Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình của bé - Chủ đề nhánh: Đồ dùng ăn uống trong gia đình - Đỗ Thị Thùy Linh

- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng. của các loại đồ dùng ăn uống trong gia đình.

- Trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong gia đình.

- Trẻ ôn lại các số từ 1-5.

- Các hoạt động khác: Sưu tầm, cắt dán hình ảnh về các loại đồ dùng ăn uống trong sách, báo, tranh ảnh.

- Chơi đóng vai: Gia đình, mẹ- con, nhân viên bán hàng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6325 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Gia đình của bé - Chủ đề nhánh: Đồ dùng ăn uống trong gia đình - Đỗ Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Mẫu giáo Định Thành
 Tuần 08
–{—–{—–{—
Chủ đề 
GIA ĐÌNH CỦA BÉ
 Chủ đề: Đồ dùng ăn uống trong gia đình
LỚP: LÁ
Giaó viên: Đỗ Thị Thùy Linh
Năm học: 2014-2015
MẠNG HOẠT ĐỘNG : TUẦN 3 (Từ 27/10 đến 31/10/2014)
Thứ 2: 27/10/2014
KPKH: Một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
GDAN: H+ VĐ: Bố là tất cả (l2)
 NH: Chỉ có một trên đời
 TCÂN: Gõ theo cô
Thứ 3: 28/10/2014
LQVT: Ôn các số từ 1-5
ĐỒ DÙNG ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
( 1 TUẦN)
Thứ 4: 29/10/2014
TDGH: Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
PTNN: Trò chuyện với trẻ về đồ dùng ăn uống trong gia đình
Thứ 6: 31/10/2014
LQCV: 
Chữ e, ê
( Tiết 2)
Thứ 5: 30/10/2014
TH: Vẽ và tô màu ngôi nhà (đ t)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển thể chất
1/ Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản ( cs 7).
2/ Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong 30 phút. 
( cs 14).
- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng... của các loại đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ ôn lại các số từ 1-5.
- Các hoạt động khác: Sưu tầm, cắt dán hình ảnh về các loại đồ dùng ăn uống trong sách, báo, tranh ảnh.
- Chơi đóng vai: Gia đình, mẹ- con, nhân viên bán hàng...
* Phát triển nhận thức:
+ Khám phá khoa học:
- Một số đồ dùng ăn uống trong gia đình
+ Làm quen với toán:
- Ôn các số từ 1-5.
Lĩnh vực phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội
1/ Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân (cs 29).
2/ Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn 
( cs 45)
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng... của các loại đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về tình cảm của trẻ đối với gia đình.
- Trò chơi: “ Xây nhà của bé” , “ kéo co”, “ rồng rắng lên mây”
- Hát, nghe hát các bài hát về chủ đề 
- Sử các kỹ năng tạo hình như: Vẽ, nặn, cắt, xé dán, gấp để tạo ra sản phẩm.
- Làm một số sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
* Phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội:
+ Tạo hình:
- Vẽ và tô màu ngôi nhà ( ĐT)
+ Giáo dục âm nhạc:
. H+ VĐ: Bố là tất cả ( l 2)
 NH: Chỉ có một trên đời
 TCÂN: Gõ theo cô
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
1/ Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi 
(cs 61).
2/ Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động( cs 69)
- Trò chuyện với trẻ về gia đình, các đồ dùng trong gia đình.
- Thơ, câu đố liên quan đến chủ đề
- Chọn , đọc các chữ cái đã học trong từ và phát âm
- Trò chơi phát triển ngôn ngữ “ Truyền tin”, “ kể đủ 3 thứ”
* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
PTNN: Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng ăn uống trong gia đình
+ LQCV: 
- E, Ê ( tiết 2)
Lĩnh vực phát triển nhận thức
1/ Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống
 ( cs 94)
2/ Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
( cs 113)
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Trò chuyện lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày.
- Lồng vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ.
- Cho trẻ biết được ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với con người.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nhặt và bỏ rác vào thùng.
