Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 1: Trường mầm non

* Phát triển vận động :

- Dạy trẻ tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp

- Dạy trẻ tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động :

 + Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn

+ Bò thấp chui qua cổng

 +Bật tại chỗ

TCVĐ :Mèo đuổi chuột, Nu na nu nống; Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng,Rồng rắn

* Dinh dưỡng và sức khỏe :

- Dạy trẻ nhận biết một số món ăn thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng qua các bữa ăn ở trường mầm non( Thịt ,cá , trứng , sữa , rau)

- Dạy trẻ tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt như : Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng , súc miệng bằng nước muối .

- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe và an toàn , tránh những nơi nguy hiểm như ổ điện , bàn là , phích nước nóng .

 

doc36 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 1: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 1 : TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện : 3 tuần ( từ 16/9 /2013 đến 04/10/2013)
Chủ đề nhánh : 1, Bé đón tết Trung Thu ( 1 tuần)
 2, Lớp học của chúng mình ( 1 tuần)
 3, Các cô bác trong trường mầm non ( 1 tuần )
Lĩnh vực
Mục tiêu của chủ đề
Nội dung của chủ đề
Ghi chú
1, Phát triển thể chất
a, Phát triển vận động
- Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bài hát 
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động bước đi liên tục trên ghế thể dục , bật , bò
b, Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Trẻ biết một số món ăn thực phẩm thông thường ở trường mầm non 
+ Thực phẩm giàu chất đạm : Thịt ,cá.....
+ Thực phẩm giàu Vitamin và muối khoáng
- Có một số thói quen và hành vi tốt trong ăn uống : Mời cô , mời bạn khi ăn , không đùa nghịch , không làm đổ thức ăn 
-Thực hiện được một số việc khi được nhắc nhở như: +Tự rửa tay bằng xà phòng, cầm bát thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi,đổ thức ăn 
- Biết tránh một số nơi nguy hiểm trong trường mầm non như ổ điện....
- Có khả năng trèo các thiết bị trong sân trường như : cầu trượt, 
* Phát triển vận động :
- Dạy trẻ tập các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp
- Dạy trẻ tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động : 
 + Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn
+ Bò thấp chui qua cổng
 +Bật tại chỗ
TCVĐ :Mèo đuổi chuột, Nu na nu nống; Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng,Rồng rắn
* Dinh dưỡng và sức khỏe : 
- Dạy trẻ nhận biết một số món ăn thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng qua các bữa ăn ở trường mầm non( Thịt ,cá , trứng , sữa , rau)
- Dạy trẻ tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt như : Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng , súc miệng bằng nước muối ....
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe và an toàn , tránh những nơi nguy hiểm như ổ điện , bàn là , phích nước nóng ...
2, Phát triển nhận thức
- Nói được tên một số công việc của cô giáo và các cô bác trong trường mầm non 
- Nói tên , địa chỉ của trường lớp khi được hỏi và trò chuyện
- Nói họ tên và một vài đặc điểm của các bạn trong lớp khi được hỏi , trò chuyện 
- Kể tên và nói được đặc điểm của ngày Tết trung thu
- Chỉ ra các điểm giống khác nhau giữa hình tròn , hình vuông ,hình tam giác và chữ nhật
