Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nhu cầu gia đình - Mai Thị Kim Cương

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Nhu cầu gia đình "

 - Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi.

 - Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.

II. Chuẩn bị:

 - Các loại đồ dùng, đồ chơi phục cá nhân, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, đồ dùng học tập, các dụng cụ âm nhạc, bút màu, giấy vẽ,

III. Hướng dẫn:

1. Góc: Đóng vai:

 - Thầy hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Đóng vai gia đình, đi cửa hàng mua đồ dùng gia đình, nấu ăn (Các món ăn trong ngày sinh nhật ngày lễ), cho búp bê ăn.

 - Phân loại rau quả qua lô tô; trò chơi " Người đầu bếp giỏi" và "Chuẩn bị bữa ăn"

2. Góc: Âm nhạc:

 - Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề.

 

doc14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5916 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nhu cầu gia đình - Mai Thị Kim Cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11.
Chủ đề: "Nhu cầu gia đình "
 ----o0o---
	Kế hoạch hoạt động góc	
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ củng cố lại các kiến thức đã học trong chủ đề "Nhu cầu gia đình "
	- Thông qua hoạt động vui chơi ở góc, trẻ biết vận dụng những kiến thức học được vào hoạt động chơi.
	- Giáo dục trẻ biết đoàn kết với nhau trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
	- Các loại đồ dùng, đồ chơi phục cá nhân, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, đồ dùng học tập, các dụng cụ âm nhạc, bút màu, giấy vẽ, 
III. Hướng dẫn:
1. Góc: Đóng vai:
	- Thầy hướng dẫn trẻ chơi trò chơi: Đóng vai gia đình, đi cửa hàng mua đồ dùng gia đình, nấu ăn (Các món ăn trong ngày sinh nhật ngày lễ), cho búp bê ăn.
	- Phân loại rau quả qua lô tô; trò chơi " Người đầu bếp giỏi" và "Chuẩn bị bữa ăn"
2. Góc: Âm nhạc:
	- Thầy cho trẻ nghe nhạc dân ca, luyện nghe các dụng cụ âm nhạc khác nhau, biểu diễn hát múa các bài hát trong chủ đề.
3. Góc: Tạo hình:
	- Thầy hướng dẫn trẻ vẽ, nặn một số đồ dùng trong gia đình
 4. Góc: Toán:
	-Sắp xếp, so sánh chiều cao của 3 đối tượng.
 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008.
Môn dạy: Trò chơi.
Bài dạy: 
Cho thỏ ăn
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm rèn luyện vận động thăng bằng, khéo léo cho trẻ.
	- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi, chơi tự giác.
	- Giáo dục trẻ ý thức ăn, uống đúng khoa học để có cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Hai con thỏ bông.
	- Mười khối vuông( hoặc có thể dùng gạch để thay thế).
	- Mỗi trẻ một tấm ảnh lô tô hình các loại rau.
III. Hướng dẫn:
	- Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
1. Luật chơi:
	- Chỉ được bước một chân lên khối vuông.
	- Nhóm nào song trước và không có người trượt chân là thắng cuộc.
2. Cách chơi:
	- Chia trẻ làm 2 nhóm. Mỗi nhóm có 1 con thỏ và 5 khối vuông xếp thành một hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1m, trước mỗi hàng đặt các khối vuông theo hình dích dắc, cací nọ cách cái kia 15 - 20 cm, đầu hàng bên kia đặt một con thỏ bông.	
