Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Đề tài: So sánh chiều rộng của 2 đối tượng

I: Mục đích yêu cầu:

 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 - Rèn kỹ năng so sánh về chiều rộng của 2 đối tượng.

 - Trẻ chơi trò chơi rộng hẹp theo yêu cầu của cô.

 - Trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng.

 - Sử dụng đúng các từ rộng hơn - hẹp hơn.

 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học

II: Chuẩn bị:

 - Mỗi trẻ 2 băng giấy đỏ rộng hơn băng giấy xanh.

 - Cô: Băng nơ đỏ rộng hơn băng nơ xanh ( 6cm và 2 cm).

 

doc18 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 64057 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Đề tài: So sánh chiều rộng của 2 đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: BÉ THÍCH NGHỀ DỊCH VỤ
Thời gian thực hiện từ ngày 28 đến ngày 2 tháng 12 năm 2011
Thứ 2, ngày 28/11/2011. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài: - So sánh chiều rộng của 2 đối tượng.
I: Mục đích yêu cầu:
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 
 - Rèn kỹ năng so sánh về chiều rộng của 2 đối tượng. 
 - Trẻ chơi trò chơi rộng hẹp theo yêu cầu của cô.
 - Trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng.
 - Sử dụng đúng các từ rộng hơn - hẹp hơn.
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học 
II: Chuẩn bị: 
 - Mỗi trẻ 2 băng giấy đỏ rộng hơn băng giấy xanh. 
 - Cô: Băng nơ đỏ rộng hơn băng nơ xanh ( 6cm và 2 cm).
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. 
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi "Bịt mắt đoán hình".
- Mời một trẻ lên bịt mắt cô bằng những băng nơ, sau đó cô giơ 1 hình 3 lần, nếu cô không nói được tên hình là cô thua, nếu trẻ bịt mắt cô không kín để cô nói được tên hình là trẻ thua.
- Bạn nào lên chơi với cô nào?
- Cô mời 1 trẻ A lên chơi.
- Trẻ A được mời lên chơi sẽ bịt mắt cô bằng băng giấy màu đỏ, rồi trẻ đó giơ hình, cô nói tên hình, trẻ ngồi dưới lớp kiểm tra xem cô giáo đúng hay sai.
- Trẻ A thắng cô thua, bây giờ bạn nào lên thi với cô không ?
- Các cháu sẽ bịt mắt cô bằng băng nơ màu xanh.
- Cháu B bịt mắt cô, giơ các hình, lần nào cô cũng nói đúng các cháu khác phát hiện: Không kín cô vẫn nhìn thấy.
- Cháu nào lên buộc băng nơ kín hơn bạn ? Cô gọi tất cả các cháu muốn lên chơi, lần nào cũng không buộc kín để che kín được mắt cô.
- Các cháu nói: Băng nơ này bé lắm, băng nơ này không che được.
- Tại sao băng nơ đỏ che kín được mắt cô ?
( Băng nơ đỏ rộng hơn băng nơ xanh nên băng dỏ che kín mắt cô, còn băng xanh không che kín được )
- Vì sao băng xanh không che kín được ?
( Băng nơ xanh hẹp hơn băng nơ đỏ nên băng xanh không che kín mắt cô )
- Gọi 2 - trẻ nói lại cho cả lớp cùng nghe.
 2. Hoạt động 2: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng.
- Các con hãy tìm xem trong 2 băng giấy, băng giấy nào rộng hơn ? Băng giấy nào hẹp hơn ?
( Băng đỏ rộng hơn băng xanh, băng xanh hẹp hơn băng đỏ ).
- Cô nói rộng hơn các con giơ băng rộng hơn và nói rộng hơn nhé.
+ Rộng hơn.
+ Hẹp hơn.
+ Rộng hơn.
+ Hẹp hơn.
- Cô nói tên băng màu, các con nói băng màu đỏ rộng hay hẹp hơn và giơ lên nhé.
+ Băng đỏ.
+ Băng đỏ.
+ Băng xanh.
+ Băng xanh.
+ Băng đỏ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập nhận biết rộng hơn, hẹp hơn.
- Cho trẻ chơi trò chơi: "Nhảy qua rãnh nước".
- Cô vẽ xuống sàn nhà 1 rãnh nước rộng 40cm, 1 rãnh nước hẹp hơn 20cm, cách nhau 1 m.
 ____________________________
 Rộng 40cm
