Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Võ Hồng Linh

1. YÊU CẦU:

* Kiến thức:

- Cháu biết định hướng ném trong không gian, biết ném xa bằng hai tay.

- Cháu biết cắt dán, vẽ đèn giao thông theo hướng dẫn của cô

- Trẻ phân biệt được hình tam giác với hình vuông.

- Cháu hát theo cô được cả bài “Em qua ngã tư đường phố” và vận động thành thạo bài: Đường em đi. chơi được trò chơi theo hướng dẫn của cô. Cháu biểu diễn các bài thơ, bài hát một cách tự nhiên.

- Cháu gọi làm quen một số luật lệ giao thông trên đường phố, như người đi bộ phải đi trên lề đường, xe cộ đi ở lòng đường, đi qua ngã tư đường phố đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì đi qua

- Cháu đọc và hiểu nội dung bài thơ

* Kỹ năng:

- Cháu phối hợp toàn thân và ném đúng tư thế.

- Cháu biết cắt dán và vẽ thứ tự màu đèn giao thông: đỏ - vàng - xanh. Cháu biết cắt và phân biệt được một số loại PTGT quen thuộc.

- Cháu nhận biết, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình tam giác.

- Cháu hiểu và trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ, cháu biết thể hiện diễn cảm bài hát.

- Cháu tham gia các hoạt động tự nhiên, hứng thú và chơi đúng luật.

* Giáo dục:

- Cháu siêng năng tập thể dục, biết lợi ích của phương tiện giao thông, đi đúng luật khi tham gia giao thông.

- Cháu chú ý chăm phát biểu bài, chăm học, biết đi đường đúng luật .

- Cháu biết lợi ích của một số PTGT, biết lợi ích của một số biển báo giao thông. Đi đường đúng luật. Vâng lời cô giáo, chăm ngoan và biết quý trọng sản phẩm lao động.

 

