Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nghề truyền thống của địa phương (Nghề làm món)

- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.

Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm, về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.

BTPTC: +Tay: 2 tay guộn từ dưới lên cao rồi mở ra, nghiêng sang trái rồi nghiêng sang phải. ( 2 lần 8 nhịp).

 +Chân: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay song song trước ngực đồng thời chân trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).

 + Bụng: Hai tay đưa sang ngang, cúi gập người, các ngón tay chạm các ngón chân, đầu gối thẳng.

 ( 2 lần 8 nhịp).

 + Bật: Bật về phía trước ( 2 lần 8 nhịp).

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4670 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Nghề truyền thống của địa phương (Nghề làm món), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 4: “ Nghề truyền thống của địa phương ” ( Nghề làm nón)
(Thời gian thực hiện:Từ 03/12 – 07/12/2012 )
Thời gian
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- TRÒ CHUYỆN
- Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ. Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Trò chuyện về nghề làm nón: Về công việc, về dụng cụ, sản phẩm của nghề làm nón lá,
THỂ DỤC
SÁNG
- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với vòng.
BTPTC: +Tay: 2 tay guộn từ dưới lên cao rồi mở ra, nghiêng sang trái rồi nghiêng sang phải. ( 2 lần 8 nhịp).
 +Chân: 2 tay giơ sang ngang rồi 2 tay song song trước ngực đồng thời chân trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
 + Bụng: Hai tay đưa sang ngang, cúi gập người, các ngón tay chạm các ngón chân, đầu gối thẳng.
 ( 2 lần 8 nhịp).
 + Bật: Bật về phía trước ( 2 lần 8 nhịp).
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Sáng: Thể dục
+ Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát.
+ Bật liên tục vào 5 ô.
+ Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột”
KPXH
- Làm quen với nghề làm nón lá.
Âm nhạc
- NDTT:+ Dạy hát: 
“ Cháu yêu cô thợ dệt”
-NDKH: 
+ NH: “ Dềnh dềnh, dàng dàng”
( dân ca Nam Bộ)
+TCÂN: “ Ai nhanh nhất”
LQVH
- Kể chuyện cho trẻ nghe: 
“ Thần sắt”
LQVT
- Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
 ( tiết 2)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: + Trò chuyện về sản phẩm của nghề làm nón như: Nón lá, chuổi,
+ TCVĐ: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây,
+ Chơi tự do
- HĐCMĐ: Xem tranh ảnh về công việc của các bác làm nón, 
+ TCVĐ: Kéo co, bóng tròn to,
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường,
- HĐCMĐ: Trò chuyện về trang phục mặc cho thời tiết mùa đông, 
+ TCVĐ: Gánh gánh, gồng gồng,
+ Chơi tự do: Chơi với cát,...
- HĐCMĐ: Cô và trẻ tưới cây trong trường.
+ TCVĐ: Dung dăng, dung dẻ, cây cao cây thấp,
- HĐCMĐ: Quan sát cây cối mùa đông
+ TCVĐ: Cuốc đất trồng cây, dích dích dắc dắc,
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoai sân trường.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai: Gia đình: Tổ chức cho các gia đình đi phơi lá cọ, làm nón,... Bán hàng: Bán các loại nón, mũ, quạt chổi, làm bằng lá cọ. 
- Góc xây dựng: Xây dựng khu làm nón lá, phơi lá cọ,... lắp ghép các dụng cụ của nghề làm nón. Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa,
- Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ các sản phẩm của nghề làm nón như: Nón lá, quạt lá cọ, chổi lá cọ, tô màu các hình ảnh, hoạt động của nghề làm nón. Chuẩn bị: Búp sáp các màu, giấy vẽ, tranh vẽ sẵn hình ảnh, các hoạt động của các bác làm nón cho trẻ tô.
 + Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát về nghề nghiệp như: Cô và mẹ, cháu yêu cô chú công nhân, cháu yêu cô thợ dệt, Chuẩn bị: Xắc xô, phách tre, đài, băng đĩa nhạc,
- Góc văn học: Xem tranh truyện, đọc thơ về nghề nhiệp như: Em cũng làm cô giáo - Làm nghề như bố - Bé làm bao nhiêu nghề. Đồng dao: dích dích dắc dắc, dềnh dềnh dàng dàng,...
