Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Đề tài: Thơ "Cảm ơn"

- Cho trẻ hát bài ( Trường cháu đây là trường MN ).

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Các con đang học ở trường nào?

+ Có một bạn thỏ cũng học ở trường mầm non, nhưng trên đường đi học bạn ấy không may đánh rơi mất hộp chì của mình. Vậy để biết xem khi đến trường bạn ấy có bút để học bài không thì các con hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: Cảm ơn do chú sáng tác nhé!

 

doc18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12276 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Đề tài: Thơ "Cảm ơn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Thời gian thực hiện từ ngày 19/09 đến ngày 23/09/2011
Thứ 2, ngày 19/09/2011. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Đề tài: - Thơ: Cảm ơn.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ và biết đọc thơ cùng cô và các bạn.
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ chú ý học bài, biết giúp đỡ bạn lúc khó khăn.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh học bài thơ: Cảm ơn..
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài ( Trường cháu đây là trường MN ).
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Các con đang học ở trường nào?
+ Có một bạn thỏ cũng học ở trường mầm non, nhưng trên đường đi học bạn ấy không may đánh rơi mất hộp chì của mình. Vậy để biết xem khi đến trường bạn ấy có bút để học bài không thì các con hãy cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: Cảm ơn do chú sáng tác nhé!
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần. Cô đọc chậm, đọc diễn cảm.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp chỉ tranh minh họa theo nội dung của bài thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai nhỉ? 
- Buổi sáng Thỏ con đi đâu nhỉ?
-Trên đường đi học không may thỏ đánh rơi mất gì?
- Hộp bút chì giúp thỏ con học những gì?
- Tâm trạng thỏ khi rơi bút như thế nào?
- Trích dẫn: “Sáng thỏ con đi học 
 ..Thỏ con buồn muốn khóc”
ðCô chốt lại nội dung khổ thơ cho trẻ hiểu 
- Khi đến lớp ai ngồi cạnh bạn thỏ?
- Thấy thỏ buốn Sóc đã làm gì?
- Cô trích đoạn: Ngồi bên cạnh là soc
 ...Thỏ ơi dùng chung nhé.
ð Sóc ngồi bên cạnh thấy bạn buồn rất là thương và đã đưa hộp chì sang và bảo bạn cùng dùng chung. 
- Các con thấy bạn sóc thế nào?
- Đến giờ học vẽ Thỏ vẽ như thế nào? Ai khen thỏ? 
- Thỏ đã cảm ơn ai?
- Cô trích đoạn: Lại đến giờ học vẽ
 ...Tớ cảm ơn bạn sóc
ðTrong giờ học vẽ thỏ vẽ đẹp. Nhờ có bạn sóc cho mượn hộp chì nên trong giờ học vẽ thỏ mới có bút chì để vẽ và được cô khen. Trước lời khen của cô giáo thỏ rất cảm động và đã cảm ơn bạn sóc. 
- Qua bài thơ này các con cần học tập ai?
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2, 3 lần.
- Sau đó cho các tổ thi đua nhau đọc.- Cho các nhóm đọc- Cho 2,3 cá nhân trẻ lên đọc thơ.
- Trong khi trẻ đọc cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ.
5. Hoạt động 5: Trò chơi:"Dung dăng dung dẻ".
- Chúng mình rất ngoan biết nghe lời người lớn vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi " Dung dăng dung dẻ".
- Cho trẻ chơi trò chơi "Dung dăng dung dẻ" 2,3 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- cho mượn hộp chì
- Tốt bụng 
- Thỏ vẽ đẹp
- Bạn sóc .
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ trả lời. 
- Chơi trò chơi.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Cái bàn
 - TCVĐ: Bóng tròn to.
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên cái bàn, biết được các đặc điểm của cái bàn, chất liệu, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Bóng tròn to.
" " Dung dăng dung dẻ ".
 - Giáo dục: Cho trẻ giữ gìn bảo vệ cái bàn, không đập phá, bôi bẩn lên bànGD trẻ chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch sẽ, an toàn.- Trang phục cô trẻ gọn gàng.- Cái bàn.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cô đọc câu đố về cái bàn.
- Hỏi trẻ câu đố nói về cái gì?
- Giờ học hôm nay cô sẽ cho cả lớp mình quan sát cái bàn.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cái bàn
- Cô cho trẻ “ Trốn cô” sau đó đưa cái bàn ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát cái bàn 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của cái bàn.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là cái bàn, cái bàn này gồm có mặt bàn được làm bằng gỗ mặt bàn nhẵn phẳng, dùng để cho chúng mình ngồi học, ăn cơm. cái bàn đứng được nhờ có 4 chân bàn, 4 chân bàn được làm bằng sắt.... chúng mình phải giữ gìn và bảo vệ cái bàn, không được bôi bửn, đập phá làm hỏng bàn...
3. Hoạt động 3: Trò chơi:" Bóng tròn to." " Dung dăng dung dẻ ".