- Trẻ biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mọi người trong gia đình. Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình
- Trẻ có thối quen vệ sinh tốt, tự lau mặt khi bẩn, khi có mồ hôi, tự mặc áo và cởi áo. 
* Lĩnh vực phát triển thể chất:
+ Các động tác bài tập thể dục sáng: Luyện tập các nhóm cơ, hô hấp.
+ TDGH:
- Đi trên ghế băng đầu đội túi cát
* Các nội dung giáo dục:
- Giáo dục bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng.
- Giáo dục an toàn giao thông: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn khi đi trên các loại phương tiện giao thông.
- Giáo dục trẻ Bảo quản, giữ gìn đồ dùng gia đình được sử dụng bền lâu.
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng: Khóa nước sau khi dùng
- Giáo dục trẻ về sự biến đổi khí hậu và yêu quý biển đảo.
- Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong gia đình
- Giáo dục vệ sinh cá nhân: Làm thế nào để có hàm răng đẹp.
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Lễ phép, chào hỏi mọi người
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN
I.Nội dung:
-Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và dắt trẻ vào chơi cùng bạn 
- Trao đổi thông tin với phụ huynh 1 số việc cần thiết 
 - Trò chuyện với trẻ về góc chủ đề, xem tranh ảnh về chủ đề gia đình.
II.Yêu cầu:
 - Phụ huynh đưa trẻ tận tay giáo viên
 - Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về chủ đề rèn ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với bạn.
 - Giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
III.Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh theo chủ đề 
IV.Tiến hành:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về những việc bé làm vào ngày cuối tuần. 
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về đồ dùng mà trẻ thích.
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về tình cảm đối với các loại đồ dùng ăn uống trong gia đình.
THỂ DỤC SÁNG
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thể dục sáng
Thở 3
Thay đt tay- vai 3
Bụng lườn 2
Chân 2
Bật 2
- Trẻ tập đều và đúng động tác theo nhịp đếm của cô.
- Rèn các cơ: Tay, bụng, chân phát triển tốt.
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt.
- Sân trường sạch sẽ, thoáng.
- Cô dẫn trẻ ra sân, vừa đi vừa đọc thơ dạo quanh sân trường ( giáo dục bảo vệ môi trường)
- Tập trung trẻ thành 4 hàng dọc.
* Khởi động: Cho trẻ đi, chạy luân phiên các kiểu theo vòng tròn rồi chuyển thành 4 hàng ngang
* Trọng động: Cô làm mẫu động tác mới, cho trẻ tập 
- Thở 3: Ngửi hoa ( 4l)
Hít thở nhẹ nhàng theo động tác ngửi hoa
- Tay 3: Đánh xoay tròn hai cánh tay (cuộn len) ( 2lx8n)
TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi
N1: Hai tay để ngang ngực
N2; 2 cánh tay xoay tròn vào nhau
N3: Giơ hai tay lên cao
N4: Về TTCB
- Bụng 2: Đứng quay người sang bên ( 2lx8n)
- Chân 2: Ngồi co duỗi 2 chân ( 2lx8n)
- Bật 2: Bật tiến về trước ( 2lx8n)
* Hồi tỉnh: Chơi “ Pha nước chanh”	
ĐIỂM DANH
Điểm danh
- Cô nắm được sỉ số trẻ trong lớp, báo
phiếu ăn.
- Trẻ biết tên bạn vắng trong lớp.
- Sổ chấm phiếu ăn
- Viết
- Cô cho tổ trưởng từng tổ điểm danh, báo cáo số bạn có trong tổ.
- Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn khi bạn đếm số. Tổ trưởng lên báo tên bạn vắng.
- Cô điểm danh lại cho chính xác
- Cô ghi vào sổ chấm phiếu ăn.
BA TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Ba tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ thuộc và hiểu ý nghĩa 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Biết thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ
Phòng học thoáng mát.