- Quan tâm đến chữ số,số lượng như thích đếm các vật ở xung quanh , hỏi bao nhiêu , là số mấy
- Có khả năng sắp xếp và phân loại các vật theo đặc điểm chung
*Khám phá xã hội
- Dạy trẻ nhận biết tên ,địa chỉ của trường mầm non,công việc của các cô bác trong trường
- Họ tên và 1 vài đặc điểm của các bạn,các hoạt động của trẻ ở trường. 
- Dạy trẻ biết đặc điểm của ngày tết trung thu : Được đi rước đèn , phá cỗ dưới ánh trăng
*Làm quen với toán : 
Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông ,hình tam giác , hình chữ nhật theo đặc điểm đường bao chung 
Dạy trẻ so sánh để nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật
3,Phát trển ngôn ngữ
- Thực hiện được 2 ,3 yêu cầu liên tiếp
-Bày tỏ nhu cầu mong muốn suy nghĩ bằng câu đơn
- Nói rõ để người nghe có thể hiểu được
- Đọc thơ kể chuyện diễn cảm về trường lớp mầm non
- Chọn sách để xem 
Dạy trẻ biết thực hiện được 2,3 yêu cầu liên tiếp của cô
 Bày tỏ tình cảm,nhu cầu của mình
Dạy trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ : Bé tới trường, Trăng sáng,
Truyện : Món quà của cô giáo
 Chọn sách trong chủ đề để xem
4, Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Chú ý lắng nghe khi cô và bạn nói
- Cất đồ dùng ,đồ chơi đúng nơi qui định
- Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích
- Chơi thân thiện với bạn
- Giữ gìn bảo vệ môi trường : Bỏ rác đúng nơi qui định
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc tình cảm phù hợp qua cử chỉ giọng nói
Lắng nghe ý kiến của người khác,sử dụng lời nói và cử chỉ lễ phép
Dạy trẻ các hành vi và qui tắc ứng xử trong xã hội
-Một số qui định ở lớp(Để đồ dùng đò chơi đúng chỗ,trật tự khi ăn khi ngủ)
5, phát triển thẩm mỹ
- Hát đúng giai điệu bài hát trong chủ đề,vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát
- Thích nghe nhạc , nghe hát
- Có một số kỹ năng tạo hình đơn giản như : Vẽ nét thẳng, xiên ...
Dạy trẻ 1 số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc như hát đúng giai điệu ,lời ca của bài : 
+Em đi mẫu giáo 
+Rước đèn dưới trăng
+Trường chúng cháu là trường mầm non
- Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp bài hát,nói lên ý tưởng của mình khi vẽ đêm trung thu và những chiếc vòng màu ,tô màu tranh trường mầm non
Biết bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe hát:
+Ngày đầu tiên đi học , Chiếc đèn ông sao , Cô giáo 
KẾ HOẠCH TUẦN : Rèn nề nếp , nhận dấu kí hiệu cá nhân,làm quen đồ dùng học tập
(Từ ngày 9/9->13/9/2013)
Giáo viên thực hiện : Nguyễn thị Vân 
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
-Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định 
- Tập bài tập thể dục sáng theo nhạc
 1, Hô hấp : Hít vào sâu,thở ra (Đứng tự nhiên,chân rộng bằng vai,tay thả xuôi .đầu không cúi)
 2, Tay –vai :Đưa tay lên cao,ra trước,sang ngang ;3,Lưng – bụng : Quay người sang trái , sang phải
 4, Chân : Đứng nhún chân khuỵu gối 
-Trò chuyện 
Trò chuyện về trường học của bé:Tên trường, địa chỉ của trường 
Hoạt động học 
Rèn nếp thể dục sáng cho trẻ
Dạy trẻ nhận biết ký hiệu sách vở, đồ dùng cá nhân
Dạy trẻ biết cách lau mặt rửa tay
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ
Dạy trẻ biết chào hỏi,biết cảm ơn,xin lỗi
Hoạt động góc
- Dạy trẻ nhận biết tên các góc chơi , vị trí các góc
- Trẻ biết tên đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi
- Dạy trẻ biết đăng ký góc chơi
Hoạt động ngoài trời 
-QSCMĐ :
Tranh ảnh về trường mầm non 
