Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi - Vũ Thị Nghĩa

- Cô đón cháu vào lớp cùng cháu trò chuyện về chủ đề bé sẽ học. Cô gợi ý hỏi trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình: Nhà con nuôi những con vật nào?

Con gà và vịt có điểm nào giống và khác nhau? Con cho các con vật ăn những thức ăn nào?,.Từ đó giới thiệu chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình.

- Cô trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khoẻ và sở thích của trẻ ở nha.

- Thực hiện “bé đến lớp”. Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Mèo bắt chuột, bịt mắt bắt dê

 

doc24 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi - Vũ Thị Nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi.(1 tuần)
Tuần thứ 15: Thực hiện từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 12 năm 2014
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Điểm danh
- Cô đón cháu vào lớp cùng cháu trò chuyện về chủ đề bé sẽ học. Cô gợi ý hỏi trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình: Nhà con nuôi những con vật nào?
Con gà và vịt có điểm nào giống và khác nhau? Con cho các con vật ăn những thức ăn nào?,..Từ đó giới thiệu chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình.
- Cô trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khoẻ và sở thích của trẻ ở nha. 
- Thực hiện “bé đến lớp”. Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Mèo bắt chuột, bịt mắt bắt dê
Thể dục sáng
Khởi động: Cho trẻ thực hiện các kiểu đi, chạy khác nhau. 
 Trọng động: Các cháu tập các động tác theo nhạc
 + Hô hấp( 2): Thổi bóng bay
- TTCB : Đứng tự nhiên , đầu không cúi. 
 - Thực hiện : đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang.
Tay vai (3 )
- TTCB: Đứng thẳng hai tay buông xuôi, đầu không cúi.
 - Nhịp 1 : bước chân trái sang ngang1 bước, đưa 2 tay ra ngang, lòng bàn tay ngửa.
 - Nhịp 2 : gập khủy tay, bàn tay để sau gáy.
 - Nhịp 3 : như nhịp 1.
 - Nhip 4: về TTCB, sau đổi chân. 
 + Chân (3 ):
- TTCB: đứng khép chân, tay chống hông.
 - Nhịp 1: đưa chân trái ra trước, các ngón chân chạm đất. 
- Nhịp 2: Về TTCB
- Nhịp 3 : đưa chân phải ra trước- như nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB
Bụng- lườn (3)
- TTCB: đứng khép chân, tay thả xuôi. 
 - Nhịp 1: bước chân trái sang ngang 1 bước, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. 
 - Nhịp 2 : cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân
- Nhịp 3 : giống nhịp 1 
- Nhịp 4 : Về TTCB. 
 + Bật (4) :
TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
Nhịp 1: bật tách chân trái trước, chân phải sau.
Nhịp 2: bật đổi chân phải trước, chân trái sau 
Nhịp 3: như nhịp 1
Nhịp 4: bật khép chân, về TTCB 
Hồi tĩnh: Hít thở theo nhạc .
Hoạt động học 
có chủ đích 
Bò thấp chui qua cổng
Thơ: Đàn gà con.
Sự phát triển của con vịt.
Nhận biết số lượng 4, nhận biết số 4.
NH: Gà gáy le te.
DH: Gà trống, mèo con và cún con.
Vẽ con gà trống
Hoạt động 
ngoài trời
*Hoạt động có mục đích
*Trò chơi vận động
*Chơi tự do:
- Quan sát tranh môi trường các lớp.
Mèo và chim sẻ
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
- Quan sát con vật nhóm gia súc.
Mèo bắt chuột
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
- Quan sát con vật nhóm gia cầm.
Bắt vịt trên cạn.
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Bé tập vẽ con gà trên nền sân.
Mèo và chim sẻ
Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Quan sát thời tiết trong ngày.
Mèo bắt chuột
 Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Hoạt động góc
-Góc phân vai : Cửa hàng bán thức ăn gia súc.
