Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Một số ngành nghề - Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình - Đỗ Thị Thùy Linh

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm.nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

 - Ôn nhận biết, phân biệt các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Các hoạt động khác: Sưu tầm, cắt dán hình ảnh về ngành nghề trong sách, báo, tranh ảnh.

- Chơi đóng vai: Làm cảnh sát, bác sĩ, nhân viên bán hàng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7135 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Một số ngành nghề - Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình - Đỗ Thị Thùy Linh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Mẫu giáo Định Thành
 Tuần 16
–{—–{—–{—
Chủ đề 
MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
 Chủ đề: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
LỚP: LÁ
Giaó viên: Đỗ Thị Thùy Linh
Năm học: 2014-2015
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp cùa người thân trong gia đình
Từ 22/12 đến 26/12/2014
Thứ 3: 23/12/2014
LQVT: - Ôn nhận biết, phân biệt các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Thứ 2: 22/12/2014
THMT: Tìm hiểu về nghề nghiệp của người thân trong gia đình
GDAN: DH: Cháu thương chú bộ đội –l2
NH: Ba em là công nhân lái xe
Tcan: Âm thanh từ đâu?
Thứ 4: 24/12/2014
TDGH: Chạy dích dắc vượt qua chướng ngại vật, ném bóng vào rổ
PTNN: Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của người thân trong gia đình
Thứ 5: 25/12/2014
TH: Làm con mèo từ vật liệu phế thải (M)
Thứ 6: 26/12/2014
LQCV: B ,D, Đ (t1)
Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
(22-26/12/2014)
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề : Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
Từ 22/12 đến 26/12/2013
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển thể chất
1/ Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm 
( cs 23).
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm...nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
 - Ôn nhận biết, phân biệt các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Các hoạt động khác: Sưu tầm, cắt dán hình ảnh về ngành nghề trong sách, báo, tranh ảnh.
- Chơi đóng vai: Làm cảnh sát, bác sĩ, nhân viên bán hàng...
* Phát triển nhận thức:
+ Khám phá khoa học:
- Tìm hiểu về nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
+ Làm quen với toán:
- Ôn nhận biết, phân biệt các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
Lĩnh vực phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội
1/ Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích ( cs 41)
2/ Lắng nghe ý kiến của người khác ( cs 48)
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm...nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về tình cảm của trẻ đối với các ngành nghề.
- Trò chơi: “ Xây nhà của bé” , “ Kéo co”, 
“ Rồng rắng lên mây”
- Hát, nghe hát các bài hát về chủ đề 
- Sử các kỹ năng tạo hình như: Vẽ, nặn, cắt, xé dán, gấp để tạo ra sản phẩm.
- Làm một số sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
* Phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội:
+ Tạo hình:
- Làm con mèo từ vật liệu phế thải (M)
+ Giáo dục âm nhạc:
. DH: Cháu thương chú bộ đội –l2
 NH: Ba em là công nhân lái xe
 Tcan: Âm thanh từ đâu?
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
1/ Có một số hành vi như người đọc sách ( cs 83)
- Trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm...nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
- Thơ, câu đố liên quan đến chủ đề
- Chọn, đọc các chữ cái đã học trong từ và phát âm
- Trò chơi phát triển ngôn ngữ “ Đoán nghề”, “ truyền tin”
* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
+ PTNN: 
- Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của người thân trong gia đình
+ LQCV: 
- B,D,Đ ( tiết 1)
Lĩnh vực phát triển nhận thức
1/ Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
( cs 101)
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Trò chuyện lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày.
- Lồng vào các hoạt động trong ngày để giáo dục trẻ.
- Cho trẻ biết được sự ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với con người.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nhặt và bỏ rác vào thùng.
- Trẻ biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi.
- Trẻ có thối quen vệ sinh tốt, rửa mặt lau mặt, đánh răng thường xuyên
* Lĩnh vực phát triển thể chất:
+ Các động tác bài tập thể dục sáng: luyện tập các nhóm cơ, hô hấp.
+ TDGH:
- Chạy dích dắc vượt qua chướng ngại vật, ném bóng vào rổ
* Các nội dung giáo dục:
- Giáo dục bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng.
