Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Thơ: Cây đào - Phạm Thị Hoa

1/ Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Cây đào cuat tác giả: Hồng Thu Sưu tầm.

- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ: Cõy đào nở lốm đốm nụ hồng, chúng em chỉ mong mùa đào mau nở vào dịp tết.

- Trẻ biết đọc rõ ràng. đọc thuộc và đúng nhịp điệu của bài thơ: Cây đào

2/ Kỹ năng:

- Luyện kĩ năng chú ý quan sát và lắng nghe, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.

- Trẻ có kĩ năng ghi nhớ và đọc thuộc bài thơ.

3/ Giáo dục:

- GD trẻ chăm sóc và bảo vệ cây hoa mùa xuân

- GD trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Trẻ biết yêu quý, kính trọng người trồng cây

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 74853 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Thơ: Cây đào - Phạm Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp huyện
Hoạt động chủ đích
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 
THƠ: CÂY đào
(Đề tài tự chọn)
Đối tượng: trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Thời gian 20-25 phỳt
Người dạy: Phạm Thị Hoa
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: Cây đào cuat tỏc giả: Hồng Thu Sưu tầm.
- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ: Cõy đào nở lốm đốm nụ hồng, chúng em chỉ mong mùa đào mau nở vào dịp tết.
- Trẻ biết đọc rõ ràng. đọc thuộc và đúng nhịp điệu của bài thơ: Cây đào
2/ Kỹ năng:
- Luyện kĩ năng chú ý quan sát và lắng nghe, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ có kĩ năng ghi nhớ và đọc thuộc bài thơ.
3/ Giáo dục:
- GD trẻ chăm sóc và bảo vệ cây hoa mùa xuân
- GD trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ biết yêu quý, kính trọng người trồng cây
4/ Tích hợp: PTNT: KPKH: Cây đào
 Câu đố về cây đào
	Trũ chơi: Thả bóng bay.
	GDBVMT: Cây hoa mùa xuân
II/ Chuẩn bị:
- Cài bài giảng điện tử: Cây đào. (Tranh thơ: Cây đào, 3 quả bóng bay dán hình ảnh về Hoa mai. Cây đào thật.
- Nhạc ngâm thơ cho trẻ nghe, nhạc bài hát: Sắp đến tết rồi
- Trò chơi trò chơi Thả bóng bay
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
- Chiếu ghế đủ cho trẻ ngồi.
- Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ vào hoạt động.
III/ Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức và giới thiệu bài: (1-2 phút)
- Cô cho trẻ hát bài hát: Sắp đến tết rồi đi vào chiếu ngồi.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cô nói: Sắp đến tết rồi mọi người ai cũng mong muốn đón tết cổ truyền dân tộc.
- Trước giờ học: Cô muốn lớp mình giải giúp cô 1 câu đố nha!
- Cô đọc câu đố về cây đào.
	Cây gì hoa đẹp
	Cánh màu hồng tươi
	Hễ thấy hoa cười
	Đúng là tết đến”,
- Là cây gì?
+ GT: Tác giả Hồng Thu đã sưu tầm bài thơ: Cây đào hôm nay cô và các con cùng học bài thơ này nhe!
* HĐ1: Dạy thơ: Cây đào (11-13 phút)
a/ Đọc thơ: Cây đào
- Cô đọc lần 1: Cô đọc rõ ràng mạch lạc kết hợp làm động tác minh họa cho bài thơ.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem bài giảng điện tử thơ: Cây đào. (Nêu mất điện chuyển sang xem tranh)
- Hỏi trẻ tên bài thơ? Tên tác giả?
b/ Kể trích dẫn, giảng giải, đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Của tác giả là ai?
* Đoạn 1: Từ đầu đến câu “Hoa đào mau nở.
- Tác giả: Hồng thu đã cây đào đầu xóm như thế nào?
 (Lốm đốm nụ hồng)
- Các bạn nhỏ mong muốn điều gì?
	(Hoa đào mau nở)
+ Trích: 	“Cây đào đầu xóm
	Lốm đốm nụ hồng”
	Chúng em chỉ mong
	Hoa đào mau nở”
- Giảng: Cây đào ra nụ lốm đốm thưa thớt có nụ màu hồng và nở hoa vào dịp tết và mùa xuân.
* Đọan 2: Từ câu “ Bông đào nho nhỏ.......hết”
- Tác giả đã tả bông đào như thế nào?
- Cánh hoa đào có màu gì?
+ Trích: 	“Bông đào nho nhỏ
	Cánh đào hồng tươi 
	Hễ thấy hoa cười
	Đúng là tết đến”
+ Giảng: Hoa cười là hoa đào nở. Khi nào thấy hoa đào nở là ngày tết cổ truyền dân tộc đã đến.
- Hoa đào nở vào mùa nào trong năm?
- Đây là bài thơ gì?
- Tác giả nào sưu tầm?
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chăm sóc hoa mùa xuân...
* HĐ2: Dạy trẻ đọc thơ: (8 phút)
- Cả lớp đọc thơ 1 lần.
- Đọc nối tiếp nhau theo tổ.
- Đối đáp theo tổ.
- Khi đọc cụ lưu ý sửa sai cho trẻ về cõu, từ cũng như về sự ngưng nghỉ, diễn cảm của bài thơ.
- Cô đọc câu đố cho các tổ đoán, tổ nào đoán được sẽ được đọc thơ.
	“Hoa gì có màu vàng nở ở phương nam?
- Đọc luân phiên theo tổ.
- Trò chơi tung bóng bay, bạn nào bắt được bóng bay là bạn đó đọc thơ. Trẻ đoán trên bóng bay dán hình ảnh
- Đọc theo nhóm, cá nhân.
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
- Hỏi trẻ tên bài thơ? Tên tác giả?
- Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây hoa mùa xuân
* HĐ 3: Cô ngâm bài thơ cho trẻ nghe.
- Kết thúc: Giờ học đến đây đã hết rồi. Cô chào các con.
- Trẻ hát đi từ ngoài vào chiếu ngồi.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
 - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cả lớp đọc thơ
- Trẻ đọc nối tiếp
- Trẻ đọc đối đáp
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc luân phiên theo tổ
- Trẻ bắt bóng
- Trẻ đọc cá nhân
- Cả lớp đọc lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lăng nghe cô ngâm thơ
- Chúng con chào cô a. 

File đính kèm:

  • docTHO CAY DAO HOA MNGX2.doc
Giáo Án Liên Quan