+Chuẩn bị: - Các loại rau, củ quả nhựa, bitis, xốp, thức ăn bằng xác dừa khô,
+Hướng dẫn cách chơi: Trò chuyện gây hứng thú cho trẻ.Cho trẻ tự chọn nhóm chơi, vai chơi. Trẻ tự thoả thuận cách chơi.
- Trẻ thể hiện được một vài hành động của vai chơi bán hàng: người mua hàng biết gọi tên đồ dùng mình muốn mua, người bán nói giá tiền và cám ơn khách hàng
- Trẻ chơi lâu hơn với vai đã nhận.
-Góc xây dựng, lắp ghép: Trang trại chăn nuôi.
+ Chuẩn bị: Một số cây xanh, gạch gỗ, hộp sữa, hộp có nhiều kích thước khác nhau,. 
+ Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ chọn hoạt động, gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng và bao quát hướng dẫn c/c chơi trật tự.Không tranh giành nhau. Xây được mô hình có bố cục tương đối đẹp.
-Góc âm nhạc: Hát, múa về chủ đề : “ các con vật nuôi trong gia đình”
+ Chuẩn bị: Các loại nhạc cụ: trống lắc, đàn, phách tre,...và các phụ kiện cho trẻ hóa trang: Vòng hoa, bông tua,..
+ Hướng dẫn cách chơi: Giới thiệu cho trẻ biết về chủ đề chơi, hướng dẫn trẻ chọn các bài trong chủ đề, hứng thú cùng nhau tham gia. Trẻ mạnh dạn hát, múa, biểu diễn theo nhạc. Trẻ thuộc và hát đúng theo nhạc . Biết thể hiện niềm vui qua bài hát.
-Góc sách: Đọc sách, làm sách theo chủ đề nhánh: “ các con vật nuôi trong gia đình”
+ Chuẩn bị: Tranh truyện, sách, hình ảnh chủ đề, hồ dán, hình ảnh cắt từ họa báo.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ gọi tên các hình ảnh trong tranh, kể chuyện theo tranh và cô cũng có thể kể cho trẻ nghe. Tạo hứng thú cho trẻ tham gia, không gây ồn ào.
-Góc tạo hình: Vẽ, dán tranh tạo hình các đồ dùng,Cắt dán tranh làm allbum các đồ dùng , sản phẩm của “ các con vật nuôi trong gia đình”
+ Chuẩn bị: Tranh tô màu,màu sáp, đất nặn, bút lông,...
+ Hướng dẫn cách chơi:Gợi ý cho trẻ chọn nhiều hoạt động tạo hình phong phú, khuyến khích, tạo hứng thú cho trẻ tạo ra sản phẩm phong phú cho chủ đề.
-Góc khám phá: Lắp ráp các con vật, sắp xếp vòng đời của gà và vịt.
 + Chuẩn bị:các hình ảnh, bảng gài,... Các con vật lắp ráp khuyến mãi từ sữa, tranh ảnh, khăn lau tay,...
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ chọn hoạt động mình muốn thực hiện,hướng dẫn trẻ cùng nhau làm tốt hoạt động mình đã chọn.
-Góc thiên nhiên :Chăm sóc cây có trong góc thiên nhiên của lớp.
+ Chuẩn bị: Bình tưới, thau nước, sọt đựng rác, khăn lau, đồ chơi chăm sóc cây.
+ Hướng dẫn cách chơi: Cho trẻ quan sát goc thiên nhiên và nêu ích lợi của cây xanh, trẻ dùng các đồ dùng và cùng nhau chăm sóc cây. Cô giáo dục c/c một cách kịp thời.
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa – Ăn xế
Nhắc nhở cháu kĩ năng vệ sinh, tự phục vụ.
Nhắc cháu vệ sinh cẩn thận, gọn gàng không đùa giỡn và phải tiết kiệm nước.