- Thầy giáo hướng dẫn trẻ cách đi: Tay trẻ cầm tấm ảnh, bước một chân lên khối vuông thứ nhất, bước tiếp chân sau lên khối vuông thứ hai, nhấc chân kia bước lên khối vuông thứ baKhi bước hết 5 khối vuông, đặt " thức ăn" (Tấm ảnh) trước con thỏ để thỏ ăn, sau đó đi về xếp vào cuối hàng của mình. Cháu thứ hai bắt đầu bước lên khối vuôngCứ tiếp tục như vậy cho đến hết nhóm. Nhóm nào mang thức ăn cho thỏ xong trước và không có người trượt chân xuống đất khi bước lên khối vuông thì nhóm đó thắng. 
	- Thầy gọi 2 trẻ khá chơi mẫu.
* Trẻ chơi trò chơi.
	- Thầy khuyến khích động viên trẻ chơi.
	- Kết thúc, thầy nhận xét chơi./.
Môn dạy: MTXQ.
Bài dạy:
Một số loại rau
Nội dung tích hợp: Văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ hiểu về tích lợi của việc trồng rau, và nên ăn rau mỗi ngày để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng.
	- Trẻ nêu được điểm khác nhau, giống nhau của các loại rau, biết được các chất dinh dưỡng cần thiết có trong rau.
	- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ rau
II. Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị địa điểm tổ chức tiết học( vườn rau trong vườn trường)
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Thầy đọc bài thơ: " Bắp cải xanh"
 * Trò chuyện:
 - Thầy vừa hát cho các con nghe bàit thơ gì ?
 - Bắp cải có thể chế biến thành những món ăn gì ?
* Giới thiệu bài: Một số loại rau.
1. Trò chuyện, tìm hiểu về một số loại rau:
 - Thầy đưa trẻ học thực địa tại vườn rau của trường: Cho trẻ quan sát cây rau cải: Hỏi trẻ.
 - Đây là cây rau gì ?
 - Cây rau cải có mấy phần ?
 - Phần lá màu gì?
 - Phần thân có đặc điểm gì ?
 - Phần rễ có tác dụng gì?
 - Trồng rau để làm gì?
 - Con người dùng phần nào để làm thức ăn?
 - Rau cải có những chất dinh dưỡng gì?
 - Con cần giúp bố, mẹ làm gì để cây tươi tốt?
 - Thầy tiếp tục hướng dẫn trẻ tìm hiểu các loại rau khác và đàm thoại theo trình tự trên.
* Mở rộng:
 + Ngoài những đloại rau thầy đã cho các con tìm hiểu, con còn biếtloại rau nào? Con hãy kể cho các bạn cùng biết nào!
* Trò chơi: "Đi chợ mua rau"
 - Thầy giới thiệu tên trò chơi.
 - Trẻ nhắc lại cách chơi.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Thầy khuyến khích, động viên trẻ chơi hứng thú, tự giác.
 - Thầy nhận xét chơi
.* Hoạt động góc:
 + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
 + Góc: Sách: Quan sát tranh về chủ đề./.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
- Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trò chuyện, tìm hiểu cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi.
 - Trẻ kể tên những loại rau trẻ biết.
- Trẻ chơi trò chơi.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ hoạt động theo góc.
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008.
Môn dạy: Tạo hình.
Bài dạy:
Vẽ theo ý thích
Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng tô màu, hoàn thiện bức tranh.
(trong chủ đề: Nhu cầu gia đình)
	- Trẻ thực hiện đúng kỹ năng vẽ, tô màu theo ý thích của trẻ.
	- Giáo dục trẻ ý thức học tập, yêu cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
	- Bút màu, giấy, vở cho trẻ.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức.
 - Thầy hát cho trẻ nghe bài hát: Mừng sinh nhật.
* Trò chuyện:
 - Thầy vừa hát cho các con nghe bài hát gì ?
 - Ngày sinh nhật các con được bố, mẹ mua quà gì tặng nào ?
* Giới thiệu bài:Vẽ theo ý thích. 
1. Thầy trò chuyện cùng trẻ:
 - Các con đã được vẽ những gì ?
 - Con đã vẽ như thế nào ?
