Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình

Cô đón trẻ ân cần niềm nở từ tay phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.

Các con ơi xung quanh mình có rất nhiều những con vật đáng yêu, bạn nào biết kể cho cô và các bạn nghe con biết những con vật nuôi nào?

- Chúng ăn những thức ăn gì?

Có những lợi ích gì cho con người

 

docx118 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7406 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I: Chủ đề nhánh: “Một số vật nuôi trong gia đình”
Từ ngày 2 - 6 / 2 / 2015
Thứ 2 ngày 2 tháng 2 năm 2015
I. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC SÁNG _ ĐIỂM DANH
Hoạt động
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Đón trẻ trò chuyện cùng trẻ
Cô đón trẻ vào lớp.
- Cho trẻ cất đồ dùng cá nhân
 - Trò chuyện về một số con vật
- Trẻ biết chào cô chào bạn, chào người thân.
- Rèn cho trẻ thói quen cất đồ dùng đúng nơi quy định.
Trẻ biết được đặc điểm lợi ích của một số con vật nuôi
- Phòng học sạch sẽ gọn gàng.
- tranh ảnh về các con vật
Cô đón trẻ ân cần niềm nở từ tay phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
Các con ơi xung quanh mình có rất nhiều những con vật đáng yêu, bạn nào biết kể cho cô và các bạn nghe con biết những con vật nuôi nào?
- Chúng ăn những thức ăn gì?
Có những lợi ích gì cho con người
Thể dục sang
Trẻ tập các động tác với bài “Tiếng chú gà trống gọi”
Trẻ tập các động tác nhịp nhàng với lời ca.
- Rèn luyện và phát triển các vận động cho trẻ.
- Trẻ hăng say luyện tập
Sân tập sạch sẽ
Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn, chạy nhanh chạy chậm, đi thường, lên dóc, xuống dóc, đi thường sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang theo tổ.
Trọng động: Bài tập phát triển chung cho trẻ tập với bài “ Tiếng chú gà trống gọi”
Động tác hô hấp: “Gà gáy”
- ĐT tay: hai tay đưa lên cao “tiếng chú gà trống gọi...đập cánh gáy vang”.
- ĐT chân2: Ngồi khụy gối. “Nắng đã lên sáng rồi.....vang khắp trời”
- ĐT bụng3 :Đứng ngiêng người sang hai bên. “ gọi chú bé mau.........nhịp trống hô vang”
- ĐT bật1: bật về phía trước “ 12 12”
Điểm danh
- Cô điểm danh trẻ trong ngày, xem trẻ nào vắng và báo ăn cho trẻ.
II. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
TT
Thời điểm
Tên trò chơi
Không gian
Mục đích yêu cầu
Thiết bị , nguyên vật liệu, đồ chơi
Cách tiến hành
1
Chơi trong giờ Đón trẻ.
Chơi tự do ở các góc
Trong lớp
- tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi đến trường, tới lớp
Tranh ảnh, các loại đồ dùng, đồ chơi ở góc lớp
Cô gợi ý để trẻ chơi theo ý thích ở các góc, cho trẻ chơi với các đổ chơi có sẵn
2
Chơi trong
hoạt động chuyển tiếp
Trò chơi học tập: -Thi ai chọn nhanh 
Trò chơi vận động
- Bắt vịt trên cạn
- Mèo đuổi chuột
Trong lớp
Ngoài trời
Ngoài trời
Trẻ chọn đúng và nhanh các con vậ theo đặc điểm, tiếng kêu
Giúp trẻ phát triển các nhóm cơ, sự nhanh nhẹn, khéo léo
Phát triển khả năng quan sát của trẻ. Rèn luyện sự phối hợp tay, mắt.
Phòng học rộng, thoáng
Sân tập rộng, thoáng
Ngoài trời
- Cách chơi: 
+ Cô nói về đặc điểm, tiếng kêu của con vật nào trẻ chọn nhanh con vật đó lên và gọi tên
.