* Trò chơi:" Bóng tròn to.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
* Trò chơi " Dung dăng dung dẻ ".
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
* KT: Cô nhận xét buổi chơi , Cho trẻ ra chơi.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
 TRÒ CHƠI MỚI: Tặng quà cho bạn.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp cho trẻ nhận biết và phân biệt được đồ chơi bạn gái hay chơi và đồ chơi bạn trai hay chơi..
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Tặng quà cho bạn”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Búp bê, bóng, ô tô, máy bay, làn, nơ, quần, áo, váy...
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi:
 - Trước khi chơi cô cho trẻ bàn bạc với nhau xem, các bạn trai bạn gái thường thích chơi đồ chơi gì? Cần những đồ dùng gì?
 - Sau đó cô đặt tất cả đồ dùng lên bàn cho 3 - 5 trẻ gái lên chọn những đồ chơi mà bạn trai thích và đồ dùng bạn trai cần. khi chọn song đem tặng những bạn trai mà mình thích
 - Sau đó cho bạn trai chọn quà tặng bạn gái.
* Luật chơi:
- Chọn đúng đồ chơi, đồ dùng mà bạn khác giới thích và cần thiết cho bạn đó nếu chọn sai sẽ phải nhảy lò cò.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho lần lượt từng trẻ lên chơi theo nhóm, mỗi lần khoảng 4, 5 nhóm trẻ chơi.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn...
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 20/09/2011
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC 
 Đề tài: - VĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
 - TCVĐ: Tìm bạn.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay cho trẻ.
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay và tung lên cao khoảng 40 – 50cm, mắt nhìn theo bóng và đón bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Tìm bạn”.
- Rèn kỹ năng bật chụm, tách chân cho trẻ.
- Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt, chơi đoàn kết vơi bạn
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Bóng đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn ( vừa đi vừa hát bài " Đoàn tàu nhỏ xíu" kết hợp các kiểu đi, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước sang hai bên.
- Động tác phát triển cơ lưng bụng: Quay người sang phải sang trái.
- Động tác chân: Nhún chân.
b, Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
 - Cô cho trẻ đứng theo đội hình hai hàng ngang đối diện nhau.
 - Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Đứng tự nhiên, người thẳng, mắt nhìn theo bóng.
 - Thực hiện: Cô cầm bóng bằng 2 tay và tung lên cao khoảng 40 – 50cm, mắt nhìn theo bóng và đón bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống. rồi sau đó đi về cuối hàng.
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần (Mỗi lần hai trẻ lên tập)
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Tìm bạn.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
 Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập theo cô 
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trả lời
- Trẻ chơi trò chơi.
- Ra chơi
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Cây trong sân trường ( Cây phượng ).
 - TCVĐ: + Cây cao - Cỏ thấp.
 + Đoán xem ai vào .
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, thể lực.
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên cây phượng, biết được các đặc điểm của cây phượng, ích lợi
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Cây cao - Cỏ thấp”, “ Đoán xem ai vào”.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây xanh, không bẻ cành hái lá, chơi trò chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Chọn cây phượng cho trẻ quan sát.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: QSCMĐ: Cây phượng.
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho trẻ đứng xung quanh cây nhãn để quan sát 1,2 phút. Cô hướng cho 2,3 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, các bộ phận ( Gốc, thân, cành, lá), ích lợi của cây phượng.
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là cây phượng, cây 
phượng có gốc cây, gốc cây to và sần sùi, có thân cây, trên thân cây có rất nhiều cành nhỏ, lá phượng có màu xanh, những chiếc lá già rụng xuống có màu vàng, trồng cây phượng cho bóng mát.
ðGiáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ các loại cây xanh không bẻ cành, hái lá
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Cây cao - Cỏ thấp, Đoán xem ai vào.
* Trò chơi: Cây cao - Cỏ thấp.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