Giờ ăn rèn trẻ thói quen mời trước khi ăn. Ăn hết suất, giờ ăn không nói chuyện.
Giờ ngủ rèn cháu nếp ngủ ngay ngắn, đúng giờ.
Ngủ dậy biết phụ giúp cô dọn đồ dùng, ăn xế hết suất, biết phụ dọn bàn, ghế trước và sau bữa ăn.
Thay quần áo gọn gàng.
Hoạt động chiều
Làm quen bài thơ: Đàn gà con.
Vệ sinh: Nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ trước khi về.
- TCHT: Bé hãy chọn thức ăn cho các con vật.
- Nha học đường: Bé không sợ đi khám răng.
Cho trẻ làm bài tập trong vở toán.
-Xem kỹ năng về cách thực hiện làm các con vật, cùng cô làm các con vật từ NVL mở.
Giải câu đố về Các con vật nuôi.
- Văn nghệ cuối tuần.
Nêu gương cuối tuần.
Vệ sinh
Trả trẻ
Nhắc phụ huynh cho các cháu hay đi học muộn đi học sớm hơn, kết hợp cùng cô giáo dạy trẻ cất đồ dùng đúng hình của bé.
- Chơi trò chơi lắp ráp, ghép hình
- Trao đổi với phụ huynh tình hình học tập, sức khỏe của bé ở lớp.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Hoạt động
Nội dung 
Đón trẻ
Trò chuyện
Điểm danh
Đón cháu tận tay phụ huynh. Nhắc c/c biết chào cô, chào ba mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Hỏi trẻ vể ngày nghỉ cuối tuần.
Hướng trẻ tới trang trí của lớp. Gợi ý để trẻ chọn góc chơi.
Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian hoặc vận động nhẹ: Kéo cưa lừa xẻ.
Điểm danh : Sĩ số: /
 Vắng:
Thể dục sáng 
Tập theo nhạc với các động tác như kế hoạch tuần.
Hoạt động học có chủ đích
Bò thấp chui qua cổng. (CS )
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ thực hiện vận động chạy chậm 60m,Trẻ nhớ tên vận động, biết tham gia chơi trò chơi theo đúng luật.
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy. Rèn luyện và phát triển cơ chân, sự dẻo dai khéo léo cho trẻ.
- Trẻ hứng thú, tích cực tập luyện. Chú ý tham gia chơi tốt trò chơi.
II. Chuẩn bị:
 + Trống lắc, nhạc tập thể dục. Sân rộng và sạch.
 + Đội hình tập, 6 cổng chui. Vòng tròn to, nhỏ bóng, sọt đựng bóng.
* Tích hợp : Đếm số lượng trong phạm vi 10.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
Cô đọc câu đố: “ Con gì mà có 4 chân
Giúp người bắt chuột giữ yên bếp nhà”.
Hôm nay chúng ta sẽ giả làm những chú mèo cùng vui đùa qua hoạt động Bò thấp chui qua cổng nhé.( Trẻ lấy mũ mèo đội lên đầu). Trước khi chơi thì xin mời những chú mèo con hãy khởi động chân tay đi nào.
     - Hỏi lại trẻ tên vận động.
2/ Nội dung: 
2.1 Khởi động
 - Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường theo lời bài hát “ Nhà em có con mèo”.
2.2 Trọng động.
* Bài tập phát triển chung
Trẻ tập các động tác sau theo nhịp bài hát “ Rửa mặt như mèo”.
 + Hô hấp( 2): Thổi bóng bay ( 2L x 4N)
Tay vai (3 ): Bước chân trái sang ngang1 bước, đưa 2 tay ra ngang, lòng bàn tay ngửa. gập khủy tay, bàn tay để sau gáy. ( 4L x 4N)
 + Chân (3 ): tay chống hông. đưa chân trái ra trước, các ngón chân chạm đất. ( 4L x 4N)
Bụng- lườn (3): bước chân trái sang ngang 1 bước, 2 tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. 
 cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân( 2L x 4N)
 + Bật (4) : Chân trước chân sau. ( 2L x 4N)
*Vận động cơ bản:
Các cháu tập theo đội hình: 
 * * * * * * * * * * 
 	*
 *
 *	
 *
 * * * * * * * * * * 
 - Bây giờ xin mời các con hãy cùng đến với bài tập có tên là “bò thấp chui qua cổng ”
- Để làm tốt bài tập này các con hãy chú ý xem bạn làm mẫu nhé.
