Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Làm quen với một số loại cây - Vương Thị Nơm

 1. Kiến thức:

 - Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặc điểm rõ nét ( về cấu tạo, mầu sắc, hình dạng của thân, lá, hoa.) của một số loại cây

 - So sánh và phân loại những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại cây.

 2 Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định - Kỹ năng so sánh.

 - Trẻ nói đủ câu,đủ từ chính xác, rõ ràng, mạch lạc.

 - Luyện tập cách diễn đạt bằng lời - Mở rộng và làm giầu vốn từ cho trẻ

 3 Thái độ

 - Trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học.

 - Trẻ biết được ích lợi của cây xanh với đời sống con người.

 - Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 15298 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Thế giới thực vật - Làm quen với một số loại cây - Vương Thị Nơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
Chủ Điểm : Thế giới thực vật.
 Môn : Môi trường xung quanh
	Tên bài dạy : Làm quen với một số loại cây
Độ tuổi : 	 Mẫu giáo nhỡ 4 -> 5 tuổi.
Thời gian : 20 - 25 phút.
Ngày soạn : 04 / 10 / 2009
Ngày dạy : 07 /10 / 2009
Người dạy: Vương Thị Nơm
 Đơn vị thực tập : Trường Mầm Non Sán Sả Hồ
 I. Mục đích yêu cầu.
 1. Kiến thức:
 - Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặc điểm rõ nét ( về cấu tạo, mầu sắc, hình dạng của thân, lá, hoa..) của một số loại cây 
 - So sánh và phân loại những đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa 2 loại cây.
 2 Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định - Kỹ năng so sánh.
 - Trẻ nói đủ câu,đủ từ chính xác, rõ ràng, mạch lạc.
 - Luyện tập cách diễn đạt bằng lời - Mở rộng và làm giầu vốn từ cho trẻ
 3 Thái độ 
 - Trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học.
 - Trẻ biết được ích lợi của cây xanh với đời sống con người. 
 - Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
 II. Chuẩn bị.
 1. Địa điểm: Trong lớp
 2. Đồ dùng:- Một số loại cây: cây hoa giấy, cây thiết mộc lan, cây xoài, cây bàng
 - Một số lá của 4 loại cây trên.
 3. Nội dung tích hợp:Toán: Đếm số cây. Văn học: Câu đố. ÂN: Em yêu cây xanh
III. Tổ chức hoạt động 	 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé trò truyện cùng cô.
- Cho trẻ hát bài ( em yêu cây xanh )
- Các con vừa hát bài hát bài gì?
- Bài hát nói về ai?
- Bạn nhỏ thích làm gì?
- Các con ạ! ước mơ của bạn nhỏ rất thích trồng được nhiều cây xanh đấy. Các con có biết trồng cây xanh để làm gì không?
 - Giới thiệu bài: Các con ạ! Trong thiên nhiên có rất nhiều cây xanh, cây thì cho ta bóng mát, cây làm cảnh, cây cho ta hoa thơm trái ngọt để ăn. Chính vì vậy mà cô rất yêu cây xanh, từ tình yêu đó mà giờ học hôm nay cô sẽ cho các con cùng tìm hiểu và Làm quen với một số loại cây nhé.
* Hoạt động 2: Bé tìm hiểu và khám phá.
