Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Trường mầm non - Tết trung thu - Chủ đề nhánh: Ngày tết trung thu vui vẻ

I. Mục đích – yêu cầu

- Trẻ biết được một số hoạt động của con người trong ngày tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu.

- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ

- Giáo dục thói quen vệ sinh.

- 90% trẻ đạt yêu cầu.

II. Chuẩn bị

- Các slide:

+ Hình ảnh về một số hoạt động trong ngày tết trung thu.

+ Các loại bánh trung thu

+ Đèn ông sao, hình ảnh rước đèn.

+ Mâm ngũ quả

- Các trò chơi trong ngày tết trung thu

- Nhạc bài hát

 

doc70 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 16216 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Trường mầm non - Tết trung thu - Chủ đề nhánh: Ngày tết trung thu vui vẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4: (TỪ NGÀY 17/9 ĐẾN NGÀY 21/9/2012)
CHỦ ĐỀ LỚN: TRƯỜNG MẦM NON + TẾT TRUNG THU
Chủ đề nhánh: Ngày tết trung thu vui vẻ
Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2012
MÔN: MTXQ
Đề tài: Trò chuyện về các hoạt động và ý nghĩa ngày tết trung thu
I. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ biết được một số hoạt động của con người trong ngày tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu.
- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ
- Giáo dục thói quen vệ sinh.
- 90% trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
- Các slide:
+ Hình ảnh về một số hoạt động trong ngày tết trung thu.
+ Các loại bánh trung thu
+ Đèn ông sao, hình ảnh rước đèn.
+ Mâm ngũ quả
- Các trò chơi trong ngày tết trung thu
- Nhạc bài hát
III. Tiến hành
Họat động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú
- Cho đọc thơ “Trăng sáng”
- Các con có biết sắp đến ngày gì không?
- Cho trẻ kể lại các hoạt đông trong ngày trung thu theo trí nhớ và hiểu biết của trẻ.
- Chúng mình có muốn biết vì sao có ngày tết trung thu và những hoạt động trong ngày lễ này không?
HĐ2: Quan sát, đàm thoại
* Cho trẻ tham quan cửa hàng phục vụ tết trung thu
- Sắp đến tết trung thu nên các cửa hành bày bán rất nhiều các loại bánh và đồ chơi. Cô cháu mình cùng nhau đi tham quan các cửa hàng nhé!
(Cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính)
- Trẻ quan sát và nói tên các loại bánh có trong quầy hàng.
+ Bánh dẻo có hình gì?
+ Bánh nướng hình gì? 
- Bây giờ chúng mình cùng đi sang quầy hàng bán đồ chơi nhé.
Cho trẻ quan sát đèn ông sao
+ Đèn ông sao màu gì?
+ Đèn ông sao có mấy cánh?
- Vào những ngày này chúng mình được chơi những đồ chơi gì nào?
Có rất nhiều đồ chơi như mặt nạ, mũ, đèn ông sao…
=> Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi.
- Chúng mình cùng quan sát và cho cô biết: Bức tranh này có gì?
=> Đó là mâm ngũ quả ngày tết trung thu đấy các con ạ. Chúng mình cùng tìm xem có những loại quả gì nhé.
Các con ạ, ngày tết trung thu của các bạn nhỏ được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm đấy.
Tết trung thu thường được tổ chức vào buổi tối để tất cả các bạn nhỏ trên cả nước được đón trăng, được vui chơi dưới ánh trăng. Vào thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.
* Ngoài ra còn có rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh múa lân.
- Cho trẻ xem các trò chơi khác: Ném còn, kéo co.
- Cho trẻ quan sát các tiết mục văn nghệ.
- Cho trẻ xem hình ảnh các bạn nhỏ phá cỗ vào ngày tết trung thu.
- Vào ngày tết trung thu các con được bố mẹ chuẩn bị cho những gì?
- Chúng mình có thích tết trung thu không?