- Cách chơi: Cho trẻ chơi trên một sân rộng. tất các các trẻ đứng vòng tròn làm hàng rào “nhốt vịt”. hai trẻ làm người bắt vịt phải bịt mắt kín bằng khăn. Hai trẻ làm vịt đứng ở trong vòng tròn, vừa đi vừa kêu “ Cạc, cạc” hoặc “vít, vít”. Khi có lệnh chơi, người bắt vịt chú ý lắng nghe định hướng tiếng vịt kêu để bắt được vịt.hai trẻ là vịt không được đi ra khỏi hàng rào. Vịt bị bắt sẽ phải làm người đi bắt vịt
Cách chơi: chọn 2 trẻ một trẻ làm chuột và một trẻ làm mèo, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn nắm tay nhau, trẻ làm mèo và trẻ làm chuột đứng quay lưng lại nhau. Khi có hiệu lệnh trẻ làm chuột phải chạy nhanh theo các cánh tay của các bạn để không bị mèo bắt. nếu bị bắt sẽ phải nhảy lò cò.
5
Chơi trong giờ hoạt động chiều, trả trẻ.
chơi tự do ơ các góc
Chơi “ Xếp hình”
Trong lớp 
- các đồ chơi có sắn trog lớp
- que, các loại hột, hạt: hạt đỗ, hình mẫu vẽ các con vật nuôi
- Cô gợi ý cho trẻ chơi tự do ở các góc. Cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích
Luật chơi: Xếp theo mẫu, yêu cầu của cô giáo
Cách chơi: Cho trẻ xem hình mẫu, yêu cầu trẻ dùng những vật liệu kể trên để xếp thành hình mẫu.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Hoạt động
Đề tài
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: “ Mười quả trứng tròn”
1-Kiến thức: 
 - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng
- Trẻ đọc rõ ràng, diễn cảm, mạch lạc, phát âm chuẩn.
Thông qua trò chuyện về câu chuyện phát triển vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn luyện tai nghe, phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc con vật nuôi trong gia đình. 
Tranh minh họa bài thơ
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – gây hứng thú
* Cô và trẻ cùng hát bài “Đàn gà con”
* Trò chuyện:
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nhắc đến con vật gì?
- Con gà được nuôi ở đâu vậy?
- Cô giáo dục trẻ: Con gà là loài vật đáng yêu và có ích đối với con người. Vì vậy, để gà mau lớn và to khỏe, các con phải chăm sóc chúng và bảo vệ chúng nhé!
* Cô dẫn dắt vào bài thơ: Có một bài thơ nói về sự ra đời của mười chú gà bé nhỏ, bài thơ đó có tên là “mười quả trứng tròn”
Hoạt động 2: Bé với bài thơ hay
* Lần 1: Cô đọc thơ kết hợp điệu bộ, cử chỉ minh họa
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ vừa nghe? Tên tác giả?
* Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp tranh minh họa
- Giảng nội dung bài thơ:
+ Những quả trứng trong được mẹ gà ấp ủ , hôm nay ra đủ lòng trắng lóng đỏ , thành mỏ thành chân cái mỏ tý hon , cái chân bé xíu, bộ lông vàng nát dịu , mắt đen rạng ngời 
+ các chú gà con này được mẹ tìm mồi cho ăn nên rất chóng lớn 
+ Những chú gà đã được bố mẹ nuôi và chăm sóc để cung cấp nguồn thực phẩm cho con người như: Thịt , trứng 
+ Thịt gà giàu chất dinh dưỡng nào ?
* Đàm thoại:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì?
- Bài thơ do ai sác tác?
- Trong bài thơ nói đến bao nhiêu quả trứng?
- Mẹ gà đã thể hiện tình yêu với những quả trứng như thế nào?
Cô giải thích từ “ấp ủ”: Ấp ủ có nghĩa là Truyền hơi ấm, ấm áp.
- Lòng trắng, lòng đỏ biến thành gì?
- Vẽ đẹp của chú gà con được nhà thơ miêu tả như thế nào?
- Tình cảm mà chú Phạm Hổ dành cho những chú gà mới nở thể hiện qua câu thơ nào?
* Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc những con vật nuôi trong gia đình.
Hoạt động 3: Vườn thơ của bé
* Trẻ đọc thơ:
-Cô cùng trẻ đọc 2-3 lần ,đọc theo hình thức cả lớp
-Đọc theo tổ
-Nhóm , cá nhân đọc.
Hoạt động 4: Trò chơi “Mô phỏng tiếng kêu con vật”.
- Cô mời trẻ bắt chước theo cách của mình tiếng gà trống gáy, tiếng gà mái gọi con, tiếng gà con tìm mẹ.(trẻ đến góc lấy mũ đội lên và mô phỏng tiếng kêu).