- lần 1: Không giải thích 
- lần 2: phân tích động tác: 
Tư thế chuẩn bị: Đứng vào vạch chuẩn, khi có hiểu lệnh chuẩn bị thì chống 2 tay xuống sàn làm tư thế chuẩn bị bò, mắt nhìn về phía trước. Khi bò thì kết hợp tay nọ chân kia nhịp nhàng.
  - Hỏi lại tên vận động? Cô vừa cho bạn thực hiện vận động gì?
Lần 3: Thực hiện nhấn mạnh kết hợp hỏi lại trẻ kỹ năng thực hiện vận động.
Tổ chức dưới hình thức luyện tập: Cho trẻ luyện tập cá nhân.
Cho trẻ luyện tập theo hình thức cả lớp.
Giáo dục trẻ chú ý, tích cực tham gia thực hiện tốt vận động.
* Trò chơi vận động : Lùa vịt về chuồng.
- Cô giới thiệu trò chơi. 
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi: Chia trẻ làm hai đội, chọn mỗi đội 6 trẻ lên đứng hàng dọc. Trong vòng một đoạn nhạc, từng trẻ trong mỗi đội sẽ lấy một quả bóng dùng chân lăn bóng từ vạch thứ nhất đến vạch mức thứ 2 thì cầm bóng bỏ vào sọt. Kết thúc nhạc đếm xem đội nào có nhiều bóng là đội chiến thắng.
- Cho cháu chơi thử
- tiến hành chơi 2 – 3 lần.
- Cô nhận xét. 
2.3 Hồi tĩnh: Cho c/c hít thở nhẹ nhàng, chơi trò chơi: Pha nước chanh.
3/ Kết thúc:
 Cô nhận xét tuyên dương trẻ .
Trẻ nghe và đoán câu đố.
chú ý nghe cô hỏi và tham gia phát biểu.
Trẻ trả lời.
Thực hiện các kiểu đi, chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô.
Trẻ tập các động tác theo nhạc cùng cô.
Xem bạn thực hiện.
Chú ý xem và nghe cô giải thích động tác. Nắm được cách thực hiện.
Tham gia trả lời câu hỏi của cô.
Hứng thú tham gia tập luyện theo sự hướng dẫn của cô.
Nghe cô giáo dục.
Nắm được cách chơi và hứng thú tham gia chơi theo sự hướng dẫn của cô.
Chơi trò chơi nhẹ.
Nghe cô nhận xét.
Hoạt động
chuyển tiếp
- Hát: Ai cũng yêu chú mèo.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh môi trường.
+ Trẻ ra sân, hít thở không khí trong lành .
+ Trẻ quan sát và nêu ý kiến về những gì trẻ quan sát được.
+ Cô tạo hứng thú cho trẻ tham gia.
Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ .
+Cách chơi: Gợi ý cho c/c cùng nhắc lại.
+ Trẻ tham gia trò chơi một cách hứng thú, nắm rõ luật chơi và cách chơi.
Tạo hứng thú cho c/c cùng tham gia.
Chơi tự do: Chơi TCDG, chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường	
Hoạt động góc
Góc trọng tâm: Xây trang trại chăn nuôi.
 +Hướng dẫn cách chơi: Trẻ biết cách chơi, biết dùng nhiều loại vật liệu khác nhau để xây. Biết phối hợp với nhau khi xây. Tạo công trình với bố cục tương đối hợp lý.