-TCVĐ :
Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
-QSCMĐ
Vườn hoa
-TCVĐ:
Gieo hạt
Chơi theo ý thích
-QSCMĐ
Lớp học của bé
-TCVĐ:
Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do
-QSCMĐ
Đồ chơi ngoài trời
-TCVĐ:
Tìm bạn thân
- Chơi đồ chơi ngoài trời
QSCMĐ:
Tham quan nhà bếp
-TCVĐ:Kéo co
Chơi tự chọn
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ : Chi chi chành chành , Lộn cầu vồng
Xem tranh ảnh trò chuyện về trường mầm non của bé
- Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Chơi tự do.
- Cho trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân của trẻ
- Chơi tự do.Trả trẻ
- Vệ sinh cá nhân cắt móng tay cho trẻ
-Văn Nghệ
- Nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH TUẦN I: Thực hiện chủ đề nhánh “Bé vui tết trung thu”
(Từ ngày 16/9->20/9/2013)
Giáo viên thực hiện : Nguyễn thị Vân
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
-Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ ,nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định 
- Tập bài tập thể dục sáng theo nhạc
 1, Hô hấp : Hít vào sâu,thở ra (Đứng tự nhiên,chân rộng bằng vai,tay thả xuôi .đầu không cúi)
 2, Tay –vai : Đưa tay ra trước – sau và vỗ vào nhau ; 3, Lưng – bụng : Quay người sang trái , phải
 4, Chân :Đứng 1 chân nâng cao – gập gối ; Bật : Bật tại chỗ
-Trò chuyện 
Trò chuyện về ngày tết trung thu ,đêm trung thu
Hoạt động học 
LQVT:
Phân biệt hình vuông với hình chữ nhật 
PTVĐ:
Bật tại chỗ
TCVĐ: Rồng rắn
HĐTH:
Vẽ tô màu hoàn chỉnh bức tranh đêm trung thu.
(Theo đề tài)
LQVH :
 Thơ 
Trăng sáng
GDAN
DH: Rước đèn dưới trăng
Nghe hát: Chiếc đèn ông sao
TCÂN: Tai ai tinh
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn,bế em ( Góc trọng tâm )
- Chuẩn bị : Vỏ hộp bánh trung thu,tiền cắt bằng giấy,các loại rau ,củ ,quả bằng nhựa,đồ chơi nấu ăn
+ Kỹ năng chơi 
 Kỹ năng sáng tạo : Tưởng tượng mình là người khác , gán cho đồ vật những đặc tính khác như xem hộp giấy là ô tô,giấy là tiền...
Kỹ năng xã hội : Học cách cư xử với mọi người xung quanh,tự giác dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi.
Kỹ năng vận động tinh: Được hình thành qua các hoạt động sử dụng các dụng cụ : Nấu ăn ,chải đầu , soi gương,rót nước ,cho búp bê ăn...
Kỹ năng vận động thô:Đi lại dọn dẹp góc chơi 
- Góc tạo hình: Vẽ đèn ông sao,bánh trung thu
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về ngày tết trung thu
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc bồn hoa
Hoạt động ngoài trời 
-QSCMĐ :
Đèn ông sao
-TCVĐ :
Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
-QSCMĐ
Bánh trung thu
-TCVĐ:
Tìm cửa hàng
Chơi theo ý thích
-QSCMĐ
Tranh rước kiệu -TCVĐ:
Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do
-QSCMĐ
Tranh đêm trung thu
TCVĐ:
Bịt mắt bắt dê
- Chơi đồ chơi ngoài trời
QSCMĐ:
Mặt nạ 
-TCVĐ:Kéo co
Chơi tự chọn
Hoạt động chiều
Vận động nhẹ : Dung dăng dung dẻ,nu na nu nống
Hướng dẫn trẻ nhận ký hiệu cá nhân( sách của trẻ)
 Chơi tự do
 Vệ sinh trả trẻ
KPXH:
Ngày tết trung thu
Chơi tự chọn
Vệ sinh
 Trả trẻ
Ôn thơ : Trăng sáng
Chơi tự do
Trả trẻ
Dạy trẻ cách lau mặt rửa tay
Chỏi tự do 
Vệ sinh 
Trả trẻ
Liên hoan văn nghệ
Nêu gương bé ngoan 
Trả trẻ
Thứ 2 ngày 16 tháng 9 năm 2013
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhật kí
LQVT
Phân biệt hình vuông với hình chữ nhật,
1.Kiến thức:
- Trẻ hiểu được đặc điểm đường bao riêng của từng hình
2. Kĩ năng:
