Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bé yêu trường mầm non - Nguyễn Thị Diếp

- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, bát ăn cơm, thìa xúc cơm

- Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,chào mời trước khi ăn,không nói chuyện trong khi ăn .

- Biết được một số công việc tự phục vụ hằng ngày cho bản thân.

- Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe con người.

- Nhận biết được một số món ăn thông thường của trường mầm non.

- Phối hợp tay chân nhịp nhàng để tham gia các hoạt động.

- Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân

- Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non.

 

doc45 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bé yêu trường mầm non - Nguyễn Thị Diếp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÉ YÊU TRƯỜNG MẦM NON
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC
1. Phát triển thể chất:
Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, bát ăn cơm, thìa xúc cơm
Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,chào mời trước khi ăn,không nói chuyện trong khi ăn.
Biết được một số công việc tự phục vụ hằng ngày cho bản thân.
Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe con người.
Nhận biết được một số món ăn thông thường của trường mầm non.
Phối hợp tay chân nhịp nhàng để tham gia các hoạt động.
Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân
Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non.
 2. Phát triển nhận thức:
Biết tên, địa chỉ của trường, lớp đang học.
Phân biệt được các khu vực của trường và công việc của các cô bác trong khu vực đó.- Biết tên của các cô trong trường và tên các bạn trong lớp
Biết phân loại một số đồ dùng, đồ chơi theo các dấu hiệu: Hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu.
Nhận biết được các chữ số, số lượng trong phạm vi 4,ôn so sánh chiều dài, chiều rộng, các hình vuông,hình tròn, hình tam giác.
 3. Phát triển ngôn ngữ:
Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện,thảo luận. Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi.
Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
 Biết kể về các hoạt động trong lớp, trong trường.
Kể chuyện, đọc thơ diễn cảm về trường lớp mầm non .
 Nhận biết kí hiệu chữ viết qua các từ.- Biết lễ phép,mạnh dạng,vui vẽ trong giao tiếp.
 4. Phát triển tình cảm xã hội:
Biết kính trọng yêu quý cô giáo, các cô bác trong trường.
Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong trường.
Biết thực hiện một số quy định của lớp, của trường.
Biết giữ gìn,bảo vệ môi trường: Cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, không vứt rác,bẻ cây.
Trò chơi: Xây dựng về trường mầm non của bé.
 5.Phát triển thẩm mĩ:
Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp.
 Biết hát và vận động một số bài hát theo chủ đề như: “Ngày vui của bé” “Ngày “Chào ngày mới” “vườn trường mùa thu”- Biết vận động theo nhạc: Vỗ tay theo phách.
Biết thể hiện cảm xúc,khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về trường lớp,dồ dùng,đồ chơi,cảnh vật,cô giáo,các bạn trong lớp
KẾT QUẢ MONG ĐỢI: 
100% trẻ biết tên lớp, trường và địa chỉ của trường bé đang học.
100% trẻ biết tên cô giáo, công việc hàng ngày của cô là chăm sóc, giáo dục các cháu
100% trẻ biết đến trường trẻ làm được làm gì và cần làm những gì
100% trẻ biết tên của bạn trong lớp, biết yêu thương đoàn kết với bạn bè.
MẠNG NỘI DUNG
 TRƯỜNG
 MẦM NON
Ngày hội
đến trường
Lớp học
của bé
Bé vui 
Trung thu
- Trẻ biết được tên trường, tên lớp, cô giáo,
- Cô Hiệu trưởng, cô Hiệu phó, các cô, các bác trong trường.
 - Địa điểm nơi đặt trường. biết đến trường để học, vui chơi