. Trẻ quan sát cây và đàm thoại.
+ Cây hoa giấy: ( Cô đọc câu đố cho cả lớp )
- Đố trẻ : “ Tên gọi là giấy
 Nhưng lại là hoa
 Đỏ tím trắng ngà
 Rung rinh trong nắng”
 - là hoa gì?
- Cô đưa cây hoa giấy cho cả lớp nhắc lại 1,2 lần.
- Bạn nào biết gì về cây hoa giấy lên chỉ cho cô giáo và các bạn biết ?
=> Cô chốt, nhắc lại và cùng trẻ đàm thoại và nhận xét về đặc điểm, mầu sắc đặc trưng của cây ( Thân có cành, lá mỏng bé, cánh mỏng, mầu sắc )
- Các con có biết hoa giấy trồng để làm gì? 
- Ngoài màu hồng ra các con còn biết hoa giấy có những màu nào khác? 
+ Cây thiết mộc lan:
+ Trốn cô - trốn cô
+ Thấy cô - thấy cô
- Cô đưa cây thiết mộc lan ra hỏi trẻ : Cô có cây gì đây?
- Cho cá nhân trẻ nhắc lại tên cây 2 lần.
- Cô chỉ vào các đặc điểm của cây cho trẻ quan sát
+ Cây thiết mộc lan có gì đây?
+ Thân cây và lá cây như thế nào? có mầu gì?
=> Cô nhận xét và nói cho trẻ rõ hơn về cây thiết mộc lan ( là loại cây thân thẳng, lá to và dài, có hoa thành chùm có mùi thơm )
+ Cây thiết mộc lan trồng để làm gì ?
- Cây sống được là nhờ đâu?
- Cô chỉ và nói rõ cho trẻ biết: Các con ạ! cây sống được nhờ có bộ rễ ăn sâu ở dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây, cây sống được nhờ nước và ánh sáng. Nhắc trẻ phải chăm sóc và tưới nước cho cây.
- Mở rộng trong phạm vi hẹp:
- Ngòai cây thiết mộc lan và cây hoa giấy các con còn biết những loại cây nào để làm cảnh?
+ Cây xoài:
- Cô cho 1 trẻ lên lấy cây xoài và để trẻ tự hỏi cả lớp:
Tôi tên gọi cây gì?
 Có ở khắp miền quê
Bạn nào biết về tôi
 Xin kể giùm tôi với?
- Các bạn có biết cây xoài của tôi có những gì không?
- Các bạn đoán đúng rồi đấy! Cây xoài của tôi còn có cả hoa nữa đấy từ hoa này sẽ kết thành quả. 
- Các bạn đã được ăn quả xoài bao giờ chưa? Xoài có vị gì?
- Xoài là loại cây gì?
=> Cô chốt, nhắc lại và cùng trẻ đàm thoại về cây xoài là loại cây vừa cho chúng ta quả ngọt để ăn và cho ta cả bóng mát
- Ngoài cây xoài ra các con còn biết loại cây ăn quả nào nữa?
+ Cây Bàng:
- Cô cho trẻ đọc câu đố về Cây Bàng
“ Cây gì xoè tán lá tròn
 Mùa hè rợp bóng sân trường em chơi
 Mùa đông gió bấc đầy trời
 Khẳng khiu cành trụi lá rơi cây buồn”.
 - Đố các bạn đó là cây gì?
- Đưa cây bàng cho trẻ quan sát : Cô có cây gì đây?
- Cô đặt các câu hỏi để đàm thoại cùng trẻ về cây bàng như: thân, cành, lá
- Cây bàng trồng để làm gì?
=> Cô chốt và cho trẻ biết thêm về cây bàng: là loại cây cho bóng mát, cho gỗ.
- Ngoài cây bàng ra các con còn biết những loại cây nào cho ta bóng mát?
+ Cây thiết mộc lan – Cây bàng:
- Giống nhau: Đều là loại cây xanh có ích cho con người, có thân, lá
- Khác nhau : Tên gọi, cấu tạo, mầu sắc, lợi ích.
=> Cô chốt lại những nhận xét đúng của trẻ.
+ Cây xoài – Cây hoa giấy:
- Giống nhau: Đều có thân, cành, lá, hoa.
- Khác nhau: Tên gọi, cấu tạolợi ích.