- Giáo dục an toàn giao thông: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn khi đi trên các loại phương tiện giao thông.
- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, bạn bè và thầy cô.
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng: Khóa nước sau khi dùng
- Giáo dục trẻ về sự biến đổi khí hậu và yêu quý biển đảo.
- Giáo dục kỹ năng sống: Cầu cứu khi gặp nguy hiểm
- Giáo dục vệ sinh cá nhân: Làm gì để có hàm răng chắc khỏe?
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Vâng lời người lớn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN
I.Nội dung:
-Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và dắt trẻ vào chơi cùng bạn 
- Trao đổi thông tin với phụ huynh 1 số việc cần thiết 
 - Trò chuyện với trẻ về góc chủ đề, xem tranh ảnh về chủ đề ngành nghề.
II.Yêu cầu:
 - Phụ huynh đưa trẻ tận tay giáo viên
 - Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về chủ đề rèn ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với bạn.
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người làm các ngành nghề. Quý trọng các sản phẩm của các ngành nghề
III.Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh theo chủ đề 
IV.Tiến hành:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về những việc bé làm vào ngày cuối tuần. 
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về hình ảnh của một số ngành nghề 
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của người thân trong gia đình
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về ngành nghề mà trẻ thích.
Đón trẻ- trò chuyện với trẻ về tình cảm đối với các ngành nghề
THỂ DỤC SÁNG
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thể dục sáng
Thở 4
Tay vai 4
Bụng lườn 4
Chân 4
Thay bật 4
- Trẻ tập đều và đúng động tác theo nhịp đếm của cô.
- Rèn các cơ: Tay, bụng, chân phát triển tốt.
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt.
- Sân trường sạch sẽ, thoáng.
- nơ
- Cô dẫn trẻ ra sân, vừa đi vừa đọc thơ dạo quanh sân trường ( giáo dục bảo vệ môi trường)
- Tập trung trẻ thành 4 hàng dọc.
* Khởi động: cho trẻ đi, chạy luân phiên các kiểu theo vòng tròn rồi chuyển thành 4 hàng ngang
* Trọng động: Cô làm mẫu, cho trẻ tập lần lượt từng động tác theo cô.
- Thở 4: Thổi nơ ( 4l)
- Tay 4: Đánh chéo 2 tay ra phía trước, sau
( 2lx8n)
- Bụng 4: Cúi về trước, ngửa ra sau ( 2lx8n)
- Chân 4: Đưa chân ra các phía ( 2lx8n)
- Bật 4: Bật đưa chân sang ngang ( 2lx8n)
* Hồi tỉnh: Chơi “ gieo hạt”	
ĐIỂM DANH
Điểm danh
- Cô nắm được sỉ số trẻ trong lớp, báo
phiếu ăn.
- Trẻ biết tên bạn vắng trong lớp.
- Sổ chấm phiếu ăn
- Viết
- Cô cho tổ trưởng từng tổ điểm danh, báo cáo số bạn có trong tổ.
- Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn khi bạn đếm số. Tổ trưởng lên báo tên bạn vắng.
- Cô điểm danh lại cho chính xác
- Cô ghi vào sổ chấm phiếu ăn.
BA TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Ba tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ thuộc và hiểu ý nghĩa 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Biết thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ
Phòng học thoáng mát.
Bài hát, nội dung 3 tiêu chuẩn
Cô đưa ra và hỏi trẻ ý nghĩa của 3TCBN : 
1. Hăng hái phát biểu
2. Biết nhường nhịn bạn
3. Không xả rác
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ và được phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Cô cho trẻ nhắc lại 3 TCBN theo tổ, lớp.
GIỜ CHƠI NGẮN
Giờ chơi ngắn
- Cháu biết và chơi các trò chơi ngắn.
- Biết tác dụng của giờ chơi ngắn
- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi
Một số đồ chơi theo chủ đề
- Qua giờ chơi nhằm giúp trẻ lấy lại hứng thú để chuẩn bị hoạt động sau.