- Biết được vị trí của lớp học.
- Tên của các bạn trong lớp.
- Biết công việc của từng người trên lớp.
- Biết hoạt động trong một ngày của bé ở lớp.
- Biết yêu thương đoàn kết với bạn bè
Một số nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam trong ngày tết trung thu.
- Tình cảm của bố mẹ dành cho các bé.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
 KHAÙM PHAÙ KHOA HOÏC
+ Quan saùt troø chuyeän veà tröôøng maàm non : Teân, ñòa chæ caùc khu vöïc, chöùc naêng cuûa töøng khu vöïc cuûa tröôøng.
+ Caùc hoaït ñoäng cuûa lôùp, sinh hoaït 1 ngaøy cuûa treû.
+ bieát teân tröôøng, teân lôùp, teân coâ, teân caùc baïn.
 LAØM QUEN VÔÙI TOAÙN
+ Ôn soá löôïng trong phạm vi 4
+ Phaân bieät caùc nhoùm ñoà duøng, ñoà chôi trong lôùp coù soá löôïng laø 4.
+ So saùnh chieàu daøi, chieàu roäng, nhaän bieát hình vuoâng, hình CN
TAÏO HÌNH
+ Veõ, caét daùn hình veà tröôøng lôùp maàm non, laøm caùc ñoà duøng ñoà chôi beù thích, veõ coâ giaùo, veõ chaân dung baïn 
AÂM NHAÏC
 + Hát : Chào ngày mới
Ngaøy vui cuûa beù.
Vườn trường mùa thu
 + Nghe: Bài ca đi học
 Ngaøy ñaàu tieân ñi hoïcNhững khúc nhạc hồng.
 + Trò chơi:
 Nghe tiếng hát tìm đồ vật
 Ai nhanh nhất
+Tham gia caùc hoaït ñoäng cuûa tröôøng maàm non.
+ Chaêm soùc vöôøn hoa cuøng coâ vaø veä sinh saân tröôøng.
+ Trẻ biết yêu mến trường lớp,biết được những tình cảm của cô giáo đối với trẻ và tình cảm của trẻ đối với cô giáo, bạn bè trong trường.
Troø chôi : Taäp laøm coâ giaùo, laøm Baùc caáp döôõng, ñoåi ñoà chôi cho baïn
Phát triển nhận thức
Phát triển 
thể chất
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển 
TCXH
Phát triển thẩm mỹ
TRƯỜNG MẦM NON
ÑOÏC THÔ 
 - Baøn tay coâ giaùo, Bạn mới đến trường, Cô dạy, Cô giáo em bảo thế
 - Laøm quen chöõ o. oâ. ô, tìm ñoà duøng ñoà chôi cuûa lôùp coù chöõ caùi o, oâ, ô.
 - Laøm saùch tranh veà tröôøng maàm non, muøa thu
KỂ CHUYỆN
Món quà cô giáo, lớp học gà tơ
DINH DÖÔÕNG
Bieát giaù trò dinh döôõng cuûa bữûa aên, löôïng nöôùc uoáng trong ngaøy, aên ñuû chaát.
VAÄN ÑOÄNG :
Boø, Tung, baét boùng .v.v
CHÔI : Bòt maét baét deâ.
 Troán coâ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
Chủ đề: Bé yêu trường mầm non 
Chủ đề nhánh 1: Trường mầm non Hoa Hồng của bé
TUẦN 1: Từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 9 năm 2011
Hoạt động
Thứ 2
12/9/ 11
Thứ 3
13/9/11
Thứ 4
14/9/11
Thứ 5
15/9/11
Thứ 6
16/9/11
Đón trẻ
- Đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi cá nhân
- Trò chuyện với trẻ về trường lớp, đồ dùng , đồ chơi trong sân trường
TDBS
- Hô hấp1, tay 2, chân 1, bụng 3, bật 1.
- Bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
HĐNT
- Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về trường Mn Hoa Hồng của em
- Trò chơi: TCVĐ: Bánh xe quay; 
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời, đồ chơi cô chuẩn bị.
Hoạt động có chủ đích
PTNT: 
Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về trường MN Hoa Hồng của em
PTTM
Âm nhạc:
- “Ngày vui
của bé”
PTTC: 
Thể dục: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
PTNT:
Làm quen với toán: 
Đếm, so sánh phân loại đồ dùng, đồ chơi theo hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu.
PTNN:
Văn học:
Thơ: Bàn tay cô giáo
 PTNN:
Làm quen chữ cái: Làm quen tập tô các nét cơ bản.
PTTM:
Tạo hình: Vẽ trường mầm non của bé.
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Cô giáo, gia đình, bán hàng.
- Góc học tập- sách: Tô các nét cơ bản, xem tranh về trường mầm non, chơi lô tô số 1, 2.
- Góc xây dựng lắp ghép: Xây dựng trường mầm non.
- Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ những bài về trường mầm non, ôn kĩ năng vẽ, nặn các đồ dùng, đồ chơi thường có trong trường lớp mẫu giáo.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây
Hoạt động chiều
Ôn các hoạt động có chủ đích
Chơi tự do ở các góc
Đọc các bài ca dao, đồng dao: Chi chi chành chành, Vuốt hột nổ, Vè nói ngược
Vệ sinh, trả trẻ.
THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tập các động tác phối hợp nhịp nhàng theo nhịp bài: Trường chúng cháu là trường mầm non.
- Trẻ tập đều đúng, đẹp các động tác.
 - Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc luyện tập thể dục.
- Trẻ hứng thú, có ý thức khi tập.
II. Chuẩn bị:
Xắc xô, bài hát, sân sạch sẽ, bằng phẳng.
Tập với bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động:
Trẻ vừa đi vừa hát bài: vui đến trường
Kết hợp các kiểu đi, chạy rồi chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo tổ.
Hoạt động 2: Trọng động:
 - Hô hấp: Hai tay ra trước gập trước ngực.
 - Tay vai: Hai tay lên cao gập vào vai.
 - Chân: 2 tay chống hông đưa 1 tay ra trước.
 - Bụng: 2 tay chống hông xoay người 90 độ.
 - Bật: chụm tách chân kết hợp 2 tay sang ngang và lên cao.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ làm động tác chim bay cò bay để hít thở nhẹ nhàng.
 - Điểm danh theo tổ.Tổ trưởng đi khám tay tổ mình. Cô nhận xét, đông viên khích lệ trẻ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát xong biết được thời tiết hôm nay như thế nào? Cây cối ra sao?
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề nhánh.
- Trẻ hiểu và biết cách chơi trò chơi. Những ngày sau trẻ chơi tốt trò chơi
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ, đồ dùng cho các trò chơi trong giờ hoạt động.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát:
Cô cho trẻ quan sát bầu trời, quang cảnh xung quanh trường:
- Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào?
Cho trẻ quan sát khuôn viên của trường mầm non, các khu vực, phòng ốc: khu văn phòng, khu nhà bếp, khu vườn hoa cây cảnh
Những người làm việc ở mỗi phòng ban, chức năng của các phòng và của mỗi người
Hoạt động 2: Ôn kiến thức cũ, gợi kiến thứ mới
Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”, đọc theo cô bài thơ “ Cô giáo của em”
Hoạt động 3:
Trò chơi vận động
 Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động: Bánh xe quay” và trò chơi dân gian: “Cướp cờ”, rồi chơi tự do. Ngàyđầu cô nói kĩ luật chơi, cách chơi rồi mới tổ chức cho trẻ chơi. Những ngày sau cô nói qua hoặc cho 1 trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi rồi cho trẻ chơi. Khi chơi cô bao quát trẻ. Mỗi trò chơi cho trẻ chơi 2-4 lần tùy vào thời gian.
TCVĐ: Bánh xe quay.
+ Chuẩn bị: xắc xô
+ Luật chơi: Khi dứt tiếng xắc xô thì ngồi xuống.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm đều nhau (có thể chia thành 4 nhóm nếu lớp đông). Xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm quay mặt vào trong. Khi cô gõ xắc xô trẻcầm tay nhau chạy vòng tròn theo hướng ngược nhau (theo nhịp xắc xô).Khi cô ngừng gõ thì ngồi xuống.
Chơi tự do: 
Trẻ dùng phấn vẽ đồ dùng, đồ chơi có trong trường mầm non, giấy để trẻ gấp thuyền
Kết thúc cô nhận xét, tuyên dương khích lệ trẻ, để cho những lần sau trẻ hứng thú hơn nữa.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Trường mầm non Hoa Hồng của em.
Trẻ thể hiện được vai chơi của mình.
Chơi xong biết cất đồ dùng vào đúng nơi qui định. Đoàn kết khi chơi.
Đồ chơi cho từng góc chơi.
Cô cho trẻ hát bài:Vui đến trường.Trò chuyện nội dung bài hát, dẫn dắt vào chủ đề nhánh.
Ngày đầu giới thiệu kĩ các góc chơi, nói rõ nhiệm vụ của góc chơi, vai chơi, rồi hỏi trẻ nào thích chơi ở góc nào cô phân cho trẻ góc đó. Những ngày sau trẻ đã biết vị trí của từng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi, vai chơi cô chỉ cần hỏi lại trẻ.