- Trẻ tìm được đặc điểm đường bao riêng của từng hình 
- Trẻ tìm được sự giống và khác nhau giữa 2 hình
- Trẻ nhận biết được các hình dựa vào đặc điểm đường bao
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực hoạt động
1. Đồ dùng của cô:
- Hộp bánh trung thu hình chữ nhật 
Bộ hình như của trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 bộ hình 
( hình chữ nhật, hình vuông)
1,Ổn định tổ chức:
Cho trẻ hát bài hát “ Chiếc đèn ông sao”
2 , Bài mới:
Phần 1 : Ôn nhận biết hình theo tên gọi 
- Cho trẻ xem hộp bánh trung thu, gọi tên hình dạng của hộp bánh và chiếc bánh
Phần 2 : Phân biệt các hình theo đặc điểm riêng từng hình
Hoạt động 1: Cô hướng dẫn trẻ xếp hình vuông, hình chữ nhật theo mẫu(Xếp que tính thẳng,đầu que tính sát vào nhau)
Cô hỏi trẻ xếp được hình gì?
Hoạt động 2:Cho trẻ đếm số que tính mỗi hình 
Cô hỏi trẻ mỗi hình xếp bằng bao nhiêu que tính?
Hoạt động 3 :
Cô hỏi trẻ chiều dài các que tính mỗi hình đẻ tìm ra sự khác nhau giữa 2 hình 
Hoạt động 4 : 
Cô hướng dẫn trẻ nêu 
+Đặc điểm của từng hình
+Sự giống và khác nhau giữa 2 hình
Phần 3 : Luyện tập
TC1 :
Chiếc túi kỳ lạ 
TC2 : 
Tìm các đồ vật hoặc 1 bộ phận của đồ vật có hình dạng các hình đã học
TC3 :
Tìm bánh trung thu
Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2013
Tên HĐ
Mục đích YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhật kí
PTVĐ
Bật tại chỗ
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu lời cô nói
- Trẻ biết tên vận động cơ bản
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết dùng sức chân để nhún bật,chạm đất đồng thời bằng 2 chân
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động
1. Đồ dùng của cô:
Xắc xô
2. Đồ dùng của trẻ:
sân tập sạch sẽ.
1, Ổn định tổ chức : Sửa sang lại quần áo cho trẻ 
2, Bài mới :
* Khởi động :( Cô mở nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”)
Cho trẻ đi thường ,đi gót chân, đi nhanh , đi thường , đi kiễng đi thường sau đó về đội hình 3 hàng dọc,cho trẻ quay sang trái
 ( hoặc phải) về đội hình 3 hàng ngang để tập BTPTC.
* Trọng động:
a. BTPTC: Tay –vai : Đưa tay ra trước – sau và vỗ vào nhau 
 Lưng - bụng : Quay người sang trái , sang phải
 Chân : Bật lên trước ,ra sau,sang bên
.Nhấn mạnh động tác chân 
b. VĐCB: Bật tại chỗ
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2( kết hợp với giải thích động tác) :TTCB cô đứng tự nhiên 2 tay buông xuôi khi có hiệu lệnh cô khuỵu gối 2 tay đưa ra sau nhún chân bật lên cao,tiếp đất bằng 2 bàn chân
- Cô gọi 1 trẻ lên tập mẫu ( nếu trẻ không tập được thì cô tập lại lần 3).
- Trẻ tập: Lần 1 cô cho từng đôi trẻ lên tập. Cô chú ý sửa sai cho trẻ,cô khuyến khích, đông viên trẻ.
- Lần 2 cô cho 2 tổ thi đua.
- Củng cố : Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động, mời 1 trẻ tập lại
c. TCVĐ: Rồng rắn
Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi ,luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhật xét , tuyên đương trẻ 
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 phút
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhật kí
KPXH: 
Ngày tết trung thu 
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm.
- Trẻ biết 1 số phong tục trong ngày Tết trung thu: múa lân, phá cỗ...
2. Kỹ năng :
- Trẻ trả lời to rõ ràng được một số câu hỏi của cô
- Trẻ biết kể tên 1 số đồ chơi trong ngày Tết trung thu: Đèn ông sao, đèn lồng...
3.Thái độ 
Trẻ hào hứng đón tết trung thu
1. Đồ dùng của cô:
