Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh 1: Côn trùng quanh bé - Khám phá - Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

* Câu hỏi tạo hứng thú:

 + Từ 7h30 – 8h các bạn thường làm gì?

 + Sau khi ăn sáng xong các bạn làm gì nữa?

 + Tuần này mình học về chủ đề gì?

* Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá:

 - Các bạn nhìn xem đây là gì?

 - Con bướm có bao nhiêu loại?

 - Con bướm thích ăn gì nhất?

 - Người lớn thường bảo con bướm có màu gì thì nó trở thành con sâu nó sẽ có màu y như con bướm.

 - Khi gặp những con côn trùng thì các bạn có nên tự ý bắt nó hay không? Tại sao?

 

doc8 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2452 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh 1: Côn trùng quanh bé - Khám phá - Nguyễn Thị Ngọc Cẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 02 năm 2012
1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 
* Câu hỏi tạo hứng thú:
 + Từ 7h30 – 8h các bạn thường làm gì?
 + Sau khi ăn sáng xong các bạn làm gì nữa?
 + Tuần này mình học về chủ đề gì?
* Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá:
 - Các bạn nhìn xem đây là gì?
 - Con bướm có bao nhiêu loại?
 - Con bướm thích ăn gì nhất?
 - Người lớn thường bảo con bướm có màu gì thì nó trở thành con sâu nó sẽ có màu y như con bướm.
 - Khi gặp những con côn trùng thì các bạn có nên tự ý bắt nó hay không? Tại sao?
2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
 * CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh ảnh về 1 số loài côn trùng.
 - Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
 * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trẻ trò chuyện về côn trùng quanh bé.
 - Hát “Con chuồn chuồn”
 - Các bạn vừa hát bài hát gì?
 - Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về côn trùng quanh bé nhé!
 - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần.
 Hoạt động 2:
 - Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
 - Bạn nào kể cho cô cùng các bạn biết tên 1 số con côn trùng mà con biết?
 - Bạn nào cho cô biết con chuồn chuồn có dạng hình gì? 
 - Con chuồn chuồn có cấu tạo như thế nào?
 - Con chuồn chuồn ăn gì? Con chuồn chuồn di chuyển bằng gì? Đôi cánh của nó như thế nào? Con chuồn chuồn có chân không?
 - Ngoài con chuồn chuồn ra còn con gì nữa?
 - Con kiến có dạng hình gì? Con kiến có cấu tạo như thế nào? Con kiến ăn gì? Con kiến có đặc điểm gì nổi bật? Có bao nhiêu loại kiến? Màu sắc? 
 - Các bạn có biết kẻ thù nguy hiểm nhất của con người và tất cả những con vật khác là ai không? Tuy nó nhỏ nhưng nó rất lợi hại vì nó không bao giờ di chuyển 1 mình mà thường di chuyển như thế nào các bạn?
 - Tương tự với các con vật khác.
 - Những con vật trên nó có lợi ích và tác hại gì đối với con người mà ta cần phải cẩn thận?
 - GD trẻ biết lợi ích và tác hại của côn trùng.
 Hoạt động 3: Chơi “Trốn tìm”
 + Cách chơi: Các cháu “Oẳn tù tì” ai thua thì làm người đi tìm, và nhắm mắt lại đếm từ 1 đến 10. Trong khi đó các bạn khác tìm chỗ trốn, bao giờ đếm đến 10 thì phải trốn xong và bạn đi tìm mở mắt ra đi tìm các bạn. Nếu tìm thấy thì chỉ cần chỉ tay về phía bạn đó và nói tên của bạn.
 - Trẻ chơi 3 – 4 lần.
3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
 * GÓC PHÂN VAI:
 - Chơi đóng vai gia đình. 
 * GÓC SÁCH:
 - Xem các loại sách báo nói về côn trùng quanh bé.
 - Tập thơ: Ong và Bướm
 * GÓC HỌC TẬP: 
 - Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 5.
 * GÓC TẠO HÌNH:
 - Vẽ con bướm
 * GÓC KHÁM PHÁ:
 - Trò chuyện về côn trùng quanh bé.
4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
 I.CHUẨN BỊ:
 - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm album, sản phẩm vẽ về côn trùng.
 - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ.
 II.HOẠT ĐỘNG :
 1.Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ
 - Vỗ tay chào mừng, hát “Gọi bướm”
 - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “Côn trùng quanh bé”
 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
 - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm:
 + Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm làm album về côn trùng. 
 + Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm tô màu về côn trùng.
 + Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm vẽ con bướm.
 3. Hoạt động 3:
 - Nhóm hát và vận động theo nhịp “Gọi bướm”
 - Song ca: Trời nắng, trời mưa
 - Đọc thơ: Ong và bướm
Thứ hai, ngày 05 tháng 03 năm 2012
1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 
* Câu hỏi tạo hứng thú:
 + Sáng đến lớp các bạn thấy bầu trời như thế nào?
 + Khi vào lớp các bạn cảm thấy không khí trong lớp mình ra sao?
* Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá:
 - Bạn nào nói cho cô và các bạn cùng biết con cọp và con mèo có họ hàng với nhau không? Tại sao?
 - Con gấu thích ăn gì nhất? Bạn nào lên bắt chước dáng đi của gấu?
 - Điểm đặc biệt của con voi là cái gì? Con voi sinh con hay đẻ trứng?
 - Con nhím khi bị kẻ thù tấn công nó sẽ làm gì?
 - Các bạn có thấy con khỉ bắt chấy không? Vì sao?
 - Khi đi chơi sở thú thì những con vật hung dữ các bạn có dám lại gần không? Tại sao?
2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
 I/ CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh, ảnh về 1 số động vật sống trong rừng.
 - Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
 II/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trẻ tìm hiểu về 1 số động vật sống trong rừng.
 - Hát “Trời nắng, trời mưa”
 - Các bạn vừa hát bài hát gì?
 - Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về 1 số động vật sống trong rừng nhé!
 - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần.
 Hoạt động 2:
 - Chuyển đội hình bằng trò chơi: “Gió thổi, gió thổi. Thổi các bạn lại đây với cô nào!”
 - Bạn nào kể cho cô cùng các bạn biết tên 1 số động vật sống trong rừng? 
 - Con voi có cấu tạo như thế nào? Con voi ăn gì? Nó thở bằng gì? Khi ngủ thì nó làm sao? Điểm đặc biệt của con voi là cái gì? Voi giúp con người làm gì? Ngoài ra con voi còn có cái gì quý hiếm nhất?
 - Còn con gì nữa? Con sóc có cấu tạo như thế nào? Con sóc ăn gì? Con sóc có đặc điểm gì nổi bậc? (trèo cây rất nhanh). Con sóc có lông màu gì? 
 - Con cọp có cấu tạo như thế nào? Sống ở đâu?
 - Con cọp ăn gì? Nó thở bằng gì? Con mắt nó là hình gì? Con cọp có mấy chân? Bạn nào hãy mô tả lại cách săn mồi của con cọp? Lông cọp có màu gì?
 - Con cọp kêu như thế nào? 
 - Tương tự với các con vật khác.
 - Những con vật trên nó có lợi ích và tác hại gì đối với con người mà ta cần phải cẩn thận?
 - GD trẻ biết cẩn thận khi đi chơi sở thú không nên chọc ghẹo những con thú hung dữ. 
 Hoạt động 3: Chơi “Nhảy qua dây”
 - Cách chơi và luật chơi: Hai bạn cầm dây ở 2 đầu, lúc đầu để dây chùng xuống gần chạm mặt đất. Các bạn khác lần lượt nhảy qua dây, từ từ nâng dần mứt độ, trẻ nào chạm vào dây là phạm luật thì phải cầm dây cho các bạn nhảy. 
 - Trẻ chơi 3 – 4 lần.
3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
 * GÓC PHÂN VAI:
 - Chơi đóng vai gia đình
 * GÓC SÁCH:
 - Xem các loại sách báo nói về 1 số động vật sống trong rừng
 - Truyện: Cáo, Thỏ, Gà Trống
 * GÓC HỌC TẬP: 
 - So sánh 2 đối tượng về kích thước (to – nhỏ).
 * GÓC TẠO HÌNH:
 - Nặn con thỏ.
 * GÓC KHÁM PHÁ:
 - Trò chuyện về 1 số động vật sống trong rừng.
4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
 I.CHUẨN BỊ:
 - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu tranh, làm album, sản phẩm nặn con thỏ.
 - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ, kể truyện.
 II.HOẠT ĐỘNG :
 1.Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ
 - Vỗ tay chào mừng, hát “Phi ngựa”
 - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “1 số động vật sống trong rừng”
 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
 - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm:
 +Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm nặn con thỏ.
 +Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm làm album 1 số động vật sống trong rừng.