Góc phân vai: Cô giáo; gia đình; cửa hàng sách
Trẻ tham gia và thể hiện được vai chơi cô giáo, học sinh, bố mẹ, con , người bán hàng
Trẻ biết đoàn kết khi chơi
Đồ chơi của góc: gia đình, cô giáo,bán hàng để phục vụ cho góc chơi.
Sau khi cô và trẻ đã thỏa thuận vai chơi xong thì tổ chức cho trẻ chơi. Bố mẹ đi làm, đưa con đi học, tới lớp chào cô giáo, cô niềm nở với trẻ, chiều bố mẹ tới đón con về, trước khi đi học bố mẹ đi mua đồ dung học tập cho con. Cô chơi cùng trẻ dẫn dắt, gợi mở trẻ liên kết với các góc chơi, tạo tình huống chơi cho trẻ.
Góc xây dựng lắp ghép:
Xây trường mầm non.
Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn để xây trường học, vườn trường, đường đến trường.
Gạch.nhà, cây xanh, thảm cỏ,bộ đồ lắp ghép
Sau khi đã thỏa thuận cô tổ chức cho trẻ chơi, ngày đầu cô làm tổ trưởng để hướng dẫn trẻ làm, sau trẻ quen cô cho 1 bạn làm tổ trưởng Cô bao quát, cô đặt những câu gợi mở để trẻ chơi tốt và hứng thú hơn.
Ví dụ: các bác định xây trường như thế nào? Vườn trường ra sao?...
Cô gợi mở trẻ liên kết với các góc.
Góc nghệ thuật:
Hát, múa, đọc thơ về trường mầm non.
Cho trẻ vẽ, nặn đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
Trẻ biết dùng đất nặn để nặn, giấy và màu để vẽ..1 số đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
Hát, múa, đọc thơ về trường mầm non
Đất nặn, màu,
giấy, hồ dán
Cô hướng dẫn trẻ cách nặn, vẽ một số đồ dùng đồ chơi thường có ở trường lớp mẫu giáo.Cho trẻ hát múa, đọc thơ về trường mầm non. Cô động viên khích lệ trẻ để trẻ hứng thú.
Góc học tập-sách:
Tô các nét cơ bản.
Xem tranh về trường mầm non.
Trẻ biết tô và tô đẹp các nét cơ bản, trả lời được trong trường mầm non những đồ dùng đồ chơi gì, qua thực tế và xem tranh.
Bút, vở tập tô,1 số tranh ảnh về trường mầm non.
Cô cho trẻ tô các nét cơ bản, xem tranh ảnh về trường mầm non,để trẻ biết kĩ thêm trong trường mầm non thường có những gì? để cô hỏi trẻ. Cô bao quát góc chơi. Cuối giờ cô nhận xét góc chơi.
Góc thiên nhiên:
Trẻ qs và biết được thời tiết ntn? cách chăm sóc cây.
Xô nhỏ , nước, khăn để lau lá cây, tưới nước cho cây
Cô cho trẻ quan sát bầu trời, cây cối rồi hỏi bầu trời cây cối như thế nào? hướng dẫn cách chăm sóc cây: nhặt lá vàng, nhổ cỏ, lau lá,tưới nước Cuối giờ cô nhận xét,động viên trẻ.
Thứ 2 ngày 12 tháng 9 năm 2011
Phát triển nhận thức: Bé yêu trường mầm non Hoa Hồng
A. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ có những hiểu biết về trường mầm non, về các hoạt động của trường.
- Trẻ biết trong trường ngoài cô giáo của mình ra còn có nhiều người khác nữa, mỗi người làm mỗi công việc khác nhau, nhưng đều là để chăm sóc các cháu.
- Trẻ biết tên cô và một số bạn khác.
 Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: Trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng
Giáo dục trẻ quan tâm đến bạn bè, yêu quí các bạn trong trường, thich đi đến trường, yêu quí và kính trọng các cô, bác trong trường, biết gữi gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp.
B. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về trường lớp mầm non và một số hoạt động ở trường mầm non.
Một số bài thơ bài hát về chủ đề.
C. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ngày vui của bé
Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé” cô và trẻ cùng trò chuyện về năm học mới. Mời vài trẻ nói về cảm nghĩ của mình về ngày khai giảng năm học mới.
Cô nói với trẻ: Năm nay là năm học cuối cùng của đa số bạn lớp mình.ở trường mầm non. Sang năm các con sẽ đi học lớp 1, muốn đi học được lớp 1 thì ngay từ bây giờ các con phải học thật giỏi, nghe lời cô giáo và cha mẹ, các con nhớ chưa nào?