Tranh vẽ cảnh rước đèn , phá cỗ
- Bánh nướng , bánh dẻo 
2. Đồ dùng của trẻ:
Đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ
1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú
Cô mở nhạc cả lớp hát bài “ Đêm trung thu”
Trò chuyện về nội dung bài hát nói về điều gì?
2. Bài mới:
- Cô hỏi trẻ: Lớp mình có điều gì lạ?(Có rất nhiều đèn ông sao lớp trang trí rất đẹp)
- Ngày Tết trung thu là ngày bao nhiêu?
- Trong ngày Tết trung thu có những hoạt động gì?
( Cô cho trẻ xem tranh ảnh về ngày tết trung thu)
- Vào đêm rằm tháng 8 các con thấy trăng như thế nào?
- Trong ngày Tết trung thu các con được chơi những đồ chơi gì?
- Khi chơi đồ chơi các con phải như thế nào?
- Trong ngày Tết trung thu các con được ăn những loại bánh gì?
- Khi ăn các con phải làm gì? 
=> Giáo dục trẻ 
* Kết thúc
Cô và trẻ cùng cầm đèn ông sao múa hát theo bài " Chiếc đèn ông sao".
Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013
Tên HĐ
Mục đích YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhật kí
HĐTH :
Vẽ thêm cho hoàn chỉnh bức tranh đêm trung thu.
(Theo đề tài)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số hoạt động trong đêm trung thu
2. Kỹ năng :
- Trẻ tô màu không chờm ra ngoài, tô màu mịn, đẹp và biết phối hợp màu hài hoà.
3. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngày Tết trung thu
1. Đồ dùng của cô: 
Băng hình về ngày tết trung thu
Tranh mẫu
2. Đồ dùng của trẻ:
Vở vẽ, bút sáp
1. Ổn định tổ chức:
Cô mở nhạc cả lớp hát bài “ Chiếc đèn ông sao”
2. Bài mới:
* Cô cho trẻ xem tranh vẽ cảnh đêm trung thu .
Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bức tranh
+Các con thấy bức tranh vẽ gì ?
* Hướng dẫn trẻ cách tô
- Muốn tô màu bức tranh đêm trung thu cho đẹp chúng mình phải tô như thế nào?
- Cô tô mẫu cho cả lớp xem vừa tô cô vừa giải thích cách tô màu sao cho đẹp.
-Cô nhắc lại cách tô cho trẻ
-Cô hỏi ý định của trẻ : Con tô bức tranh như thế nào ? (gọi 4-5 trẻ)
*Trẻ thực hiện :Cô đi từng nhóm động viên trẻ ,nếu trẻ nào chưa làm được cô hướng dẫn lại trẻ để trẻ hoàn thành tốt bài của mình.
*Nhận xét sản phẩm:
-Cho trẻ treo bài của mình lên. 
-Cho trẻ nhận xét bài nào tô đẹp nhất ? Vì sao?
-Cô nhận xét chung tuyên dương, động viên trẻ
Cả lớp hát và vận động theo bài hát " Rước đèn dưới trăng
Thứ 5 ngày 20 tháng 9 năm 2013
Tên HĐ
Mục đích YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhật kí
LQVH
Thơ :
 Trăng sáng 
“Tác giả Nhược Thuỷ- Phương Hoa ”
(Đa số trẻ đã biết)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ thuộc thỏ
2. Kĩ năng:
- Trẻ trả lời to rõ ràng câu hỏi của cô
-Trẻ đọc diễn cảm bài thơ 
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động
-Ngoan ngoãn nghe lời cô giáo
1. Đồ dùng của cô: 
Tranh minh họa nội dung bài thơ
- que chỉ
1 , Ổn định tổ chức:Trò chuyện về ngày tết trung thu dẫn dắt trẻ vào bài
2, Bài mới: 
 *Cô đọc mẫu bài thơ
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm lần1: Hỏi tên bài thơ ,tên tác giả
- Cô đọc lần 2:Sử dụng tranh minh hoạ.
Giảng nội dung bài thơ : Bài thơ nói về trăng,trăng đươc tác giả ví với quả bóng,mắt cá...,và tình cảm của em bé với trăng
*Đàm thoại , trích dẫn , giảng giải nội dung
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
 + Sân nhà bạn nhỏ sáng nhờ có gì?
 + Trăng có dạng hình gì?
 + Trăng được ví như cái gì ? 
+ Thế các con có biết “Lơ lửng ” là như thế nào không ?
=> Giảng từ khó : “Lơ lửng” là tả trăng đang ở giữa khoảng trời .