- Cô và trẻ đi vòng tròn quanh lớp vận động bài hát “Đàn gà con” 2-3 lần.
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi
IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
- Quan sát con gà trống
- Nhặt hoa, lá làm đồ chơi.
- Trò chơi : bắt vịt trên cạn, chơi với đồ chơi ngoài trời
- Tạo điều kiện hco trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên hiên.
- Trau dồi óc quan sát, khả năng ghi nhớ, dự đoán và đưa ra kết luôn.
- Giúp trẻ hiểu được cấu tạo, nơi ở, thức ăn của con gà trống.
- Trẻ chơi hứng thú và đúng luật trong khi chơi trò chơi vận động.
- Trẻ được vui chơi thoải mái và an toàn trong khi chơi tự do.
.
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng dễ vận động
1. Ổn định tổ chức: Cô kiểm tra quần áo, trang phục cho trẻ gọn gàng. Kiểm tra sỹ số, cô nói rõ địa điểm , mục đích của cuộc đi dạo và cho trẻ ra sân.
2. Nội dung
a. Hoạt động có chủ đích
-Cho trẻ quan sát và trò chuyện về con gà trống. 
- Các con quan sát xem con gà trống có những bộ phận nào?
- Trên đầu gà trống có gì? Có mào.
- Mào của gà trống có màu gì? (Màu đỏ)
- Gà trống có mấy mắt, mấy mỏ?
- Gà trống có mấy chân? (Có 2 chân).
- Lông của gà trống như thế nào? (Mượt có nhiều màu).
- Gà trống ăn những thức ăn gì? (ăn thóc, ăn giun..).
- Gà trống lợi ích gì? (Gà trống gáy vào buổi sáng để đánh thức mọi người...).
- Gà trống gáy như thế nào? (ò, ó, o).
Cô cho trẻ bắt chước tiếng gáy của gà trống.
- Con người nuôi gà để làm gì? (Để làm thực phẩm).
b. Trò chơi vận động :
- Cô cho trẻ chơi trò chơi bắt vịt trên cạn
- Cách chơi: Cho trẻ chơi trên một sân rộng. tất các các trẻ đứng vòng tròn làm hàng rào “nhốt vịt”. hai trẻ làm người bắt vịt phải bịt mắt kín bằng khăn. Hai trẻ làm vịt đứng ở trong vòng tròn, vừa đi vừa kêu “ Cạc, cạc” hoặc “vít, vít”. Khi có lệnh chơi, người bắt vịt chú ý lắng nghe định hướng tiếng vịt kêu để bắt được vịt.hai trẻ là vịt không được đi ra khỏi hàng rào. Vịt bị bắt sẽ phải làm người đi bắt vịt
c. Chơi tự do :
- Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi, phân khu vưc cho trẻ chơi.
- Vẽ phấn trên sân trường.
V. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc hoạt động
Nội dung hoạt động
Mục đích hoạt động
Chuẩn bị
Góc phân vai
Phòng khám, bác sỹ thú y
Trẻ chơi đúng vai chơi, thể hiện hành động của vai chơi
Giáo dục trẻ không dành đồ chơi của bạn khi chơi
Bộ đồ chơi bác sỹ
Góc xây dựng 
Xây dựng trang trại chăn nuôi
Trẻ biết xây dựng trang trại chăn nuôi với những khu phù hợp
Gạch, hàng rào, cây xanh
Góc học tập 
Nối các con vật gắn số tương ứng
Trẻ biết nối các con vật và gắn số tương ứng
Sách toán
Góc nghệ thuật
Vẽ, tô màu, nặn các các con vật sống trong gia đình
Trẻ biết vẽ xé dán, nặn một số con vật sống trong gia đình
Đất nặn, bảng con, giấy A4, keo dán sáp màu
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bước 1: thỏa thuận trước khi chơi
- Cô cùng trẻ hát bài gà trống, mèo con và cún con
- Trò chuyện về chủ điểm “ một số vật nuôi trong gia đình”
- Tuần này chúng mình sẽ tìm hiểu về thế giới động vật, các con sẽ biết về những con vật sống trong gia đình, sống trong rừng, sống dưới nước qua các góc chơi nhé
- Cô giới thiệu góc chơi và cho trẻ về góc chơi mà mình thích
Bước 2: Cách tiến hành
- Cô quan sát giúp trẻ nhập vai chơi thật giống.