- Góc toán: Ôn đếm số 1,2, 3, 4, ôn phía phải - phía trái, phía trước - phía sau, ôn hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác , ôn so sánh chiều dài 3 đối tượng, Chuẩn bị: Các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, các thẻ số 1,2, 3, 4, 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây, 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Kéo co ” 
- Chiều: Tạo Hình
+ Vẽ một số sản phẩm của nghề làm nón
 ( Tiết đề tài)	
- Cho trẻ làm trong vở toán trang 11.( Ôn nhận biết dụng cụ nghề nghiệp)
- Tập cho trẻ cách gấp quần áo gọn gàng.
- Cho trẻ vẽ quà tặng các chú bộ đội chào mừng ngày 22/12, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan.
Thứ 2 ngày 03 tháng 12 năm 2012
Tên hoạt
động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
Lưu ý
Sáng: 
Thể dục: 
+ Bật liên tục vào 5 ô. + Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát.
+ Trò chơi: 
“ Mèo đuổi chuột”
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ cách bật lien tục vào 5 ô, ôn vận động đi trên ghế băng đầu đội túi cát, không làm rơi bao cát. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết dùng sức bật của bàn chân bật liên tục vào 5 ô, không chạm vạch.
- Trẻ biết đi thẳng hướng, khéo léo giữ thăng bằng trên ghế để giữ được bao cát.
- Trẻ biết 
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tập luyện.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ tập.
1. Cho cô:
- Sân tập sạch, phẳng.
- Ghế băng: 2 cái. Vẽ hoặc dán vạch chuẩn ở đầu 2 ghế băng.
2. Cho trẻ:
- Hai ghế băng, quần áo trang phục gọn gàng.
1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. 
2. Trọng động:
a) BTPTC: 
- Động tác 1: Hô hấp: 2 tay làm động tác thổi bóng ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 2: Tay: 2 tay đưa sang ngang, 2 tay gập vào trong ngực
( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 3: Chân: Ngồi xuống để 2 tay chống ra sau, nhịp 1: thu 2 chân vào trước ngực, nhịp 2: duỗi chân ra, nhịp 3: về tư thế chuẩn bị ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 4: Bụng: 2 tay giơ sang ngang, người cúi các ngón tay chạm các ngón chân ( 2 lần 8 nhịp).	
- Động tác 5: Bật: Bật tách chụm chân ( 2 lần 8 nhịp). 
b)VĐCB: Bật liên tục vào 5 ô
- Chuyển đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch hai tay chống hông, khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu ” thì cô dùng sức bật của bàn chân nhún bật vào các ô, sau đó về cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho một số trẻ lên thực hiện. 
Cô cho trẻ ôn thực hiện vận động cơ bản cũ: “Đi trên ghế băng, đầu đội túi cát ”.
Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện.
c) Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột ”
- Luật chơi: Bạn nào bị “ Mèo” bắt thì phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Cô cho các trẻ nắm tay nhau thành vòng tròn. Một bạn làm “Mèo” , 2 bạn khác làm “chuột”. “ Mèo” đuổi chuột, các bạn làm “chuột” chạy vòng quanh chui qua các vòng tay của các bạn , bạn nào làm “ Mèo” thì đuổi theo “ chuột” ( Cô chơi trẻ chơi 2 – 3 lần).
Cô nhận xét, khen và động viên trẻ.
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài: “ Đi chơi, đi chơi” ra ngoài. 
Tạo hình:
- Vẽ một số sản phẩm của nghề làm nón
( Tiết đề tài)	
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ một số sản phẩm của nghề làm nón như: Nón lá, mũ, chổi, quạt tay,...
- Cung cấp cho trẻ công dụng của các sản phẩm đó.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vẽ các nét cong, nét xiên, nét thẳng,...
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu qúy, kính trọng, nhớ ơn các bác làm nón. 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân như: nón, mũ,...
1. Cho cô:
- Tranh vẽ gợi ý của cô về một số sản phẩm của nghề làm nón như: Nón lá, mũ, chổi, quạt tay,...
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp bút sáp các màu, giấy A4
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô và trẻ hát bài: “ Cháu yêu cô thợ dệt” ( Nhạc sĩ: Mộng Lân).