Bài hát, nội dung 3 tiêu chuẩn
Cô đưa ra và hỏi trẻ ý nghĩa của 3TCBN : 
1. Giờ học chú ý 
2. Biết nhường nhịn bạn 
3. Quần áo sạch sẽ
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ và được phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Cô cho trẻ nhắc lại 3 TCBN theo tổ, lớp.
GIỜ CHƠI NGẮN
Giờ chơi ngắn
- Cháu biết và chơi các trò chơi ngắn.
- Biết tác dụng của giờ chơi ngắn
- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi
Một số đồ chơi theo chủ đề
- Qua giờ chơi nhằm giúp trẻ lấy lại hứng thú để chuẩn bị hoạt động sau.
- Xen kẽ vào lúc chuyển tiết
- Khi chơi trẻ chơi theo tự nguyện, khi chơi trẻ biết tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhường nhịn bạn khi chơi, không giành đồ chơi với bạn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG
1/ Kiến thức: 
- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng... của các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.
- Trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong gia đình.
2/ Kỹ năng:
-Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô qua đó trẻ biết thêm 1 số từ mới, trẻ mạnh dạn và tự tin .
-Trẻ được tắm nắng, hít thở không khí sáng giúp phát triển các giác quan trong cơ thể 1 cách hài hòa, cân đối 
 3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
II/CHUẨN BỊ : Sân trường thoáng mát	 
III/TIẾN HÀNH:
Ổn định trước khi ra sân:
Cho trẻ sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng mang giầy dép gọn gàng cô dẫn đi dạo
Tổ chức ra sân:
Trẻ vừa đi vừa đọc thơ “ Bé ơi!” đến nơi cho trẻ quan sát 
Cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời
Cho trẻ chơi VĐ “ Rồng rắn lên mây”
Cho trẻ chơi tự do với cát, sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời 
Cô theo dõi bao quát trẻ, xử lí tình huống 
Tập trung trẻ lại nhận xét 
Cho trẻ vào lớp đi vệ sinh
Nội dung quan sát
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thứ 2: 
Bếp ăn gia đình
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của các đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. 
- Phát triển thể chất cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Dẫn trẻ dạo quanh sân trường.
Cô đàm thoại với trẻ về thời tiết buổi sáng. Giáo dục trẻ những ảnh hưởng của thời tiết đối với con người. 
-Cô tập trung trẻ, cùng đàm thoại với trẻ:
+ Cô đố các con đây là gì? Bếp ga hay bếp củi?
+ Bếp ga khác bếp củi như thế nào?
+ Bếp ga dùng để làm gì?
+ Bếp ga hoạt động đươc nhờ có gì?
+ Sử dụng như thế nào?
+ Bếp ga được gọi là đồ dùng gì trong gia đình?
+ Ngoài ra, còn có những loại đồ dùng ăn uống nào nữa?
+ Ở nhà các con có những đồ dùng ăn uống gì?
+ Các con có thích những đồ dùng đó không?
+ Các con sử dụng như thế nào để giữ gìn những đồ dùng đó?
Chơi vận động “ Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
Thứ 3: 
Vật dụng nấu ăn trong gia đình
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của các đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời câu hỏi của cô.
- Phát triển thể chất cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Cả lớp hát “ Khúc hát dạo chơi” dạo quanh sân trường.
Cô đàm thoại với trẻ: Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? 
+Nắng có vai trò như thế nào đối với chúng ta?
Giáo dục trẻ về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với mọi người và thiên nhiên.
Cô tập trung trẻ lại gần cô 
Chơi “ trời tối- trời sáng”
+ Đây là gì vậy các con?
+ Nồi dùng để làm gì?
+ Làm bằng chất liệu gì?
+ Sử dụng như thế nào?
+ Ngoài nồi ra, những đồ dùng gì dùng để nấu ăn nữa?
+ Các con có thích những đồ dùng đó không?
+ Các con sử dụng như thế nào để giữ gìn những đồ dùng đó?