 ____________________________
 ____________________________
 Rộng 20cm
 ____________________________
- Cô cho trẻ lần lượt nhảy qua rãnh rộng, hẹp và ngược lại. Trẻ nhảy song cho trẻ nhận xét và đưa ra ý kiến của trẻ.
- Cô củng cố: rãnh nước rộng khó nhảy qua hơn rãnh nước hẹp vì rãnh nước hẹp nhỏ hơn rãnh nước rộng.
- Hỏi lại trẻ tên bài kết hợp giáo dục trẻ.
- Trẻ lên chơi.
- Trẻ lên chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ tìm và trả lời.
+ Rộng hơn.
+ Hẹp hơn.
+ Rộng hơn.
+ Hẹp hơn.
+ Rộng hơn.
+ Rộng hơn.
+ Băng xanh hẹp hơn.
+ Hẹp hơn.
+ Rộng hơn.
- Trẻ bật qua rãnh nước.
- Trả lời.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Trời mưa.	
 - TCDG: Tập tầm vông.
 - CTD: Chơi với đồ chơi ở các góc.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực, khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ, khơi dậy trẻ tò mò đoán biết.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Tập tầm vông”, “Trời mưa”.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Đồ chơi ở các góc.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Đồ chơi ở các góc.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi dân gian: Tập tầm vông.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ ngồi hoặc đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau. Trong mỗi đôi có 1 trẻ được cô chỉ định giấu kín 1 vật trong tay. Trẻ A giấu vật có thể cho 2 tay ra sau lưng và giấu vật vào tay nào tùy thích, cả 2 cùng đọc lời ca.
 Tập tầm vông
 Tay nào không
 Tay nào có
 Tập tầm vó
 Tay nào có 
 Tay nào không.
Đến tiếng không cuối cùng thì dừng lại. Trẻ A đưa 2 tay nắm chặt ra trước mặt để trẻ B nhìn và đoán tay nào có giấu vật. Tẻ A xòe tay ra, nếu đúng thì trẻ A thua cuộc và trẻ A phải nhường vật giấu cho trẻ B.
+ Luật chơi: Đọc lời ca rõ ràng nắm chặt tay có giấu vật nhỏ ( Hạt sỏi, hạt na..) chỉ đúng tay dấ đồ vật khi lời ca đã dứt.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ.
* Trò chơi VĐ: trời mưa.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh trời mưa mỗi trẻ phải tr[ns vào gốc cây, ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây, trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát:" Trời nắng thỏ đi tắm nắng...". Khi cô giáo ra hiệu lệnh trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình 1 gốc cây trú mưa ( ngồi vào ghế ). Ai chạy chậm không có gốc cây thì phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ. 
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ở các góc.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
 - Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
TRÒ CHƠI MỚI:
Dệt vải.
I: Mục đích yêu cầu:
 - Phát triển ngôn ngữ nhịp điệu cho trẻ 
 - Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ 
II: Chuẩn bị:
 Dậy trẻ đọc cùng cô bài thơ “ Dệt vải”
 Dích dích dắc dắc 	 Mặt vải mịn màng
 Khung cửi mắc vô	 Gánh ì gánh nặng
 Xâu go từng sợi	 Đến mai trời sáng
 Chân mẹ đạp vội	 Đem ra mà phơi
 Chân mẹ đạp vàng	 Đem ra may áo.
III: Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu tên trò chơi.
 - Giờ học hôm nay cô tổ chức cho các con tập làm cô chú công nhân dệt vải nhé 
2. Hoạt động 2: Cách chơi.
 - Cho trẻ ngồi thành từng đôi quay mặt vào nhau, hai bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co, một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa độc cùng cô lời ca( mỗi tiếng là một nhịp đẩy)
 - Cô nói cách chơi 2 lần .
3. Hoạt động 3: Chơi mẫu. 
