng sinh nhật, mừng thọ ông bà...).
- Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà ( đá, sỏi, xi măng ...).
- Những người làm ra ngôi nhà ( kĩ sư xây dựng, thợ xây, thợ mộc..).
I. MẠNG NỘI DUNG -MẠNG HOẠT ĐỘNG (CĐ: " GIA ĐÌNH - NGÀY HỘI 20/11 ")
1. Mạng nội dung:
Gia đình sống chung một ngôi nhà
Mời bạn đến thăm gia đình tôi
- Các thành viên trong gia đình: Tôi, bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,...
( họ tên, sở thích...)
- Công việc của các thành viên trong gia đình.
- Những thay đổi trong gia đình ( Có người chuyển đi, mới sinh...)
GIA ĐÌNH - NGÀY HỘI 20/11
Nhu cầu gia đình
Ngày hội 20/11
- Gia đình là nơi các thành viên sống vui vẻ, hạnh phúc.
- Biết dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Các kiểu nhà khác nhau ( 1 tầng, 2 tầng, nhà chung cư...).
- Biết các loại thực phẩm cần thiết cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh.
- Học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày tết của các thầy cô.
- Biết các công việc hàng ngày của các cô giáo.
- Biết các loại đồ dùng cần thiết của cô giáo.
* KPKH: 
- Các thành viên trong gia đình bé.
- Một số đồ dùng trong gia đình.
- Trò chuyện về bữa ăn trong gia đình.
- Trò chuyện về nghề dạy học.
* Toán: 
- Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 2.
- Xác định phía phải phía trái , trước – sau của ĐV so với bản than
- Gộp tách 2 nhóm đối tượng trong pv 2và đếm
* Thơ: 
- Em yêu nhà em.
- Lấy tăm cho bà.
* Truyện: 
- Ai đáng ken nhiều hơn
- Kể chuyện ST theo tranh
2. Mạng hoạt động:
*VĐ: 
- Bật xa 35- 40cm.
- Đi lùi.
 - Bò chui qua cổng.
* TCVĐ: - Thi xem đội nào nhanh, trời mưa, Ô tô và chim sẻ.
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
GIA ĐÌNH, NGÀY HỘI 20/11
Phát triển tình cảm xã hội
Phát triển thẩm mĩ
- Thực hiện một số nề nếp quy định trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
- Làm một số công viêc giúp bố mẹ và người thân trong gia đình.
- làm quà tặng bố mẹ và những người thân
- Trò chuyện tìm hiểu về tình cảm sở thích của các thành viên trong gia đình và những ứng sử lễ phép, lịch sự với người thân trong gia đình.
- Đóng vai các thành viên trong gia đình, bác sĩ người khám bệnh.
* Âm nhạc: Dạy hát, dạy vận động: 
- Cháu vẽ ông mặt trời. 
- Cả nhà thương nhau.
- ÂN tổng hợp 
 Nghe hát: 
 - Tổ ấm gia đình. 
 - Ngọn nến lung linh, cô giáo.
- Cái bống
* Tạo hình: 
- v ẽ ngôi nhà của bé.
- Xé dán nhà cao tầng.
.
III. MỞ CHỦ ĐỀ (CĐ: " GIA ĐÌNH - NGÀY HỘI 20/11 ")
 - Trưng bày tranh, ảnh về gia đình, các hình ảnh hoạt đọng trong gia đình ( Ảnh đi nghỉ mát, ảnh sinh nhật...)
 - Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: Bố, mẹ, anh, chị em trong gia đình.
 - Cùng cô là bức tranh về gia đình của bé.
 + Dán hoặc dính ảnh của các gia đình vào 1 cái bảng.
 + Treo bảng vào 1 góc để cho trẻ quan sát trao đổi với nhau.
 + Hàng ngày vào những thời điểm khác nhau hướng dẫn trẻ xem ảnh và cho trẻ tự kể với nhau về gia đình mình và gia đình bạn, kể về sự giúp đỡ nhau trong gia đình....
 - Cô giáo cùng trẻ chuẩn bị và treo những bức tranh về gia đình.
 Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan.
 - Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh, ảnh, thơ, chuyện, câu đố, tham quanvới nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề.
IV: CHUẨN BỊ (CĐ: " GIA ĐÌNH - NGÀY HỘI 20/11 ")
 - Tranh, ảnh, chuyện, sách về gia đình trẻ và những người thân trong gia đình, các hoạt động của trẻ, của các thành viên trong gia đình
 - Lựa chọn một số bài hát, câu chuyện, trò chơiliên quan đến chủ đề.
 - Bút, máu, đất nặn, giấy A4, giấy báo, để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé, dán
 - Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép xây dựng.
 - Đồ chơi đóng vai bố mẹ, bác cấp dưỡng, bác sĩ,cho các trò chơi đóng vai “Bố mẹ”, “Lớp học”, “Bác sĩ”, “Nấu ăn”
 - Dụng cụ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
 - Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến chủ đề Gia đình và ngày hội 20/11.
Tuần 8: Thời gian thực hiện từ ngày 24/10 đến ngày 28/10/2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI.
Thứ 2, ngày 24/10/2011. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - VĐ: Bật xa 35- 40 cm.
 - TCVĐ: Cáo và thỏ.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tập thể dục là có lợi cho sức khỏe.
- Trẻ biết Bật xa 35- 40 cm.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Cáo và thỏ”.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Vạch kẻ .
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
- Cho trẻ hát bài :"Cháu yêu bà".
? Các con vừa hát bài hát gì?
? Bài hát nói về ai ?
? Chúng mình có yêu thương mọi người trong gia đình của mình không ?
? Chúng mình sẽ làm gì để cho ông bà bố mẹ vui lòng ?
- Muốn cho ông bà, bố mẹ vui lòng chúng minnhf phải chăm ngoan học giỏi, muốn học giỏi thì trước hết chúng mình phải có 1 sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục. Giờ học hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài bận động:"Bật xa 35-40 cm" bây giờ cô cháu mình sẽ cùng nhau khởi động nhé.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Hô hấp: Gà gáy
- Tay: 2 tay sang ngang và lên cao
- Chân: Tay đưa ra trước và khuỵu gối
- Bụng: Gập người về phía trước
- Bật: Bật tách chân
b, Vận động cơ bản: Bật xa 35-40 cm
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập "lần 1" 
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Cáo và thỏ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Trẻ hát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đi, chạy các kiểu chân.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Khu nhà ở xung quanh trường
 - TCVĐ: Tìm đúng nhà
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Giúp trẻ được tếp xúc với thiên nhiên gần gũi xung quanh.
 - Củng cố nhận biết của trẻ về các kiểu nhà: Tên của ngôi nhà, nhà mấy tầng, mới xây hay đã xây lâu.
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Tìm đúng nhà".
 - Giáo dục: Cho trẻ giữ gìn bảo vệ ngôi nhà không vẽ bửn lên tường nhàGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
 - Ngôi nhà màu xanh, đỏ, vàng. 
 - Cờ mà xanh, đỏ, vàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cô đọc câu đố về ngôi nhà.
- Hỏi trẻ câu đố nói về cái gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát khu nhà ở xung quanh trường mình.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Khu nhà ở xung quanh trường.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện: Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về khu nhà xung quanh trường này nhé.
+ Tên của ngôi nhà này là nhà gì ?
+ Những bạn nào sống ở khu nhà này ?
+ Ngôi nhà này có mấy tầng ?
+ Ngôi nhà này mới xây hay đã xây lâu ?
+ Vì sao con biết ?
+ Quanh khu nhà này còn có gì ?
( Có cây xanh, vườ hoa, trường học,...)
+ Có ai trong số chúng mình đang sống trong những ngôi nhà như thế này không ? vì sao ?