Chơi vận động “ Kéo cưa lừa xẻ”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
 Thứ 4: 
Đồ dùng ăn uống trong gia đình
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của các đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô to rõ, mạnh dạn
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Đọc đồng dao “ Nu na nu nống” dạo quanh sân trường
+ Các con thấy vườn trường chúng ta như thế nào?
+ Để vườn hoa luôn xanh tốt chúng ta cần làm gì?
+ Gíao dục trẻ: Trồng cây xanh bảo vệ môi trường, chống lại sự biến đổi khí hậu.
+Các con xem bầu trời chúng ta thế nào? Vậy các con hãy vào chỗ mát và cùng trò chuyện với cô nha! 
+ Các con nhìn xem cô có gì?
+ Chén dùng để làm gì?
+ Chén làm bằng chất liệu gì?
+ Sử dụng như thế nào?
+ Ngoài chén ra, những đồ dùng gì dùng để đựng thức ăn nữa?
+ Các con có thích những đồ dùng đó không?
+ Các con sử dụng như thế nào để giữ gìn những đồ dùng đó?
Chơi vận động: “ Rồng rắn lên mây ”
Chơi tự do: Sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát trẻ, cho trẻ về lớp đi vệ sinh.
 Thứ 5: 
Đồ dùng ăn uống yêu thích của trẻ
- Trẻ biết được những đồ dùng mà trẻ thích.
- Trẻ nói được lý do mà trẻ thích đồ dùng đó.
- Trẻ mạnh dạn, tự 
tin trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Địa điểm quan sát
sỏi, đồ chơi ngoài trời
Cả lớp hát “ cả nhà thương nhau” dạo quanh sân trường
Cho trẻ quan sát thời tiết buổi sáng.
Giáo dục trẻ về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với mọi người và thiên nhiên.
Cho trẻ xem tranh. Cô đàm thoại với trẻ
+ Hôm qua chúng ta đã quan sát đồ dùng ăn uống gì ?
+ Các con thích đồ dùng nào?
+ Vì sao con thích đồ dùng đó?
+ Vậy các con phải sử dụng như thế nào để giữ gìn những đồ dùng đó?
Chơi vận động “ Giật cành lá”
Chơi tự do: Sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát trẻ
 Thứ 6:
Tình cảm của bé đối với đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ nói được tình cảm của mình đối với đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô to rõ và mạnh dạn
- Phát triển thể chất cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Địa điểm quan sát
Sỏi, đồ chơi ngoài trời
Hát: “ Ra chơi vườn hoa” dạo quanh sân trường
+ Các con nhìn xem bầu trời của chúng ta như thế nào?
+ Ánh nắng có lợi hay hại?
+ Để làm giảm sự nóng lên của trái đất chúng ta cần làm gì?
Gíao dục trẻ: Trồng cây xanh, không xả rác, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt...
-Tập trung trẻ cùng đàm thoại
+ Bạn nào nhớ hôm qua chúng ta đã nói về gì?
+ Vậy các con có yêu quý những đồ dùng ăn uống trong gia đình mình không?
+ Yêu quý những đồ dùng đó thì các con phải làm gì?
Chơi vận động “ Nhảy dây”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trơì. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1/ Kiến thức: Trẻ biết thể hiện vai chơi và cùng chơi với các bạn trong góc 
2/ Kỹ năng: 
- Trẻ dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với các bạn trong góc
 - Qua giờ chơi giúp phát triển các giác quan tốt
 3/ Giáo dục: Gíao dục trẻ nhường nhịn bạn chơi, biết giữ gìn đồ chơi được bền lâu
II.CHUẨN BỊ : Đồ chơi 5 góc
III.TIẾN HÀNH :
 - Cả lớp hát “ Cho con”
 - Bài hát nói về gì?
 - Ba mẹ rất yêu thương con, còn các con thì sau?
 - Yêu thương ba mẹ con phải làm gì?
Hôm nay, chúng ta sẽ làm những người nội trợ nấu ăn cho gia đình, xây nhà cho gia đình mình. Ngoài ra chúng ta còn có các góc khác:
 - Cho trẻ kể tên các góc, khi chơi các con chơi như thế nào ?