 - Cô cho 3 trẻ khá lên chơi cùng cô 1-2 lần 
4. Hoạt động 4: Tổ chức cho trẻ chơi.
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm 
 - Trong quả trình trẻ chơi cô bao quát lớp động viên trẻ chơi 
 - Cô nhận xét giờ chơi.
- Trẻ chú ý nghe cô phổ biến cách chơi
Quan sát.
Cả lớp cùng chơi
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Thứ 3, ngày 29/11/2011.
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 Đề tài: - Đồng dao: "Nhớ ơn".
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Trẻ biết tên bài đồng dao, thuộc bài đồng dao:"Nhớ ơn"
 - Mở rộng vốn từ cho trẻ, trẻ hiểu nghĩa của từ khó "Vun gốc, chèo chống".
 - Trẻ hiểu nội dung bài đồng dao: Mọi người khi sử dụng sản phẩm biết ơn những người đã làm ra sản phẩm.
 - Rèn trẻ đọc thuộc bài đồng dao, đọc diễn cảm.
 - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ biết quý trọng sản phẩm 1 số nghề, nhớ ơn if lao động đã làm ra các sản phẩm. 
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh học bài đồng dao:"Nhớ ơn".
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ chơi trò chơi:"Tập quốc đất, gặt lúa, chèo thuyền".
- Cô cùng chơi với trẻ( Cô và trẻ làm 1 vài động tác thể hiện nội dung trò chơi)
+ Các con vừa thể hiện động tác" quốc đất, gặt lúa, chèo thuyền" đó là công việc cảu những nghề nào ?.
- Có 1 bài đồng dao rất hay đã nói lên công việc vất vả của các bác nông dân đã làm ra nhiều sản phẩm để nuôi sống con người. Bài thơ còn nói về những người lái đò hằng ngày chèo thuyền chở mọi người qua sông đấy. Đó là bài đồng dao:"Nhớ ơn" Hôm nay cô dạy chúng mình bài đồng dao này nhé.
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần. Cô đọc chậm, đọc diễn cảm.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp chi tranh minh họa theo nội dung của bài thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài đồng dao gì? 
Đọc câu thơ:
 Ăn một bát cơm
 Nhớ người cày ruộng.
Hỏi trẻ: 
+ Bài thơ nhắc các con phải nhớ ơn những ai?
+ Tại sao các con phải nhớ đến người cày ruộng?
Cô đọc tiếp câu thơ:
 Ăn đĩa rau muống
 Nhớ người đào ao.
Hỏi trẻ: 
+ Khi ăn rau muống các con nhớ đến ai?
Cô đọc tiếp câu thơ:
 Ăn một quả đào
 Nhớ người vun gốc.
Hỏi trẻ: 
+ Vì sao ăn một quả đào các con phải nhớ đến người vun gốc?
Giải thích từ:"Vun gốc" bằng hình ảnh: Vun gốc chính là làm cho đất tơi xốp, rồi vun vào gốc cây giúp cây mau lớn, ra hoa kết quả.
+ Trong bài thơ còn nói đến hình ảnh nào nữa?
Cô đọc tiếp câu thơ:
 Ăn một con ốc
 Nhớ người đi mò.
Hỏi trẻ: 
+ Sang đò các con nhớ đến ai? Nhớ người chèo chống.
+ Vì sao các con phải nhớ đến người chèo chống?
Giải thích từ khó:"Chèo chống" bằng hình ảnh chèo thuyền: Các con ạ! khi mọi người ngồi trên thuyền muốn qua sông phải có người lái đò, và người lái đò phải chèo thuyền bằng mái chèo thì thuyền mới đi nhanh trên mặt nước.
Cô đọc tiếp câu thơ:
 Nằm võng 
 Nhớ người mắc dây.
Hỏi trẻ: 
+ Khi nằm võng các con nhớ đến ai?
 Cô đọc tiếp câu thơ:
 Đứng mát gốc cây
 Nhớ người trồng trọt.
Hỏi trẻ: 
+ Khi đứng mát gốc cây các con nhớ tới ai?
Giáo dục trẻ: 
- Khi dùng sản phẩm của các nghề các con nhớ ơn những ai?
- Các con đã làm được những việc gì để nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình?
- Cô đọc diễn cảm bài đồng dao lần 3 kết hợp chỉ tranh.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc đồng dao.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2, 3 lần.
- Sau đó cho các tổ thi đua nhau đọc.
- Cho các nhóm đọc