Góc kết hợp: 
- Góc xây dựng, lắp ghép: Cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm.
-Góc âm nhạc: Hát, múa về chủ đề: Những con vật nuôi. 
 -Góc sách: Đọc sách, làm sách theo chủ đề: Những con vật nuôi. 
Vệ sinh
Ăn trưa
Ngủ trưa
CS 
- Chú ý giúp trẻ thực hiện tốt thao tác rửa tay. Biết xếp hàng chờ tới lượt mình, không xô đẩy nhau.
- Giáo dục dinh dưỡng và khuyến khích c/c ăn hết suất.
- Nhắc c/c nằm ngay ngắn, không nói chuyện trong giờ ngủ.Biết phụ giúp cô dọn đồ dùng sau khi ngủ dậy.
Mở nhạc dân ca cho trẻ ngủ.
Cháu ăn hết xuất bữa ăn xế.
Hoạt động chiều
CS
- Làm quen bài thơ: Đàn gà con.
+ Cô giới thiệu bài thơ và dạy cho c/c đọc từng câu theo cô.
+ Tổ chức và tạo hứng thú cho trẻ tham gia học tập.
- Chơi trò chơi dân gian nhẹ nhàng. Chơi tự do ở các góc theo ý thích.
Vệ sinh
Trả trẻ
- Cho trẻ xem ti vi .
- Hướng dẫn trẻ chơi tự do ở các góc.
Trao đổi với PH về tình hình học tập, sức khoẻ của c/c trong ngày. Vận động PH ủng hộ nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng. 
Đánh giá hoạt động trong ngày:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 23 tháng 12 năm 2014
Hoạt động
Nội dung – hình thức tổ chức
Đón trẻ
Thể dục sáng 
Điểm danh 
- Cô ân cần đón cháu vào lớp nhắc nhở cháu cất đồ dùng đúng nơi qui định, liên hệ phụ huynh cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục cháu tốt hơn.
-Cô cháu cùng xem tranh, trò chuyện về sự phát triển của con vịt, tranh bài thơ: Đàn gà con. Cho cháu chơi đồ chơi ở các góc
- Tổ chức TC tạo dáng. Chơi trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê. Cho trẻ cắm hoa vào bảng “ai có mặt hôm nay”.
Điểm danh : Sĩ số: /
 Vắng:
Thể dục sáng
Tập theo nhạc với các động tác như kế hoạch tuần.
Hoạt động 
học 
có chủ đích
Hoạt động học có chủ đích
Thơ: Đàn gà con. (CS )
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc bài thơ. Mở rộng vốn từ cho trẻ. Hiểu nội dung bài thơ.
- Rèn trẻ đọc thuộc thơ và đọc diễn cảm, biết đọc nối tiếp, Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ có hứng thú tham đọc thơ và chơi trò chơi tốt. Biết yêu mến và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính, bài giảng thiết kế trên PowerPoint. 
- Cô thuộc thơ, đọc diễn cảm.
- Quả trứng bằng nhựa: 20 quả.
- 2 đường hẹp. muỗng nhỏ, rổ đựng trứng.
Tích hợp: Đi trong đường hẹp để chuyển trứng.
Trò chuyện về chú gà con.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
- Hát: “ Đàn gà con”.
+ C/c vừa hát bài hát nói về con vật gì?
+ Gà là con vật nuôi ở đâu?
+ Con thấy con gà con như thế nào?
Con biết bài thơ nào nói về chú gà con không?
Giới thiệu bài thơ: Đàn gà con của tác giả Phạm Hổ.
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Bé cùng đọc thơ
 - Cô đọc lần 1 có mô hình.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Tác giả bài thơ là ai?
- Cô đọc lần 2 kèm hình ảnh động trên màn hình.
từ khó : ấp ủ -> che chắn, bảo vệ, nâng nui.
từ khó : ti hon, bé xíu -> rất nhỏ.