Hoạt động 2: Bé là nhà khoa học
Cô cho trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”
+ Khi đến trường các con cảm thấy như thế nào?
+ Hàng ngày tới lớp các con được tham gia vào các hoạt động nào?
+ Trường mình có tên là gì? 
+ Trong trường có những ai? Công việc của (cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô cấp dưỡng, bác bảo vệ) là gì? Nơi làm việc ở đâu?
+ Cô gợi ý để trẻ nói về công việc của cô giáo,cho trẻ đọc bài thơ “Cô giáo của em”
+ Cô hỏi trẻ: Các con có còn nhớ ngày đầu tiên đi học như thế nào không? ai có thể kể cho cô và các bạn nghe nào? Cho 1 vài trẻ kể lại những ấn tượng của mình về những ngày đầu đi học.
- Ngày đầu tiên đi học có rất nhiều bạn khóc nhè vì còn lạ cô, lạ bạn. Nhưng bây giờ thì các con đã quen rồi, Đúng không nào?
+ Cô và trẻ cùng hát bài “Ngày đầu tiên đi học”
+ Cho 1 số bạn kể về ngôi trường của mình (tên trường, địa chỉ, các khu vực của trường, cô gợi ý để trẻ nói về tình cảm của mình đối với trường lớp, với các cô và các bạn, tình cảm của trẻ khi được tới trường tới lớp.
Cô gợi ý để trẻ kể trình tự các hoạt động trong ngày của trẻ . Cho trẻ xem tranh và đoán tên các hoạt động đó.
 Hoạt động 3: Bé là anh liên lạc nhí
Trò chơi: “Truyền tin”
Cô phổ biến luật chơi, cách chơi rồi cho trẻ chơi.
Kết thúc tùy vào tình hình lớp.
Phát triển thẩm mỹ: Ngày vui của bé
A. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ hát thuộc bài hát, đúng giai điệu, nhớ tên bài hát tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung 2 bài hát.
- Chơi được trò chơi.
Ca hát, múa, nhanh nhẹn trong trò chơi.
- Biết thể hiện phong cách dí dỏm khi biểu diễn bài hát.
- Giáo dục trẻ yêu mến trường mầm non, ham thích đế trường
B. Chuẩn bị: 
Máy cátsét, băng, 2 bài hát chính, trò chơi và một số bài hát bài thơ tích hợp.
C: Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ngày vui của chúng mình
Cho lớp hát bài: “ Vui đến trường”
Trò chuyện về nội dung bài hát, trò chuyện về chủ đề
Hôm qua đi dự lễ khai giảng các con có thích không và có vui không nào? À đúng rồi ngày khai giảng thì ai cũng thích vì đó là ngày hội trẻ đến trường nên chúng ta đều rất vui. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau hát vang bài “Ngày vui của bé” để đón chào năm học mới nào.
Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ
 Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát bài “ Ngày vui của bé”
- Cô hát 2 lần
- Cô bắt nhịp cho lớp hát cùng cô 3-4 lần
- Cô đàm thoại tên bài hát, tên tác giả và nội dung chính của bài hát.
- Cô hát kết hợp vỗ tay cho trẻ xem 1 lần.kết hợp giải thích cách vỗ tay. Sau đó cho trẻ hát vỗ tay theo cô 2 lần rồi cho lớp- tổ- cá nhân hát vỗ tay. Cô chú ý bao quát trẻ để sửa sai cho trẻ kịp thời.
Hoạt động 3: Ngày đầu bé đi học
Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát diễn cảm 1 lần.
- Giảng nội dung bài hát.
- Cô mở băng hoặc tự hát kết hợp vận động theo nhịp bài hát.
- Cho trẻ vận động cùng cô.
Hoạt động 4: Ai tinh nhất
Chơi trò chơi “ Nghe giọng hát đóan tên bạn”
Cô nói luật chơi, cách chơi rồi cho trẻ chơi 2-3 lần
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ ôn lại những kiến thức đã học ở buổi sáng
Cho trẻ chơi tự do ở các góc
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Trẻ ngoan, chú ý trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
90% trẻ biết tên, địa chỉ của trường, 95% trẻ hứng thú với các hoạt động
93% trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc, một số trẻ không hứng thú như: Hướng, Bảo, Nhi (Trẻ không có năng khiếu âm nhạc)	
Thứ 3 ngày 13 tháng 9 năm 2011
