Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 3, tạo nhóm có 3 đối tượng, nhận biết chữ số 3 - Lưu Thị Phương Băng

1.Kiến thức :

-Trẻ đếm đến 3 ,nhận biết các nhóm có số lượng 3 ,nhận biết chữ số 3

2.Kỹ năng :

-Trẻ biết xếp tương ứng

-Trẻ đếm thành thạo từ 1 -3 và đếm từ trái qua phải (từ trên xuống dưới)

-Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng từ 1-3 theo yêu cầu của cô

Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi

3 . Thái độ :

Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô , có nề nếp trong học tập

Trẻ có ý thức hoạt động tập thể

Biết giữ gìn sức khoẻ để bảo vệ cơ thể

 

docx15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 25639 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 3, tạo nhóm có 3 đối tượng, nhận biết chữ số 3 - Lưu Thị Phương Băng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬNTHỨC 
 * **
 Chủ đề :Bản thân 
 Đối tượng :MGN 4 - 5 Tuổi (lớp B1)
 Đề tài : Đếm , nhận biết số lượng trong phạm vi 3. 
 Tạo nhóm có 3 đối tượng 
 Nhận biết chữ số 3
 Thời gian : 25 - 30 phút
 Ngày dạy : 24/10 /2014
 Người thực hiện :Lưu Thị Phương Băng
 Đơn vị :Trường Mầm non Thanh Thuỳ
I . Mục đích – yêu cầu 
1.Kiến thức :
-Trẻ đếm đến 3 ,nhận biết các nhóm có số lượng 3 ,nhận biết chữ số 3
2.Kỹ năng :
-Trẻ biết xếp tương ứng 
-Trẻ đếm thành thạo từ 1 -3 và đếm từ trái qua phải (từ trên xuống dưới)
-Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng từ 1-3 theo yêu cầu của cô
Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi 	
3 . Thái độ :
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô , có nề nếp trong học tập 
Trẻ có ý thức hoạt động tập thể 
Biết giữ gìn sức khoẻ để bảo vệ cơ thể 
II Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô
Nhạc bài hát “Tìm bạn thân ”
Hình ảnh quần áo 
3 quần ,3 áo ,thẻ số 1-3 to hơn của trẻ (1 quần màu khác)
3 ngôi nhà có gắn thẻ số 1-3
2 .Đồ dùng của trẻ 
Mỗi trẻ 3 quần ,3 áo ,thẻ số 1-3 (1 quần màu khác)
-Mỗi trẻ một tranh có hình ảnh có đối tượng 1-3 
- Bút màu
III . Cách tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức :
 -Cô giới thiệu khách
 -Cho trẻ hát bài“Tìm bạn thân “ 
2. Nội dung :
* HĐ1:Ôn số lượng trong phạm vi 2
-Các con ơi!Đến dự với lớp chúng mình các cô cũng mang đến cho chúng mình rất nhiều các trang phục đẹp đấy !
-Các con có biết đó là những trang phục gì không ? 
Cô cho trẻ quan sát trên màn hình ,hình ảnh trang phục của bé 
-Hỏi trẻ trên màn hình có gì ?
-Cho trẻ kể tên các trang phục có số lượng 2
*.HĐ2:Đếm đến 3.Nhận biết các nhóm có 3 đối tượng .Tạo nhóm có 3 đối tượng . Nhận biết chữ số 3.
+ Cô thực hiện :
-Các con nhìn xem cô có những gì nào? 
-Cô xếp 3 áo .
-Muốn có trang phục đẹp mặc thì ngoài áo ra thì phải có quần đẹp nữa đúng không cô có 3 áo nhưng chỉ có 2 quần .cô xếp 2 quần tương ứng 2 áo.
 -Cô cho trẻ xếp đồ cùng cô và cùng đếm .
-Cô hỏi trẻ số áo và nhóm quần như thế nào ?
- Nhóm áo và nhóm quần nhóm nào nhiều hơn?nhiều hơn mấy? 
-Nhóm áo và nhóm quần nhóm nào ít hơn ? ít hơn mấy?
-Muốn áo nào cũng có quần phải làm như thế nào?
-Cô mời 1 trẻ lên thêm 1 quần.
-Cô cho trẻ đếm lại số quần ,đếm số áo 
-Nhóm áo và nhóm quần như thế nào? Cùng bằng mấy?
-Cho trẻ gắn thẻ số 3 tương ứng 
-Cô cho trẻ đọc số 3 ,cả lớp đọc ,các tổ đọc 
-Các con thấy những chiếc quần áo này có đẹp không ? chúng mình sẽ mang về những bộ quần áo này để đi dự sinh nhật bạn thỏ trắng nhé !
-Cô cho trẻ cất, vừa đếm lần lượt số quần .
-Tiếp tục cô cất dần số áo cho đến hết số áo .
+Trẻ thực hiện :
.*Củng cố 
-Hỏi trẻ quanh lớp có những đồ dùng gì có số lượng là 3.
*HĐ3 :Trò chơi ôn luyện 
+TC1 :Về đúng nhà 
-Cách chơi :Trẻ cầm thẻ số 1,2,3 vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân”. Khi nghe hiệu lệnh tìm nhàthì chạy nhanh chân về nhà có số tương ứng với thẻ số cầm trên tay 
-Luật chơi :Trẻ nào về nhầm nhà phải nhảy lò cò đi tìm nhà có thẻ tương ứng của mình .
-Cô tổ chức cho trẻ chơi .
-Cô quan sát động viên trẻ .
+TC2:Tìm đúng đồ dùng có số lượng 3
 -Cách chơi : Cô chia trẻ làm 3 tổ ,cô phát cho các tổ mỗi 1 bạn môt tranh có hình ảnh các đồ dùng có số lượng khác nhau, nhiệm vụ của các con là hãy khoanh tròn cho cô nhóm đồ dùng có nhóm số lượng là 3. Thời gian được tính bằng một bản nhạc .
 -Luật chơi :Sau khi thời gian kết thúc đội nào gạch nhanh hơn đội đó là đội chiến thắng
 -Cô tổ chức cho trẻ chơi .
3. Kết thúc :
-Cô nhận xét hoạt động – tuyên dương trẻ .
-Cho trẻ chào khách .
Trẻ chào khách
Trẻ hát
Trẻ lắng nghe 
Trẻ trả lời 
Trẻ quan sát 
 Trẻ trả lời 
 Trẻ kể tên ,đếm
 Trẻ quan sát 
Trẻ lắng nghe 
Trẻ xếp ,đếm số 
Áo ,quần 
Trẻ trả lời 
Nhóm áo nhiều hơn,hơn 1
Nhóm quần ít hơn,hơn 1
Thêm 1quần 
Trẻ đếm 
Bằng nhau .cùng bằng 3
Trẻ gắn thẻ sô3
Trẻ đọc đồng thanh 
Trẻ lắng nghe 
Trẻ cất 1 áo còn 2 đặt thẻ số 2
Trẻ cất áo 
Trẻ cất quần 
Trẻ lắng nghe và quan sát 
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi 
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi 
Trẻ chào khách 
GIÁO ÁN
 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
 * **
 Chủ đề :Bản thân 
 Đối tượng :MGN 4 - 5 Tuổi (lớp B1)
 Đề tài : Kể cho trẻ nghe 
 Truyện :CẬU BÉ MŨI DÀI
 Thời gian : 25 - 30 phút
 Ngày dạy : 24/10 /2014
 Người thực hiện :Đào Thị Hoa
 Đơn vị :Trường Mầm non Thanh Thuỳ
I . Mục đích – yêu cầu 
1.Kiến thức :
-Trẻ nhớ tên chuyện , các nhân vật trong chuyện :Cậu Bé Mũi dài ,chú Ong ,Chim Hoạ Mi, cô Hoa
 -Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và các bộ phận trên cơ thể như:mắt mũi ,miệng ,lưỡi  đều rất quan trọng và không thể thiếu được.
2.Kỹ năng :
- Trẻ biết trả lời đủ câu rõ ràng theo nội dung truyện.
- Trẻ nêu được tên truyện, các nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết các bộ phận trên cơ thể: Tai, mắt, mũi 
3 . Thái độ :
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động 
- Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè và có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
 -Cần phải yêu quý ,bảo vệ và giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
II Chuẩn bị
- Địa điểm : Lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng.
- ĐDCC: Nhạc bài hát “Cái mũi ”,đầu đĩa .
+ Sân khấu rối “Cậu bé mũi dài”.
 +Tranh chuyện 
III . Cách tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức :
 -Cô giới thiệu khách
 -Cho trẻ hát bài“Cái mũi ” .
-Hỏi trẻ vừa được hát bài hát gì?.
Hôm nay cô Hoa cũng có một câu chuyện nói về một người bạn có một cái mũi rất là đặc biệt .Chúng mình cùng lắng nghe cô kể chuyện “Cậu bé mũi dài ” của tác giả Lê Thị Hương và Lê Thị Đức nhé !
2. Nội dung chính :
 HĐ1: Bằng lời diễn cảm kết hợp điệu bộ ,cử chỉ :
-Hỏi trẻ câu chuyện cô vừa kể có tên là gì ?
À! Đúng rồi cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện Cậu bé mũi dài đấy ,để hiểu rõ nội dung câu chuyện các con cùng lắng nghe cô kể lại câu chuyện một lần nữa băng tranh minh hoạ nhé !
* Cô kể lần 2
- Các con vừa được xem đoạn video có nội dung câu truyện nào?.
-Cô mời 2-3 trả lời :
HĐ2: Đàm thoại : Cô vừa kể trích dẫn vừa hỏi trẻ
- Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì ?
- Chuyện có những nhân vật nào ? 
- Cậu bé trong câu chuyện có tên là gì?
- Cây táo như thế nào ?
- Cậu bé đã làm gì khi nhìn thấy cây táo ?. Vì sao ?
- Ai ở gần đó và nghe thấy điều ước của Bé Mũi Dài ?
-Sau đó lại có ai đến khuyên Mũi Dài ?
-Còn những cô Hoa đã nói gì với Mũi Dài ?
- Khi nghe xong Mũi Dài đã như thế nào ? 
-Chúng mình thấy các bộ phận trên cơ thể có quan trọng không ? quan trọng như thế nào ? Nếu thiếu 1 trong các bộ phận thì điều gì sẽ sảy ra ?
àGiáo dục trẻ: Muốn cho các bộ phận trên cơ thể của chúng mình luôn sạch sẽ các con phải thường xuyên rửa mặt ,rửa tay .. nhớ chưa nào . 
*Cô kể lần 3 :Kể kết hợp mô hình 
Trẻ quan sát và lắng nghe .
TC : Những người bạn trên cơ thể bé.