 - Con vẽ phần nào trước, phần nào sau ?
 - Con tô màu như thế nào cho bức tranh thêm đẹp ?
 - Bố cục sao cho cân đối bức tranh?
Thầy tiếp tục trò chuyện cùng trẻ về các sản phẩm khác trẻ thích vẽ. theo trình tự trên.
2. Quan sát mẫu gợi ý:
 - Thầy cho trẻ quan sát tranh vẽ về ngôi nhà.
 + Đây là tranh vẽ gì ?
 + Ngôi nhà được chia thành mấy phần ?
 + Phần mái vẽ như thế nào ? Dạng hình gì ?
 + Phần thân nhà dạng hình gì ? Vẽ ra sao ?
 + Ô cửa vẽ như thế nào cho đẹp ?
 + Tô màu như thế nào cho ngôi nhà thêm đẹp ?
 + Bố cục sao cho bức tranh được cân đối ?
 - Thầy tiếp tụa cho trẻ quan sát mẫu gợi ý về cái ấm trà, cái bát và đàm thoại theo trình tự trên.
 - Thầy củng cố lại kỹ năng vẽ.
 - Hỏi trẻ xem trẻ thích vẽ gì nhất? ( 2 - 3 trẻ).
* Trẻ thực hiện:
 - Thầy đi đến từng trẻ, giúp những trẻ chưa thực hiện được, khuyến khích, động viên trẻ thi đua vẽ đẹp.
* Nhận xét sản phẩm:
 - Thầy trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá.
 - Gọi trẻ nhận xét.
 + Con thích bài của bạn nào ? ( Gọi trẻ vẽ bức tranh đó nói về ý tưởng của mình)
 + Bài của bạn tô màu có đẹp không ? Vì sao ?
 + Bạn vẽ, tô màu đã hài hoà chưa ?
 - Thầy nhận xét chung.
* Củng cố - Giáo dục:
 - Thầy cho trẻ quan sát 1 - 2 bài đẹp nhất
 - Giáo dục trẻ biết quý trọng sản phẩm làm ra
.* Hoạt động góc:
 + Góc Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
 + Góc Vui chơi: Trẻ chơi trò chơi " Cho thỏ ăn"./.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 -Trẻ trò chuyện cùng thầy về ý thích của mình.
 - Trẻ quan sát tranh gợi ý.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ thực hiện.
 - Trẻ nhận xét.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ quan sát, lắng nghe thầy.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008.
Môn dạy: Văn học.
Bài dạy:
Thơ: Mẹ và cô
Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nội dung bài thơ.
	- Trẻ đọc đúng nội dung, nhịp điệu, hiểu nội dung , nhơ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ, thuộc thơ.
	- Giáo dục trẻ biết quý trọng mẹ và cô giáo.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh thơ chữ to
	- Thầy thuộc bài thơ.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Trẻ hát bài hát "Cả nhà thương nhau".
* Trò chuyện:
 - Các con vừa hát bài hát gì ?
 - Bài hát nói về tình cảm giữa ai với ai ?
* Giới thiệu bài: 
 - Mẹ và cô - Trần Quốc Toàn.
 - Thầy đọc mẫu lần 1 - Không tranh.
 * Giảng nội dung:
 Bài thơ thể hiện niềm hạnh phúc của bé khi được mẹ và cô giáo quan tâm, thương yêu bé.
 - Thầy đọc mẫu lần 2 + Tranh thơ chữ to
( Thầy giới thiệu cách đọc, cách chỉ chữ)
 + Bé đã được ai yêu thương các con ?
* Giảng nội dung trích dẫn + Từ khó:
 - Thầy đọc khổ thơ đầu:
" Buổi sáng bé chào mẹ
Rồi sà vào lòng mẹ"
 => Niềm vui của bé khi mỗi ngày đến trường.
 - Thầy đọc khổ thơ tiếp.
" Mặt trời mọc rồi lặn
Là mẹ và cô giáo"
 => Niềm tự hào, hạnh phúc của bé đã có mẹ và cô giáo chăm sóc, yêu thương.
 "lon ton":
* Dạy trẻ đọc thơ.
 - Trẻ đọc theo lớp: (2 lần).
 - Trẻ đọc theo tổ - nhóm - cá nhân.
 - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc thơ hay.
3. Đàm thoại:
 - Thầy vừa được học bài thơ gì ? Do ai sáng tác ?
 - Bé đã được ai chăm sóc, yêu thương mỗi ngày ?
 - Buổi sáng bé đi học bé chào ai ?
 - Buổi chiều đi học về bé chào ai ?