- Cho 2,3 cá nhân trẻ lên đọc.
- Trong khi trẻ đọc cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên bài.
- Cô ngâm bài thơ"Nhớ ơn" tặng cả lớp(Bật nhạc nhỏ)
- Trẻ hát
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
 Trẻ trả lời. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Thỏ tìm chuồng
 - TCDG: Bịt mắt bắt dê
 - CTD: Chơi với cát nước
I: Mục đích yêu cầu: 
 - Tạo cho trẻ có không khí thỏa mái sau tiết học
 - Trẻ hứng thú chơi trò chơi , chơi sôi động 
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi
II: Chuẩn bị: 
 - Khăn bịt mắt, cát và nước.
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi : Thỏ tìm chuồng, bịt mắt bắt dê.
 - Cô dùng thủ thuật để đưa trẻ vào trò chơi
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
 - Tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi, mỗi trò chơi, chơi
 2-3 lần 
 - Cô bao quát lớp động viên trẻ chơi
2.Hoạt động 2: Chơi với cát nước.
 - Cô hướng chi trẻ lấy cát nước ra chơi theo ý thích của trẻ
 - Hết giờ cho trẻ thu dọn cát nước 
 - Cô tập chung trẻ lại nhận xét về buổi dạo chơi
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân rửa tay chân.
- Trẻ chú ý nghe cô nói luật chơi, cách chơi 
- Mỗi trò chơi, chơi 2-3 lần 
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án:
Ngày /11/2011.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 30/ 11/2011.
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: - Tìm hiểu về nghề xây dựng.
 I: Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết được đồ dùng, nguyên vật liệu, sản phẩm của nghề xây dựng, ích lợi của nghề xây dựng đối với cuộc sống, xã hội
 - Trẻ đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”.
 - Trẻ bật liên tục vào vòng.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các bác thợ xây, biết giữ gìn sản phẩm 
II: Chuẩn bị: 
 - Tranh vẽ nghề Xây dựng, nghề thợ mộc,
 -Vật thật: Dao xây, bàn xoa, bay, cát , sỏi, gạch, đục
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
Cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
 + Các con vừa đọc bài thơ gì?
 + bài thơ nói về những nghề gì? 
 + Con hãy kể về 1 số nghề mà con biết ?
=>trong xã hội có rất nhiều nghề : Thợ may, công an, xây dựngMỗi nghề đều làm ra một công việc khác nhau Nhưng nghề nào cũng rất có ích cho xã hội 
 - Giới thiệu về nghề xây dựng. 
 + Lớp mình có bố mẹ bạn nào làm nghề xây dựng không?
 + Bạn nào hãy kể về đồ dùng của nghề thợ xây ?
 + Cho trẻ kể về sản phẩm của nghề thợ xây?
 + Để có có được những sản phẩm cần những nguyên vật liệu gì?
2. Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại.
 - Cô cho trẻ quan sát đồ dùng của nghề thợ xây 
 - Cô giáo lần lượt cho trẻ quan sát bàn xoa, cái bay, dao xây
 + Đây là cái gì?được làm bằng gì?dùng để làm gì?
 + ngoài những đồ dùng này con còn biết những dồ dùng gì nữa?=> Đây là đồ dùng của nghề thợ xây được làm bằng sắt, gỗ có cán để cầm 
 - Cho trẻ quan sát 1 số nguyên vật liệu của nghề xây dựng
 - Cho trẻ quan sát cát và xi măng( Cho trẻ gọi tên)
 - Cho trẻ lên sờ vào cát và xi măng
 + Con có nhận xét gì về cát và xi măng
 - Nguyên vật liệu của nghề thợ xây là cát và xi măng, sắt
 - Cho trẻ kể 1 số sản phẩm của nghề thợ xây
 - Cho trẻ quan tranh nghề xây dựng
 - Cho trẻ nhận xét nội dung tranh
 + Con có nhận xét gì về bức tranh này?
*Trò chuyện đàm thoại về nghề thợ mộc. 
- Cô lần lượt cho trẻ quan sát 1 số đồ dùng của nghề thợ mộc( Tương tự như nghề xây dựng)