- Xen kẽ vào lúc chuyển tiết
- Khi chơi trẻ chơi theo tự nguyện, khi chơi trẻ biết tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhường nhịn bạn khi chơi, không giành đồ chơi với bạn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG
1/ Kiến thức: Trẻ biết được những dụng cụ, đặc điểm về nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
 2/ Kỹ năng:
-Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô qua đó trẻ biết thêm 1 số từ mới, trẻ mạnh dạn và tự tin .
-Trẻ được tắm nắng, hít thở không khí sáng giúp phát triển các giác quan trong cơ thể 1 cách hài hòa, cân đối 
 3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu quý các ngành nghề; quý trọng những sản phẩm của các ngành nghề.
 II/CHUẨN BỊ : Sân trường thoáng mát, tranh một số nghề, dụng cụ ngành nghề	III/TIẾN HÀNH:
Ổn định trước khi ra sân:
Cho trẻ sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng mang giầy dép gọn gàng cô dẫn đi dạo
Tổ chức ra sân:
Trẻ vừa đi vừa hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” đến nơi cho trẻ quan sát 
Cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời
Cho trẻ chơi VĐ “ Rồng rắn lên mây” “ Bác tài xế giỏi”
Cho trẻ chơi tự do với cát, sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời 
Cô theo dõi bao quát trẻ xử lí tình huống 
Tập trung trẻ lại nhận xét 
Cho trẻ vào lớp đi vệ sinh
Nội dung quan sát
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thứ 2: 
Nghề nghiệp của ông, bà
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm về nghề nghiệp của ông, bà
- Qua trò chuyện trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. 
- Phát triển thể chất cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ yêu quý ông bà, yêu quý các ngành nghề.
Địa điểm quan sát
Sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Cả lớp hát “ Khúc hát dạo chơi” dạo quanh sân trường.
Cô đàm thoại với trẻ về thời tiết buổi sáng. 
Tập trung trẻ lại, cô đàm thoại với trẻ:
+ Ông của các con làm nghề gì?
+ Ông làm việc ở đâu?
+ Còn bà của các con thì sao?
+ Bà làm việc gì?
+ Các con có yêu quý ông bà mình không?
+ Yêu quý ông bà thì các con phải làm gì?
Chơi vận động “ Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
Thứ 3:
Nghề nghiệp của mẹ
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm về nghề nghiệp của mẹ
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô to rõ,mạnh dạn
- Giáo dục trẻ yêu quý ông bà, yêu quý các ngành nghề.
Tranh 
Nghề thợ may
sỏi, lá cây,đồ chơi ngoài trời
.Cả lớp đọc đồng dao“ Dung dăng dung dẻ” dạo quanh sân trường
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Có nắng không?
+ Ánh nắng giúp gì cho cơ thể?
+ Nhưng trời nắng gắt có tốt không?
Cô nói: Vậy các con hãy vào chỗ mát và cùng trò chuyện với cô nha! 
+ Tranh vẽ gì?
+ Trong tranh có ai ?
+ Cô công nhân đang làm gì?
+ Vậy các con có biết mẹ của các con làm nghề gì không ?
+ Làm việc ở đâu?
+ Công việc có vất vả không ?
+ Các con có yêu quý công việc của mẹ mình không?
+ Yêu quý thì các con phải làm gì?
Chơi vận động: Chuyền bóng
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
 Thứ 4: Nghề nghiệp của ba
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm của nghề nghiệp của ba
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời câu hỏi của cô.
- Phát triển thể chất cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ yêu quý ba, yêu quý các ngành nghề.
Tranh 
Nghề xây dựng
sỏi, lá cây, đồ chơi ngoài trời
Cả lớp đọc đồng dao “ rềnh rềnh ràng ràng” dạo quanh sân trường.
Cô đàm thoại với trẻ về thời tiết buổi sáng, về những ảnh hưởng của ánh nắng đối vơi cơ thể.
Cô tập trung trẻ quan sát nghề thợ xây
+Chú công nhân đang làm gì?
+Dụng cụ để xây dựng?
+Chú xây gì?
+Công việc của chú như thế nào?
+ Vậy các con có biết ba của các con làm nghề gì không ?
+ Làm việc ở đâu?
+ Công việc thế nào?
