Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết xác định hướng ném và nhằm ném trúng vào đích nằm ngang

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng ném trúng đích nằm ngang cho trẻ.

 - Phát triển tố chất nhanh, khéo, phản xạ nhanh.

 3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỉ luật, tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.

 

doc80 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
( Thời gian thực hiện từ ngày 01/12/2014 - 02/01/2015)
TUẦN 15 ( Từ ngày 01/12 - 5/12/2014)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH 
Ngày dạy: Thứ 2, ngày 01 tháng 12 năm 2014
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC
NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
TC: CÁO VÀ THỎ
I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức:
- Trẻ biết xác định hướng ném và nhằm ném trúng vào đích nằm ngang
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng ném trúng đích nằm ngang cho trẻ.
 - Phát triển tố chất nhanh, khéo, phản xạ nhanh.
 3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỉ luật, tính mạnh dạn, ưa thích hoạt động.
II. Chuẩn bị.
 - 2 rổ đựng 6 - 8 túi cát, 2 đích
 - Địa điểm sân tập bằng phẳng, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú .
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
 - Cùng tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Hoạt động 2:Khởi động
 * Cô cho trẻ đi các kiểu đi: đi thường, đi mũi chân, đi thường, đi gót chân, đi thường, chạy chậm., chạy nhanh, chạy chậm., đi thường. Đội hình hai hàng ngang.
3. Hoạt động 3:Trọng động.
 a. Bài tập phát triển chung: 
 - Động tác tay: 2 tay đưa cao –đưa ngang trước –Lên cao và về tư thế chuẩn bị
 - Động tác chân: Đứng kiễng chân.
 - Động tác bụng: Gà mổ thóc
 - Động tác bật: Bật tiến về phía trước.
- Cô khen động viên trẻ kịp thời
 b. Vận động cơ bản “Ném trúng nằm ngang”.
 * Trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau
 - Cô tập mẫu: 2 lần.
 - Lần 1: Tập mẫu không phân tích động tác.
 - Lần 2: Tập mẫu kết hợp phân tích động tác. 
 * Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chuẩn bị, cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát đưa ngang tầm mắt cùng phía với chân sau, người hơi ngả phía sau, mắt nhìn thẳng vào đích. Khi có hiệu lệnh ném, cô đưa tay từ trước ra sau lên cao và dùng sức của cánh tay ném mạnh túi cát cào đích
- Cô mời hai bạn lên làm mẫu cho các bạn quan sát
* Trẻ thực hiện:
 + Cô cho cả lớp thực hiện 3-4 lần.
 + Cô quan sát nhắc nhở, sửa sai cho trẻ
 + Tiếp Cô cho 2 tổ thi đua xem tổ nào giỏi.
 - Hỏi lại tên bài tập: 
 + Các con vừa tập vận động gì?
 + Gọi một trẻ khá lên tập.
 c. Trò chơi: “ Cáo và thỏ”.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
 - Cho trẻ nhắc lại cách chơi,luật chơi
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi
 - Cô bao quát trẻ chơi (2-3lần).
 - Nhận xét động viên khen trẻ sau mỗi lần chơi.
 - Hỏi lại trẻ tên trò chơi
4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh.
 - Cho trẻ đi nhẹ nhành 1-2 vòng.
 - Cho trẻ ra sân chơi.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ khởi động
- Trẻ tập
- 4l x 4n
- 3l x 4n
- 3l x 4n
- 3l x 4n
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
- Trẻ lên thực hiện
- Trẻ chơi.
-Trẻ đi và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CÂY MỠ
TRÒ CHƠI: BÓNG TRÒN TO
CHƠI TỰ DO
I.Mục đích - yêu cầu
1.Kiến thức:
-Mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, nhận biết và gọi tên một số đặc điểm của cây mỡ
 2.Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
- Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển thể lực cho trẻ
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, có ý thức giữ gìn vệ sinh làm đẹp môi trường.
II.Chuẩn bị:
- Cây mỡ để quan sát
- Trang phục của cổ trẻ gọn gàng
- Đồ chơi ở sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Phấn,vòng,bóng, xắc xô.
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1.Quan sát cây mỡ
- Cô cho trẻ đi theo 2 hàng ra sân đi đến địa điểm khu vườn của trường cho trẻ quan sát cây 2-3 phút, cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nói lên những hiểu biết của mình.