doc74 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5722 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Võ Hồng Linh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Điểm: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Nhóm/lớp: Chồi	
Thời gian thực hiện: Từ 22/11 đến 18/12/2010
MỤC TIÊU
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
a. Giáo dục dinh hưỡng, sức khỏe
- Biết được một số loại thức ăn cần thiết cho cơ thể: cơm, thịt, trứng, sữa, rau, trái cây
- Biết giữ vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, rửa trái cây trước khi ăn
- Giáo dục trẻ một thói quen văn minh: không xả rác, trật tự khi ăn, ăn không rơi vãi thức ăn
b. Giáo dục thể chất
- Cháu biết nghe và thực hiện theo hiệu lệnh của cô tập thể dục buổi sáng
- Phát triển các cơ của bàn tay thông qua các vận động như: đi, ném
- Phát triển các cơ lớn qua các bài tập vận động tổng hợp các trò chơi vận động
- Phát triển một số vận động cơ bản: Ném xa bằng hai tay, Chuyền bóng qua đầu, bật chụm chân liên tục vào 5 ô vuông.
- Phát triển các tố chất thể lực: khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ
2. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Hiểu được các tử chỉ đặc điểm, công dụng, cách sử dụng của một số phương tiện giao thông
- Biết lắng nghe kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung chuyện
- Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem
- Phát triển thêm các vốn từ mới cho trẻ, phân biệt các âm thanh khác nhau của các loại hình giao thông
- Trò chuyện thảo luận về phương tiện giao thông đối với đời sống con người 
3. Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Trẻ biết được đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 – 2 dấu hiệu
- Trẻ biết một số phương tiện giao thông : Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.
- Trẻ biết và có ý thức thực hiện một số phương tiện giao thông đường bộ
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu đèn giao thông
- Biết được một số hành vi văn minh khi đi xe ngoài đường
- Biết chú ý lắng nghe khi cần thiết
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát
- Vận động nhịp nhàng theo nhịp bài hát theo hình thức vỗ tay theo nhịp, tiết tấu
- Biết một số kỹ năng tạo hình: vẽ các nét thẳng xiên ngang, vẽ cắt dán tạo thành bức tranh về phương tiện giao thông
Một số luật giao thông
- Trẻ nhận biết được một số loại biển báo gia thông thông thường.
- Trẻ được làm quen với một số luật giao thông phổ biến
- Cháu biết khi đi bộ đi trên vỉa hè, đi trên lề phải
- Sang đường nhớ giơ tay cao hoặc có người lớn
- Đến ngã tư đường đèn xanh thì đi, đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị.
- Trẻ được thực hiện luật giao thông
* Giáo dục: Chấp hành luật giao thông để đem lại bình yên cho mọi người.
Tên gọi người điều khiển giao thông
- Trẻ biết tên gọi của một số người điều khiển giao thông: 
+ Lái xe: tài xế
+ Lái tàu: tàu công
+ Lái máy bay: phi công
- Giáo dục cháu biết quí trọng người làm nghề điều khiển giao thông
Phương tiện giao thông
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động của một số loại PTGT phổ biến về đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
- Biết so sánh điểm giống và khác nhau của một số PTGT
LUẬT
GIAO THÔNG
NGƯỜI ĐIỂU
KHIỂN GT
PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG
MẠNG NỘI DUNG
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thể dục:
Ném xa bằng hai tay
Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