- Cô đến từng nhóm chơi gợi mở húng thú chơi cho trẻ, đặt câu hỏi cho trẻ khi chơi
*Góc xây dựng
- Bác thợ cả ơi! Các bác đang xây dựng công trình gì vậy?
- Để xây được trang trại chăn nuôi cần nhưng nguyên vật liệu gì vậy?
*Góc phân vai
- bác sỹ ơi! Con chó nhà tôi bị đau chân bác tới khám cho tôi với?
* Góc học tập
Ở vòng tròn này có mấy con lợn? gắn số mấy?
*Góc nghệ thuật
- Các họa sỹ tí hon đang vẽ gì vậy?
- Các bác vẽ những con vật và tô màu thật đẹp nhé?
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc chơi để gợi ý để trẻ nói về sản phẩm của mình, cô kết thúc ở từng góc chơi, khen ngợi động viên khuyến khích trẻ
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đến tham quan và nhận xét góc chơi của bạn và cất đồ dung đồ chơi
VI. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài cũ: cho trẻ đọc lại bài thơ “ Mười quả trứng tròn”
- Cho trẻ hoạt động theo ý thích ở các góc
- Vệ sinh – nêu gương bé ngoan – trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
*******************************************
Thứ 3 ngày 3 tháng 2 năm 2015
I. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN- THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Hoạt động
Đề tài
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Bật liên tục qua các vòng
TC: Lăn bóng 
1-Kiến thức: :
- Trẻ biết tập bài tập: “Bật liên tục qua các vòn” 
- Trẻ kể được tên và vận động của một số động vật quen thuộc.
2- Kỹ năng:
- Luyện cho trẻ các động tác: Tay, chân, bụng, bật và thực hiện các vận động một cách khéo léo.
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng và có kỹ năng thực hiện các vận động “Bật liên tục qua các vòng” 
3- Thái độ: Thông qua bài học giáo dủctẻ yêu thích hoạt động thẻ dục, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô.
4 – 5 vòng thể dục, vạch chuẩn
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
HĐ1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Khởi động
Cho trẻ làm đoàn tàu đi tham quan trang trại chăn nuôi. Cho trẻ đi chạy: Chạy nhanh, chạy chậm, kiễng gót, nâng cao đùi, đi lom khom, đi thường, sau đó cho trẻ về 3 hàng ngang theo tổ
Trọng động
 Gần đến trang trại chăn nuôi rồi cùng nhau tập thể dục cho khỏe mạnh để giúp cơ thể khỏe mạnh mà đi tham quant rang trại chăn nuôi nhé.
 Cho trẻ tập với bài hát “ tiếng chú gà trống gọi”
HĐ 2: Bé vận động
Để đến trang trại chăn nuôi chúng mình phải bật liên tục qua các vòng đấy.
Cô làm mẫu lần 1 ( không phân tích)
Cô làm mẫu lần 2 ( Phân tích động tác :
- TTCB đứng sau vạch mốc. mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh đi tới vòng tròn, hai tay chống hông nhảy chụm 2 chân lần lượt vào vòng cho đến hết. Yêu cầu nhảy không chạm vào vòng.
Cho 2 trẻ lên làm mẫu
Cho cả lớp lần lượt thực hiện
Cho 2 đội thi đua : Lần lượt thực hiện vận động sau đó chọn các con vật nuôi theo yêu cầu của cô. Đếm và kiểm tra kết quả của 2 đội.
HĐ 3: Bé cùng vui chơi
“ Chơi lăn bóng”
- Luật chơi: Lăn bóng sang cho bạn và bắt bóng khi bạn lăn tới cho mình
Cách chơi: Chuẩn bị cho 2 trẻ 1 quả bóng. cho 2 trẻ ngồi cách nhau 2m. Bắt đầu trẻ lăn bóng sang cho bạn và bắt bóng khi bạn ăn tới cho mình
Trẻ thực hiện
Trẻ tập thể dục
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
- Quan sát Quan sát thời tiết 
 - Nhặt hoa, lá làm đồ chơi.