Phát triển thể chất: Bé là vận động viên bóng rổ tài ba
A. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt được bóng.
- Tung, bắt
- Giáo dục trẻ tác dụng của việc tập luyện thể dục.
 - Trẻ hứng thú tập luyện và có ý thức trong giờ học.
B. Chuẩn bị: 5-10 quả bóng, sân tập bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ và một số bài hát, bài thơ tích hợp.
C. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động:
Cho trẻ hát bài rồi trò chuyện theo chủ đề nhánh, sau đó cho trẻ vừa đi vừa hát để xếp thành 3 hàng ngang theo tổ để tập bài tập phát triển chung.
Hoạt động 2: Trọng động:
- Bài tập phát triển chung: Cô hướng dẫn cho trẻ tập các động tác theo nhịp bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” Tập như thể dục buổi sáng, động tác bụng tăng lên 4 lần 8 nhịp. Trong quá trình tập cô bao quát trẻ.
- Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
+ Cô giới thiệu tên vận động cơ bản.
+ Cô làm mẫu lần 1 toàn phần không giải thích.
+ Lần 2 cô vừa làm mẫu vừa giải thích: Muốn tung bóng lên cao và bắt được bóng thì phải đứng khép 2 chân, tay cầm bóng và dùng sức mạnh tung bóng lên cao rồi dùng 2 tay bắt bóng, không để bóng rơi xuống đất
+ Lần 3 cô làm mẫu 1 lần nữa.
+ Cô cho 2-3 trẻ lên làm thử sửa sai.
+ Cho lớp thực hiện cô chú ý bao quát để sửa sai cho trẻ.
+ Cho đọc bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
- Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
Cô hướng dẫn cách chơi rồi cho trẻ chơi, khi chơi cô đổi vai chơi cho trẻ và tuyên dương trẻ kịp thời.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Hít thở vận động nhẹ nhàng. Làm động tác chim bay cò bay. Ra chơi
Phát triển nhận thức: Đồ dùng đáng yêu
A) Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đếm, có khả năng khái quát và phân nhóm các loại đồ dùng đồ chơi theo những dấu hiệu chung: màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu
 - Phân biệt, nhận biết, so sánh., tổng hợp, phân loại
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, ham thích học toán, yêu quý, có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong trường lớp.
B)Chuẩn bị: Một số đồ dùng đồ chơi có màu sắc, kích thước, chất liệu, hình dạng khác nhau
C)Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: 
Cho lớp hát bài “ Ngày vui của bé” trò chuyện theo nội dung bài hát dẫn dắt vào trò chuyện theo chủ đề. 
Hoạt động 2: 
a) Trò chơi: “Trúc xinh”
Cho trẻ mở ô chữ, đoán và gọi tên các đồ dùng đồ chơi theo tranh
b) Trò chơi: “Đố em”
Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có một số đồ dùng đồ chơi riêng. Lần lượt từng nhóm nêu lên một vài đặc điểm của đồ vật, đồ chơi nếu đội kia gọi đúng tên của đồ vật đó thì đội này đưa cho đội kia đồ vật đó, nếu không đội kia phải đưa cho đội này một món đồ vật. 
Sau đó cho trẻ so sánh số lượng đồ chơi của 2 nhóm.
Tiếp theo cho trẻ tự phân loại theo những dấu hiệu mà cô yêu cầu, so sánh số lượng giữ các nhóm.
c) Lớp luyện tập: 
 Trẻ tự phân loại theo ý của trẻ, so sánh số lượng giữa các nhóm
Cô bao quát để sửa sai cho trẻ
Hoạt động 3 : : “Những nốt nhạc vui”
Trẻ mở các nốt nhạc, có hình ảnh về những đồ vật nào thì trẻ phải hát bài hát có liên quan đến đồ vật đó.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ ôn lại những kiến thức đã học ở buổi sáng
Cho trẻ chơi tự do ở các góc
Vệ sinh, trả trẻ
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
Nhìn chung trẻ ngoan, chú ý trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
90% trẻ biết phân loại đồ dùng đồ chơi theo hình dạng, màu sắc, kích thước
95% trẻ hứng thú vớ

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐIỂM MẦM NON.doc
Giáo Án Liên Quan