3.Kết thúc :
-Cho trẻ hát bài : Cái Mũi  .
-Trẻ chào khách 
Trẻ chào khách
Trẻ hát
Trẻ lắng nghe 
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát
Trẻ chào khách 
-
TẤM GƯƠNG SÁNG CỦA ĐÀN EM 
 “Cô giáo như mẹ hiền ”
 Câu nói ấy thật đúng với mỗi giáo viên Mầm non tận tâm yêu nghề mến trẻ chúng ta .Ở cấp học Mầm non câu nói ấy càng có ý nghĩa sâu xa hơn 
 Tình yêu của cô đối với trẻ thật cao cả và thiêng liêng làm sao với những cử chỉ âu yếm cô giành cho các con vì các con là mầm non tương lai của đất nước là câu nói mà Bác vẫn thường nói đó là 
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ”
Quê hương Thanh Thuỳ vốn có truyền thống hiếu học, với truyền thống hiếu học ấy có một cô gái trẻ sinh ra tại thôn Dư dụ -Thanh Thuỳ - Thanh Oai –Hà nội đó là chị Nguyễn Thị Nữ sinh ra trong một gia đình có 4 chị em ,bố là thương binh mẹ làm ruộng hoàn cảh khó khăn nhưng ở chị vẫn không ngừng cố gắng học hỏi với ước mơ trở thành một cô giáo mầm non chị đã cố gắng học hành thật tốt và chị đã thi đỗvào Trường cao đẳng sư phạm Hà tây 
 khoa giáo dục mầm non .
 Sau hai năm học chị đã hoàn thành khoá học của mình sau đó chị được phân công giảng dạy tại quê hương Thanh Thuỳ của mình .Ước mơ trở thành cô giáo của chị đã trở thành hiện thực sau đó chị đã được về giảng dạy tại quê hương mình với những kinh nghiệm mình đã học tập tại mái trường chị đã chị đã hiểu được tình cảm thiêng liêng của mình đối với các con đúng như lời căn dặn của Bác phải thương yêu trẻ như con em ruột cuả mình 
 Ngày đó cơ sở vật chất còn khó khăn và thiếu thốn ,đồng lương thì ít ỏi vì thế nhiều giáo viên trong trường phải bỏ nghề nhưng với chị lòng yêu nghề mến trẻ của mình chị vẫn không ngừng cố gắng và vươn lên ,với tất cả khó khăn đã không cản được quyết tâm của cô gái trẻ quyết vượt qua mọi khó khăn vất vả để trở thành một cô giáo của các con th¬
Trong quá trình công tác của mình chị luôn phấn đấu trong mọi công việc ,hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và chị đã có những thành tích đáng kể đó là nhiều năm chị luôn là giáo viên giỏi cấp trường ,cấp huyện .
Với những thành tích đóng góp của mình chị đã được cấp trên tin tưởng ,đồng nghiệp tín nghiệm và chị được bổ nhiệm làm hiệu phó của trường Mầm non Thanh Thuỳ .Ở cương vị mới với trách nhiệm công việc bộn bề no toan giữa công việc và gia đình chị vẫn luôn cố gắng không ngừng để hoàn thành tốt công việc ở trường cũng như mọi công việc của gia đình. 
Đối với đồng nghiệp chị luôn giúp đỡ bảo ban tận tình ,đối với trẻ chị luôn quan tâm tâm đến các con ,no lắng cho các con , ăn ngon không , có no không ngủ có ngon giấc không .Hàng ngày chị thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các chị em tới từng hoạt động của trường để đảm bảo mọi công việc diễn ra một cách tốt nhất.
Có thể nhận thấy ở chị long nhiệt huyết tận tâm với nghề hoà đồng ,đoàn kết với chị em 
Với nhiều bộn bề lo toan của công việc ở trường cũng như công việc ở gia đình chị vẫn hoàn thành tốt mọi công việc 
Trên đây là bài viết của tôi về người chị người thầy một tấm gương sang để cho những đàn em chúng tôi học hỏi và noi theo tấm gương của chị
 Thanh Thuỳ ngày 04 tháng 05 năm 2014 .
 Tác giả 
 Lưu Thị Phương Băng 
Mẫu số 1
 PGD-ĐT HUYỆN THANH OAI
 Trường MN Thanh Thuỳ
¾¾¾¾
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Hà Nội, ngày tháng năm 
BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2013
	- Họ và tên LƯU THỊ PHƯƠNG BĂNG
	- Chức vụ:.Giáo viên
	- Đơn vị công tác:.Trường Mần Non Thanh Thuỳ
	- Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp 4 tuổi (B3)
	I. TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
	1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
 - Được ban giám hiệu phân công dạy lớp 4 tuổi (B3) , tôi luôn ý thức được công việc, trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. Tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao, đúng thời gian 
 - Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc 
 - Đoàn kết với đồng nghiệpthường xuyên ,trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ 
 - Tôi luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, học các trường bạn, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin các kiến thức chuyên ngành, cách trang trí môi trường nhóm lớpđể có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất
 2. Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
- Tôi luôn nhận thức đúng đắn, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
	- Bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng , công việc của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. 
 3. Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:
- Tôi luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh của một nhà giáo: chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác. Thực hiện tốt các quy định về những việc cán bộ, công nhân viên chức không được làm.
- Trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
 - Có thái độ phục vụ nhân dân tốt: tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ
4.- Về ý thức tổ chức kỷ luật:
- Tôi luôn chấp hành đúng nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc đúng giờ, không đi muộn về sớm, bỏ giờ
- Chấp hành đúng sự phân công của ban giám hiệu trường, thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao
- Trung thực trong công việc, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; Có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. 
g và chị em trong khối 4 tuổi nói riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
- Nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tin học.
5. Tự nhận xét ưu điểm, hạn chế khuyết điểm; phương hướng khắc phục những khuyết điểm
* Ưu điểm:
-Tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm ,thực hiện tốt công việc được giao 
-Luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm ,kiến thức cơ sở chuyên nghành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp vụ của mình để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất
_Giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh của một nhà giáo
_Bản thân tôi là một nhà giáo,tôi luôn yêu nghề mến trẻ,có tinh thần đoàn kết có thái độ phục vụ tốt vối đồng nghiệp bạn bè cũng như vối phụ huynh và đối vối trẻ
 *Nhược điểm:
- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào tiết học còn hạn chế ,vì vậy tôi cân học hỏi thêm đồng nghiệp, bạn bè để cập nhật công nghệ thông tin vào các tiết học một cách tốt nhất nhằm nâng cao kiến thức
*Phương hướng khắc phục nhược điểm
-Cố gắng học hỏi nhiều hơn để cập nhật công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách tốt nhất
 II. CÁ NHÂN TỰ PHÂN LOẠI
Căn cứ hướng dẫn của Sở Nội vụ, cá nhân tự phân loại (đánh dấu X vào một trong 04 ô tương ứng dưới đây)
 X
Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ
Hoàn thành 
tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với viên chức là Hoàn thành nhiệm vụ
Không hoàn thành nhiệm vụ
 Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Người tự nhận xét, đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tào Thị Viễn Trang
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ
	(Ghi tóm tắt ý kiến đóng góp của tập thể phòng, ban, cơ quan, đơn vị...)
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................
...
Hà Nội, ngày tháng năm 201
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký và ghi rõ họ tên)
IV. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC:
	(Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp ghi)
	Kết luận: Cán bộ, công chức, viên chức đạt loại:...............................................
Ngày tháng năm 201
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docxgiao an toan So 3 Tiet 1.docx
Giáo Án Liên Quan