- Các con hãy xem trong vườn trường có những loại cây gì?
+ Bạn nào giỏi cho cô biết đây là cây gì?
+ Cây có gì đây?( lá)
+ Lá có màu gì?
+ Đây là gì? ( Thân cây)
+ Trồng cây để làm gì?
+ Cây mỡ là cây ăn quả hay cây cho bóng mát
+ Ngoài cây mỡ chúng mình còn biết cây nào khác nữa?
Þ Đúng rồi, các cô các bác đã rất vất vả để trồng được những cây như thế này đấy để cho trường chúng ta thêm đẹp, có quả ăn nữa vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây nhé! 
* Hoạt động 2: Trò chơi: "Bóng tròn to”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ các chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết chơi cùng với bạn. 
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra chơi tự do theo ý thích.
- Quá trình trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ chơi vui đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Gần hết giờ cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi, vệ sinh và về lớp chuyển hoạt động tiếp theo.
- Trẻ thực hiện
+Trẻ kể
+Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
Ngày dạy: Thứ 3, ngày 02 tháng 12 năm 2014
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
TẠO HÌNH
VẼ CON GÀ CON ( Mẫu)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải, vẽ những nét thẳng, nét ngang, nét cong tạo thành con gà con
2. Kĩ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý con vật nuôi trong gia đình.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ, hình ảnh con gà con
 - Giấy, bút sáp màu.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động1: Trò chuyện vào bài
- Trò chuyện cùng trẻ về con vật nuôi trong gia đình
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
- Cô xuất hiện tranh mẫu cho trẻ qua sát
Cô có bức tranh gì đây?
Con gà có đặc điểm gì?
Cô đã tô màu ntn?
Muốn vẽ được con gà đẹp cô vẽ bằng những nét gì?
2.Hoạt động 2. Cô vẽ mẫu
- Cô vẽ mẫu một lần: Cô vừa vẽ vừa nói cách vẽ, tư thế ngồi, cách cầm bút. Cô vẽ nét cong tròn khép kín tạo thành mình gà, vẽ nét xiên làm cổ gà, nét cong tròn khép kín nhỏ làm đầu gà, mắt gà, mỏ gà, đuôi gà là những nét cong. Chân gà cô vẽ bằng nét xiên. Như vậy là cô đã vẽ xong rồi.
- Muốn có con thêm dẹp và xinh hơn cô tô màu con gà màu vàng. Tô xong cô tô nền để bức tranh thêm đẹp và nổi bật hơn.
3.Hoạt động 3. Trẻ thực hiện:
- Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách cầm giấy.
- Khi trẻ vẽ cô quan sát nhắc nhở , động viên trẻ 
 + Trẻ yếu cô nhắc lại kỹ năng vẽ.
- Cô khuyến khích trẻ sáng tạo, tô màu con gà cho đẹp hơn.
4.Hoạt động 4. Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo tranh lên trưng bày
- Trẻ nhận xét tranh của mình, của bạn.
- Con thích bức tranh của bạn nào nhất?
- Vì sao con thích?
- Bạn vẽ gì? Bạn tô màu như thế nào?
- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ động vật nuôi.
5. Hoạt động 5: Kết thúc:
Cho trẻ đứng dậy ra ngoài sân trường dạo chơi
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát cô vẽ mẫu
Trẻ thực hiện.
- Mang sản phẩm lên trưng bày.
 Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : DẠO CHƠI
TRÒ CHƠI : DUNG DĂNG DUNG DẺ
CHƠI TỰ DO
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đặt ra.
2. Kỹ năng: 
 	- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và ghi nhớ.
3. Giáo dục:
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
II. Chuẩn bị:
 	- Sân chơi rộng sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: HĐCCĐ “Dạo chơi”
 - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Khúc hát dạo chơi”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bây giờ các con đang đứng ở đâu?
- Các con cùng nhau đi dạo quanh sân trường mình nhé?
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa quan sát quang cảnh trường.
+ Các con thấy những gì ở trường?
+ Cô cho trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích.
+ Các con có yêu quý ngôi trường của mình không?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ trường, lớp của mình?
=> Giáo dục trẻ: Không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi,ra chơi không ngắt lá bẻ cành.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Dung dăng dung dẻ ”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ các chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy bạn và hỏi lại trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô tổ chức cho trẻ vệ sinh trường học ( Nhặt lá cây bỏ vào sọt rác)
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi có sẵn trên sân.