2. Nội dung:
a) Quan sát tranh gợi ý của cô:
Trước khi đưa tranh gợi ý ra, cô đưa một số sản phẩm của nghề làm nón như: Nón lá, mũ, chổi, quạt tay,... Cô cho trẻ quan sát xem các dụng cụ đó có hình dạng như thế nào?
- Cô đưa tranh ra hỏi trẻ: + Bức tranh vẽ gì?
+ Nón có dạng hình gì? ( Nón có dạng hình tam giác)
+ Vòng nón có dạng hình gì? ( Vòng nón có dạng hình tròn)
+ Nón dùng để làm gì? ( Nón dùng để đội che mưa, che nắng)
+ Muốn vẽ được nón dùng các nét gì? ( Nét cong).
+ Mũ dùng để làm gì? ( Mũ dùng để đội).
+ Mũ có dạng hình gì? ( Mũ có dạng hình tròn)
+ Chổi dùng để làm gì? ( Chổi dùng để quét nhà cửa).
Giáo dục trẻ biết yêu qúy, kính trọng, nhớ ơn các bác làm nón. Biết giữ gìn đồ dùng cá nhân.
b) Thăm dò ý tưởng của trẻ:
- Cô hỏi trẻ ý định của trẻ vẽ gì? Vẽ như thế nào? Vẽ bằng các nét gì?
c) Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ vẽ, cô gợi ý, hướng dẫn những trẻ chưa làm được. Cô nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Cô nhắc trẻ tô màu khéo léo không chườm ra ngoài.
d) Trưng bày, nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ lên treo sản phẩm của mình vào giá.
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn.
+ Con thích bài nào? Vì sao?
- Cô nhận xét các bài vẽ đẹp, sáng tạo. Cô khen, động viên trẻ.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân cẩn thận.
3. Kết thúc: Cô và trẻ vận động theo nhạc bài hát: “ Gánh gánh, gồng gồng” ( Nhạc sĩ: Phạm Tuyên ).
Thứ 3 ngày 04 tháng 12 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Khám phá khoa học
Làm quen với nghề làm nón lá.
1.Kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ nhận biết được công việc của các bác làm nón lá.
- Cung cấp cho trẻ tác dụng của một số sản phẩm của nghề làm nón.
2.Kỹ năng:
- Phát triển cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển tư duy ngôn ngữ. 
- Trẻ biết chọn và dán đúng các bước làm ra chiếc nón của các bác làm nón.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, nhớ ơn các bác làm nón.
1.Cho cô:
- 1chiếc nón, 1 chiếc mũ, làm bằng nón lá.
- Tranh vẽ các bác làm nón đang phơi lá cọ, đang là lá cọ, đang làm nón.
- Lô tô tranh vẽ một số sản phẩm của nghề làm nón.
2. Cho trẻ:
- Lô tô tranh vẽ các sản phẩm của nghề làm nón nhưng kích cỡ nhỏ hơn tranh của cô.
1.Ổn định tổ chức lớp:
- Cho trẻ hát và vận động bài hát: “ Cháu yêu cô thợ dệt” ( Nhạc và lời: Mộng Lân).
- Cô đưa chiếc nón lá ra, hỏi trẻ: + Đây là cái gì? ( Nón lá)
+ Nón dùng để làm gì? ( Nón dùng để đội che mưa, che nắng)
 2.Nội dung dạy:
a) Trò chuyện về công việc và sản phẩm của nghề làm nón:
* Cô đưa tranh vẽ về công việc của các bác làm nón lá.
- Cô đưa tranh vẽ về bác làm nón đang phơi lá cọ: 
+ Hỏi trẻ: Các bác làm nón đang làm gì? ( Các bác làm nón đang phơi lá cọ).
Cô giải thích: Lá cọ là nguyên liệu chính để làm nón.
+ Lá cọ ở trên cây có màu gì? ( Màu xanh)
+ Khi rửa lá, phơi lá cọ chuyển sang màu gì? ( Màu vàng nhạt)
- Cô đưa tranh vẽ các bác làm nón đang là lá cọ.
+ Các bác đang làm gì? ( Các bác đang là lá cọ)
+ Các bác là lá cọ để làm gì? ( Các bác là lá cọ để cho lá cọ phẳng, đẹp).