- Trò chơi : mèo đuổi chuột, chơi với đồ chơi ngoài trời
- Tạo điều kiện hco trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
-Trẻ nhận biết thời tiết của ngày hôm đó và biết nêu lên nhận xét của mình.
- Giáo dục trẻ biết cách ăn mặc phù hợp theo thời tiết.
- Trau dồi óc quan sát, khả năng ghi nhớ, dự đoán và đưa ra kết luôn.
- Trẻ chơi hứng thú và đúng luật trong khi chơi trò chơi vận động.
- Trẻ được vui chơi thoải mái và an toàn trong khi chơi tự do.
.
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng dễ vận động
1. Ổn định tổ chức: Cô kiểm tra quần áo, trang phục cho trẻ gọn gàng. Kiểm tra sỹ số, cô nói rõ địa điểm , mục đích của cuộc đi dạo và cho trẻ ra sân.
2. Nội dung
a. Hoạt động có chủ đích
-Cho trẻ quan sát và trò chuyện về thời tiết
Đưa trẻ đến địa điểm quan sát.
 - Gợi ý trẻ quan sát và nêu lên nhận xét của mình về bầu trời.
 - Các con hãy nhìn lên bầu trời nào;
 Có nhìn được không? Vì sao lại phải nheo mắt lại?
 Trời nắng thì bầu trời có màu gì? 
 Ngoài bầu trời màu xanh còn có gì nữa?
 Đám mây màu gì?
 Trời mưa có mây trắng không? Vì sao?
 => Giáo dục trẻ biết phòng bệnh theo mùa;
b. Trò chơi vận động :
- Cô cho trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột
Cách chơi: chọn 2 trẻ một trẻ làm chuột và một trẻ làm mèo, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn nắm tay nhau, trẻ làm mèo và trẻ làm chuột đứng quay lưng lại nhau. Khi có hiệu lệnh trẻ làm chuột phải chạy nhanh theo các cánh tay của các bạn để không bị mèo bắt. nếu bị bắt sẽ phải nhảy lò cò
c. Chơi tự do :
- Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi, phân khu vưc cho trẻ chơi.
- Vẽ phấn trên sân trường.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Cho trẻ chơi nội dung góc chơi như đầu tuần.
 Bổ sung đồ chơi các góc cho trẻ
Nhận xét các góc chơi
V. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài cũ: cho trẻ ôn lại bài tập bật lien tục qua các vòng
- Cho trẻ hoạt động theo ý thích ở các góc
- Vệ sinh – nêu gương bé ngoan – trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
*****************************************
Thứ 4 ngày 4 tháng 2 năm 2015
I. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN- THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Hoạt động
Đề tài
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Một số vật nuôi trong gia đình
1-Kiến thức: 
- Trẻ gọi đúng tên và biết được những đặc điểm rõ nét về cấu tạo, môi trường sống của một số con vật nuôi trong gia đình 
- Trẻ biết kể tên các món ăn được chế biến từ thịt và trứng của gà, vịt, lợn. Hiểu giá trị dinh dưỡng của chúng.
- Trẻ nhận biết thành thạo các hình cơ bản: Hình tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.
2- Kỹ năng: 
Trẻ so sánh và nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật, giữa các nhóm gia súc gia cầm.
3- Thái độ: 
Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khoẻ mạnh.
- Hàng ngày cho trẻ quan sát và trò chuyện về các con vật nuôi.
- Mô hình con gà, chó, mèo, vịt.
- Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về các con vật nuôi.
- Câu đố, trò chơi, bài hát các co nật nuôi
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Tuần này chúng ta đang tìm hiểu về chủ điểm gì?
À đúng rồi! tuần này chúng ta đang tìm hiểu về chủ điểm động vật đấy. Chủ điểm động vật có rất là nhiều điều kỳ lạ về các con vật nuôi trong gia đình. Muốn biết được những điều kỳ diệu về các con vật nuôi cô mời các con lên tà đi thăm quan trang trại chăm nuôi nhà bạn Lan nào? (Cô cùng trẻ thăm quan trang trại chăn nuôi nhà bạn Lan nuôi những con gì?
- Đây là con gì?
- Thế GĐ bạn Lan nuôi nhiều con vật hay ít con vật?
- Giờ thăm quan đến đây là hết rồi cô cùng các con hát bài “Rửa mặt như mèo” và về lớp học của mình nào?