=> Các con được ở ngôi nhà, được học dưới mái trường đẹp đẽ là nhờ có các nghề xây dựng, chính vì vậy các con phải yêu quý biết ơn các bác thợ xây và biết giữ gìn sản phẩm mà các bác đã làm ra 
3. Hoạt động 3: Chọn lô tô.
 - Cho trẻ xếp hàng theo tổ, bật liên tục vào các vòng theo yêu cầu của cô
 - Cô yêu cầu tổ 1chọn đồ dùng của nghề xây dựng. Tổ 2 chọn đồ dùng của nghề thợ mộc, khi bài hát kết thúc cô kiểm tra kết quả của 2 tổ.
- Trẻ đọc 1 lần
- trẻ trả lời tự do
2-3 trẻ kể
1-2 trẻ trả lời 
- Nhà ở - Cầu cống
- Xi măng, cát, sắt
- Trẻ quan sát 
- trẻ trả lời
- Cá nhân trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát 
- Cá nhân trẻ
- trẻ nói theoys hiểu của trẻ 
- 1-2 trẻ kể
- Trẻ thực hện theo yêu cầu
- Trẻ chú ý lắng nghe
2 tổ thi đua nhau
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Quan sát cây hoa ban
 - TCVĐ: Kéo co.
 - CTD: Bóng, vòng, hột hạt, phấn, đồ chơi, len, giấy
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cây hoa ban.
- Phát triển cho trẻ óc quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
- Trẻ biết tên trò chơi-cách chơi, luật chơi hứng thú chơi các trò chơi.
- Giáo dục: Trẻ biết đoàn kết chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Dây chơi kéo co.
- Bóng, vòng, hột hạt, phấn, đồ chơi, len, giấy
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Quan sát cây hoa ban.
- Cô cho trẻ lại gần xung quanh cây Hoa Ban và hỏi: 
+ Các con ơi đây là cây gì?
+ Có đặc điểm gì? Cây có những bộ phận nào?
+ Lá cây có màu gì?
+ Thân cây như thế nào?
+ Cây được trồng để làm gì nhỉ?
+ Thế muốn cho cây được xanh tốt chúng ta phải làm gì?
=> Chúng mình đang được quan sát cây Hoa ban đấy, cây có lá, có hoa, có thân cây,.....; lá có màu xanh, thân cây thì có màu nâu và hơi sần sùi. Cây hoa ban được trồng để lấy bóng mát và lấy củi và để làm cảnh đấy!
- Cô vừa cho các con quan sát cây gì?
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo co.
* Trò chơi: Kéo co.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi-luật chơi.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đuơng sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng ở đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi cô hô hiệu lệnh “bắt đầu” tất cả cùng kéo mạnh dây về phía mình, nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do: Bóng, vòng, hột hạt, phấn, đồ chơi,
- Cô phân khu vực chơi cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi cô đã chuẩn bị: Bóng, vòng, hột hạt, phấn, đồ chơi,
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi, hướng trẻ chơi.
- Giáo dục: Trẻ biết đoàn kết chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
4. Hoạt động 4: Kết thúc:
- Cô nhận xét.
- Cho trẻ ra chơi.
Cây hoa ban
Trẻ TL
Màu xanh
Sần sùi
Làm cảnh, lấy bóng mát
Chăm sóc
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ TL
Trẻ chơi
Trẻ chơi
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 1/ 12/2011.
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - VĐ: Bật - Nhảy từ trên cao xuống.
 - TCVĐ: Trời mưa.
 I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tập thể dục là có lợi cho sức khỏe, phát triển cơ chân cho trẻ.
- Trẻ biết bật và nhảy từ trên cao xuống.
- Rèn kĩ năng bật- nhảy cho trẻ.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Trời mưa”.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Ghế cao 35- 40cm.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
H

File đính kèm:

  • docTUẦN 2- 13.doc
Giáo Án Liên Quan