* Trò chơi: Đoán xem ai vào.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, bao quát hướng dẫn trẻ chơi, đổi vai chơi cho trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời. 
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời 
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án:
Ngày / / 2011.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Thứ 4, ngày 21/09/2011
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Nặn đồ chơi tặng bạn ( Đề tài ).
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo của bàn tay và của các ngón tay.
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng: Xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt để nặn được những đồ chơi mà trẻ thích để tặng bạn.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
II. Chuẩn bị:
- Mẫu của cô : Nặn quả cam, quả bóng, bút chì...
- Đất nặn, bảng, đĩa, rổ nhựa đủ cho cô và trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng bán đồ chơi và hỏi trẻ:
+ Ở cửa hàng có bán những gì?
ð Ở cửa hàng có bán rất nhiều đồ chơi, như ô tô, quả bóng, .... rất đẹp. Giờ học hôm nay cô và các con sẽ cùng nặn thật nhiều đồ chơi để tặng cho bạn mà mình yêu quý nhé.
2. Hoạt động 2: Quan sát - Đàm thoại mẫu.
- Cô cho trẻ chơi “Trời tối – trời sáng” cô xuất hiện mẫu cô đã nặn ra cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát mẫu quả cam sau đó cho 2, 3 trẻ tự đưa ra nhận xét về mẫu đồ chơi mà cô đã nặn: Màu sắc, hình dạng
ðCô tổng hợp lại: Đây là quả cam cô nặn mẫu, quả cam có dạng hình tròn, quả cô nặn bằng màu vàng, cuống và lá cô nặn bằng màu xanh.....
- Quả bóng, bút chì cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ tương tự như mẫu cô nặn quả cam. 
- Hỏi ý tưởng của một số trẻ.
- Bây giờ chúng mình cùng thi nhau nặn thật nhiều đồ chơi để tặng cho các bạn nhé.
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
 - Cô phát đất nặn, bảng cho trẻ thực hiện.
- Trong khi trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang nặn gì vậy?
+ Con nặn như thế nào?
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ còn lúng túng và gợi ý sáng tạo cho những trẻ đã thực hiện tốt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
4. Hoạt động 4: Nhận xét trưng bày sản phẩm - kết thúc:
 (Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày).
- Cho 1,2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
+ Bài của con đâu?
+ Con nặn được gì?
- Cho 2,3 trẻ nhận xét bài của bạn:
+ Con thích bài nào nhất?
+ Vì sao con thích, bạn nặn được những gì, bạn nặn có đẹp không ?
ð Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Các bạn nhận được quà các con tặng chắc các bạn rất vui và cảm ơn các con.
- Cho trẻ hát bài: Vui đến trường.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Mang bài lên trưng bày.
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trả lời. 
- Trẻ hát. 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCVĐ: Tung bóng.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Tung bóng”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: Tung bóng:
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: + Ném bắt bóng bằng hai tay.
 + Ai bị rơi 2 lần liền phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành nhóm 5 - 7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt song lại tung cho bạn khác đối diện mình. yêu cầu trẻ phải chú ý để bắt bóng không để rơi bóng, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu.
Quả bóng con con Quả bóng con con 
Quả bóng tròn tròn Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài Em bắt rất tài.
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 22/09/2011
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn, các hoạt 
 	động của trẻ ở trường.
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ biết được họ tên và một vài đặc điểm của các bạn, các hoạt động của trẻ ở trường. 	
 - Trẻ biết giới thiệu tên mình, tên bạn, biết được các hoạt động của mình và bạn ở lớp.
ð Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận. Tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.
II. Chuấn bị: 
 - Một số tranh của cô và trẻ về chủ đề trường lớp mầm non. 
 - Đài có ghi bài hát :" Vui đến trường ".
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
 - Cô và trẻ cùng hát bài " Vui đến trường ".
 + Các con vừa hát bài gì ?
 ð Bài hát diễn tả tâm trạng của 1 bạn nhỏ trên đường đến trường. Bạn nhỏ đó rất vui vì được đến trường. Thế còn các con, các con có thích đến trường không ?
 + Tại sao các con lại thích đến trường ?
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về họ tên và một vài đặc điểm của các bạn, các

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc
Giáo Án Liên Quan