Chuyền bóng qua đầu
Bật chụm chân liên tục vào 5 ô vuông
Lĩnh vực phát triển
ngôn ngữ
Lĩnh vực phát triển
thẩm mỹ
Lĩnh vực phát triển
thể chất
Lĩnh vực tình cảm
xã hội
Lĩnh vực phát triển
nhận thức
Trò chơi:
- Đóng vai cảnh sát.
- Xây dựng ngã tư đường phố.
- Ô tô vào bến. 
- Tôi đi đường nào.
Làm quen văn học:
Trên đường
Giúp bà
Bến cảng Hải phòng.
Một phen sợ hãi
1. Toán:
- So sánh chiều rộng 2 đối tượng
- Xác định vị trí đồ vật theo các hướng cơ bản của trẻ.
- Phân biệt tam giác với hình vuông.
- Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật
2. Môi trường xung quanh:
- Một số luật lệ giao thông
- Nhận biết, phân biệt PTGT đường sắt, đường hàng không
- Nhận biết, phân biệt PTGT đường thủy.
- Nhận biết, phân biệt PTGT đường bộ
1. Tạo hình:
- Cắt dán đèn giao thông - Vẽ đèn giao thông.
- Nặn máy bay - Vẽ tàu hỏa	
- Vẽ thuyền - Dán thuyền trên biển
- Nặn ô tô tải - Vẽ ô tô tải
2. Âm nhạc:
- Dạy hát: - Em qua ngã tư đường phố.
- Đoàn tàu nhỏ xíu. - Em đi chơi thuyền
- Đường em đi
- Vận động: - Vận động sáng tạo.
	 - Vỗ tay theo phách.
- Nghe hát: - Anh phi công ơi.
	 - Cô giáo.
- Trò chơi: 
Thời gian thực hiện: Từ 22/11 đến 18/12/2010
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN : 13
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG
1. YÊU CẦU:
* Kiến thức: 
- Cháu biết định hướng ném trong không gian, biết ném xa bằng hai tay.
- Cháu biết cắt dán, vẽ đèn giao thông theo hướng dẫn của cô
- Trẻ phân biệt được hình tam giác với hình vuông.
- Cháu hát theo cô được cả bài “Em qua ngã tư đường phố” và vận động thành thạo bài: Đường em đi... chơi được trò chơi theo hướng dẫn của cô. Cháu biểu diễn các bài thơ, bài hát một cách tự nhiên.
- Cháu gọi làm quen một số luật lệ giao thông trên đường phố, như người đi bộ phải đi trên lề đường, xe cộ đi ở lòng đường, đi qua ngã tư đường phố đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì đi qua
- Cháu đọc và hiểu nội dung bài thơ
* Kỹ năng: 
- Cháu phối hợp toàn thân và ném đúng tư thế.
- Cháu biết cắt dán và vẽ thứ tự màu đèn giao thông: đỏ - vàng - xanh. Cháu biết cắt và phân biệt được một số loại PTGT quen thuộc.
- Cháu nhận biết, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hình vuông và hình tam giác.
- Cháu hiểu và trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ, cháu biết thể hiện diễn cảm bài hát... 
- Cháu tham gia các hoạt động tự nhiên, hứng thú và chơi đúng luật.
* Giáo dục: 
- Cháu siêng năng tập thể dục, biết lợi ích của phương tiện giao thông, đi đúng luật khi tham gia giao thông.
- Cháu chú ý chăm phát biểu bài, chăm học, biết đi đường đúng luật ...
- Cháu biết lợi ích của một số PTGT, biết lợi ích của một số biển báo giao thông. Đi đường đúng luật... Vâng lời cô giáo, chăm ngoan và biết quý trọng sản phẩm lao động...
2. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng thể dục: Phòng lớp rộng thoáng, 2 – 4 quả bóng.
* Môi trường xung quanh: Tranh ảnh một số PTGT, biển báo, luật lệ giao thông,
* Toán: Đồ dùng dạy toán... cho cô và cháu
* Tranh ảnh, mẫu nặn, mẫu vẽ của cô: Mẫu cắt dán, mẫu vẽ PTGT của cô; Tranh ảnh về phương tiện giao thông; Mẫu dán và mẫu vẽ đèn giao thông của cô, giấy thủ công: đỏ - xanh - vàng, kéo, hồ, khăn lau... đủ cho các cháu. Tranh minh họa bài thơ,
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Luật GT đường bộ
Luật GT đường bộ
Luật GT đường thủy
Luật đường sắt, hàng không
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
- Động tác: Hô hấp 5