- Cô bao quát trẻ. Nhắc nhở trẻ khi chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Khúc hát dạo chơi
- Sân trường
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe cô
- Trẻ chú ý chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi tự do ở sân
Ngày dạy: Thứ 5, ngày 04 tháng 12 năm 2014
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TOÁN
NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT RÕ NÉT 
VỀ CHIỀU DÀI CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, so sánh được sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng. sử dụng đúng từ dài hơn - ngắn hơn.
2. Kĩ năng:
- Nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý con vật nuôi
II. Chuẩn bị:
- Cô 1 rổ đựng: 2 băng giấy (2 BG màu xanh, 1 BG màu đỏ), 1 bảng, que chỉ, nam châm, chiếu trải chữ u.
- Trẻ: Rổ đựng 2 băng giấy, BG màu đỏ và BG màu vàng, 1 bảng con
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú 
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
2. Hoạt động 2: Nội dung
* Phần 1: Ôn: Chiều cao của hai đối tượng.
- Cho trẻ so sánh chiều cao của một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Cho trẻ nhận xét xem thứ nào cao hơn, thứ nào thấp hơn. (Cho một số nhắc lại)
* Phần 2: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều dài của hai đối tượng.
-Cho trẻ lấy bảng, rổ ra trước mặt
- Cho trẻ lấy băng giấy màu xanh và đỏ xếp ra bảng
(Nhắc trẻ xếp một đầu trùng khít mép bảng, giống cô)
- Trên bảng có băng giấy màu gì?
- Nhìn xem hai băng giấy màu đỏ và màu xanh ntn với nhau?
- Băng giấy màu đỏ so với băng giấy màu xanh. Băng giấy màu đỏ như thế nào? Vì sao? (Cá nhân - tổ - cô chốt - cả lớp nhắc lại)
- Băng giấy màu xanh so với băng giấy màu đỏ. Băng giấy màu xanh như thế nào? Vì sao? (Cá nhân - tổ - cô chốt - cả lớp nhắc lại)
- Cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”
+ Cô ra hiệu lệnh: Dài hơn, ngắn hơn, trẻ nói tên băng giấy.
+ Cô ra hiệu lệnh: Băng giấy màu đỏ, băng giấy màu xanh, trẻ nói dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Chúng mình cùng lại đây chơi trò chơi với cô trò chơi “Tìm bạn” với băng giấy nhé
* Phần 3: Luyện tập
- Cho trẻ chơi “Tìm bạn” Chúng mình vừa đi vừa hát một bài khi có hiệu lệnh “Tìm bạn” và khi dứt tiếng sắc xô thì mỗi bạn phải nhanh chóng tìm cho mình một người bạn có băng giấy khác với băng giấy của mình. Sau khi đã tìm được bạn. Các con hãy đặt hai băng giấy chồng lên nhau lên trên chiếc bàn hoặc ghế gần nhất. 
- Luật chơi: Phải tìm bạn có băng giấy dài hơn hoặc ngắn hơn của mình. Tìm sai phải ra nhảy lò cò một vòng.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần. Mỗi lần chơi cô hỏi trẻ 
Các con nhìn xem băng giấy của hai con như thế nào? Băng giấy nào dài hơn? Hai con đã tìm đúng chưa? Có bạn nào tìm nhầm bạn không?
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Cô nhắc lại tên trò chơi, giáo dục trẻ
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học
+ Tuyên dương những trẻ ngoan, chú ý
+ Nhắc nhở trẻ còn chưa chú ý
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng cho trẻ ra ngoài
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ so sánh, nhận xét
- Trẻ thực hiện
- Màu xanh, màu đỏ
- Không bằng nhau
- Băng giấy màu đỏ dài hơn, vì thừa ra một đoạn
- Ngắn hơn, vì thiếu một đoạn
- Trẻ chơi
- Trẻ chú ý 
- Trẻ chơi
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : DẠO CHƠI
TRÒ CHƠI : MÈO ĐUỔI CHUỘT
CHƠI TỰ DO
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đặt ra.
2. Kỹ năng: 
 	- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và ghi nhớ.
3. Giáo dục:
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
II. Chuẩn bị:
 	- Sân chơi rộng sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: HĐCCĐ “Dạo chơi”
 - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô trò chuyện về chủ đề
- Bây giờ các con đang đứng ở đâu?