 - Bé hạnh phúc khi có ai chăm sóc ?
 5. Củng cố:
 - Thầy cho một trẻ khá lên đọc tặng cả lớp nghe lại bài thơ.
 + Giáo dục: Trẻ biết kính trọng mẹ và cô giáo
* Hoạt động góc:
 + Góc: Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
 + Góc: Xây dựng: Xây khuôn viên nhà của bé./.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời. 
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ đọc thơ
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ đọc cho cả lớp nghe.
- Trẻ hoạt động theo góc.
Thứ năm ngày 27 tháng 11năm 2008.
Môn dạy: Toán.
Bài dạy: 
Đếm và so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
Nội dung tích hợp: MTXQ.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ nắm được kỹ năng đếm và so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
	- Trẻ biết đếm, so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau giữa hai nhóm đồ dùng gia đình.
	- Giáo dục trẻ lòng yêu thích toán học.
II. Chuẩn bị:
	- Mỗi trẻ 4 bộ thìa, bát ăn cơm; 4 bộ quần - áo; Mũ - nón ( lô tô)
	- Một số đồ dùng trong gia đình có màu sắc khác nhau được xắp xếp thành nhiều cách khác nhau ở xung quanh lớp.
	- Đồ dùng của thầy như của trẻ, kích thước hợp lý.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Trẻ chơi trò chơi " Bạn có gì khác"
* Trò chuyện:
 - Các con vừa chơi trò chơi gì ?
 - Bạn đã thay đổi những gì ?
* Giới thiệu bài:Đếm, so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
1. Phần I: Ôn tập.
 - Thầy cho trẻ tìm những đồ dùng thầy đã chuẩn bị ở xung quanh lớp.
 - Trẻ đếm, nhận xét những nhóm đồ dùng, nhóm nào nhiều hơn, ít hơn? Số lượng là mấy ? Cài ssố tương ứng.
 - Thầy chính xác hoá.
2. Phần II. Đếm so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4:
 - Thầy gắn 3 cái thìa lên bảng cài - Trẻ thực hiện cùng thầy và đếm nhẩm theo - nêu kết quả phép đếm. ( tất cả là 3 cái thìa)
 - Thầy và trẻ gắn tiếp 4 cái bát, trẻ đếm - nêu kết quả.( tất cả là 4 cái bát).
 + Thầy hỏi: Số bát và thìa có bằng nhau không?
 + Để số thìa nhiều bằng số bát ta làm thế nào ?
 ( trẻ thêm 1 cái thìa).
 + Lúc này số thài và bát như thế nào với nhau? Số lượng bát, thìa đều là mấy? ( trẻ đếm cả 2 nhóm).
 - Thầy bớt đi 1 cái bát và hỏi trẻ:
 + Để số thìa ít bằng số bát con làm thế nào ?.
 - Thầy tiếp tục thêm bớt ( với số lượng khácnhau) với các nhóm đồ vật khác và cho trẻ đếm so sánh theo trình tự trên.
3. Phần III: Luyện tập:
 - Thầy cho trẻ chơi trò chơi: " Tìm đúng nhà " 
 - Chia trẻ thành 2 nhóm , 1 nhóm có thẻ 3 quả cam, 1 nhóm có thẻ 4 quả cam với số nhà bằng số lượng quả cam trên tay của trẻ. Thầy cho trẻ chơi 2 - 3 lần và đổi thẻ lẫn nhau.
 - Thầy nhận xét. 
 * Hoạt động góc.
 + Góc: Tạo hình. Cho trẻ vẽ những đồ dùng trong gia đình.
 + Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề./.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ làm theo hướng dẫn của thầy.
- Trẻ làm theo yêu cầu của thầy.
 - Trẻ luyện tập.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.
Môn dạy: Thể dục.
Bài dạy:
Ném xa bằng một tay- Bật sâu 25 cm
Nội dung tích hợp: Âm nhạc.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Nhằm giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, biết phối hợp chân, tay.
	- Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật, kỹ năng động tác của bài tập ném xa bằng một tay bật, sâu 25cm. Tập luyện hứng thú, tự giác.