Cô kết luận: Trong lớp mình có nhiều gia đình các con sống trong khu nhà này, rất nhiều người muốn sống ở những khu nhà này vì rất thuận tiện, mọi người muốn đi chơi, đi chợ, hoặc cho trẻ đi học, không phải đi xa...Hiện nay có rất nhiều ngôi nhà mới được xây lên rất đẹp và hiện đại.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng nhà.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe 
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
TRÒ CHƠI MỚI: Gia đình ngăn nắp.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Trẻ biết xếp từng loại theo công dụng và chất liệu sứ cốc thuỷ tinh
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Gia đình ngăn nắp”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. 
- 1 số loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu khác nhau : Bát sứ, cốc thuỷ tinh nhựa nhôm
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ "Em yêu nhà em". Hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài gì?
+ Trong bài thơ có nhắc tới ai?
ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi:
 - Cô đưa ra yêu cầu cho 2 đội chơi gia đình. Mỗi gia đình chọn một loại dồ dùng có công dụng, đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để ngủ.
 - Gia đình nào ngăn nắp hơn, chọn đúng là gia đình đó thắng cuộc
 - Yêu cầu trẻ đồ dùng theo chất liệu theo nhóm sứ, nhôm, thuỷ tinh rồi nói tên đồ dùng chất liệu công dụng của đồ dùng đó 
* Luật chơi:
- Ai không tìm được bạn phải tự giới thiệu về mình( họ và tên, là bé trai hay bé gái, nhà ở đâu ).
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho lần lượt từng trẻ lên chơi theo nhóm, mỗi lần khoảng 4, 5 nhóm trẻ chơi.
- Cho cả lớp chơi ( 3-4 lần)
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn...
- Trả lời 
- Trả lời 
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ 3, ngày 25/10/2012.
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Các thành viên trong gia đình bé.
I: Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ biết rõ hơn về các thành viên trong gia đình gồm có bố mẹ, anh chị em và các công việc hàng ngày trong gia đình: ( Họ tên, công việc, sở thích...)
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
 - Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình, biết quan tâm hơn với những người thân trong gia đình mình. 
II: Chuẩn bị : - Tranh ảnh về gia đình đông con, gia đình ít con. 
III: Tổ chức hoạt động
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Hát “ Cả nhà thương nhau”.
 - Cả lớp hát 1 lần 
 + Lớp mình vừa hát bài gì?
 +Trong gia đình có những ai?
2. hoạt động 2: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình. 
 Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, gia đình là nơi sinh sống và làm việc. Cô gới thiệu về gia đình cô trước. Gia đình có 4 người đó là chồng cô, cô và các con 
Cho trẻ kể về gia đình của trẻ 
 + Gia đình con có những ai?
 + Bố mẹ anh chị, em con làm nghề gì?
 + Hàng ngày mọi người thường làm những công việc gì?
 + mọi người trong gia đình đối với nhau như thế nào?
=> Gia đình là một tổ ấm, mọi người trong gia đình luôn yêu thương nhau, luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người trong gia đình 
 - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ 
3. Hoạt động 3: So sánh số lượng người thân trong gia đình. 
 - Cho trẻ quan sát tranh 1: Gia đình ít con
 - đây là bức tranh vẽ về gia đình các con quan sát và nhận xét xem có mấy người 
 + Gồm có những ai? Mọi người đang làm gì ?
 + Thuộc gia đình đông con hay ít con?
Cho trẻ quan sát tranh 2: Gia đình đông con 
 + Tranh vẽ gì ? Trong gia đình có những ai?
 + Mọi người đang làm gì?
 + Thuộc gia đình đông con hay ít con?
 - Cho trẻ đếm số lượng người trong 2 bức tranh 
 + Gia đình bạn Acó mấy người ?
 + Gia đình bạn B có mấy người ?
 + Gia đình nào có ít con ? Gia đình nào nhiều con? Vì sao?
 + Vậy gia đình đông con sẽ như thế nào?
 + Gia đình ít con như thế nào?