- Động tác: Tay vai 5
- Động tác: Chân 2
- Động tác: Bụng lườn 2
- Động tác:Bật 1
- Động tác:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
- Ném xa bằng 2 tay
- Cắt dán đèn giao thông
- SS chiều rộng 2 ĐT
- Em qua ngã tư đường phố
- Một số luật lệ giao thông
- Vẽ đèn giao thông
- Ném xa bằng 2 tay
- Trên đường
-Em qua ngã tư đường phố (t3)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh GT đường bộ
TC: Tôi đi đường nào
QS tranh GT đường thủy
Hát: Em qua ngã tư đường phố
Nghe hát: bài học sang đường
Đọc thơ: Trên đường
HOẠT ĐỘNG GÓC
* Học tập: Xem sách PTGT
* Góc phân vai: Cảnh sát GT
* Góc xây dựng: Ngã tư đường phố
* Góc nghệ thuật: Vẽ, tô, nặn
* Khoa học khám phá:
* 
VỆ SINH
Cô hướng dẫn cháu rửa mặt, rửa tay và lao mặt sạch sẽ
Cô chảy tóc gọn gàng cho từng cháu.
NÊU GƯƠNG
3 tiêu chuẩn nêu gương
1. Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
2. Lễ phép chăm phát biểu
3. Chấp hàng đúng luật giao thông.
TRẢ TRẺ
I. TRÒ CHUYỆN CHỦ ĐIỂM
Ngày
Chủ đề
Nội dung
Thứ hai
Luật giao thông đường bộ
- Cô cho cháu xem tranh Sử dụng làn đường.
- Đàm thoại: Tranh vẽ gì? Trong tranh có những loại phương tiện gì? Các phương tiện đó đi như thế nào? ...
- Cô nói cho cháu biết: Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường.
Trong trường hợp không có làn đường, các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Nhắc nhở cháu khi đi trên đường phải đi lề bên phải. 
Thứ ba
Luật giao thông đường bộ
Cô cho cháu xem tranh người đi xe máy
- Đàm thoại: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì? Khi đi trên xe mọi người đều như thế nào?
Cô nói cho cháu biết: Người điều khiển xe xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em; và phải đội nón bảo hiểm.
Giáo dục cháu khi tham gia giao thông phải nghiêm túc chấp hàng luật lệ giao thông, không đùa giỡn và phải có người lớn đi kèm.
Thứ tư
Thứ năm
Luật đường thủy
- Cô cho cháu xem tranh ngồi trên đò
- Đàm thoại: Tranh vẽ cảnh gì? Trong tranh có ai? Mọi người đều mặc gì khi đi trên đò?...
- Giáo dục cháu khi đi đò phải mặc áo phao để an toàn, không dùa giỡn, nghịch nước...
Thứ sáu
Luật đường sắt, đường hàng không
- Cô lần lượt cho cháu xem tranh đi tàu hỏa, đi máy bay
- Đàm thoại theo nội dung tranh: Tranh vẽ gì? Trong tranh mọi người đang làm gì?...
- Giáo dục cháu khi có dịp đi tàu hỏa, đi máy bay phải tuân thủ các qui định, các chỉ dẫn của ga, và sân bay... không đùa giỡn, chạy nhảy trong tàu.
II. THỂ DỤC SÁNG
1/ YÊU CẦU
Cháu thực hiện các động tác nhịp nhàng, hào hứng và chính xác. Cháu biết thề dục giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn Qua đó cháu siêng năng tập thể dục.
2/ CHUẨN BỊ
Phòng rộng thoáng, vòng, trống lắc
3/ THỰC HIỆN
* Khởi động:
Cô cho cháu xếp hàng, di chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang
* Trọng động:
Các bài tập phát triển chung
- Hô hấp 5: Máy bay ù ù
Cho trẻ đi theo vòng tròn, hai tay đưa ngang và làm tiếng máy bay ù ù
- Tay - vai 5: Xoay bả vai.
+ TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, gập khủy tay, ngón tay chạm bả vai
+ TH: Xoay bả vai vòng từ trước ra sau bốn nhịp và ngược lại.
- Chân 2: Ngồi khuỵu gối
+ N1: Hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa
+ N2: Ngồi khuỵu gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp
+ N3: Như nhịp 1
+ N4: về TTCB
- Bụng lườn 2: Đứng nghiêng người sang 2 bên
+ N1: bước chân trái sang ngang 2 tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau hoặc gập sau gáy
+ N2: nghiêng người sang trái
+ N3: nghiêng người sang phải
+ N4: về TTCB
- Bật nhảy: Tại chổ
* Hồi tĩnh:
Cô cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh, biển báo giao thông đường bộ, đường thủy.
Ôn bài hát “Em qua ngã tư đường phố”, nghe hát “Bài học sang đường”
Dạy đọc thơ: Trên đường
Trò chơi: Tôi đi đường nào
* Cách thực hiện trò chơi:
- Cô kẽ 4 làn đường, mỗi làn đường tương ứng với đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
- Cô có một rổ đồ chơi (chứa tranh lô các phương tiện).
- Khi có hiệu lệnh, trẻ nhặt một lô tô và đi về cuối đường (ví dụ: bé nhặt được lô tô máy bay thì đi vào làn đường dành cho đường hàng không) và chạy về cuối làn đường
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
	 Cô giới thiệu – giải thích các góc:
PV: Cảnh sát giao thông	
XD: Ngã tư đường phố
TV: Xem sách PTGT	
NT: Vẽ, tô nặn,
Cô mời cháu chơi các góc, cô quan sát, nhận xét.
V. VỆ SINH
	- Cô hướng dẫn cháu rửa mặt, tay. Lau mặt, tay sạch sẽ
	- Cô chảy tóc gọn gàng cho từng cháu.
V. NÊU GƯƠNG
	Cô cháu cùng đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan:
1. Biết giữ vệ sinh sạch sẽ
2. Lễ phép, chăm phát biểu
3. Chấp hành đúng luật giao thông.
Cô nhận xét từng tổ. Mời các cháu ngoan lên cắm cờ. 
Cô tuyên dương, nhắc nhở. Giáo dục cháu
VI. TRẢ TRẺ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Hoạt động chung: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: NÉM XA BẰNG HAI TAY (TD)
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức
Cháu biết định hướng ném trong không gian, biết ném xa bằng hai tay.
* Kỹ năng
- Cháu phối hợp toàn thân và ném đúng tư thế,
- Cháu tham gia các hoạt động tự nhiên, hứng thú và chơi đúng luật.
* Thái độ:
Cháu siêng năng tập thể dục, biết lợi ích của phương tiện giao thông, đi đúng luật khi tham gia giao thông.
2. Chuẩn bị: Phòng lớp rộng thoáng, 2 – 4 quả bóng.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
* Khởi động:
Cô cho cháu xếp hàng, di chuyển thành vòng tròn, thực hiện các kiểu đi, chạy sau đó về hàng ngang
* Trọng động: 
Bài tập phát triển chung: Hô hấp 5, tay vai 5, chân 2, bụng lườn 2, bật 1
b. Hoạt động trọng tâm
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Để các con tự tin khéo léo và định hướng ném chính xác, hôm nay cô dạy các con vận động “NÉM XA BẰNG HAI TAY”
Cô thực hiện cho lớp xem 2 lần. Lần 2 kết hợp miêu tả: Đứng chân trước chân sau, hoặc hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa cao trên đầu hơi ngã người về sau, dúng sức của thân và tay để ném bóng đi xa.
Cô gọi cháu lên thực hiện thử. Sau đó lần lượt cho mỗi cháu thực hiện cho đến hết lớp.
Cô quan sát, nhắc nhở, sửa sai.
Trò chơi: Đá bóng
Cô cho lớp đứng thành vòng tròn, đá bóng cho nhau, không dùng tay nhặt bóng, ai để bóng ra khỏi vòng tròn là thua.
Cô cho cháu chơi – Cô quan sát, nhắc nhở, động viên.
Cô củng cố - Giáo dục cháu siêng năng thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, mau lớn,
Cháu lắng nghe và lập lại đề tài
Cháu quan sát, lắng nghe cô miêu tả cách trườn và trèo
Cháu thực hiện
Nghe cô giải thích cách chơi
Cháu thực hiện trò chơi
Lắng nghe
c. Kết thúc hoạt động
* Hồi tĩnh: Cô cho cháu đi hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động chung: GIÁO DỤC THẨM MỸ
Đề tài: CẮT DÁN ĐÈN GIAO THÔNG (TH)
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức
Cháu biết cắt dán đèn giao thông theo hướng dẫn của cô
* Kỹ năng
- Cháu biết dán thứ tự màu đèn giao thông: đỏ - vàng - xanh.
- Cháu tham gia các hoạt động tự nhiên, hứng thú và chơi đúng luật.
* Thái độ:
	- Giáo dục cháu chấp hành luật giao thông khi đi trên đường.
	- Khi đi qua ngã tư đường phố phải chú ý tín hiệu đèn giao thông.
2. Chuẩn bị:
Tranh ảnh về phương tiện giao thông
Mẫu dán đèn giao thông của cô, giấy thủ công: đỏ - xanh - vàng, kéo, hồ, khăn lau... đủ cho các cháu.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
Cô cho cháu đọc bài thơ “Cô dạy con”
Cô hỏi: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về điều gì? Trong bài thơ có những loại phương tiện nào? Khi đến ngã tư đường phố, thấy đèn đỏ thì phải làm sao? Đèn vàng đi như thế nào? Đèn màu gì mới được đi?  
b. Hoạt động trọng tâm
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Hôm nay cô cho các con “Cắt dán đèn giao thông”
Cô cho cháu xem mẫu của cô.
Cô hỏi: Cô có hình gì? Đèn giao thông có những màu nào? Tất cả có mấy đèn? Đèn giao thông có dạng hình gì? Các màu đèn này như thế nào với nhau (bằng nhau)?...
Cô cho cháu thực hiện.
Cô quan sát, nhắc nhở, gợi ý giúp cháu cắt dán đúng.
Cô cho cháu trưng bày sản phẩm.
Cô nhận xét sản phẩm của cháu.
Cô hỏi: Con vừa cắt dán gì?
Giáo dục cháu biết ích lợi của đèn giao thông, biết quí trọng sản phẩm của mình tạo ra... biết đi đường đúng luật, không chạy nhảy đùa giỡn khi tham gia giao thông,....
Nhắc lại đề tài.
Quan sát mẫu 
Cháu trả lời các câu hỏi của cô.
Cháu xem và đàm thoại theo tranh
Cháu thực hiện
Cháu trưng bày sản phẩm
Lắng nghe cô
Trả lời
Cháu lắng nghe
c. Kết thúc hoạt động
Về nhà siêng năng tập cắt dán để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp
Cô nhận xét, tuyên dương lớp.
* Nội dung đánh giá cuối ngày
+ Hoạt động chung:
+ Hoạt động khác:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010
Hoạt động chung: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: SO SÁNH CHIỀU RỘNG HAI ĐỐI TƯỢNG (LQVT)
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức
Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau chiều rộng của hai đối tượng.
* Kỹ năng
- Cháu nhận biết, phân biệt sự giống và sự khác nhau giữa chiều rộng của hai đối tượng.
- Cháu tham gia các hoạt động tích cực, tự nhiên và vui chơi đúng luật,
* Thái độ:
Cháu chú ý chăm phát biểu bài, chăm học, biết đi đường đúng luật ...
2. Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy toán... cho cô và cháu
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
Cô cho chơi “trò chơi với đôi bàn tay”
Vận động minh họa biểu tượng cao thấp, rộng hẹp...
b. Hoạt động trọng tâm
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Hôm nay cô cháu mình cùng “So sánh chiều rộng của hai đối tượng”
* Ôn tập nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng
- Cô gắn hai băng nơ không rộng bằng nhau lên bảng. Cho trẻ nhận biết chiều dài, chiều rộng của nơ, chỉ ra nơ nào rộng hơn (hẹp hơn). Cô đặt hai băng nơ chồng lên nhau để trẻ thấy phân thừa ra, gợi hỏi trẻ giải thích kết quả so sánh.
- Cô làm tương tự với 2 băng nơ rộng bằng nhau.
* Dạy trẻ so sánh chiều rộng hai đối tượng
- Cô phát đồ chơi cho trẻ - Cho trẻ nhận biết chiều dài, chiều rộng của bưu ảnh.
- Cô cho trẻ tìm những bưu ảnh rộng bằng nhau và giơ lên (cô làm cùng với trẻ)
- Sau đó thử lại xem những bưu ảnh được chọn có rộng bằng nhau không. Cô hướng dẫn kĩ năng so sánh chiều rộng và nhấn mạnh ý: 2 bưu ảnh phải xếp sao cho 1 phía của chiều rộng trùng nhau.
Cô cho trẻ nhận xét kết quả, gợi hỏi để trẻ nói được: cả hai phía của chiều rộng đều trùng nhau.