	- Giáo dục trẻ ý thức tập luyện thể dục thường xuyên.
II. Chuẩn bị:
	- Sân bãi bằng phẳng, túi cát, ghế thể dục.
III. Hướng dẫn:
* ổn định tổ chức:
	- Điểm danh, kiểm tra sức khoẻ, trang phục của trẻ.
* Trò chuyện:
	- Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề " Nhu cầu gia đình".
1. Khởi động:
	- Thầy cho trẻ giả làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi, chạy rồi trở về đội hình hai hàng dọc.
2. Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung:
	-Trẻ tập bài thể dục nhịp điệu với bài: "Nào chúng ta cùng tập thể dục" - 
2 lần.
b/ Vận động cơ bản:
	- Thầy giới thiệu tên bài tập.
	- Thầy tập mẫu.
	+ Lần 1: Không phân tích.
	+ Lần 2: Phân tích.
	Tư thế chuẩn bị:Trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát, lòng bàn tay ngửa( tay cùng phía với chân sau). Khi có hiệu lệnh của thầy trẻ đưa tay từ trước - xuống dưới - ra sau - lên cao rồi ném ở điểm tay đưa cao nhất. Ném xong tiếp tục thực hiện bài tập bật sâu: Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng trên ghế có độ cao 25 - 30 cm. Trẻ đứng tự nhiên , tay đưa từ sau ra trước đồng thời hơi khuỵu gối. Khi có hiệu lệnh của thầy, trẻ nhún chân và bật lên cao, khi rơi chạm đát bằng hai đầu bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng. Thực hiện xong 2 nọi dung trên trẻ đi nhặt túi cát về để vào nơi quy định rồi đứng về cuối hàng.
	+ Lần 3: Không phân tích.
	- 1 trẻ khá nhắc lại kỹ thuật thực hiện bài tập.
* Trẻ thực hiện:
	- Trẻ tập theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
	- Thầy quan sát, sửa sai, khuyến khích động viên trẻ tập luyện hứng thú, tự giác, và thi đua lẫn nhau.
3. Hồi tĩnh:
	- Thầy cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân vừa đi vừa hít thở sâu.
* Hoạt động góc:
	+ Góc: Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ đề.
	+ Góc: Tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái./.
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008.
Môn dạy: Âm nhạc.
Bài dạy: Dạy hát + Vỗ tay theo nhịp.
Mẹ yêu không nào
( Lê Xuân Thọ)
Nghe hát: Ru con.
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
 Nội dung tích hợp: Văn học.
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nhằm giúp trẻ hát đúng, cảm nhận được nội dung bài hát "Mẹ yêu không nào" - Lê Xuân Thọ.
	- Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, giai điệu, hát rõ lời, vui tươi. Chú ý nghe, nghe trọn vẹn tác phẩm biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Chơi trò chơi thành thạo.
	- Giáo dục trẻ lễ giáo, lòng yêu âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh hoạ, đầu đĩa, tăng âm, loa đài, đàn.
	- Thầy thuộc bài hát dạy hát, nghe hát.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của thầy
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Thầy đọc câu đố về con cò:
 " Con gì trắng muốt như bông
 Nhìn ngắm ruộng đồng thẳng cánh mà bay"
* Trò chuyện:
 - Thầy đố các con biết đó là con gì?
 - Con cò thường kiếm ăn ở đâu? (Đồng ruộng)
* Giới thiệu bài: Vậy! Con cò khi đi kiếm ăn có có biết hỏi, lúc về có biết chào không? Còn các con thì sao? Các con sẽ hiểu rõ hơn điều này qua bài hát " Mẹ yêu không nào " của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ nhé!
1. Dạy hát: (15 phút)
 - Thầy hát mẫu lần 1.