+ Các bác làm nón là lá cọ bằng gì? ( Các bác làm nón là lá cọ bằng bếp than, đặt lên trên bếp than là 1 thanh sắt dày để lá cọ lên không bị cháy, các bác dùng vải buộc tròn lại làm cái để là đi là lại cho lá cọ phẳng).
- Cô giơ tranh vẽ các bác làm nón đang làm nón.
+ Các bác đang làm gì? ( Các bác đang làm nón)
* Sản phẩm của các bác làm nón:
- Cô giơ tranh vẽ sản phẩm của nghề làm nón, hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? ( Cái nón, cái mũ)
b) Trò chơi: “ Thi xem ai nhanh” 
- Luật chơi: Nhóm nào dán nhiều tranh đúng về thứ tự công việc của các bác làm nón.
- Cách chơi: 1 bạn đại diện trong nhóm lên lấy các tranh về công việc của các bác làm nón để làm ra nón, mũ. Cô yêu cầu trẻ dán tranh theo thứ tự công việc của các bác làm nón.
 Cô kiểm tra kết quả của các nhóm, khen động viên trẻ.
Giáo dục trẻ yêu mến, kính trọng các bác làm nón.
3.Kết thúc: Cô và trẻ nghe hát bài: “ Dềnh dềnh dàng dàng ” 
Thứ 4 ngày 05 tháng 12 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc
- NDTT:
+ Dạy hát: 
“ Cháu yêu cô thợ dệt”
-NDKH: 
+ NH: 
“ Dềnh dềnh, dàng dàng”
( dân ca Nam Bộ)
+TCÂN: 
“ Ai nhanh nhất”
1.Kiến thức:
- Cung cấp tên bài, tên tác giả của bài hát cho trẻ.
- Dạy trẻ biết công việc của các cô thợ dệt như: Quay tơ, dệt vải,
2.Kỹ năng:
-Trẻ chú ý nghe cô hát bài hát:
 “ Dềnh dềnh, dàng dàng”
-Trẻ biết nhún nhảy theo nhạc bài hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô thợ dệt và nhớ giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
1.Cho cô:
- Đàn, đài, băng nhạc
- 5-6 ghế cho trẻ chơi trò chơi.
- Một số hình ảnh về công việc của các cô thợ dệt như: Quay tơ, dệt vải,
- Dụng cụ âm nhạc 
( xắc xô, phách tre,)
1.Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ đọc đồng dao: “ Dích dích dắc dắc”.
2.Nội dung dạy:
a) Dạy hát: “ Cháu yêu cô thợ dệt” ( Nhạc sĩ: )
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát ( Bài hát nói về tình cảm yêu quý, nhớ ơn của các bạn nhỏ đối với các cô thợ dệt đã dệt nên vải, quần áo, mũ, tất, cho các bạn và cho mọi người). 
- Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ.
- Cô hát lần 2 + động tác minh họa.
- Lần 3, cô cho trẻ nghe hát trên băng đài.
- Cô mời cả lớp hát cùng cô + nhún nhảy theo nhạc 
- Cô mời từng tổ, nhóm, các cá nhân lên hát + đệm đàn. 
Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
b) Nghe hát: “ Dềnh dềnh, dàng dàng” ( dân ca Nam Bộ)
- Cô cho trẻ nghe 1 đoạn giai điệu bài hát: “ Dềnh dềnh, dàng dàng”, hỏi trẻ các con thử đoán xem đây là giai điệu bài hát gì? 
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát ( Bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi tấm vải đã được dệt xong đem ra phơi).
- Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ
- Cô hát lần 2 + VĐMH
 Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô mời cả lớp hát, nhún nhảy theo bài hát cùng cô 2 lần + đệm đàn.
c) Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
- Luật chơi: Ai chậm chân không tìm được ghế ngồi sẽ phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Mỗi lần chơi 6 bạn lên chơi, cô để 5 chiếc ghế quay lưng vào nhau. Các bạn lên chơi sẽ đi xung quanh ghế, vừa đi vừa hát các bài hát về chủ đề nghề nghiệp cùng với các bạn ở phía dưới. Khi các bạn hát to thì các bạn chơi phải nhanh chóng tìm cho mình 1 chiếc ghế và ngồi vào đó, mỗi 1 chiếc ghế chỉ được ngồi 1 người. Chiếc ghế nào có bạn ngồi rồi thì bạn khác không được ngồi chen vào đó mà phải đi tìm chiếc ghế khác. Bạn nào chưa tìm được ghế để ngồi thì bạn đó phải nhảy lò cò và ra ngoài 1 lần chơi. 