- Cô cho trẻ so sánh bưu ảnh còn lại với 1 trong 2 bưu ảnh rộng bằng nhau. Chú ý để trẻ làm đúng kĩ năng so sánh, gợi hỏi để trẻ nhận xét về sự chênh lệch của chiều rộng giữa 2 bưu ảnh. 
* Luyện tập
- Cô cho trẻ giữ lại 1 bưu ảnh. Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn”
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi, khi cô nói: “Rộng bằng nhau” hoặc “không rộng bằng nhau” (“khác nhau”), trẻ phải tìm được bạn có bưu ảnh rộng bằng nhau hoặc không rộng bằng bưu ảnh của mính, hai bạn đứng cạnh nhau và cầm 2 bưu ảnh chồng lên nhau theo đúng cách so sánh.
* Hoạt động nhóm: 
Nhóm 1: Tô màu hai băng giấy rộng hẹp.
Nhóm 2: Vẽ hai băng giấy rộng hẹp.
Nhóm 3: Dán các băng giấy rộng hẹp.
Cô quan sát, nhận xét sản phẩm của cháu.
Nhắc lại tên đề tài
Cháu quan sát, đàm thoại theo câu hỏi của cô
Cháu thực hiện
Cháu thực hiện theo yêu cầu của cô
Cháu nhận xét
Cháu thực hiên
Cháu thực hiện trò chơi
Cháu thực hiện
Cháu lắng nghe
c. Kết thúc hoạt động
Cô củng cố giáo dục qua bài.
Cô nhận xét tuyên dương lớp.
Hoạt động chung: GIÁO DỤC THẨM MỸ
Đề tài: EM QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ (ÂM NHẠC – TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức
Cháu hát theo cô được cả bài “Em qua ngã tư đường phố” và vận động thành thạo bài: Đường em đi... chơi được trò chơi theo hướng dẫn của cô.
* Kỹ năng
- Cháu biết thể hiện diễn cảm bài hát... 
- Cháu tham gia các hoạt động tích cực, tự nhiên và vui chơi đúng luật,
* Thái độ:
Cháu chú ý chăm phát biểu bài, chăm học, biết đi đường đúng luật ...
2. Chuẩn bị:
Tranh ảnh một số phương tiện giao thông
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
Cô cháu đọc bài thơ “Cô dạy con”
Cô hỏi: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về điều gì? Trong bài thơ có những loại phương tiện nào? Khi đến ngã tư đường phố, thấy đèn đỏ thì phải làm sao? Đèn vàng đi như thế nào? Đèn màu gì mới được đi? 
b. Hoạt động trọng tâm
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
Cô một bài hát cũng nhắc nhở chúng ta khi đi đường phải thực hiện đúng theo dấu hiệu đèn giao thông, đó là bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. Hôm nay cô dạy các con hát.
- Cô hát lần 1, tóm tắt nội dung: Bài hát nói các bạn nhỏ chơ trò chơi đi qua ngã tư đường phố và thực hiện đúng hiệu lệnh của đèn giao thông, đèn màu xanh mới được đi...
- Cô hát lần 2, đánh nhịp cho cháu xem
- Cô hỏi: Cô vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì? Qua bài hát này các con phải đi trên đường như thế nào?...
Cô dạy lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát theo cô.
Cô dạy cả lớp hát lại cả bài một lần
Giáo dục cháu: Khi đi đường phải đi phía bên phải, đi đúng luật, không chạy nhảy, đùa giỡn trên đường...
 * Ôn vận động bài “Đường em đi”
Cô cho cháu hát kết hợp vận động minh họa theo bài hát, tất cả bài hát một lần. 
Cô mời từng tổ, cá nhân hát và vận động cả bài hát
* Trò chơi âm nhạc: tiếng hát của ai
Cô mời một cháu lên chơi đội mủ che kính mắt, chỉ định 1 cháu ở lớp hát. Sau đó cháu bỏ mủ ra và chỉ định tiếng hát ở phía nào, bạn vừa hát tên gì?...
Cháu lắng nghe 
lặp lại tên bài hát.
Cháu lắng nghe cô hát và tóm tắt bài hát.
Cháu lắng nghe
Cháu trả lời câu hỏi
Cháu hát theo yêu cầu của cô
Lắng nghe
Lớp hát và vận động bài hát
Cháu thực hiện
c. Kết thúc hoạt động
Cô củng cố: giáo dục qua bài 
Nhận xét tuyên dương lớp.
* Nội dung đánh giá cuối ngày
+ Hoạt động chu

File đính kèm:

  • docPhuong tien giao thong.doc