+ Các con có yêu quý công việc của ba mình không?
+ Yêu quý thì các con phải làm gì?
Chơi vận động “Kéo co”
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh
 Thứ 5: 
Ngành nghề mà trẻ yêu thích
- Trẻ biết được đặc điểm của ngành nghề mà trẻ thích.
- Trẻ nói được lý do mà trẻ thích đồ dùng đó.
- Trẻ mạnh dạn, tự 
tin trả lời câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ yêu quý các ngành nghề
Địa điểm quan sát
sỏi, đồ chơi ngoài trời
Cả lớp hát “ Cô giáo” dạo quanh sân trường
Cô đàm thoại với trẻ về thời tiết buổi sáng, về sự thay đổi giữa thời tiết hôm nay và hôm qua.
Giáo dục trẻ về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu đối với mọi người và thiên nhiên.
Cô đàm thoại với trẻ.
+ Chúng ta đã quan sát những ngành nghề gì ?
+ Các con thích nghề nào nhất?
+ Vì sao con thích nghề đó?
+ Các con muốn sau này mình sẽ làm nghề gì?
+ Vậy các con phải làm gì để thực hiện được ước mơ của mình?
Chơi vận động: Thỏ đổi chuồng
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
 Thứ 6:
Tình cảm của bé đối với các ngành nghề 
- Trẻ nói được tình cảm của mình đối với các ngành nghề trong xã hội
- Trẻ tham gia trả lời câu hỏi của cô to rõ và mạnh dạn
- Phát triển thể chất cho trẻ thông qua trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ yêu quý các ngành nghề
Địa điểm quan sát
Sỏi, đồ chơi ngoài trời
Hát “ Ra chơi vườn hoa” dạo quanh sân trường
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Có nắng không?
+ Ánh nắng giúp gì cho cơ thể?
+ Nhưng trời nắng gắt có tốt không?
Cô nói: vậy các con hãy vào chỗ mát và cùng trò chuyện với cô nha! 
+ Bạn nào nhớ hôm qua chúng ta đã nói về gì?
+ Vậy các con có yêu quý những ngành nghề trong xã hội không?
+ Yêu quý những ngành nghề đó thì các con phải làm gì?
Chơi vận động: Chuyền gạch
Chơi tự do: Cát, lá cây, đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát xử lý tình huống, cho trẻ vào lớp đi vệ sinh.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1/ Kiến thức: Trẻ biết thể hiện vai chơi và cùng chơi với các bạn trong góc 
2/ Kỹ năng: 
- Trẻ dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với các bạn trong góc
 - Qua giờ chơi giúp phát triển các giác quan tốt
 3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường, biết giữ gìn những đồ dùng, đồ chơi trong lớp
II.CHUẨN BỊ : Đồ chơi 5 góc, nón múa
III.TIẾN HÀNH :
 - Cả lớp hát “ Cháu thương chú bộ đội”
 +Các con vừa hát bài gì?
 +Tại sao chúng ta phải thương yêu chú bộ đội?
 +Vậy bạn nào biết ngày thành lập quân đội nhân dân là ngày nào?
 +Để kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Hôm nay, trường chúng ta có tổ chức tham quan địa đạo Củ Chi, các con có muốn đi không ? GDATGT
-Tìm chữ cái đã học trong cụm từ Địa đạo Củ Chi
-Đây là nơi được lưu giữ rất nhiều hình ảnh về hoạt động của bộ đội, các con xem đây là gì? 
 Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh một số ngành nghề?
+Đây là nghề gì?
+Mọi người đang làm gì?
-Đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề. Tập trung trẻ
+Các con đã được tham quan rồi, bây giờ chúng ta sẽ cùng chơi nha!
+Các con thích làm nghề gì?
+Bây giờ các con nhìn xem lớp chúng ta có những góc chơi nào?
+Góc nào có nhiều đồ chơi mới?
-Cô giới thiệu các góc chơi
 - Chơi xong mình nhớ làm gì?
 - Cho trẻ chọn và về góc chơi
 - Cô bao quát gợi ý từng góc chơi.