 +Nhóm 3: Giới thiệu tranh tô màu 1 số động vật sống trong rừng.
 3. Hoạt động 3:
 - Nhóm hát và vận động bài hát “Trời nắng, trời mưa”
 - Song ca: Bắc kim thang
 - Đọc thơ: Ong và Bướm
 - Kể truyện: Cáo, Thỏ, Gà Trống.
Thứ hai, ngày 12 tháng 03 năm 2012
1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 
* Câu hỏi tạo hứng thú:
 - Cô đố các bạn những con vật nào sống dưới nước?
 - Bạn nào có thể kể tên 1 số động vật sống dưới nước cho cô và các bạn cùng nghe?
* Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá:
 - Con cá có cấu tạo như thế nào?
 - Con cá thở bằng gì?
 - Con cá bơi bằng cái gì?
 - Khi con cá ngủ thì con cá như thế nào?
 - Ở nhà ba con có nuôi cá kiểng không? Khi mình nuôi cá thì các con phải làm gì để cho con cá sống mà không bị mắc bệnh hoặc bị chết?
2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
 *CHUẨN BỊ:
 - Cô: 1 số tranh, ảnh về 1 số động vật sống dưới nước.
 - Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
 * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện:
 - Hát “Cá vàng bơi”
 - Các bạn vừa hát bài hát gì?
 - Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về 1 số động vật sống dưới nước nhé!
 - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần.
 Hoạt động 2:
 - Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
 - Bạn nào kể cho cô cùng các bạn biết tên 1 số con vật sống dưới nước?
 - Bạn nào cho cô biết con cá vàng có cấu tạo như thế nào? 
 - Con cá ăn gì? Nó thở bằng gì? Khi nó ngủ thì ra sao? Tại sao bạn biết con cá đang ngủ?
 - Con cá muốn di chuyển thì nó sử dụng cái gì?
 - Ngoài con cá ra còn con gì nữa?
 - Con cua có cấu tạo như thế nào? Con cua ăn gì? Nó thở bằng gì? Khi ngủ thì nó làm sao? Con cua di chuyển bằng gì? Nó có cái gì để tự bảo vệ cơ thể khi có địch tấn công?
 - Còn con gì nữa? Con mực có cấu tạo như thế nào? Con mực ăn gì? Bạn nào biết con mực thích gì nhất? (ánh sáng) Tại sao bạn biết đó là con mực? Con mực di chuyển bằng gì? Khi nó bị kẻ thù tấn công nó sẽ phun ra cái gì?
 - Tương tự với các con vật khác.
 - GD trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ 1 số động vật sống dưới nước. 
 Hoạt động 3: Chơi “Câu ếch”
 + Luật chơi: Trẻ nhảy thì không sao, trẻ nào bị dây câu chạm vào là phạm luật .
 + Cách chơi: Cô và trẻ đọc đồng dao, 1 trẻ làm người đi câu. Các trẻ còn lại làm ếch. Ếch vừa đọc bài đồng dao vừa nhảy ra khỏi ao. Khi đó người đi câu khéo léo dùng cần câu đuổi theo để câu ếch dây câu chạm vào ai thì coi như phạm luật và đổi vai chơi. 
 - Trẻ chơi 3 – 4 lần.
3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
 * GÓC PHÂN VAI:
 - Chơi đóng vai gia đình
 * GÓC SÁCH:
 - Xem các loại sách báo nói về 1 số động vật sống dưới nước
 * GÓC HỌC TẬP: 
 - Tách 1 nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ trong phạm vi 5.
 * GÓC TẠO HÌNH:
 - Cắt, dán con cá.
 * GÓC KHÁM PHÁ:
 - Trò chuyện về 1 số động vật sống dưới nước.
4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
 I.CHUẨN BỊ:
 - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm album, sản phẩm cắt dán con cá. 
 - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ, kể truyện.
 II.HOẠT ĐỘNG :
 1.Hoạt động 1: 
 - Vỗ tay chào mừng, hát “Cá vàng bơi”
 - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “1 số động vật sống dưới nước”
 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
 - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm:
 + Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm cắt dán con cá.
 + Nhóm 2: Giới thiệu album về 1 số động vật sống dưới nước.
 + Nhóm 3: Giới thiệu sản phẩm tô màu tranh 1 số động vật sống dưới nước.
 3. Hoạt động 3:
 - Hát và vận động theo bài hát “Ếch ộp”
 - Song ca: Cá vàng bơi
 - Đọc thơ: Ong và bướm.
 - Kể truyện: Cáo, Thỏ, Gà Trống.
Thứ hai, ngày 19 tháng 03 năm 2012
1.MỞ CHỦ ĐỀ NHÁNH 4 
* Câu hỏi tạo hứng thú:
 + Sáng nay đến lớp các bạn đã đăng kí góc chơi của mình chưa? Muốn đăng kí góc chơi thì các bạn đăng kí ở bảng gì nè?