Giảng nội dung: Bài thơ nói về mười quả trứng gà sau một thời gian được gà mẹ nâng nui, ấp ủ thì nở ra đủ mười chú gà con rất dễ thương, chúng có bộ lông vàng, mỏ, chân đều nhỏ. Qua đó nói lên tình yêu của bạn nhỏ đối với những chú gà con.
- Cho cả lớp đọc thơ 2 -3 lần.
- Đọc theo hiệu chỉ tay của cô.
- Đọc theo nhóm.
- Đọc theo cá nhân trẻ.
*TC: cho trẻ đứng dậy làm đàn gà con đi chơi, đi kiếm mồi.
2.2 Hoạt động 2: Đàm thoại
- Trong bài thơ nhắc đến bao nhiêu quả trứng nhỉ?
- Mẹ gà đang làm gì?
- Cái mỏ của gà con như thế nào?
- Cái chân của gà con như thế nào?
- Câu thơ nào nói về chân và mỏ của gà con?
- Lông của chú gà màu gì?
- Mắt chú như thế nào?
- Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ dành cho đàn gà con?
- Qua bài thơ giáo dục c/c điều gì?
Chúng mình vừa học xong bài thơ: Đàn gà con rồi, các con thấy gà con có dễ thương không? Các con có yêu quý gà con không? Các con yêu quý gà con thì chúng mình phải bảo vệ gà con nhé!
Ngoài gà con ra con có rất nhiều các loài động vật đáng yêu khác chúng mình hãy bảo vệ , chăm sóc chúng nhé!
*Hát: Đàn gà trong sân. (đứng lên vận động).
2.3 Hoạt động 3: Xem ai giỏi ai khéo!
Chúng mình cùng thi nhau chuyển trứng về ổ cho gà ấp trứng nhé.
Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử ra 7 bạn lên xếp hàng dọc, trong vòng một đoạn nhạc từng trẻ sẽ cầm muỗng và múc trứng đi trong đường hẹp lên bỏ vào ổ trứng, kết thúc đoạn nhạc, nhóm nào chuyển được nhiều trứng là thắng cuộc. Những quả trứng bị rơi trên đường đi thì không tính, trẻ phải quay về làm lại từ đầu.
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương. 
Tr đọc lại bài thơ: Đàn gà con.
Trẻ cùng hát.
Trẻ nghe cô hỏi, suy nghĩ và tham gia trả lời.
Đoán tên bài thơ: Đàn gà con.
Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ.
Trẻ trả lời.
Nghe cô đọc và xem hình ảnh minh hoạ trên vi tính. Nhắc từ khó.
Nghe cô giảng nội dung bài thơ.
Trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức khác nhau.
Trẻ chơi cùng cô
Trẻ chú ý lắng nghe và mạnh dạn tham gia trả lời các câu hỏi đọc các khổ thơ
Trẻ hát và vận động cùng cô
Trẻ chia nhóm và tham gia chơi trò chơi một cách hứng thú.
Trẻ cùng đọc thơ.
Hoạt động học có chủ đích
Sự phát triển của con vịt. (CS )
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được các giai đoạn phát triển từ trứng thành vịt trưởng thành. Nhận biết, gọi tên và miêu tả được hình dáng bên ngoài của trứng vịt, vịt con và vịt trường thành.
- Gọi tên và đặc điểm từng bộ phận của con vịt mà trẻ quan sát được. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
2. Chuẩn bị: 
- Bài soạn powerpoint: Nhạc các bài hát, các giai đoạn phát triển của vịt.
- Mô hình ao vịt.
- Tranh ghép hình các giai đoạn phát triển của vịt.
Tích hợp : Ghép tranh về sự phát triển của vịt, đếm số lượng.
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
Hát múa: Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài hát: đàn vịt con.
Cô và trẻ cùng đi đến “ao vịt” và cùng quan sát xem ở trong ao vịt có những gì? (vịt mẹ và vịt con)
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Bé cùng khám phá.