 - Cô báo hết giờ nhận xét từng góc, hướng trẻ đến góc trọng tâm
 - Nếu trẻ nào chơi chán cho trẻ chơi vận động.
 - TCVĐ: “ Chi chi chành chành” “ kéo cưa lừa xẻ ” “ném vòng” ‘úp lá khoai”
THỨ
 TÊN GÓC - YÊU CẦU - CHUẨN BỊ - GỢI Ý
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4 
Thứ 5
Thứ 6
Góc phân vai
Bán hàng
vYêu cầu:
- Trẻ biết phân vai chơi
- Trẻ hứng thú khi tham gia chơi
- Giáo dục trẻ chơi ngoan
vChuẩnbị: Búp bê, quần áo, nón, một số loại rau củ, hoa...
vGợi ý : Các con sẽ chơi đóng vai người bán hàng và người đi mua hàng
Tồ chức như thế nào?
- Góc xây dựng: Xây cánh đồng lúa
- Góc học tập: Chọn hình giống nhau, sắp xếp theo quy luật...
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, cắt, xé dán tranh
- Góc thiên nhiên: làm bình hoa từ ruột mì
Góc xây dựng
Vườn hoa của bé
vYêu cầu:
- Trẻ biết xây theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi, rèn cơ tay
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình
v Chuẩn bị : hàng rào, cổng, ghế đá, cây, hoa, 
v Gợi ý : Các con sẽ phân công người xây, người chở gạch
Khi xây con nhớ xây ngay ngắn, trật tự. Xây xong giữ gìn công trình cho bạn đến tham quan.
- Góc phân vai: đầu bếp tài giỏi
- Góc học tập: chơi lô tô thẻ hình
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, cắt, xé dán tranh
- Góc thiên nhiên: Đong nước
Góc học tập
Ghép tương phản, sắp xếp theo quy luật, xem tranh ngành nghề
vYêu cầu:
- Trẻ biết chơi theo hướng dẫn của cô
- Rèn óc quan sát, suy nghĩ trong khi chơi
- Giáo dục trẻ chơi không la hét.
vChuẩn bị: Thẻ hình ghép tương phản, lô tô, sách
v Gợi ý: Các con sắp xếp các hình theo quy luật cho trước. Ghép hai hình có ý nghĩa trái ngược nhau
 - Góc xây dựng: xây vườn cây của bé
- Góc phân vai: Khu mua sắm
- Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu, cắt, xé dán tranh
- Góc thiên nhiên: Chơi với lá cây, ruột mì
Góc nghệ thuật
Vẽ, tô màu, cắt, xé dán tranh
vyêu cầu:
- Trẻ biết dùng bút màu để vẽ và tô màu, biết xé dán tạo thành tranh 
- Rèn sự khéo léo đôi tay trẻ để tạo sản phẩm
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
vChuẩn bị: giấy, bút màu, kéo, giấy màu hồ dán, rổ 
vGợi ý: Các con sẽ dùng bút để vẽ, tô màu, rồi dùng kéo cắt, xé dán tạo thành tranh
- Góc xây dựng: Công viên
- Góc phân vai: Chơi bán hàng
- Góc học tập: Chọn hình, sắp xếp theo quy luật
- Góc thiên nhiên: xếp hột hạt
Góc thiên nhiên 
Làm chậu hoa từ ruột mì
vYêu cầu:
- Trẻ biết làm theo sự hướng dẫn của cô
- Giáo dục trẻ chơi không la hét
vChuẩn bị: Ruột mì, bình nhựa 
vGợi ý : Các con sẽ chơi làm chậu hoa, ngắt nhỏ ruột mì gắn vào chai nhựa 
- Góc xây dựng: Vườn hoa của bé
- Góc học tập: Chọn hình giống nhau, sắp xếp theo quy luật, kismart 
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, cắt, xé dán tranh
- Góc phân vai: Chơi buôn bán
Góc học tập
Xem sách truyện, chơi lôtô các nghề
vyêu cầu:
trẻ biết cách lật sách nhẹ nhàng, chơi lô tô đúng cách
rèn óc quan sát , sự sáng tạo
giáo dục trẻ chơi ngoan, trật tự.
vchuẩn bị: lôtô, sách truyện, bàn ghế
vgợi ý: các con sẽ chơi lôtô và cùng xem sách truyện. Khi xem nhớ lật sách nhẹ nhàng, chơi không la hét, chơi xong dẹp gọn gàng.