- Cho trẻ nói cảm nghĩ của mình về ngày tết trung thu.
=> Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, chăm học, đoàn kết với bạn bè, vâng lời người lớn.
 HĐ3: Củng cố, luyện tập
- TC: “Ai nhanh tay”
+ Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
+ Tổ cho trẻ chơi:
Chia lớp thành 3 đội. Cho các đội lên bày mâm ngũ quả
Kết thúc: Cho trẻ hát múa, hát về chủ điểm
- Trẻ đọc thơ
- Ngày tết trung thu ạ
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ quan sát
- Hình tròn
- Hình vuông
- Trẻ quan sát
- Màu đỏ
- 5 cánh
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Mâm ngũ quả ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
Thứ 4, ngày 19 tháng 9 năm 2012
MÔN: TOÁN 
Tên đề tài: Đếm nhận biết nhóm số lượng 2, nhận biết số 2
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết cách đếm và tạo nhóm có số lượng 2, nhận biết được số 2.
- Rèn kĩ năng quan sát, khái niệm đếm, ghi nhớ có chủ đích và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan, đoàn kết với bạn bè.
- %: 90% trẻ đạt.
II. Chuẩn bị
- Tranh thỏ, cà rốt, rau
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 2 cái áo, 2 cái quần và thẻ số 1 – 2.
- Đồ dùng của cô: Giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Trò chuyện chủ điểm
- Cô cho Thỏ con xuất hiện, hỏi trẻ: Ai đến thăm lớp mình vậy?
- Bạn Thỏ hôm nay đến thăm lớp mình và xem chúng mình học như thế nào. Để chào đón bạn Thỏ chúng mình cùng hát thật to bài hát “Trời nắng, trời mưa” nhé.
- Cô trò chuyện về chủ đề.
- Cô giới thiệu bài học
2. HĐ2: Nội dung
a. Ôn số lượng 1
- Bạn Thỏ đến chơi với lớp mình còn mang theo một món quà đấy. Chúng mình cùng xem bạn Thỏ mang đến gì nào. Cho trẻ nói tên quà tặng và nói số lượng : 1 cây rau, 1 của cà rốt.
- Yêu cầu trẻ lấy thẻ số 1 gắn vào số rau và số cà rốt bạn Thỏ vừa mang đến.
- Trẻ nghe tiếng vỗ tay và đếm số lượng. Sau đó yêu cầu trẻ tìm nhanh và giơ thẻ số 1 lên.
b. Đếm, tạo nhóm mới, nhận biết số
- Bạn Thỏ còn tặng mỗi bạn 1 rổ đồ chơi để cho chúng mình học đấy. chúng mình nhìn xem trong rổ có gì?
- Bạn Thỏ cũng đi học mẫu giáo như chúng mình, bây giờ thời tiết mùa thu rồi vì vậy đi học bạn ấy mang theo quần áo để thay. 
- Cô xếp nhóm thứ 1: 2 cái áo (không đếm).
Bạn Thỏ đi học có 1 bộ quần áo.Bây giờ cô sẽ xếp 1 cái quần dưới 1 cái áo để có 1 bộ quần áo.
- Xếp nhóm thứ 2: 1 cái quần.
- Cho trẻ đếm cả 2 nhóm.
- Các con nhìn xem số áo và số quần số nào nhiều hơn.
+ Có mấy áo – cùng đếm số áo
+ Có mấy quần – cùng đếm
+ Để có thêm 1 quần nữa cho đủ bộ ta làm thế nào?
- Cho trẻ thêm vào 1 cái quần nữa dưới 1 cái áo.
- Cùng đếm xem có mấy áo, mấy quần
- Số áo và số quần bây giờ như thế nào? Và đều bằng mấy?
- Để biểu thị nhóm có số lượng là 2 người ta dùng thẻ số 2.
- Cô phát âm số 2.
- Cho cả lớp phát âm
- Phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Đã đến giờ bạn Thỏ phải về nhà rồi, cô cháu mình cùng đếm và mang quần áo cho vào cặp cho bạn Thỏ nhé.
- Cô mời trẻ cùng đếm số quần áo và cất đi.
* Trẻ thực hiện:
- Cô yêu cầu trẻ xếp 2 cái áo ra, vừa xếp vừa đếm.
- Yêu cầu trẻ xếp 1 cái quần ra.
- Số quần và số áo như thế nào với nhau?
- Để số quần và số áo bằng nhau, chúng mình phải làm gì? (Thêm vào 1 cái quần)
- Cho trẻ đếm số lượng áo và quần. Sau đó yêu cầu trẻ gắn thẻ số 2 vào đối tượng.
- Cô cất số quần hoặc số áo đi rồi cho trẻ đếm (Đếm xuôi, đếm ngược).
3.HĐ3: Trò chơi củng cố:
TC1: “Ai nhanh tay”
- Chia trẻ làm 2 nhóm. Mỗi nhóm tìm 1 thẻ số.
- Cho trẻ lên tìm thẻ số theo số của tổ 