 + Ở nhà của các bạn có nuôi con thú gì không? 
* Câu hỏi tạo nhu cầu khám phá:
 - Bây giờ các bạn hãy kể cho cô và các bạn của mình biết tên của 1 số con vật nuôi trong gia đình?
 - Con gà, con vịt,... là thuộc nhóm gì trong nhóm vật nuôi? 
 - Trâu, bò, dê… là thuộc nhóm vật nuôi gì?
 - Con chó người ta nuôi để làm gì? Còn con mèo thì nuôi nó để làm chi?
 - Đối với các bạn thì các bạn có biết gì về lợi ích của con vật và tác hại của nó đối với sức khỏe của chúng ta không?
 - Khi các bạn nuôi con thú cưng ở nhà thì bạn thường làm gì?....
2.TIẾT HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ NHÁNH
 *CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh, ảnh về 1 số động vật nuôi trong gia đình.
 - Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
 * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trẻ trò chuyện về 1 số động vật nuôi trong gia đình.
 - Hát “Gà trống, mèo con và cún con”
 - Các bạn vừa hát bài hát gì?
 - Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về 1 số động vật nuôi trong gia đình nhé!
 - Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề 2 – 3 lần.
 Hoạt động 2:
 - Chuyển đội hình bằng trò chơi: “Gió thổi, gió thổi. Thổi các bạn lại đây với cô nào!”
 - Bạn nào kể cho cô cùng các bạn biết tên 1 số động vật nuôi trong gia đình? 
 - Con chó có cấu tạo như thế nào?
 - Con chó ăn gì? Nó thở bằng gì? Mắt chó thế nào? Nó sủa ra sao? Con chó có mấy chân? Nhiệm vụ của nó là làm gì? Lông nó màu gì?
 - Khi chủ nhà đi đâu về thì nó thường làm gì? 
 - Ngoài con chó ra còn con gì nữa?
 - Con gà có cấu tạo như thế nào? Con gà ăn gì? Khi ngủ thì nó làm sao? Nó di chuyển bằng gì? Nó có cái gì để tự bảo vệ cơ thể khi có địch tấn công? (mỏ, móng chân) Nó đẻ ra gì?
 - Còn con gì nữa? Con mèo có cấu tạo như thế nào? Con mèo ăn gì? Món ưa thích nhất của nó là gì? Bạn nào hãy mô tả lại tiếng kêu của con mèo? Khi con mèo gặp con chuột thì nó sẽ thể hiện như thế nào? Con mèo có đặc điểm gì mà ở con chó không có được? (trèo lên cây)
 - Tương tự với các con vật khác.
 - Những con vật trên nó có lợi ích và tác hại gì đối với con người mà ta cần phải cẩn thận?
 - GD trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ con vật nuôi trong gia đình. 
 - Chó có mũi thính?
 - Chân mèo rất êm, đi nhẹ nhàng.
 Hoạt động 3: Chơi “Chồng đống, chồng đe”.
 + Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn vừa đi vừa đọc lời thơ , 1 trẻ đứng giữa vòng tròn lần lượt chỉ vào từng tay của bạn khi tiếng “này” rơi vào bạn nào thì bạn đó đi đuổi bắt các bạn, có qui định phạm vi chơi, trẻ nào bị bắt sẽ bị phạt, trò chơi lại tiếp tục.
 - Trẻ chơi 3 – 4 lần.
3. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
 * GÓC PHÂN VAI:
 - Chơi đóng vai gia đình
 * GÓC SÁCH:
 - Xem các loại sách báo nói về 1 số động vật nuôi trong gia đình
 - Truyện: Chú Vịt Xám
 * GÓC HỌC TẬP: 
 - Tách 1 nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ trong phạm vi 5.
 * GÓC TẠO HÌNH:
 - Vẽ con gà.
 * GÓC KHÁM PHÁ:
 - Trò chuyện về 1 số động vật nuôi trong gia đình
4. ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
 I.CHUẨN BỊ:
 - Sản phẩm trưng bày: Tranh tô màu, làm labum, sản phẩm vẽ con gà.
 - Biểu diễn văn nghệ : Nhóm hát, múa, đọc thơ, kể truyện.
 II.HOẠT ĐỘNG :
 1.Hoạt động 1: 
 - Vỗ tay chào mừng, hát “Trời nắng, trời mưa”
 - Giới thiệu hôm nay là ngày lớp Chồi 1 tổ chức tổng kết chủ đề “1 số động vật nuôi trong gia đình”
 2.Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
 - Cô điều khiển chương trình, giới thiệu sản phẩm của từng nhóm:
 +Nhóm 1: Giới thiệu sản phẩm vẽ con gà.
 +Nhóm 2: Giới thiệu sản phẩm làm album 1 số động vật nuôi trong gia đình.
 +Nhóm 3: Giới thiệu tranh tô màu tranh 1 số động vật nuôi trong gia đình.
 3. Hoạt động 3:
 - Nhóm hát và vỗ tay theo phách bài hát “Đàn gà trong sân”
 - Song ca: Gà Trống, Mèo con và Cún con.
 - Đọc thơ: Ong và bướm
 - Kể truyện: Chú Vịt Xám.

File đính kèm:

  • docKHAM PHA 3.doc
Giáo Án Liên Quan