 + Những hôm nào trăng khuyết trăng giống hình cái gì?
=> Giảng từ khó “ Trăng khuyết”nghĩa là trăng không tròn 
 + Trăng có thích đi chơi không?
Thế vào mỗi đêm trăng sáng các con hãy quan sát xem trăng có giống như các bạn nhỏ nhìn thấy không nhé.
*Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
- Cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ diễn cảm
Cô chú ý sửa sai cho trẻ nếu có.
Cô cùng trẻ hát bài ánh trăng hoà bình
Thứ 6 ngày 21 tháng 9 năm 2013
Tên HĐ
Mục đích YC
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhật kí
GDAN
-DH : Đêm trung thu
NH:Chiếc đèn ông sao
TC:Tai ai tinh .
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu được ND bài hát.
2. Kĩ năng:
- -Trẻ hát sôi nổi thể hiện được giai điệu vui tươi trong sáng .
3. Thái độ:.
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.
1. Đồ dùng của cô:Băng đĩa xắc xô
-Đĩa có ghi âm bài hát:Dước đèn dưới trăng,chiếc đèn ông sao
1, Ổn định tổ chức:
-Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề đang học
2 , Bài mới:
*DH: Đêm trung thu (N&L: Phùng Như Thạch)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát mẫu lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 :Giảng nội dung bài hát :Tết trung , dứơi ánh trăng các bạn được đi rước đèn , có con tư sử vui múa hát rất vui 
- Dạy trẻ hát :
- Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần.(Lưu ý sửa sai cho trẻ)
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-Cho cả lớp đứng lên biểu diễn bài hát
* NH: Chiếc đèn ông sao( N&L: Phạm Tuyên)
- Cô cho trẻ nghe 1 đoạn giai điệu của bài hát: Trẻ đoán tên bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần :
+Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
Cô bật băng cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm theo bài hát.
* TC: Tai ai tinh
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
Cô nhận xét động viên khen trẻ và kết thúc hoạt động
Thực hiện chủ đề nhánh “Lớp học của chúng mình”
(Từ ngày 23/9->27/9/2013)
Giáo viên thực hiện : Nguyễn thị Vân
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
-Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định 
- Tập bài tập thể dục sáng theo nhạc
 1, Hô hấp : Hít vào sâu,thở ra (Đứng tự nhiên,chân rộng bằng vai,tay thả xuôi .đầu không cúi)
 2, Tay –vai : Đưa tay lên cao , ra trước , sang ngang ;3,Lưng - bụng : Quay người sang trái , sang phải
 4, Chân :Đứng nhún chân khuỵu gối ; 5, Bật : Bật tại chỗ
-Trò chuyện 
Mở chủ đề :Trò chuyện về trường, lớp học của bé:Tên trường, địa chỉ của trường , tên lớp 
Hoạt động học 
LQVT:
Phân biệt hình tròn với hình vuông ,hình tam giác , hình chữ nhật theo đường bao chung 
PTVĐ:
Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn
TCVĐ : Lộn cầu vồng 
HĐTH
Tô tranh trường mầm non.
LQVH :
 Thơ 
Bé tới trường
GDAN
DH : Em đi mẫu giáo
Nghe: Ngày đầu tiên đi học 
TC: Ai nhanh nhất
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn,bế em
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non (Góc trọng tâm)
+ Chuẩn bị : Gạch ,hàng dào, hoa, sỏi, hột hạt , hình khối ,đồ chơi lắp ghép...
+ Kỹ năng chơi 
 Kỹ năng sáng tạo : Vận dụng ý tưởng để lắp ráp trường học ...với các hình dáng khác nhau 
Kỹ năng giao tiếp :Thỏa thuận với bạn lắng nghe ý kiến bạn,miêu tả ngôi trường mà mình vừa xây dựng.
Kỹ năng cảm xúc : Tự hào khi xây xong n

File đính kèm:

  • docCD Truong Mn.doc
Giáo Án Liên Quan