- Cho trẻ chơi trong thời gian nhất định rồi cho dừng và cùng kiểm tra kết quả.
TC 2: “ Giúp cô tìm bạn”
- Cách chơi: Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh trẻ nhanh chân chạy về đứng với nhau 2 bạn một nhóm có cùng một dấu hiệu.
- Cho trẻ chơi vài lần. 
- Cô nhận xét.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài học.
- Bạn Thỏ thấy lớp mình hôm nay học rất ngoan. Bạn Thỏ gửi lời khen ngợi đến cả lớp mình. Đã đến giờ bạn Thỏ phải về rồi, Bạn Thỏ chào cả lớp.
Kết thúc:
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Đếm 1, 2. Có 2 cái áo ạ
- Có 1 cái quần ạ
- Trẻ thực hiên
- Trẻ đếm
- Bằng nhau và bằng 2.
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
 MÔN: ÂM NHẠC
Tên đề tài: BD: Gác trăng
 NH: Đêm trung thu
 TCÂN: Nghe tiếng hát, tìm đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu
 - Trẻ biết biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
 - Rèn kĩ năng biểu diễn cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
 - 95% trẻ đạt.
 II. Chuẩn bị
 - Nhạc các bài hát: Rước đèn tháng 8, hươu voi dê, đêm trung thu…
 - Các đồ vật theo lời bài hát: đèn ông sao, bánh dẻo, bánh nướng…
 III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trò chuyện 
- Giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng tết trung thu.
2. Nội dung
- Một mùa thu nữa lại đến. Các bạn nhỏ vui đùa bên mâm cỗ với những chiếc đèn ông sao nhiều màu sắc, háo hức chào đón ánh trăng lên. Trăng trung thu soi khắp đường làng, ngõ phố, trăng theo chân các bé vui vẻ rước đèn. Để có được sự bình yên đó, có sự góp sức rất lớn của các chú bộ đội. Để bày tỏ lòng biết ơn đối với các chú bộ đội,tập thể lớp nhỡ A2 xin gửi tới quí vị tiết mục hát “Gác trăng”.
- - “Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời 
Mẹ còn cỡi ngựa đi chơi cầu vồng”.
 Sự tinh nghịch của chú Cuội được các bạn nhỏ thể hiện trong bài múa “Chú Cuội chơi trăng”.
- Để nối tiếp chương trình xin mời quí vị cùng thưởng thức tiết mục biểu diễn cùng xắc xô và thanh gõ bài hát “ Gác trăng” do tốp nữ trình bày.
- “Chiếc đèn ông sao, sao 5 cánh tươi màu…” Bài há “Chiếc đèn ông sao” thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ khi được rước đèn dưới ánh trăng. Xin nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón tốp ca nam của lớp nhỡ A2.
- Muôn loài vật cũng muốn cùng hát vang chào đón tết trung thu. Niềm vui ấy được thể hiện qua bài hát “Hươu, voi, dê”
- Em nhỏ trong bài hát rất thích ánh trăng tròn vào ngày rằm trung thu nhưng mỗi người lại gọi trăng bằng một tên khác nhau. Em bé đã hỏi mẹ nên gọi trăng là gì. Để biết bạn nhỏ gọi trăng là gì các cháu cùng lắng nghe bài hát “Gọi trăng là gì?” do bé Khánh Hà trình bày.
- Chúng ta hãy dành 1 tràng pháo tay thật to để chào đón tốp ca nam nữ với bài hát “Rước đèn tháng 8”.
- Thật vui biết bao khi ánh trăng soi tỏ đường chúng ta đi vào đêm trung thu, cả lớp cùng đọc thơ “Trăng sáng”.
- Bạn Mai Phương với tiết mục hát, múa “Gác trăng”.
* Vào đêm trung thu chúng mình không chỉ được rước đèn, được phá cỗ mà chúng mình còn được múa hát, được xem máu sư tử nữa đấy. Cô giáo xin gửi tới các cháu bài hát “Đêm trung thu” sáng tác của bác Phùng Như Thạch.
* Đến với buổi biểu diễn văn nghệ ngày hôm nay, ban tổ chức chúng tôi xin gửi tới quí vị và các bé trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
3. Kết thúc
Cho trẻ hát lại bài “ Đêm trung thu”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp
- Tốp múa
- Tốp nữ
- Tốp nam
- Cả lớp
- Bạn Khánh Hà
- Tốp nam nữ
- Cả lớp đọc thơ
