Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Thơ: Trăng sáng - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ nhận biết hình ảnh mặt trăng: Nhận biết trăng tròn trông giống như cái đĩa, trăng khuyết như con thuyền.

- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “trăng”

- Giáo dục trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: Là hình ảnh trăng vào ban đêm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 19427 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Thơ: Trăng sáng - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 15 tháng 09 năm 2011
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 THƠ: TRĂNG SÁNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ nhận biết hình ảnh mặt trăng: Nhận biết trăng tròn trông giống như cái đĩa, trăng khuyết như con thuyền.
- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “trăng”
- Giáo dục trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: Là hình ảnh trăng vào ban đêm.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
- Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Hát “Rước đèn dưới trăng”. (Trẻ hát cùng cô)
- Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về ánh trăng rất đẹp và sáng
- Cô cũng biết 1 bài thơ nói về ánh trăng rất hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
Hoạt động 2: Tri giác thơ( trẻ chú ý quan sát).
- Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
+ Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
+ Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “trăng sáng” . Tác giả: Phương Hoa- Nhược Thủy.
*Dạy thơ: ( trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
- Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
- TTND: Bài thơ nói về ngày trăng tròn như cái đĩa và trăng khuyết giống con thuyền trôi bạn nhỏ đi đâu trăng theo đó giống như đôi bạn thân.
- Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
+ 4 câu thơ đầu” Sân nhà em sáng quá…lơ lửng mà không rơi”: Nói về vẻ đẹp của ánh trăng sáng.
- Từ “lơ lửng”: trên không
+ 4 câu cuối: “Những hôm nào trăng khuyết…như muốn cùng đi chơi”: Nói lên sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.
- Trông giống con thuyền trôi: hình dáng của trăng giống như chiếc thuyền đang trôi.
- Trăng khuyết: tròn rồi khuyết vào giữa.
- Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
- Cho trẻ đọc thơ
- Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân.
- Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
- Cô sửa sai cho trẻ.
*Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? (bài “trăng sáng”, tác giả Phương Hoa- Nhược Thủy).
- Trăng tròn thì trăng giống như cái gì? (Giống như cái đĩa).
- Trăng khuyết thì trăng giống như chiếc gì? (Giống như chiếc thuyền trôi).
- Hình ảnh của trăng rất đẹp, đó là những hình ảnh của thiên nhiên. Vì thế các con phải biết bảo vệ thiên nhiên nhé!
- Cô hỏi trẻ đến ngày vui trung thu các con và bạn của mình có đi chơi dưới ánh trăng rất vui không? Trăng tròn có sáng không các bạn?
Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC
- Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
*Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTHƠ.doc
Giáo Án Liên Quan