- Các con cùng nhau đi dạo quanh sân trường mình nhé?
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa quan sát quang cảnh trường.
+ Các con thấy những gì ở trường?
+ Cô cho trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích.
+ Các con có yêu quý ngôi trường của mình không?
+ Các con phải làm gì để bảo vệ trường, lớp của mình?
=> Giáo dục trẻ: Không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi,ra chơi không ngắt lá bẻ cành.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Mèo đuổi chuột ”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ các chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết không xô đẩy bạn và hỏi lại trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô tổ chức cho trẻ vệ sinh trường học ( Nhặt lá cây bỏ vào sọt rác)
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi có sẵn trên sân.
- Cô bao quát trẻ. Nhắc nhở trẻ khi chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Sân trường
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe cô
- Trẻ chú ý chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi tự do ở sân
Ngày dạy: Thứ 6, ngày 05 tháng 12 năm 2014
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ÂM NHẠC:
RKNCH: GÀ TRỐNG, MÈO CON VÀ CÚN CON
NH: MÈO RA BỜ SÔNG
TC : AI NHANH HƠN
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát và hiểu nội dung bài và hát thuộc bài hát.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng ca hát và khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển ngôn ngữ và các giác quan khác cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi
- Trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc: Phách tre, xắc xô, trống.
- Trang phục của trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 Hoạt động 1: Trò truyện.
- Cô cho trẻ xem một số con vật nuôi trong gia đình
- Giáo dục trẻ dẫ dắt vào bài.
2 Hoạt động 2: Vào bài
RKNCH: "Gà trống, mèo con và cún con"
- Cô hát lần 1: 
- Cô hát lần 2: 
- Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả
* Dạy trẻ hát: 
- Cô cho cả lớp hát 2 lần.
- Cô cho 3 tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát.
- Xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân, các lần trẻ hát cô bao quát trẻ, cô động viên khuyến khích trẻ hát.
- Củng cố giáo dục trẻ
3 Hoạt động 3: Nghe hát: "Mèo ra bờ sông."
- Hôm nay cô thấy lớp mình các bạn đi học rất là ngoan và bây giờ cô sẽ hát tặng chúng mình bài hát ''Đêm trung thu." 
- Cô hát lần 1: Nói tên bài hát, tác giả
- Cô hát lần 2: Kèm cử chỉ điệu bộ và giải thích nội dung 
- Cô giáo dục trẻ 
- Cô hát lần 3 và mời trẻ lên hưởng ứng cùng cô.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài.
4 Hoạt động 4: Trò chơi: "Ai nhanh hơn."
 - Cô thưởng cho lớp mình một trò chơi được mang tên 
“Ai nhanh hơn”
 - Bạn nào còn nhớ luật chơi và cách chơi nào?
( nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại giúp trẻ )
 - Cô cho trẻ chơi 2,3 lần.
 - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Kết thúc. Cô cho trẻ ra chơi.
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QUAN SÁT: CÂY THÔNG
TRÒ CHƠI: LỘN CẦU VỒNG
CHƠI TỰ DO
I.Mục đích - yêu cầu
1.Kiến thức:
-Mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, nhận biết và gọi tên một số đặc điểm của cây thông
2.Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ.
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
- Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển thể lực cho trẻ
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu trường lớp, có ý thức giữ gìn vệ sinh làm đẹp môi trường.
II.Chuẩn bị:
- Cây thông để quan sát
- Trang phục của cổ trẻ gọn gàng
- Đồ chơi ở sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Phấn, vòng
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1.Quan sát cây thông
- Cô cho trẻ đi theo 2 hàng ra sân đi đến địa điểm khu vườn của trường cho trẻ quan sát cây 2-3 phút, cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ nói lên những hiểu biết của mình.
- Các con hãy xem trong vườn trường có những loại cây gì?
+ Bạn nào giỏi cho cô biết đây là cây gì?
+ Cây có những phần nào?
+ Đây là gì? ( Thân cây)
+ Cây có gì đây?( lá)
+ Lá có màu gì?
+ Trồng cây để làm gì?
+ Ngoài cây thông chúng mình còn biết cây nào ?