- Bạn Mai Phương
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
Thứ 5, ngày 20 tháng 9 năm 2012
MÔN: TẠO HÌNH
Tên đề tài: Vẽ các loại quả (Đề tài)
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết sử dụng các nét vẽ cơ bản: nét cong, nét thẳng, nét xiên… để vẽ được các loại quả.
- Rèn kĩ năng cầm bút, kĩ năng phối hợp các nét vẽ để tạo được bức tranh hoàn chỉnh.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập, hoàn thành sản phẩm, biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- 90% trẻ đạt.
II. Chuẩn bị
- Một số bức tranh mẫu vẽ các loại quả: Quả bưởi, quả cam, chum nho…
- Vở tạo hình, tranh mẫu
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Trò chuyện 
- Cho trẻ hát bài hát “Quả”.
- Đàm thoại:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nhắc đến loại quả gì?
+ Chúng mình có biết sắp đến ngày gì không?
+ À, tết trung thu không thể thiếu mâm ngũ quả đúng không nào?
HĐ2: Nội dung
- Cho trẻ xem tranh mẫu
Quả bưởi:
+ Bức tranh vẽ loại quả gì đây?
+ Quả bưởi có dạng hình gì?
+ Phần quả được vẽ bằng nét gì?
+ Phần cuống được vẽ bằng nét gì?
+ Phần lá được tạo bởi những nét gì?
Quả nho:
+ Bức tranh vẽ gì đây?
+ Quả nho có dạng hình gì?
+ Chúng mình sử dụng nét gì để vẽ?
+ Để tạo thành chùm nho chúng mình phải vẽ thật nhiều quả nho sát nhau nhé.
Cho trẻ xem tranh mẫu vẽ các loại quả khác.
Ngoài ra còn có rất nhiều các loại quả đấy các con ạ.
- Cho trẻ kể tên các loại quả mà trẻ biết.
- Hướng dẫn trẻ cách đặt giấy, cách cầm bút.
- Khi ngồi vẽ chúng mình phải ngồi như thế nào? Khi vẽ xong chúng mình nhớ tô màu cho bức tranh thật đẹp nhé.
Giờ tạo hình hôm nay, chúng mình hãy vẽ thật nhiều loại quả để bày lên mâm ngũ quả nhé.
* Trao đổi về ý tưởng của trẻ:
- Hỏi trẻ về ý tưởng bài vẽ:
+ Hôm nay con sẽ vẽ loại quả gì?
+ Con định vẽ loại quả đó như thế nào?
* Trẻ thực hiện:
- Khi trẻ vẽ, cô đi xung quanh quan sát và hướng dẫn trẻ cách vẽ, cách tô màu sao cho có 1 bức tranh cân đối, hài hòa về màu sắc.
- Đối với trẻ lúng túng cô gợi ý cách vẽ cho trẻ. Đối với trẻ khá cô gợi ý, khuyến khích trẻ vẽ thêm chi tiết phụ.
HĐ3: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ mang sản phẩm của mình lên giá.
- Lấy vài bức tranh đẹp, gợi ý để các trẻ khác nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét chung.
Kết thúc: Mang tranh đi triển lãm.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Tết trung thu
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát
- Quả bưởi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ mang tranh lên giá
- Trẻ nhận xét
- Trẻ thực hiện
Thứ 6, ngày 21 tháng 9 năm 2012
MÔN: THỂ DỤC
 VĐCB: Đập và bắt bóng tại chỗ
 TCVĐ: Bật liên tục qua các ô
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay để đập và bắt bóng tại chỗ, trẻ biết kết hợp tay và chân để bật vào các ô.
- Rèn kĩ năng vận động, sự khéo léo của đôi tay, phát triển cơ chân.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục.
- 95% trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
- Sân tập rộng dãi, sạch sẽ, an toàn
- Bóng nhỏ, rổ to để đựng bóng, vòng nhựa.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Trẻ làm đoàn tàu khởi động theo hiệu lệnh của cô: Tàu đi thường, tàu lên dốc đi bằng mũi bàn chân, tàu xuống dốc đi bằng gót chân, tàu đi nhanh, tàu đi chậm.
2. Trọng động
HĐ1: Trẻ tập bài tập phát triển chung
- Động tác tay (2 lần 8 nhịp).
- Động tác chân (2 lần 8 nhịp).
- Động tác bụng ( 2 lần 8 nhịp).
HĐ2: VĐCB “Đập và bắt bóng tại chỗ”
- Cho trẻ xếp thành 2 hàng đối diện với sân tập.
