Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bé với các phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông phổ biến

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q.

- Trẻ nhận biết được chữ cái: p, q qua tiếng và từ trọn vẹn, qua một số trò chơi luyện tập, củng cố.

- Trẻ biết về cấu tạo của chữ p, q.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ cách phát âm, nói rõ ràng mạch lạc đủ câu.

- Phát triển tư duy, khả năng quan sát, so sánh, sự hợp tác theo nhóm cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông.

 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hứng thú có hiệu quả.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 27901 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bé với các phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Một số phương tiện giao thông phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 6 ngày 27 tháng 02 năm 2015
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ: BÉ VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Chủ đề nhánh: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
Đề tài: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI P, Q
Thời gian: 30 - 35 phút
Số lượng trẻ: 20 - 24
Giáo viên day: 
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q.
- Trẻ nhận biết được chữ cái: p, q qua tiếng và từ trọn vẹn, qua một số trò chơi luyện tập, củng cố.
- Trẻ biết về cấu tạo của chữ p, q.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ cách phát âm, nói rõ ràng mạch lạc đủ câu.
- Phát triển tư duy, khả năng quan sát, so sánh, sự hợp tác theo nhóm cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông.
 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hứng thú có hiệu quả.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh về chủ đề giao thông, bộ thẻ chữ cái dùng cho cô và trẻ.
- Một số bài thơ, bài hát có nội dung của chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng chữ cái: p, q.
* Nội dung tích hợp: Văn học, GDAN, MTXQ, Toán
III. Tiến trình hoạt động. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Đi dạo phố” 
- Trò chuyện qua với trẻ về nội dung của bài thơ.
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ.
- Cho trẻ về chỗ ngồi hình chữ U.
Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết chữ cái p, q:
* Làm quen chữ cái p:
 - Cô dán bức tranh có hình ảnh chiếc xe đạp bên dưới có từ: “xe đạp”.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh.
- Cho trẻ đọc từ: “xe đạp”.
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học.
- Cho cả lớp phát âm các chữ cái (e, đ, a).
- Cho trẻ đếm có bao nhiêu chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ p:
- Cô phát âm mẫu chữ p 3 lần. 
- Cho trẻ phát âm: 
 - Cả lớp phát âm
 - Tổ phát âm
 - Cá nhân trẻ phát âm.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ p?
- Cô khái quát cấu tạo của chữ p cùng trẻ: “ chữ p gồm có 2 nét: một nét sổ thẳng ở bên trái và đặt sát với một nét cong tròn khép kín ở bên phải”.
- Cho 1 trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ p.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ: p (in thường, viết thường).
- Cô nói: các chữ p này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau là p.
- Cho trẻ chuyền tay nhau xem kết hợp hát theo chủ điểm.
- Cho cả lớp phát âm
* Làm quen chữ cái q:
 - Cô dán bức tranh có hình ảnh chiếc qua phà bên dưới có từ: “qua phà”.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh.
- Cho trẻ đọc từ: “qua phà”.
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học
- Cho cả lớp phát âm các chữ cái (u, a, p, h, a).
- Cho trẻ đếm có bao nhiêu chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ q.
- Cô phát âm mẫu chữ cái q 3 lần.
- Cô cho trẻ phát âm theo hình thức:
 - Cả lớp phát âm.
 - Từng tổ phát âm.
 - Cá nhân trẻ phát âm.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ q nào?
- Cô khái quát cấu tạo của chữ q: “Chữ q gồm có 2 nét: 1nét cong tròn khép kín ở bên trái và đặt sát với 1 nét sổ thẳng ở bên phải”.
- Cho 1 trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ q.
- Giới thiệu chữ q (in thường, viết thường).
- Cho trẻ chuyền tay nhau xem kết hợp giáo dục trẻ
- Cho trẻ phát âm.
* Hoạt động 3: So sánh: 
+ Giống nhau: cả 2 chữ p, q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn khép kín. 
+ Khác nhau: chữ p có 1nét sổ thẳng ở bên trái, chữ q lại có nét sổ thẳng ở bên phải. Chữ p có nét cong tròn khép kín ở bên phải, còn chữ q lại có nét cong tròn khép kín ở bên trái.
Hoạt động 4: Luyện tập:
- Cho trẻ hát "Em đi chơi thuyền" lấy rổ chữ cái.
- Cho trẻ tìm trong rổ chữ cái đã học và mới học theo yêu cầu của cô.
Hoạt động 4: Trò chơi:
- Luật chơi: Tìm phương tiện giao thông có chữ p, q.
- Cách chơi: 
+ Cô chia trẻ thành 2 đội.
+ Cô phát cho 2 đội một số thẻ lô tô phương tiện giao thông có chữ p, q.
+ Trẻ thi đua cùng nhau.
* Kết thúc:
- Cô củng cố, nhận xét, khen ngợi trẻ.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ đọc
- Trẻ tìm chữ cái
- Cả lớp phát âm 
- Trẻ đếm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe, ghi nhớ
- Trẻ đọc
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phát âm
- Trẻ chú ý
- Trẻ đọc
- Trẻ tìm chữ cái
- Cả lớp phát âm 
- Trẻ đếm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- Trẻ đọc
- Trẻ chú ý
- Trẻ phát âm
- Trẻ lắng nghe, ghi nhớ.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • doclam quen chu cai.doc
Giáo Án Liên Quan