Hoạt động 2: Bé cùng khám phá
a. Con gà trống
* Cô đọc câu đố:
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức giấc
Đố là con gì?
* Cho trẻ quan sát tranh con gà trống và cho trẻ đọc từ “con gà trống”
* Đàm thoại:
- Các con quan sát xem con gà trống có những bộ phận nào?
- Trên đầu gà trống có gì?
- Thân gà trống như thế nào?
- Chân gà trống có đặc điểm gì?
- Gà trống ăn thức ăn gì?
- Gà trống có đẻ được không? Thế gà gì đẻ trứng?
- Vậy chúng ta nuôi gà trống để làm gì?
* Cô khái quát lại: Gà trống là con vật được nuôi trong gia đình; nó có cánh, có hai chân. Gà mái có thể đẻ trứng nên con gà là con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm.
* Cô cho trẻ bắt chước làm tiếng gà gáy.
b. Con vịt
* Cho trẻ nghe tiếng kêu con vật và đoán tên.
* Cho trẻ quan sát tranh con vịt và đọc từ “con vịt”
* Cho trẻ quan sát và đàm thoại:
- Con vịt có những gì?
- Vịt thấy được thức ăn là nhờ vào cái gì? (con mắt) có mấy mắt?
- Nhờ cái gì mà vịt có thể bắt được tôm, tép? (nhờ có mỏ dài và dẹt)
- Vịt có mấy chân và chân nó có đặc điểm gì?
- Con vịt ăn gì mà sống?
- Đố các con vịt mái đẻ ra cái gì?
- Vậy vịt gì đẻ trứng? (vịt mái)
* Cô khái quát lại: Vịt là con vật nuôi trong gia đình. Cũng giống như con gà, con vịt cũng có cánh, có hai chân và đẻ trứng nên được gọi là gia cầm. Trứng gia cầm là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho chúng ta.
c. Con chó
* Cô cho trẻ chơi trò “trời tối, trời sáng”
* Cho trẻ quan sát tranh con chó và đọc từ “con chó”
* Đàm thoại:
- Con chó có những bộ phận nào?
- Trên đầu của con chó có gì?
- Con chó có mấy chân và chân nó có đặc điểm gì?
- Con chó ăn thức ăn gì?
- Chó đẻ con hay đẻ trứng?
- Vậy, người ta nuôi chó làm gì?
+ Cho trẻ bắt chước tiếng chó sủa khi có khách.
* Cô khái quát lại: Chó là con vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con nên thuộc nhóm gia súc. 
d. Con Mèo
* Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc bài hát “chú mèo con” và đoán tên.
* Cho trẻ quan sát con mèo và gọi tên.
* Đàm thoại:
- Các con thấy con mèo có đặc điểm gì?
- Trên đầu con mèo có những gì?
- Mèo đi được là nhờ cái gì? 
- Đố các con chân con mèo có đặc điểm gì mà khi di chuyển mèo đi lại, leo trèo rất nhẹ nhàng vậy?
- Các con có biết thức ăn yêu thích của chú mèo là gì không?
Ngoài thức ăn yêu thích là chuột, con mèo cũng ăn cơm, cá nữa.
- Vậy, con mèo đẻ ra gì vậy các con?
* Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: 
Con mèo là con vật được nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con. Chân mèo có lớp đệm thịt nên giúp mèo có thể di chuyển nhẹ nhàng, mèo lại có móng vuốt và hàm răng sắc nhọn nên có thể bắt chuột giúp con người. Vì thế, khi chơi với mèo, các con phải tránh xa móng vuốt sắc nhọn của nó nhé.
2. So sánh
* Cho trẻ kể tên các con vật vừa cho trẻ làm quen
a. Con gà – con vịt
* Cô cho xuất hiện tranh con gà và con vịt và cho trẻ so sánh.
Cô khái quát
* Giống nhau:
- Có hai chân, hai cánh và đẻ trứng
- Thuộc nhóm gia cầm nuôi trong gia đình
* Khác nhau:
+ Con gà
- Có mào đỏ
- Mỏ gà nhọn
- Không bơi được dưới nước
+ Con vịt
- Không có mào
- Mỏ to, dẹp
- Bơi được dưới nước
b. Con chú – con Mèo
* Cho trẻ quan sát hình và so sánh
Cô k

File đính kèm:

  • docxthe gio dong vat.docx