- Cô thực hiện động tác mẫu lần 1 cho trẻ quan sát.
- Cô thực hiện mẫu lần 2. Cô phân tích cách đập và bắt bóng tại chỗ: Cô cầm bóng bằng 2 tay, đưa lên cao trước mặt, sau đó cô đập bóng xuống đất cho bóng nảy lên rồi đưa tay ra bắt bóng, bắt bóng sao cho bóng không bị bật ra ngoài.
- Cô gọi 2 trẻ lên làm mẫu, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ cách thực hiện.
- Trẻ thực hiện: Lần lượt cho trẻ tập giống cô giáo (Mỗi trẻ thực hiện 2 lần, cô động viên trẻ kịp thời).
HĐ3: Tổ chức TCVĐ
- Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn”:
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ Cô nêu luật chơi: Để lấy được bóng thì chúng mình phải bật vào các ô, bật không chạm chân ra ngoài. Bật đến rổ bóng thì dừng lại, lấy bóng và đập bóng tại chỗ sau đó bắt lấy bóng.
+ Nếu bạn nào không bật đúng các ô (5 ô) hay không đập bóng, đập bóng không bắt được bóng thì phạm qui.
+ Cô thực hiện 1 lần để trẻ quan sát.
- Tổ chức thi đua giữa các đội: Đội nào đập và bắt được nhiều bóng là đội thắng cuộc.
Nhận xét: Cô cho trẻ đếm số bóng giữa 2 đội.
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng1 – 2 vòng.
Kết thúc:
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô khoảng 2 phút
- Cả lớp tập theo cô (1 lần)
- Trẻ xếp hàng
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô phân tích cách thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ đứng thành 2 đội
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đếm và nêu kết quả
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG GÓC (Đóng chủ đề)
PV: Cửa hàng bán đồ dùng, đồ chơi, bánh kẹo trung thu. 
ÂN: Hát múa các bài hát về tết trung thu.
KH: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu. 
TN: Chăm sóc cây cảnh, vườn hoa.
TH: Tô màu, xé dán trang trí trang phục múa sưu tử.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ nắm được nhiệm vụ của các góc chơi, biết tự nhận vai chơi một chách thành thạo.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quan sát, sự khéo léo của đôi bàn tay, kĩ năng biểu diễn, ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: Trẻ đoàn kết với bạn khi chơi, bảo vệ môi trường, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị
Bộ hình lắp ghép, các loại cây, đồ dùng học tập, tranh chủ đề, giấy vẽ, bút sáp màu.
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ đọc bài thơ “Trăng sáng”.
- Giáo dục trẻ yêu quí thiên nhiên, đoàn kết với bạn bè.
- Cho trẻ kể tên các góc chơi trong lớp.
 Hôm nay cháu định chơi ở những góc nào?
- Cho trẻ chọn góc chơi, nội dung chơi (Cô định hướng các góc chơi có nội dung gần gũi với chủ đề).
- Cô phân khu vực chơi cho trẻ. Nhắc trẻ chơi đoàn kết, giữ dìn đồ chơi.
- Cho trẻ lấy biểu tượng về góc chơi của mình.
Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Cô đến góc chơi nhập vai cùng trẻ, giúp trưởng nhóm phân công công việc cho các bạn trong nhóm chơi.
- Trong khi trẻ chơi, cô bao quát và gợi ý trẻ.
- Cô đến từng góc chơi và hỏi trẻ: 
Ví dụ:
- Góc XD: Các cháu đang chơi gì?
+ Các cháu định xây trường như thế nào? Mấy tầng?
+ Để xây được ngôi trường thật đẹp thì các cháu phải làm như thế nào?
+ Các cháu dùng gì để xây tường? Và dùng gì để xây mái? (Khối tam giác).
+ Ngoài xây trường chúng mình còn xây gì nữa?
- Góc ÂN: Các cháu đang hát bài gì? Nội dung bài hát nói về cái gì? (Tết trung thu).
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô mời 1-2 trẻ lên nhận xét các góc chơi.
+ Góc nào chơi giỏi nhất?