 + Giảng nội dung: ( Theo tranh ).
 Bài hát muốn nhắc nhở các con khi muốn đi đâu phải biết hỏi người lớn, khi về phải biết chào mọi người. Không nên như con cò bé đi - về không biết chào hỏi ai nhé các con!
 - Thầy hát mẫu lần 2 + 3 + Điệu bộ minh hoạ.(Mở đĩa- bài 23, đĩa 1)
 + Con cò bé khi đi- về có biết chào ai không các con?
 +Còn bé lúc đi, khi về đã biết làm gì ?
* Dạy trẻ hát:
 - Trẻ hát theo lớp ( 2 lần).
 + Các con vừa hát bài hát gì ? Của nhạc sĩ nào sáng tác?
 - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
 - Thầy chú ý lắng nghe sửa sai, khuyến khích động viên trẻ thi đua hát hay.
 * Củng cố:
 - 01 trẻ hát hay nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng thưởng thức.
 * Giáo dục: 
 Các con nên học tập ai ? Các con ở nhà hay ở đâu khi đi các con nhớ là phải hỏi, nêu bố mẹ hoặc người lớn đồng ý các con mới được đi. lúc về nhà hay vào nhà ai các con phải biết chào thì mới xứng đáng là con ngoan- trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ đấy các con ạ.
 + Nhạc sĩ nào sáng tác bài hát Mẹ yêu không nào ?
* Dạy trẻ vận động;
 - Thầy làm mẫu lần 1: Không phân tích.
 - Thầy làm mẫu lần 2: Phân tích.
 " Con cò bé bé nó đậu cành tre. Đi không hỏi mẹ..." 
 x x x x x x  
 ( Vỗ tay vào tiếng có dấu x ).
 - Thầy làm mẫu lần 3.
 + Trẻ tập vỗ tay theo nhịp: Lớp - tổ - nhóm - cá nhân.
 - Thầy chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ thi đua tập luyện.
 + Các con vừa học vỗ tay theo nhịp bài hát gì ?
2. Nghe hát: ( 6 phút)
 - Giới thiệu bài: Với mỗi chúng ta từ lúc chào đời. Đã được mẹ ru bằng những làn điệu hát ru, làn điệu dân ca êm dịu, mượt mà đúng không các con? Một trong những làn điệu dân ca hay đó, là bài " Ru con"- Dân ca Nam Bộ mà bây giờ thầy sẽ hát tặng các con đấy! Các con có thích không ?
 - Thầy hát lần 1.
+ Giới thiệu xuất xứ làn điệu.
 Bài dân ca này được viết với giai điệu tiết tấu nhẹ nhàng, tha thiết. Thể hiện tình cảm của mẹ và con luôn luôn nhớ thương da diết đến người chồng, người cha yêu thương dang chiến đấu nơi chiến trường. 
 - Thầy hát lần 2 +3 ( Nghe đĩa hát ).
 + Các con vừa nghe thầy hát bài hát gì?
3. Trò chơi: (4 phút) " Ai nhanh nhất ".
 - Thầy giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
* Cách chơi:
 - Gọi 4- 5 trẻ(hoặc 6-7 trẻ) lên chơi. Thầy quy định:
 + Khi thầy hát (hoặc nghe đĩa hát) nhỏ, chậm, các trẻ đi ngoài vòng tròn.
 + Khi thầy hát (hoặc nghe đĩa hát) to, nhanh các trẻ chạy nhanh vào vòng tròn (mỗi cháu 1 vòng tròn).
 - Khi trẻ chơi thành thạo, thầy tăng số vòng tròn và tăng số trẻ chơi.
 - Thầy cùng trẻ chơi mẫu 1- 2 lần.
 + Trẻ chơi trò chơi, thầy khuyến khích động viên trẻ chơi hứng thú.
 *Kết thúc: Thầy nhận xét qua trình chơi, giáo dục trẻ. 
* Hoạt động góc:
 + Góc: Tạo hình: Trẻ xé, dán các con vật nuôi trong gia đình.
 + Góc: Đóng vai: Đóng vai người bán hàng./.
- Trẻ lắng nghe, giải đố.
- Trẻ trò chuyện cùng thầy.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời.
- Trẻ học hát.
 - Tre lắng nghe.
 -Tre lắng nghe
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ quan sát.
 - Trẻ học vận động.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ trả lời.
 - Trẻ lắng nghe.
 - Trẻ chơi trò chơi.
 - Trẻ lắng nghe./.
 - Trẻ hoạt động theo góc./.

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc