Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Đất nước Việt Nam - Trường mầm non Ngọc Linh

I. Mục đích yêu cầu :

- Kiến thức : Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay đập xuống phía chân và đón bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên.

- Kỹ năng : Rèn cơ tay, sự nhanh nhẹn tự tin cho trẻ

- Giáo dục : Trẻ có ý thức trong giờ học.

II. Chuẩn bị :

- Cô : 4 quả bóng, 1 rổ đựng bóng

- Trẻ : Sức khoẻ tốt, trang phục gọn gàng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 18543 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Chủ đề nhánh: Đất nước Việt Nam - Trường mầm non Ngọc Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/5/2011	Ngày dạy: Thứ 2/23/5/2011
Chủ đề: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ
Chủ đề nhánh: Đất nước Việt Nam
Thực hiện 01 tuần từ ngày 23 đến ngày 28/5/2011
A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - THỂ DỤC SÁNG
I. Đón trẻ: 
Cô vui vẻ niềm nở với phụ huynh và trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ ở lớp. Nhắc phụ huynh và trẻ mang đồ chơi, vỏ hộp, lon bia, bìa sách báo, tranh ảnh...đến để phục vụ cho việc học tập của chủ đề nhánh “Đất nước Việt Nam”
II. Hoạt động tự chọn:
 Cho trẻ chơi ở các góc. Cô hướng dẫn trẻ chọn tranh, trò chuyện những bức tranh về đất nước Việt Nam. Gắn tranh lên góc giới thiệu chủ đề 
 III. Thể dục sáng:
Yêu cầu: 100% trẻ tham gia tập TD.
 Trẻ ra xếp hàng nhanh nhẹn, đứng vào các bông hoa qui định và tập theo nhạc chung của trường (bài tập của tháng 5).
Tay vai 
 CB 4 1 3 2 
Chân CB 4 1 2 
Bụng CB 4 1 3 2 
 Bật CB 4 1 3 2 
IV. Điểm danh: Cho trẻ quan sát trong tổ, nêu tên những bạn vắng mặt. Cô gọi tên lần lượt, trẻ trả lời.
B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTTC: Đập và bắt bóng
I. Mục đích yêu cầu :
- Kiến thức : Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay đập xuống phía chân và đón bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên.
- Kỹ năng : Rèn cơ tay, sự nhanh nhẹn tự tin cho trẻ
- Giáo dục : Trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị : 
- Cô : 4 quả bóng, 1 rổ đựng bóng 
- Trẻ : Sức khoẻ tốt, trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Khởi động
 Cô đi ngược chiều với trẻ .
2. Hoạt động 2:
* Tập bài tập phát triển chung
ĐT: Tay vai.
ĐT: Chân.
ĐT: Bụng.
ĐT: Bật.
* Vận động cơ bản : 
 - Giới thiệu tên bài :Đập và bắt bóng
- Cho 1 trẻ lên tập trước
- Cô tập lại Phân tích động tác :
Cô cầm bóng bằng 2 tay, đập bóng xuống dưới đất, khi bóng nảy lên thì cô cũng bắt bóng bằng 2 tay và cô không ôm bóng vào người.
 Chia làm 2 đội thực hiện
 Cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Trò chơi: Bắt chước tạo dáng
 Khi cô nói tạo dáng thì cả lớp đều tạo những hình ảnh mà các con đã chọn
3 - Hoạt động 3 : Hồi tĩnh 
- Đi thành vòng tròn, đi các kiểu đi: Đi thường đi bằng gót chân đi thường đi bằng mũi chân đi thường - chạy nhanh - chạy chậm đi thường 
CB 4 1 3 2
CB 4 1 3 2
CB 4 1 3 2
CB 4 1 3 2
1 Trẻ lên tập
- Trẻ chú ý quan sát cô tập mẫu
 x |* * * * * * * * * * 
 x | * * * * * * * * * 
- 2 đội thi đua nhau
- Trẻ chơi trong 3 phút
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
 I. Yêu cầu: 
Trẻ biết tự chọn cho mình một góc chơi, chơi đoàn kết, biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định .
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi các loại .
- Gạch, bộ lắp ghép bằng nhựa, gỗ.
- Giấy bút màu, hồ dán, tranh ảnh báo cũ...
- Bình tưới cây, dao nhỏ xới cây...
III.Tiến hành:
- Cô giới thiệu các góc chơi.
- Cho trẻ nhận góc chơi.
- Hỏi ý định của trẻ.
- Cho trẻ về góc chơi, cô quan sát gợi ý trẻ chơi .
- Cho trẻ giao lưu giữa các góc ,
- Trẻ giới thiệu sản phẩm mình tạo ra.
- Cô và trẻ cùng nhận xét các góc.
- Cho trẻ cất dọn đồ chơi. 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc phân vai: 
Đi thăm thủ đô Hà Nội
Góc phân vai:
Đi thăm thủ đô Hà Nội
Góc phân vai: 
Đi thăm thủ đô Hà Nội
Góc phân vai: 
Đi thăm thủ đô Hà Nội
Góc phân vai: 
Đi thăm thủ đô Hà Nội
Góc xây dựng
Xây dựng cột cờ Hà Nội
Góc xây dựng Xây dựng Lăng Bác 
Góc xây dựng Xây dựng công viên Thủ Lệ
Góc xây dựng :
Xây dựng Lăng Bác 
Góc xây dựng 
Xây dựng cột cờ Hà Nội
Góc nghệ thuật:
Làm bộ tranh sưu tập về đất nước Việt Nam
Góc thiên nhiên 
Làm bộ tranh sưu tập về đất nước Việt Nam
Góc nghệ thuật :
Làm bộ tranh sưu tập về đất nước Việt Nam
Góc nghệ thuật : 
Làm bộ tranh sưu tập về đất nước Việt Nam
Góc nghệ thuật
Làm bộ tranh sưu tập về đất nước Việt Nam
Góc học tập
 Đọc truyện, xem tranh ảnh về Đất nước Việt Nam
Góc học tập 
 Đọc truyện, xem tranh ảnh về Đất nước Việt Nam
Góc học tập
 Đọc truyện, xem tranh ảnh về Đất nước Việt Nam
Góc thiên nhiên 
 Đọc truyện, xem tranh ảnh về Đất nước Việt Nam
Góc thiên nhiên:
 Đọc truyện, xem tranh ảnh về Đất nước Việt Nam
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
I. Yêu cầu: 
- Trẻ tham gia hoạt động đầy đủ 
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.	
- Trẻ hứng thú chơi đồ chơi.
 	 II. Chuẩn bị: - Khăn, xắc xô
 	 III. Tiến hành:
1. Hoạt động có mục đích:
1.1. Quan sát thời tiết,bầu trời 
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Ăn mặc như thế nào cho phù hợp với thời tiết?
- Kể về thời tiết ?
 1.2. Nhặt lá rụng trên sân trường 
 - Hôm nay thời tiết như thế nào?
 - Có gió không?
 - Trên sân trường có rất nhiều lá rụng chúng mình phải làm gì?
 - Bây giờ chúng mình cùng nhặt lá bỏ vào thùng rác nào.
1.3. Múa hát về Bác Hồ
 - Cô mở băng nhạc cho trẻ hát múa về quê hương, đất nước
1.4 . Cho trẻ đọc thơ, kể chuyện về Bác
 - Trẻ đọc thơ kể chuyện về quê hương đất nước.
1.5. Vẽ tự do trên sân trường
 - Trẻ vẽ theo sự sáng tạo của trẻ
 	2. Trò chơi vận động : Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Rồng rắn lên mây... 
 	3. Trò chơi tự chọn:
	- Chơi với đồ chơi ngoài trời 
- Chơi với bảng, vòng, phấn, lá cây...
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Đọc thơ, kể chuyện, hát múa ca ngợi Quê hương, đất nước
- Xem băng hình về Đât nước VIệt Nam
- Tập văn nghệ cho lễ tổng kết, vui tết thiếu nhi 1/6
- Hoạt động góc.
- Làm đồ dùng, đồ chơi
- Chơi các trò chơi dân gian
- Nêu gương cắm cờ bé ngoan cuối ngày, phát phiếu bé ngoan cuối tuần.
 - Vệ sinh trả trẻ 
G. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:22/5/2011	Ngày dạy: Thứ 3/24/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTNT: Hà Nội mến yêu của em
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ gọi tên ba miền: miền bắc, trung, nam, phân biệt 3 vùng trên bản đồ.
- Trẻ nhận biết một vài tỉnh thuộc ba miền. Biết Thủ đô Hà Nội thuộc miền Bắc.
- Nhận biết một số địa danh của Hà Nội: Lăng Bác, Hồ Hoàn Kiếm, biết sự tích Hồ Hoàn Kiếm
- Đoán tên bài hát, hát được một số bài hát về Bác Hồ, biết ngày tháng năm sinh của Bác Hồ.
- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua hoạt động kể chuyện.
II. Chuẩn bị:
- Sơ đồ: bản đồ Việt Nam, các thẻ số: 1,5,8,9,0
- Một số hình ảnh về truyền thuyết Hồ Gươm.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Việt nam có những miền nào?
Trẻ xác định vị trí 3 miền trên sơ đồ bản đồ Việt Nam, gọi tên các miền và chữ cái đứng đầu mỗi miền.
2. Hoạt động 2: Bé tìm thăm Lăng Bác Hồ
Trẻ tìm xem Lăng Bác thuộc miền nào?
Chia trẻ thành 4 nhóm, lần lượt chọn các chữ số, lắng nghe và đoán tên bài hát, biểu diễn diễn cảm bài hát bé vừa nghe.
Tìm các chữ số xếp vào lịch: ngày sinh của Bác.
Trò chuyện về Bác Hồ
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Hồ Hoàn Kiếm
Cùng trẻ ôn lại sự tích Hồ Hoàn Kiếm.
Các nhóm sắp xếp 3 bức tranh theo đúng thứ tự và thảo luận về 3 bức tranh, sau đó đại diện mỗi nhóm kể câu chuyện về những bức tranh trên
Xác định vị trí các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam bắt đầu bằng chữ h.
Trẻ kể tên, nói tên chữ cái đứng đầu.
Trẻ thực hiện
Trẻ đàm thoại cùng cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:23/5/2011	Ngày dạy: Thứ 4/25/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTNN: Thơ “Về quê"
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức:
	- Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả.
	- Thuộc và hiểu nội dung bài thơ: niềm vui sướng, thích thú của em bé khi được về quê.
	2. Kỹ năng:
	- Trẻ trả lời chọn câu, đọc diễn cảm bài thơ.
	3. Giáo dục:
	Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước.
	II. Chuẩn bị:
	* Cô
	- Tranh, đàn, nhạc nền.
	* Trẻ
	Tâm thế thoải mái.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1.
Các con đã được về quê chơi lần nào chưa?
Quê con ở đâu? Ở quê con có những gì?
Khi được về quê chơi chúng mình thấy như thế nào?
Có rất nhiều bài thơ về quê hương, các con có nhớ bài thơ gì không?
Hoạt động 2:
Bây giờ cô sẽ đọc lại bài thơ “về quê” của tác giả Nguyễn Thắng. 
*)Cô đọc thơ diễn cảm lần 1.
Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên Rẫy, được về tắm sông
Thăm bà rồi lại thăm ông
Thả diều câu cá sướng không chi bằng
Đêm về bé ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa
Bà rang đậu lạc thơm chưa
mời ông bà, bé say sưa chuyện trò.
 Cô vừa đọc bài thơ gì?
Của tác giả nào?
*) Cô đọc lần 2(kết hợp tranh).
3. Hoạt động 3:
 Đoạn đầu bài thơ nói em bé về quê làm gì?
Về quê bạn nhỏ gặp những ai? Bạn nhỏ được làm những gì?
Được làm những việc đó bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
Buổi tối bạn nhỏ làm gì?
Ông kể những câu chuyện gì?
Trong lúc ông kể chuyện cho bé nghe thì bà làm gì?
Hoạt động 4:
Cho trẻ đọc thơ.
Sau khi nghe bài thơ này bạn nào có thể kể thành một câu chuyện? Đặt tên cho câu chuyện?
Các con có thích về quê không? Vì sao?
Hoạt động 5:
Các con vừa đọc bài thơ “Về quê”, nghe kể chuyện về quê. Bây giờ các con hãy cùng về quê một lần nữa qua bài hát “quê hương”
Cô hát
2-3 trẻ trả lời.
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
2-3 trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Thăm ông bà.Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Lên rẫy, tắ sông, câu cá, thả diều
Rất vui
Ngắm trăng
Trẻ tả lời.
Bà rang đậu lạc
Cả lớp đọc
Các nhóm đọc.
Cá nhân đọc.
Trẻ kể theo ý hiểu.
Mát mẻ, tình cảm
Nghe cô hát, vận động minh hoạ.
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:24/5/2011	Ngày dạy: Thứ 5/26/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTTM: Vẽ Cảnh đẹp quê hương đất nước
I. Mục đích yêu cầu :
 - Kiến thức: Trẻ biết vẽ và tô màu canhr đẹp của quê hương, đtấ nước
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
 - Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị: 
- Cô: Tranh mẫu của cô. 
- Trẻ: Giấy vẽ, bút sáp. 
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1:
Cho trẻ đọc thơ “Về quê”
- Chúng mình vừa đọc bài thơ về quê, thế chúng mình thây cảnh đẹp ở quê như thế nào?
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ ( cảnh đẹp quê hương)
- Cho trẻ quay mặt vào nhau và hỏi xem bạn định vẽ như thế nào?
- Cho trẻ nói cách ngồi, cách cầm bút
.
2.Hoạt động 2: Vẽ cảnh đẹp quê hương
- Tạo sản phẩm
( Cô quan sát trẻ vẽ và tô màu)
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét sản phẩm
- Cô nhận xét chung, nhận xét cá nhân, động viên trẻ chưa hoàn thành bài.
3. Hoạt động 3.
- Cho trẻ ra sân chơi trò chơi thả diều
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và nhận xét về bức tranh
- Trẻ nói ý định của mình
- Ngồi ngay ngắn, cầm bút bằng tay phải.
- Trẻ say sưa tạo sản phẩm
- Trẻ mang tranh lên treo
- 3-4 trẻ chọn bài đẹp
- Trẻ tự nhận xét
- Trẻ tự giới thiệu bài của mình 
Trẻ ra sân chơi trò chơi 
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Ngày soạn:25/5/2011	Ngày dạy: Thứ 6/27/5/2011
A. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
PTTCXH: Cảnh đẹp quê em
I. Mục đích yêu cầu:
   	 - Trẻ gọi đúng tên và biết về một số cảnh đẹp của quê hương: Hà Nội, Đà Lạt, , Huế, Nha trang 
- Trẻ biết nói lên cảm nghĩ của mình về quê hương.
    	- Giúp trẻ nhận biết mỗi nơi đều có một vẻ đẹp khác nhau.
   	 - Giáo dục trẻ biết yêu thích cảnh đẹp của quê hương.
II. Chuẩn bị:
   	 - Một số tranh về cảnh đẹp quê hương.
   	 - Tranh rời để ghép.
    	- Băng nhạc, máy cassete.
III.Tiến hành 
Hoat động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
* Hát "Đoàn tàu nhỏ xíu".
- Đoàn tàu có thích đến Hà Nội, Đà Lạt, Huế, Nha trang?
2. Hoạt động 2:
Mình đã đến thủ đô Hà Nội rồi mời các con ngồi xuống. Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? Nào bây giờ chúng mình xem đây là cảnh đẹp ở đâu nhé.
- Mình đến Đà Lạt rồi, - Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
- À, đúng rồi, thế cảnh Đà Lạt có gì vậy con?
- Đà Lạt có nhiều cây thông, có thác chảy thành suối....Ngoài ra còn có chợ Đà Lạt rất đông đúc đó các con.
- Mời các con đi tiếp nha, mình đến Nha Trang rồi.
- Cô có bức tranh vẽ cảnh gì đây?
- Thế Nha Trang có gì vậy?
- Nha Trang có biển, không khí mát mẻ không oi bức... Nha Trang cũng là cảnh đẹp của đất nước mình đó các con.
- Cô đố các con biết đây là cảnh đẹp ở đâu?
- Ở Huế các con thấy gì nào?
- À, các con biết không ở Huế có nhiều cảnh đẹp, có thành Huế, cố đô Huế là những di tích lịch sử của nước ta. Nếu có dịp các con hãy ra đó ngắm cảnh. 
3. Hoạt động 3   
 * Trò chơi kể tên:
- Cách chơi: Các tổ mỗi bạn hãy kể cho cô một cảnh đẹp của quê hương. Tổ nào kể nhiều nhất tổ đó thắng. (cho trẻ làm quen trước với các cảnh đẹp của quê hương).
   * Trò chơi xếp hình:
- Cách chơi: Cô đã cho các con xem hình cảnh đẹp quê hương. Bây giờ các con hãy lấy hình rời cô để trên bàn về xếp giống cô. Đội nào xếp giống cô đội đó thắng.
4. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
Trẻ vừa đi, vừa hát 
Có lăng Bác hồ, công viên nước, vườn bách thú Hồ gươm
 Trẻ trả lời
Trẻ nói theo cảm nghĩ của mình
Trẻ quan sát, trả lời theo ý hiểu
Trẻ quan sát, trả lời theo ý hiểu
Trẻ nhận xét
Trẻ trả lời
Trẻ kể tên
Trẻ chơi trò chơi
B. ĐÁNH GIÁ.
Số trẻ vắng mặt...Lý do......................
Tình trạng sức khoẻ
Trạng thái,cảm xúc, hành vi của trẻ
Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Những sự kiện đặc biệt..
Những vấn đề cần lưu ý .
Thứ 7/28/5/2011 vui chơi, vệ sinh nhóm lớp

File đính kèm:

  • docTUẦN 35 ĐÃ CHỈNH SỬA.doc
Giáo Án Liên Quan