Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Mạng nội dung

- Bản thân ( Tên họ - ngày sinh ).

 - Đặc điểm hình dáng, diện mạo bên ngoài.

 - Khả năng và sở thích riêng.

 - Cảm xúc của bản thân đối với môi trường xung quanh.

 - Tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người.

 

doc44 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 22867 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Mạng nội dung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN
Thời gian thực hiện chủ đề: 4 tuần từ ngày 26/09 đến ngày 21/10/2011
I. MẠNG NỘI DUNG -MẠNG HOẠT ĐỘNG (CĐ:"BẢN THÂN")
1. Mạng nội dung:
BẢN THÂN
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
Cơ thể tôi
Tôi là ai ?
 - Cơ thể có nhiều bộ phận khác nhau.
 - Đặc điểm cá nhân của bản thân ( Tay, chân, đầu, ngực....
 - Tác dụng của các bộ phận trên cơ thể.
 - Tác dụng của các giác quan và cách chăm sóc chúng .
 - Luyện tập để cơ thể khỏe mạnh.
 - Tôi được sinh ra và lớn lên.
 - Những người chăm sóc tôi.
 - Sự an toàn của bản thân trong gia đình và trong lớp mẫu giáo.
 - Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh.
 - Môi trường Xanh - sạch - đẹp - an toàn, không khí trong lành.
 - Đồ dùng cá nhân và đồ chơi của bản thân.
- Bản thân ( Tên họ - ngày sinh ).
 - Đặc điểm hình dáng, diện mạo bên ngoài.
 - Khả năng và sở thích riêng.
 - Cảm xúc của bản thân đối với môi trường xung quanh.
 - Tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người.
* Thơ: 
- Đôi mắt của em
- Bé ơi.
Truyện: 
- Gấu con bị đau răng.
-Kểchuyện sang tạo theo tranh
* KPKH: 
- Khuôn mặt bé ( Trai, gái ).
- Nhận biết một số đồ dùng của bé.
* Toán: 
- Nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình tròn.
- Xác định phía trên phía dưới, phía trước phía sau của bản thân trẻ.
2. Mạng hoạt động:
*VĐ: - Bật liên tục về phía trước
- Đi khuỵu gối.
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Tung bắt bóng với người đối diện.
.
* TCVĐ: - Thi xem đội nào nhanh, mèo bắt chuột, kéo co. 
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thể chất
BẢN THÂN
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển tình cảm xã hội
- Trò chuyện qua tranh quan sát thực tế, tìm hiểu những trạng thái cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai ( mẹ - con) phòng khám răng cửa hàng thực phẩm, siêu thị đồ chơi.
- Trò chuyện qua tranh về những người chăm sóc bé.
- Xây dựng công viên cây xanh, vườn hoa.
- Chơi trò chơi, giữ gìn cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi chơi..
- Thực hiện các quy định của trường lớp, các công việc tự phục vụ bản thân giữ gìn vệ sinh môi trường..
* Âm nhạc
 Dạy hát, dạy vận động: 
- Hãy xoay nào. 
- Cái mũi. 
- Nào chúng ta cùng tập thể dục. 
- Âm nhac tổng hợp 
Nghe hát: 
- Rửa mặt như mèo. 
- Ngọn nến lung linh. 
- Dậy đi bạn ơi. 
- Mừng sinh nhật. 
Trò chơi: 
- Thi ai nhanh.
- Nghe thấu hát tài, đoán tên bạn hát...
 * Tạo hình: 
- Vẽ chân dung bạn gái, bạn trai.
- Nặn vòng tặng bạn.
- Vẽ theo ý thích
III. MỞ CHỦ ĐỀ (CĐ: "BẢN THÂN")
 - Trưng bày tranh, ảnh về ( ảnh của bé, ảnh của các bạn, ảnh người thân của bé).
 - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về:
 + Bạn trong ảnh tên là gì?
 + Có bạn nào biết bạn này là ai không?
 + Ai ở trong ảnh vậy?
 Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan.
 - Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh, ảnh, thơ, chuyện, câu đố, tham quanvới nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề.
IV: CHUẨN BỊ (CĐ: "BẢN THÂN")
 - Tranh, ảnh, chuyện, sách về bản thân trẻ và các bạn, các hoạt động của trẻ, của cô, của các thành viên trong lớp
 - Lựa chọn một số bài hát, câu chuyện, trò chơiliên quan đến chủ đề.
 - Bút, máu, đất nặn, giấy A4, giấy báo, để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé, dán
 - Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép xây dựng.
 - Đồ chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, bác sĩ,cho các trò chơi đóng vai “Cô giáo”, “Lớp học”, “Bác sĩ”, “Nấu ăn”
 - Dụng cụ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
 - Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây.
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bản thân.
Tuần 4: Thời gian thực hiện từ ngày 26/09 đến ngày 30/9/2011
Thứ 2, ngày 26/09/2011. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - VĐ: Bật liên tục về phía trước.
 - TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân cho trẻ.
- Trẻ biết bật qua 5 vòng, 2 tay chống hông và bật liên tục về phía trước.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Thi đội nào nhanh”
- Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt, chơi đoàn kết vơi bạn, ăn rau củ chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Rổ nhựa, cây rau bắp cải, củ su hào, cà rốt, cây rau cải ( Nhựa)
- 5 vòng nhựa.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- “Lắng nghe”
- Nghe tin lớp mình học rất ngoan và giỏi hôm nay gia đình búp bê thu hoạch rau củ, bạn ấy muốn nhờ cả lớp mình đến chuyển giúp gia đình bạn ấy số rau củ mới thu hoạch về nhà.. Để đến được nhà búp bê chúng mình phải bật qua 5 vòng nhựa.
2. Hoạt động 2: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
3. Hoạt động 3: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước sang hai bên.
- Động tác phát triển cơ lưng bụng: Quay người sang phải sang trái.
- Động tác chân: Nhún chân
b, Vận động cơ bản: Bật liên tục về phía trước.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay chống hông đứng sát vạch chuẩn.
- Thực hiện: Cô bật nhảy cùng một lúc cả hai chân vào vòng đầu tiên và cứ tiếp tục cô bật lần lượt qua 5 vòng, bật xong cô đi về cuối hàng đứng.
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần (Mỗi lần hai trẻ lên tập)
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Thi xem đội nào nhanh..
- Chúng mình đã bật liên tục về phía trước và tới được nhà búp bê rồi, bây giờ chúng mình hãy chuyển giúp gia đình bạn ấy số rau, củ này về nhà, để chuyển được các con hãy chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chuyển nhé.
* Cách chơi: Chia cả lớp làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc, đứng trước vạch, các thành viên của các đội sẽ lần lượt cầm một cây rau (hoặc củ) đi trong đường dích dắc và chuyển về rổ của đội mình, sau đó bạn tiếp theo lại lên chuyển. Đội nào chuyển được nhiều quả hơn sẽ thắng cuộc. Thời gian của trò chơi được tính bằng một bản nhạc
* Luật chơi: Mỗi thành viên lên chỉ được chuyển một cây rau (hoặc một củ)
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, trao phần thưởng, động viên, khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- “ Nghe gì” 
- Đi các kiểu chân, chạy. 
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát
- Quan sát
- Tập
- Tập
- Tập.
- Trả lời
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Trang phục của bạn trai ( áo phông )
 - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên trang phục của bạn trai ( áo phông ), biết được các đặc điểm của cái áo phông, chất liệu, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê".
 - Giáo dục: Cho trẻ giữ gìn bảo vệ cái áo, không bôi bẩn lên áo, quý trọng người làm ra chiếc áoGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
 - Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
 - Cái áo phông, 1 chiếc khăn mùi xoa.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cô đọc câu đố về cái áo.
- Hỏi trẻ câu đố nói về cái gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát trang phục của bạn trai đó là chiếc áo phông.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Trang phục cuả bạn trai (Áo phông)
- Cô cho trẻ “ Trốn cô” sau đó đưa cái áo phông ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát áo phông 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của cái áo phông.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là cái áo phông trang phục của các bạn nam hay mặc, cái áo phông này gồm có cổ áo màu đỏ hai tay áo, thân áo màu nâu áo này được may bằng vải phông mềm , mịn mặc rất mát, thường được các bạn mặc khi thời tiết ấm.... chúng mình phải giữ gìn và bảo vệ cái áo, không được bôi bửn, làm hỏng áo, phải biết kính trọng các cô bác thợ may làm ra chiếc áo....
- Hỏi lại tên bài kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
TRÒ CHƠI MỚI: Cáo và thỏ.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Cáo và thỏ”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. 
- Mũ cáo và mũ thỏ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi:
- Một bạn sẽ làm cáo ngồi ở góc lớp, các bạn còn lại sẽ làm thỏ và chuồng thỏ, cứ mỗi bạn làm thỏ thì sẽ có một bạn làm chuồng, xếp thành vòng tròn. các con thỏ phải nhó đúng chuồng của mình, các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy và đọc lời thơ.
Trên bãi cỏ Có cáo gian
Chú thỏ con Đang rình đấy
Tìm rau ăn Thỏ nhớ nhé
Rất vui vẻ Chạy cho nhanh
Thỏ nhớ nhé Kẻo cáo gian
 Tha đi mất.
* Luật chơi:
- Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình.
- Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho lần lượt từng trẻ lên chơi theo nhóm, mỗi lần khoảng 4, 5 nhóm trẻ chơi.
- Cho cả lớp chơi ( 3-4 lần)
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn...
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 27/09/2011.
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: - Khuôn mặt bé trai, bé gái.
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Dạy trẻ nhận biết mặt gồm các phần như: mắt, mũi, mồm, tai.
 - Trẻ biết được tác dụng của các phần trên khuôn mặt: mũi để thở, ngửi,mắt để nhìn, tai để nghe, mồm để ăn, nói...
 - Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
II. Chuẩn bị.
 - Tranh khuôn mặt bé trai, bé gái.
 - Tranh vẽ có hình ảnh em bé.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
 - Cho trẻ hát bài " Hãy xoay nào".
 + Các con vừa hát bài gì ?
 + Bài hát nói về cái gì ?
a Giờ học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về khuôn mặt của bạn trai và bạn gái nhé.
2. Hoạt động 2: Nhận biết khuôn mặt bạn trai và bạn gái.
 - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ khuôn mặt bạn trai bạn gái.
 + Chúng mình thấy trên khuôn mặt có gì?
 * Mũi.
 + Mũi nằm ở đâu?
 + Dùng để làm gì?
 + Chúng mình lấy tay thử bịt mũi vào chúng mình thấy thế nào?
 + Chúng mình thở được nhờ cái gì?
 - Các con thấy không, khi bịt mũi vào, các con sẽ cảm thấy rất khó chịu vì không khí không vào được cơ thể. Do vậy mũi rất quan trọng với cơ thể, không có mũi chúng ta không thể thở được.
 - Cô cho trẻ trốn cô ( Trẻ bịt mắt lại ) Cô lấy một lọ nước hoa xịt vào một cháu và hỏi:
 + Các con có thấy mùi gì không?
 + Mùi thơm ở đâu ? Vì sao con biết ?
 - Nhờ có mũi, các con có thể ngửi được mùi của thức ăn và nhiều thứ khác, vì vậy các con phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể để không bị ngạt mũi.
 * Mắt.
 + Mắt nằm ở đâu?
 + Dùng để làm gì?
 + Chúng mình lấy tay thử bịt mắt vào chúng mình thấy thế nào?
 + Chúng mình nhìn được nhờ cái gì?
 - Các con thấy không, khi bịt mắt vào, các con sẽ cảm thấy rất khó chịu vì không thể nhìn thấy cái gì. Do vậy mắt rất quan trọng với cơ thể, không có mắt chúng ta không thể nhìn được.
 - Cô cho trẻ trốn cô ( Trẻ bịt mắt lại ) Cô cho trẻ mở mắt ra nhìn thấy bông hoa màu đỏ rất đẹp.
 + Các con có nhìn thấy gì không?
 + Bông hoa màu gì ? Vì sao con biết ?