+ Bạn nào ở góc đó chơi giỏi nhất?
- Cô nhận xét bổ sung.
- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi.
- Tuyên dương nhóm chơi tốt, trẻ nhập vai đạt, động viên khuyến khích trẻ còn nhút nhát.
KẾ HOẠCH TUẦN 6 (Từ ngày 01 tháng 10 đến 05 tháng 10 năm 2012)
CHỦ ĐIỂM LỚN: BẢN THÂN 
Chủ điểm nhỏ: Cơ thể tôi?
HOẠT ĐỘNG GÓC (Giữa chủ đề)
PV: Mẹ con, cửa hàng bán đồ dùng cá nhân.
TH: Vẽ, nặn, xé dán về chủ đề bản thân.
TN: Cs cây cảnh, vườn hoa.
XD: Xây vườn hoa.
TV: Xem tranh ảnh, st về chủ đề bản thân.
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ nắm được nhiệm vụ của các góc chơi, biết tự nhận vai chơi một chách thành thạo.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quan sát, sự khéo léo của đôi bàn tay, kĩ năng biểu diễn, ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: Trẻ đoàn kết với bạn khi chơi, bảo vệ môi trường, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định.
II. Chuẩn bị
Bộ hình lắp ghép, các loại cây, đồ dùng học tập, tranh chủ đề, giấy vẽ, bút sáp màu.
III. Tiến hành
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho trẻ hát bài hát “Giấu tay”.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí bản thân và biết vệ sinh giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
- Cô cho trẻ giới thiệu các góc chơi trong lớp.
- Cho trẻ chọn góc chơi, nội dung chơi (Cô định hướng các góc chơi có nội dung gần gũi với chủ đề).
- Hỏi ý định của trẻ xem trẻ thích chơi ở góc nào.
- Cô chốt lại các góc chơi: PV, XD, TN, HT, HT. Cô nhắc lại kĩ năng chơi ở các góc.
- Cô phân khu vực chơi cho trẻ. Cho trẻ lấy biểu tượng về góc chơi của mình.
- Nhắc trẻ chơi đoàn kết. không ném đồ chơi, nói đủ nghe.
Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Cô đến góc chơi nhập vai cùng trẻ, giúp trưởng nhóm phân công công việc cho các bạn trong nhóm chơi.
- Trong khi trẻ chơi, cô bao quát và gợi ý trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô mời 1-2 trẻ lên nhận xét các góc chơi.
+ Góc nào chơi giỏi nhất?
+ Bạn nào ở góc đó chơi giỏi nhất?
- Cô nhận xét bổ sung.
- Cho trẻ đi tham quan các góc chơi.
- Tuyên dương nhóm chơi tốt, trẻ nhập vai đạt, động viên khuyến khích trẻ còn nhút nhát.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Tâm sự của cái mũi”.
Thứ 2, ngày 1 tháng 10 năm 2012
MÔN: MTXQ
Tên đề tài: Nhận biết, gọi tên các bộ phân trên cơ thể
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi, chức năng của một số bộ phận trên cơ thể.
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt.
- Biết chăm sóc, vệ sinh các bộ phân trên cơ thể.
- 90% trẻ đạt.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ các bộ phân trên cơ thể.
- 1 chiếc túi kín.
- Các loại đồ chơi trong lớp.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú
- Cho cả lớp hát bài hát “Giấu tay”.
- Đàm thoại:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?
+ Chúng mình còn biết trên cơ thể có những bộ phận nào không nhỉ?
Trên cơ thể chúng ta có rất nhiều các bộ phận đúng không nào. Hôm nay chúng mình cùng cô khám phá các bộ phận đó nhé!
2. HĐ2: Nội dung
- Cho trẻ quan sát tranh về các bộ phân trên cơ thể.
- Đàm thoại:
+ Trên cơ thể chúng mình có những bộ phận nào?
+ Trên cơ thể chúng mình có rất nhiều các bộ phận như: Đầu, mặt, tay, chân,…
+ Ngoài ra, còn có rất nhiều các bộ phận nhỏ khác như trên mặt có: Mắt, mũi, miệng, tai, lông mày, lông mi,…
+ Bộ phận tay có: Bàn tay, ngón tay, móng tay,…
+ Tay giúp chúng mình làm gì?
+ Chân giúp chúng mìn

File đính kèm:

  • docGiao an 4 tuoi.doc