=> Gia đình ít con là gia đình có từ 1-2 con cuộc sống của gia đình này thường khá giả hơn, bố mẹ có đình kiện chăm sóc con cái, quan tâm đến việc học hành 
 Gia đình đông con là gia đình có từ 3 con trở lên, như trong tranh bố mẹ phải vất vả làm việc, các anh chị không có điều kiện học hành 
 - Cô gọi trẻ nhận xét xem gia đình mình là gia đình đông con hay ít con
=> Chúng ta ai cũng có 1 gia đình, trong gia đình có ông bà, bố mẹ và các anh chị em mỗi người đều có công viêch khác nhau nhưng mọi người đều yêu thương quan tâm đến nhau vì vậy các con phải biết kính trọng lễ phép với mọi người 
- Cho cả lớp đọc bài thơ “ lời chào”
4. Hoạt động 4: Vẽ chân dung người thân.
 - Cho trẻ lấy phấn bảng ra vẽ chân dung người thân
 - Cô nhận xét nhanh bài vẽ của trẻ 
 - cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ra chơi nhẹ nhàng
- Cả lớp hát 1 lần 
- Cả lớp trả lời
1-2 trẻ kể 
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
- Trẻ quan sát và so sánh 
- Mỗi câu hỏi 1-2 trẻ trả lời 
- Mỗi câu hỏi 1-2 trẻ trả 
lời
- Cả lớp đếm 
- Trẻ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô
- 1-2 trẻ nhận xét 
- Cả lớp đọc 1 lần 
- Cả lớp vẽ 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Mèo bắt chuột.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “mèo bắt chuột”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, mũ mèo, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuột phải bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ được bắt những con chuột ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Cho một bạn làm “mèo” Ngồi ở góc lớp, các bạn khác làm “chuột” bò ở trong “ổ” (trong vòng tròn), cô nói “chuột” đi kiếm ăn , các con “chuột” vừa bò đi vừa kêu “chít, chít”, khoảng 30 giây, “mèo” xuất hiện và kêu “meo, meo”, vừa bò và bắt “chuột”, các “con chuột” phải bò nhanh về “ổ” của mình, “con chuột” nào bò chậm sẽ bị “mèo” bắt được và bị ra ngoài một vòng chơi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án:
Ngày /10/2011.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 26/10/2012.
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: - Thơ: Em yêu nhà em.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ cảm nhận được âm điệu vui, nhệ nhàng, tự hào của bài thơ.
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ và biết đọc thơ cùng cô và các bạn.
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ chú ý học bài, yêu quý ngôi nhà của mình....
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh học bài thơ: Em yêu nhà em.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài hát:" Nhà của tôi".
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Cô trò chuyện với trẻ về ngôi nhà:
+ Sau khi tan trường về, bố mẹ đón các con về đâu?
+ Ngôi nhà là nơi chúng mình làm gì ở đó ?
- Ngôi nhà là nơi cả gia đình mỗi chúng ta sinh sống, ở đó chúng ta có thể ăn, ngủ , xem phim, học tập...
- Cô giới thiệu: Ai cũng có ngôi nhà của mình, bạn nào có thể kể cho cả lớp nghe về ngôi nhà của mình?
- Có 1 bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ yêu mến thiết tha ngôi nhà của mình, ngôi nhà rất đặc biệt khác với những ngôi nhà ở thành phố, đó là bài thơ :"Em yêu nhà em" của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến mà hôm nay cô sẽ dạy cho chúng mình.
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần. Cô đọc chậm, đọc diễn cảm.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp chi tranh minh họa theo nội dung của bài thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về điều gì? 
( Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến ngôi nhà của 1 bạn nhỏ)
+ Vì sao bạn nhỏ lại yêu mến và tự hào về ngôi nhà của mình ?
+ Ngôi nhà đố như thế nào ?
- Cô giảng giải: Bạn nhỏ yêu mến ngôi nhà của mình, một ngôi nhà ở nông thôn , vì khung cảnh nơi đây vừa tươi đẹp, đáng yêu, vừa đầm ấm thân thương. Ngôi nhà có chim hót líu lo, sân nhà vang tiến gà cục tác, cây cối gần gũi tươi tốt, quanh nhà thoang thoảng hương thơm nhẹ nhàng của hoa sen và tiếng kêu của những con vật gần gũi vớ tuổi thơ như ếch con, dế mèn..
+

File đính kèm:

  • docTuần 8.doc