 - Nhờ có mắt, các con có thể nhìn được bông hoa đẹp và nhiều thứ khác, vì vậy các con phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ, vệ sinh đôi mắt hàng ngày, sáng ngủ dậy phải rửa mặt, không được dùng vật sắc nhọn cho vào mắt, ....để giữ cho đôi mắt đước sáng và khoẻ mạnh.
 * Tai.
 + Tai nằm ở đâu?
 + Dùng để làm gì?
 + Chúng mình lấy tay thử bịt tai vào chúng mình thấy thế nào?
 + Chúng mình nghe được nhờ cái gì?
 - Các con thấy không, khi bịt tai vào, các con sẽ cảm thấy rất khó chịu vì không thể nghe thấy cái gì. Do vậy tai rất quan trọng với cơ thể, không có tai chúng ta không thể nghe được.
 - Nhờ có tai, các con có thể nghe được nhiều âm thanh khác nhau, vì vậy các con phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ. 
 * Mồm.
 + Mồm nằm ở đâu?
 + Dùng để làm gì?
 + Chúng mình ăn được nhờ cái gì?
 - Các con thấy không, nhờ có mồm mà chuíng mình có thể ăn , nói, hát các bài hát, đọc thơ, kể chuyện.... vì vậy chúng mình phải vệ sinh miệng hàng ngày để giữ cho miệng luôn thơm tho sạch sẽ...
3. Hoạt động 3. Trò chơi " Mắt, mồm, tai ".
 Hôm nay cô thấy chúng mình học rất ngoan vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đố là trò chơi " Mắt, mồm, tai".
 - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
 - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 - Hỏi lại tên trò chơi kết hợp giáo dục trẻ.
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
 - Hỏi lại tên bài, kết hợp giáo dục trẻ.
 - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi rồi chuyển hoạt động khác.
- Trẻ hát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ chơi.
- Trả lời.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCVĐ: Về đúng nhà.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực, luyện kỹ năng khéo léo và cho trẻ nhận biết, phân biệt giới tính..
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Về đúng nhà”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- 4 bức tranh ( 2 tranh vẽ khuôn mặt bé trai, 2 tranh vẽ khuôn mặt bé gái ).
- Vẽ 2 đường con dài 4m rộng 0,3m .
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: Về đúng nhà.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Phải về đúng nhà theo đúng giới tính, nếu sai sẽ phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Chia thành 2 nhóm chơi, 2 nhóm cùng xuất phát cùng một lúc, về đúng nhà theo đúng giới tính, bé trai về nhà bé trai, bé gái về nhà bé gái.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án:
Ngày / /.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 28/09/2011
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: - Thơ: Đôi mắt của em.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ và biết đọc thơ cùng cô và các bạn.
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ chú ý học bài, yêu quí đôi mắt và bảo vệ giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt, chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh học bài thơ: Đôi mắt của em.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô cho trẻ hát bài hát:" Hãy xoay nào".
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?
- Bài hát có nhắc đến đôi mắt và chiếc mũi của chúng mình và cũng có 1 bài thơ rất hay nói về đôi mắt đó là bài thơ " Đôi mắt của em" Do nhà thơ ( Lê Thị Mỹ Phương ) sáng tác.
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần. Cô đọc chậm, đọc diễn cảm.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp chi tranh minh họa theo nội dung của bài thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về cái gì? 
- Đôi mắt nhìn như thế nào?
ð Bài thơ nói về đôi mắt rất đẹp tròn tròn, xinh xinh.
" Tròn tròn" có nghĩa không phải là đôi mắt tròn xoe mà là đôi măt hơi tròn trông rất đẹp.
-

File đính kèm:

  • docTuần1- 4.doc