Góc nghệ thuật
Hát múa 
vyêu cầu:
trẻ biết hát múa bài hát về ngày tết, hát to rõ.
Trẻ cảm nhận vẽ đep qua đồ dùng
Giáo dục trẻ chơi trật tự, biết dọn dẹp khi chơi xong.
vchuẩn bị: trống lắc, mũ múa
vgợi ý: các con cùng hát múa về chủ đề ngày. Khi hát con giới thiệu tên, bài hát sắp hát, hát to rõ.
Góc thiên nhiên
Chơi với hột hạt, sỏi
vyêu cầu:
trẻ biết xếp hột hạt thành những hình hoa quả
rèn sự khéo léo của đôi tay trẻ
giáo dục trẻ chơi không đùa giỡn.
vchuẩn bị: hột hạt, sỏi
vgợi ý : các con cùng xếp hột hạt thành những hình hoa. Khi xếp con nhớ trật tự, không la hét và giữ gìn sản phẩm làm ra.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Thứ 2 ngày 22/12/2014
Chủ đề nhánh: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
Hoạt động 1
KPKH: Tìm hiểu về nghề nghiệp của người thân trong gia đình bé
 ( lĩnh vực phát triển nhận thức)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ kiến thức:
- Trẻ nhận biết được tên, đặc điểm, lợi ích ... nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
2/ Kỹ năng: 
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đàm thoại, giao tiếp trong quá trình hoạt động
 - Vận động giúp cơ thể phát triển toàn diện, hoạt động linh hoạt, thoải mái hơn
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý các ngành nghề.
II/ CHUẨN BỊ: + Powerpoint về một số ngành nghề
 + Một số sản phẩm của dụng cụ về ngành nghề
III/ TIẾN HÀNH:
Cả lớp hát + VĐ “ Bác lái xe tài ghê” tập trung trẻ lại
Cô nói: Các con ơi! Các con có muốn đi chơi với cô không?
Àh ! Vậy bây giờ cô và các con sẽ đón xe buýt đi xem nha! ( Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ: ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn khi đi trên xe buýt)
Dẫn trẻ xem powerpoint về các ngành nghề 
+ Trong phim có những nghề gì?
+ Các con có muốn lớn lên làm những ngành nghề này không? 
+ Vậy các con phải làm gì để thực hiện được ước mơ của mình?
Cô nói: Các con trả lời rất là giỏi. Vậy các con có biết về nghề nghiệp của những người thân trong gia đình mình không?
Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nghề nghiệp của những người thân trong gia đình mình nha!
+ Ông của các con làm nghề gì?
+ Làm việc ở đâu?
+ Công việc như thế nào?
+ Còn bà thì sao? Làm nghề gì?
+ Công việc như thế nào?
+ Ba mẹ của các con làm nghề gì?
+ Ba mẹ làm việc ở đâu? Công việc như thế nào?
Cho trẻ trả lời tự do
Cho trẻ so sánh giống và khác nhau giữa nghề nghiệp của bố và mẹ 
Cô nói: Các con có thích chơi trò chơi với cô không? 
Cho trẻ chơi “ Chọn đúng đồ dùng
(Mỗi thành viên trong nhóm sẽ lần lược bò dích dắc qua chướng ngại vật sau đó chọn lấy một đồ dùng phù hợp với yêu cầu của cô. Đội nào chọn được nhiều và đúng nhất là đội chiến thắng.
Cho trẻ chơi vài lần
Kết thúc./.
Hoạt động 2
GDAN: H+ VĐ: Cháu thương chú bộ đội ( loại 2)
 NH: Ba em là công nhân lái xe
 TCÂN: Âm thanh từ đâu
( Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1/ Kiến Thức:
- Trẻ biết được sự vất vả của chú bộ đội, biết yêu thương chú bộ đội 
- Trẻ hiểu nội

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 16.doc
Giáo Án Liên Quan