=> Cô chốt lại những nhận xét đúng của trẻ.
+ Phân nhóm:
- Cho trẻ phân nhóm theo yêu cầu.
- Nhóm cây cảnh - (cây thiết mộc lan, cây hoa giấy )
- Nhóm cây ăn quả và cho bóng mát ( cây xoài - cây bàng )
- Nhóm cây cho quả ( xoài )
- Nhóm cây không cho quả ( bàng, thiết mộc lan, hoa giấy)
+ Chốt - Mở rộng:
- Hỏi cô cháu mình làm quen với những loại cây gì ? (Đưa cây ra ) 
- Cho trẻ đếm số cây.
=> Tất cả các loại cây này tuy khác nhau về đặc điểm, cấu tạo, kích thước, nhưng chúng đều là những loại cây rất có ích cho con người mang đến cho con người hoa thơm để ngửi, trái ngọt để ăn và còn góp phần làm cho môi trường của chúng ta xanh, sạch đẹp 
- Mở rộng. 
- Cô cho trẻ kể tên các loại cây mà trẻ biết.
- Giáo dục. 
- Các con ạ! Cây rất có ích với đời sống con người muốn có hoa thơm, trái ngọt để ăn thì phải làm gì?
- Giáo dục trẻ trồng và chăm sóc cây
+ Củng cố.
* Hoạt động 3: Bé thông minh.
 + Trò chơi: kể đủ 3 thứ
- Cách chơi: Cô nói cây ăn quả trẻ kể đủ 3 loại cây ăn quả hoặc cây cảnh trẻ kể đủ 3 loại cây theo yêu cầu của cô.
 Trò chơi: Đoán cây qua lá
- Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi ( 2 -> 3 lần )
- Cô giơ lá của loại cây nào các con nói nhanh tên của loại cây đó 
+ Trò chơi : Lá tìm cây.
- Giới thiệu vườn cây trong vườn có những cây gì?
- Cô chuẩn bị 4 cây ( thiết mộc lan, hoa giấy, cây xoài, cây bàng )
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 chiếc lá, trẻ vừa đi vừa hát khi cô nói ( lá tìm cây ) thì bạn nào có lá cây nào thì chạy nhanh về cây đó. 
- Cho trẻ chơi 2, 3 lần. Sau mỗi lần cô cho trẻ đổi lá cho nhau.
+ Kết thúc.
- Cho trẻ đi ra sân trường quan sát cây xanh./.
- Chú ý nghe
- Trả lời các câu hỏi 
- Nói về một bạn nhỏ
- Bạn nhỏ thích trồng cây
- Trẻ trả lời
- Trẻ đoán
- Cây hoa giấy
- cả lớp
- 1,2 trẻ
- làm cảnh – cả lớp
- màu đỏ, trắngtím...
- Trẻ trốn cô
- Thấy cô.
- Trẻ: cây thiết mộc lan 
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và kể
- Thân thẳng, lá to dài có mầu xanh.
- Làm cảnh
- Trẻ kể ( 1, 2 trẻ )
- làm cảnh 
- 1,2 trẻ
- Trẻ kể – cây si, tùng,vạn liên thanh 
- Cả lớp trả lời-
 Bạn chính là cây xoài
Thân cành lá xum xuê
Mùa xuân hoa nở rộ
Cho quả ngọt trĩu cành.
- Trẻ kể: thân, cành, lá, hoa
- Có vị ngọt – cả lớp
- Cây ăn quả- cả lớp
- Trẻ kể: mít, cam.
- 1 trẻ 
- Cả lớp – Cây bàng
- Cây bàng
- Trẻ trả lời
- Bóng mát
- Cây phượng, bằng lăng
- Trẻ so sánh và phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau.
- Trẻ so sánh và phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau
- Trẻ phân nhóm.
- 1, 2 trẻ
- 1, 2 trẻ
- Trẻ kể tên cây
- 1... 4 cây ạ
- Trẻ kể.
- Chăm sóc, bảo vệ cây.
- Chơi thành thạo
- Chơi tốt trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Chơi theo yêu cầu của cô.

File đính kèm:

  • docGiao an MTXQ.doc
Giáo Án Liên Quan