Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Lê Thị Sâm

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát , tên tác giả

- Biết cách vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm cho bài hát

- Biết tên làn điệu dân ca Lý chiều chiều

 2. Kỹ năng:

- Trẻ thể hiện được các ý tưởng cho lời bài hátLớn lên cháu lái máy cày

- Vỗ đệm được theo tiết tấu chậm kết hợp cho lời bài hát

- Cảm nhận được sắc thái tình cảm của bài nghe hát

 4. Thái độ:

- Hứng thú tham gia hoạt động

- Biết yêu quý kính trọng người lao động, biết thể hiện tình cảm đối với người lao động qua tác phẩm âm nhạc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4777 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Lê Thị Sâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 LÜnh vùc ph¸t triÓn THẨM MĨ
Hoạt động: Âm Nhạc
NDTT: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm
“Lớn lên cháu lái máy cày”- Nhạc sĩ: Kim Hữu
NDKH: Nghe hát: Lý chiều chiều – dân ca Nam Bộ
Trò chơi: Vui cùng điệu nhạc
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi
Ngày soạn: 5/12/2014
Ngày dạy: 8/12/2014
Người dạy: LÊ THỊ SÂM
 I. Yêu cầu:
 1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài hát , tên tác giả 
- Biết cách vỗ tay theo tiết tấu chậm đệm cho bài hát
- Biết tên làn điệu dân ca Lý chiều chiều
 2. Kỹ năng: 
- Trẻ thể hiện được các ý tưởng cho lời bài hátLớn lên cháu lái máy cày
- Vỗ đệm được theo tiết tấu chậm kết hợp cho lời bài hát
- Cảm nhận được sắc thái tình cảm của bài nghe hát
 4. Thái độ: 
- Hứng thú tham gia hoạt động
- Biết yêu quý kính trọng người lao động, biết thể hiện tình cảm đối với người lao động qua tác phẩm âm nhạc. 
 II. Chuẩn bị:	
- Nhạc không lời bài hát : Lớn lên cháu lái máy cày, lý chiều chiều
- Video bài hát Lý chiều chiều, - Video hình ảnh người nông dân đang cày ruộng trên cánh đồng
- Trang phục bài hát Lý chiều chiều.
- Xắc xô, phách, trống 
 III. Hướng dẫn:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1) Ổn định :
- Cho trẻ quan sát video hình người nông dân đang cày ruộng trên cánh đồng
- Hỏi trẻ đó là hình ảnh gì? Để người nông dân và con trâu đỡ phải vất vả với việc cày ruộng thì ai đã giúp bác nông dân và con trâu? 
Chiếc máy cày có trong bài hát nào? 
Các con có yêu quí các bác nông dân và chú lái máy cày không? Các con hãy hát vang lại bài hát để tỏ lòng biết ơn với các bác nông dân và các chú công nhân nào.
2. Nội Dung 
*HĐ1: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm: “Lớn lên cháu lái máy cày – nhạc sĩ Kim Hữu
- Cho trẻ hát lại bài hát 1- 2 lần
- Hỏi lại trẻ tên bài, tên tác giả
- Hỏi trẻ có ý tưởng gì kết hợp cho bài hát để bài hát hay hơn?
- Cô đưa ra ý tưởng vận động của cô và vỗ cho trẻ nghe
- Cho cả lớp hát kết hợp vỗ đệm cùng cô 2 lần
- Cho cá nhân hoặc nhóm trẻ lên hát kết hợp vỗ
- Để tiếng vỗ đệm hay hơn cô sẽ sử dụng nhạc cụ vỗ kèm 
(Cô vỗ đệm bằng xăc xô cho trẻ nghe)
- Hỏi trẻ đó là đệm bằng nhạc cụ gì?
- Cho 1 trẻ lên vỗ đệm bằng phách
- Cho từng tổ lên chọn nhạc cụ để vỗ đệm
- Cho cá nhân hoặc nhóm trẻ lên hát kết hợp vỗ đệm 
- Hỏi lại trẻ đã được hát kết hợp vđ gì ?
- Cho cả lớp hát và vỗ lai 1 lượt
* HĐ 3:TC vui cùng điệu nhạc : 
- Cách chơi : Cô sẽ mở bản nhạc có nhiều giai điệu khác nhau, nhạc vui nhộn và nhanh các con sẽ cùng thể hiện hiện những động tác, những điệu nhảy sôi nổi theo ý thích của mình. Nhạc nhẹ, mềm mại các con lại hưởng ứng các động tác mềm mại
* HĐ2 : Nghe hát: Lý chiều chiều – Dân ca nam bộ 
- Hỏi trẻ cô đang mặc bộ trang phục của vùng miền nào?
- Giới thiệu trang phục của người dân nam bộ. Ở nơi đây có rất nhiều những làn điệu dân ca ngọt ngào, tha thiết và tình cảm. Cô sẽ cho các con được nghe làn điệu dân ca Lý chiều chiều. 
- Cô hát diễn cảm lần 1
- Lần 2 cho trẻ cảm nhận giai điệu qua nhạc không lời
- Trò chuyện với trẻ về sắc thái của bài dân ca
- Cho trẻ xem vi deo và hưởng ứng theo bài hát
 3. Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ đưa ra ý tưởng vđ
- Trẻ nghe cô hát vàvỗ
- Cả lớp hát và vỗ
- Các nhân trẻ vỗ
- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ trả lời
- CN Trẻ vỗ
- Trẻ chọn nhạc cụ và vô
- Trẻ vỗ đệm
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ cảm nhận giai điệu
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ xem và hưởng ứng

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac.doc
Giáo Án Liên Quan