Þ Đúng rồi, các cô các bác đã rất vất vả để trồng được những cây như thế này đấy để cho trường chúng ta thêm đẹp, có bóng mát, làm đẹp môi trường đấy vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây nhé! 
* Hoạt động 2: Trò chơi: "Lộn cầu vồng”
- Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.
- Cô nhắc cho trẻ các chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần xen kẽ các lần trẻ chơi cô bao quát trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết chơi cùng với bạn. 
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô cho trẻ ra chơi tự do theo ý thích.
- Quá trình trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ.
- Trẻ thực hiện
+Trẻ kể
+Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
TUẦN 16 ( Từ ngày 8/12 - 12/12/2014)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH 
Ngày dạy: Thứ 3, ngày 9 tháng 12 năm 2014
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH:
NẶN THỨC ĂN CHO GÀ (Ý Thích)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiền thức: 	
- Trẻ biết chia đất, xoay tròn, lăn dài, ấn dẹp nặn tạo thành thức ăn cho gà có dạng tròn và dài.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng lăn dài, xoay tròn, ấn dẹp cho trẻ
3.Giáo dục:
- Trẻ có ý thức học bài đoàn kết trong khi học khi chơi .
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm
II. Chuẩn bị 
 - Bảng con, đất nặn
 - Mẫu nặn thức ăn dạng tròn, dài, dẹt
 -Trang phục cô trẻ gọn gàng 
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài 
 - Cho trẻ hát bài “Gà trống,mèo con và cún con”
 - Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát
 - Các con vừa hát bài hát gì?
 - Trong bài nhắc tới những con gì?
 - Con gà ăn thức ăn gì ?
 - Cô chốt lại giáo dục trẻ dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Nội dung
a) Quan sát và đàm thoại 
 - Cho trẻ quan sát lần lượt từng loại thức ăn
+Dạng tròn.
+ Dạng dài
+ Dạng dẹt
 - Câu hỏi: 
+ Đây là thức ăn có dạng gì?
+ Cô nặn thức ăn này có màu gì?
+ Để nặn được cô làm như thế nào?
=> Cô chốt lại hướng dẫn trẻ và cho trẻ thực hiện lại thao tác làm mềm đất, lăn tròn, lăn dài, ấn dẹt.
b) Trẻ thực hiện.
 - Các con thấy cô nặn có đẹp không ?
 - Các con có muốn nặn đẹp giống cô Như không ? 
 - Vậy trước khi nặn các con phải làm gì? ( Làm mềm đất)
 - Bây giờ các con nặn dạng thức ăn các con thích nhé.
 - Cô nhắc trẻ chú ý không làm rơi đất xuống sàn lớp rất bẩn, cô chú ý quan sát gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
+ Con nặn loại thức ăn nào cho gà?
+ Con nặn như thế nào?
c) Trưng bày sản phẩm 
 - Cho trẻ mang bài lên trưng bày.
 - Gọi 1- 2 trẻ nhận xét thích bài nào nhất? 
 - Vì sao con thích?
 - Cho trẻ có bài nêu cách nặn của mình 
 - Cô nhận xét chung cả lớp 
 - Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ sản phẩm mình làm.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
 - Cho trẻ ra sân chơi 
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời 
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện
- Chọn bài nặn mà trẻ thích 
-Trẻ ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : DẠO CHƠI
TRÒ CHƠI : GÀ TRONG VƯỜN RAU
CHƠI TỰ DO
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, thông qua hoạt động dạo chơi.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đặt ra trong quá trình tham gia dạo chơi cùng cô và các bạn.
2. Kỹ năng: 
 	- Rèn kỹ năng quan sát có chủ đích.
3. Giáo dục:
 	- Giáo dục trẻ ngoan, chơi đoàn kết với các bạn, biết giữ gìn, bảo vệ trường lớp.
II. Chuẩn bị:
 	- Sân chơi rộng sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: HĐCCĐ - Dạo chơi
 - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô trò chuyện về chủ đề
- Bây giờ các con đang đứng ở đâu?
- Các con cùng nhau đi dạo quanh sân trường mình nhé?
- Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa quan sát quang cảnh trường.
+ Các con thấy những gì ở trường?
+ Cô cho trẻ tìm hiểu những gì trẻ thích.
+ Các con có yêu quý ngôi trường của mình

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DIEM THE GIOI DONG VAT 3 4 TUOI.doc
Giáo Án Liên Quan