 - Chơi xong mình nhớ làm gì?
 - Cho trẻ chọn và về góc chơi
 - Cô bao quát gợi ý từng góc chơi.
 - Cô báo hết giờ nhận xét từng góc, hướng trẻ đến góc trọng tâm
 - Nếu trẻ nào chơi chán cho trẻ chơi vận động.
 - TCVĐ: “ Lộn cầu vồng ”
THỨ
TÊN GÓC - YÊU CẦU - CHUẨN BỊ - GỢI Ý
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4 
Thứ 5
Thứ 6
Góc xây dựng
Nhà của bé
vYêu cầu:
- Trẻ biết xây theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi, rèn cơ tay
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình
v Chuẩn bị : Hàng rào, cổng, vườn hoa
v Gợi ý : Các con sẽ phân công người xây, người chở gạch
Khi xây con nhớ xây ngay ngắn, trật tự. Xây xong giữ gìn công trình cho bạn đến tham quan.
- Góc phân vai: Chơi nấu ăn
- Góc học tập: Chơi lô tô thẻ hình. kismart
- Góc nghệ thuật: Cắt dán đồ dùng gia đình trong sách, báo...
- Góc thiên nhiên: Xếp vỏ ốc
Góc phân vai
Cửa hàng đồ dùng ăn uống gia đình
vYêu cầu:
- Trẻ biết phân vai chơi
- Trẻ cảm nhận được tình cảm mẹ con.
- Giáo dục trẻ chơi ngoan
vChuẩn bị: Đồ dùng ăn uống ; tiền
vGợi ý : Các con sẽ chơi đóng vai người bán hàng và mua hàng
Tồ chức như thế nào?
- Góc xây dựng: Xây nhà bé
- Góc học tập: chơi lô tô thẻ, kismart
- Góc nghệ thuật: Vẽ- Tô màu đồ dùng ăn uống trong gia đình
- Góc thiên nhiên: Tưới hoa
Góc học tập
Xem sách, lô tô 
vYêu cầu:
- Trẻ biết chơi theo hướng dẫn của cô
- Rèn óc quan sát, suy nghĩ trong khi chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét.
vChuẩn bị: Sách, lôtô
v Gợi ý: Các con cùng chọn những lô tô trang phục của bố mẹ, xem sách truyện về chủ đề. Khi chơi con nhớ lật sách nhẹ nhàng, không giành đồ chơi với bạn.
- Góc xây dựng: Xây công viên
- Góc phân vai: Chơi gia đình
- Góc nghệ thuật: Tô màu đồ dùng gia đình
- Góc thiên nhiên: Xếp vỏ ốc
Góc nghệ thuật
 cắt dán đồ dùng ăn uống trong gia đình.
vYêu cầu:
- Trẻ biết dùng kéo cắt dán hình ảnh
- Rèn sự khéo léo đôi tay trẻ để tạo sản phẩm
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
vChuẩn bị: Hình ảnh, kéo, hồ dán.. 
vGợi ý: Các con sẽ dùng kéo cắt sau đó dán hình vào tranh 
- Góc xây dựng: Xây công viên
- Góc phân vai: Chơi gia đình
- Góc học tập: chơi đôminô
- Góc thiên nhiên: Làm bánh từ cát
Góc thiên nhiên 
Xếp sỏi
Yêu cầu:
- Trẻ biết làm theo sự hướng dẫn của cô
- Giáo dục trẻ chơi không la hét, không cho sỏi vào mũi , miệng..
vChuẩn bị: Sỏi, vỏ ốc
vGợi ý : Các con sẽ dùng sỏi, vỏ ốc xếp hình ngôi nhà, đồ dùng ăn uống trong gia đình
- Góc xây dựng: Xây nhà bé
- Góc học tập: Chơi kismart
- Góc nghệ thuật: Tô màu đồ dùng gia đình
- Góc phân vai: Chơi gia đình
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Thứ 2 ngày 27/10/2014
Chủ đề nhánh: Đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Hoạt động 1
KPKH: Một số đồ dùng ăn uống trong gia đình
 ( lĩnh vực phát triển nhận thức)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng... của các loại đồ dùng ăn uống trong gia đình.
- Trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong gia đình.
2/ Kỹ năng: 
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đàm thoại, giao tiếp trong quá trình hoạt động
 - Vận động giúp cơ thể phát triển toàn diện, hoạt động linh hoạt, thoải mái hơn
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng ăn uống trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ: Máy, powerpoint một số đồ dùng trong gia đình; Bếp ga, chén, dĩa, tô; Lôtô thẻ một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
III/ TIẾN HÀNH:
Hát + VĐ “ Cả nhà thương nhau”
+ Vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Những ai sống chung trong một ngôi nhà?
+ Mọi người sống chung một nhà thì phải như thế nào với nhau?
Gíao dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình
Đọc đồng dao “ Dung dăng dung dẻ”, cho trẻ xem một số hình ảnh về đồ dùng ăn uống trong gia đình
Cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn 1 đồ dùng ăn uống trong gia đình. Sau đó các con mang về tổ cùng nhau đàm thoại về: Tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng, cách sử dụng của đồ dùng đó.
Cô cho trẻ thời gian hội ý với nhau
Hết giờ cô mời đại diện của mỗi tổ lên nói về các nội dung vừa hội ý với nhau.
Cô gợi ý khi trẻ nói chưa hoàn chỉnh
Cô tóm tắt lại tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng, cách sử dụng của đồ dùng đó.
+ Các con thấy những đồ dùng đó có lợi cho chúng ta không? 
+ Những đồ dùng sử dụng có lửa như bếp ga thì phải sử dụng như thế nào? ( Giáo dục trẻ tránh xa những đồ dùng gây nguy hiểm)
+ Vậy các con có yêu quý những đồ dùng ăn uống trong gia đình mình không?
+ Yêu quý những đồ dùng đó thì các con phải làm gì?
Chơi “ Vật gì biến mất”
So sánh điểm giống và khác nhau giữa chén và dĩa: Giống nhau( đều làm bằng sành); Khác nhau ( Chén dùng để ăn cơm, dĩa để đựng thức ăn)
Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Ai nhanh tay” cho trẻ tìm và dán những lô tô thẻ theo yêu cầu của cô.
 Hát “ Bố là tất cả” kết thúc./.
Hoạt động 2
GDAN: H+ VĐ: Bố là tất cả ( l 2)
 NH: Chỉ có một trên đời
 TCÂN: Gõ theo cô
( Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1/ Kiến Thức:
- Trẻ cảm nhận được tình cảm đối với gia đình.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát: “Chỉ có một trên đời”
2/ Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ nhanh thông qua trò chơi gõ theo cô
- Trẻ múa hát nhịp nhàng theo bài hát bố là tất cả
 3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng ông bà, bố mẹ.
II. CHUẨN BỊ : Đĩa nhạc, tranh, mũ hoa, phim về biển đảo
III. TIẾN HÀNH :
-Cho trẻ xem hình ảnh về bé vui chơi cùng ba mẹ kết hợp xem hình ảnh biển đảo. Gíao dục trẻ: Yêu quê hương, yêu ba mẹ, chăm ngoan học giỏi xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.
-Trời tối trời sáng 
+Đây là ai? (Chú bộ đội)
+Hôm nay chú bộ đội đến thăm lớp mình chúng ta cùng múa hát với chú nha
-Cô mở nhạc cho trẻ múa hát
+Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân hát múa theo nhiều hình thức: Vòng tròn to, vòng tròn nhỏ, vòng tròn bạn trai, bạn gái. Vòng tròn ba tổ...
- Nghe bài hát: “Chỉ có một trên đời” do nhạ

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 8.doc
Giáo Án Liên Quan