Trò chuyện với trẻ về những gì trẻ quan sát được ở ao vịt:
+ Có bao nhiêu con vịt trong ao?
+ Có mấy chú vịt con?
+ Có mấy chú vịt mẹ?
+ Vịt con lông màu gì? Chân và cánh, mỏ như thế nào?
- Cho trẻ miêu tả vịt con và vịt mẹ?
 Tìm hiểu về quá trình sinh ra và lớn lên của vịt: Trẻ quan sát trên máy tính về các giai đoạn phát triển từ trứng thành vịt trưởng thành.
- Gọi một số trẻ lên kể lại những gì trẻ đã quan sát được.
Cũng có thể gọi từng trẻ hoặc từng nhóm trẻ quan sát và kể về từng bức tranh mà trẻ đã được quan sát trên máy tính theo thứ tự từ tranh 1 đến tranh 4.
Cô giới thiệu cho trẻ thứ tự quá trình phát triển của vịt theo thứ tự từ trứng, tách vỏ, vịt con và vịt trưởng thành.
Giáo dục: Vịt cung cấp trứng và thịt vịt có nhiều chất đạm, vì vậy c/c phải biết chăm sóc vịt, cho vịt ăn.
2.2 Hoạt động 2: So sánh gà và vịt.
 Bây giờ, cô đố các con biết: Trong các con vật nuôi trong gia đình, con vịt và con gà có điểm nào giống nhau và khác nhau?
+ Khác: Đặc điểm chân, mỏ, thức ăn,
+ Giống: Đều là những con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, 2 cánh, đẻ ra trứng.( Thuộc nhóm gia cầm).
Ngoài ra, trong gia đình c/c còn nuôi con vật nào nữa? .( Giáo dục mở rộng với một số con vật nuôi khác).
2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ,Trong vòng một đoạn nhạc các nhóm cùng nhau thực hiện yêu cầu: ghép trang các giai đoạn phát triển của von vịt rồi sắp xếp chúng theo trình tự về sự phát triển của con vịt.
 Sau khi trẻ hoàn thành bài tập của mình, cô cho trẻ quan sát trên máy tính và so sánh kết quả của trẻ.
3/ Kết thúc:
 Nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân
Cho c/c cùng hát theo nhạc bài hát: Một con vịt.
Trẻ cùng hát.
Trẻ quan sát.
Trẻ mạnh dạn tham gia trò chuyện cùng cô.
Trẻ nêu nhận xét.
Trẻ cùng quan sát, nhận biết sự phát triển của con vịt.
Chú ý nghe cô giáo dục.
Trẻ nêu được đặc điểm giống và khác nhau của con gà và con vịt.
Kể tên một số con vật nuôi.
Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu, nắm được cách chơi và hứng thú cùng tham gia.
Nghe cô nhận xét, trẻ cùng hát.
Hoạt động
chuyển tiếp
Chơi : bắt vịt trên cạn.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích: Quan sát con vật nhóm gia súc.
Cho trẻ quan sát con mèo, chó thật và một số con: trâu, bò, heo qua các tranh môi trường.
Tạo hứng thú cho trẻ cùng quan sát. 
Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột. 
Trẻ có hứng thú tham gia và chơi tốt trò chơi theo yêu cầu của trò chơi.
Chơi tự do: cô bao quát hướng dẫn cháu chơi với đồ chơi trong sân trường, chơi với cát và nước.
Hoạt động góc
Góc trọng tâm: Góc Phân vai : Cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm.
Yêu Cầu: Cháu biết công việc của người bán, người mua, nhân viên và người làm chủ, biết nhận vai và thể hiện một vài hành động chơi phù hợp. Biết phối hợp với bạn khi chơi.
Khi chơi không gây ồn ào trong góc chơi.
Góc kết hợp:

File đính kèm:

  • docKH TUAN 1.doc
Giáo Án Liên Quan