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô động viên, khen trẻ.
3.Kết thúc: Cho trẻ chơi: “ Bóng tròn to” .
Thứ 5 ngày 06 tháng 12 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Kể chuyện cho trẻ nghe: 
“ Thần sắt”
1.Kiến thức:
- Dạy trẻ hiểu nội dung câu truyện, nhớ được tên câu truyện, tên tác giả. 
- Cung cấp vốn từ ngữ cho trẻ.
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết dụng cụ của các bác nông dân là cuốc, liềm, và các dụng cụ đó được làm bằng sắt.
 - Rèn luyện từ cho trẻ.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác nông dân.
- Giáo dục trẻ nhớ ăn hết xuất, khi ăn bỏ vỏ vào thùng rác.
- Giáo dục trẻ luôn chăm chỉ đi lớp, chăm chỉ vệ sinh,... 
1.Cho cô:
-Tranh minh họa câu chuyện.
- Ti vi, băng đĩa câu truyện 
“ Thần Sắt”
- Rối bìa các nhân vật: Anh nông dân, ông Bụt, Thần Sắt, Thần Vàng, Thần Bạc.
1.Ổn định: - Cô và trẻ vận động bài: “ Gánh gánh, gồng gồng” 
( Âm nhạc: Phạm Tuyên) 
2.Nội dung dạy:
* Cô kể chuyện: “ Thần sắt”
 - Cô dẫn dắt truyện: Ngày xưa, có một anh nông dân làm việc chăm chỉ mà nghèo vẫn hoàn nghèo vì anh phải đào đất bằng que, cuốc đất bằng đá, một hôm anh mơ thấy ông Bụt hiện lên, ông Bụt đã nói gì với anh nông dân, các con cùng chú ý nghe cô kể câu chuyện: “ Thần sắt”
- Cô kể lần 1 + cử chỉ, điệu bộ.
- Lần 2 cô cho trẻ xem qua băng đĩa.
Cô cho trẻ vận động bài: “Gieo hạt”
( Gieo hạt, nảy mầm, một cây hai cây, một nụ hai nụ, một hoa hai hoa, một quả hai quả. Gió thổi cây nghiêng, lá rụng, nhiều quá).
- Cô kể lần 3 + rối bìa
 Cô hỏi trẻ tên câu truyện.
* Đàm thoại và trích dẫn: 
Hỏi trẻ: - Trong câu truyện có những nhân vật nào? (Anh nông dân, ông Bụt, Thần Sắt, Thần Vàng, Thần Bạc). 
- Vì sao anh nông dân làm việc chăm chỉ, chịu khó mà vẫn nghèo? ( Vì anh không có dụng cụ để làm việc, anh phải đào đất bằng que, cuốc đất bằng đá).
- Một hôm khi ngủ anh mơ thấy ai? ( Ông Bụt)
- Ông Bụt đã nói gì với anh nông dân? ( Ngày mai sẽ có ba người đến ngủ nhờ nhà con, con hãy cho họ vào đừng ngại nhà cửa chật hẹp).
- Anh nông dân thấy ai đến xin ngủ nhờ đầu tiên? ( Một người cưỡi con ngựa vàng, toàn thân dát ánh vàng).
- Người đó nói như thế nào? ( Hôm nay ta muốn ngủ ở đây! Hãy mau thu dọn chỗ cho ta!).
- Người này nói giọng như thế nào? ( Quát lên )
- Anh nông dân có cho người này ngủ nhờ không?
- Một lúc sau lại có ai đến? ( Có người mặc quần áo màu trắng, cưỡi con ngựa cũng màu trắng).
- Anh nông dân nói gì với người này?
- Đến tối có ai xuất hiện? ( Có một người da đen, mặc quần áo màu nâu đen, cưỡi con ngựa cũng màu đen).
- Anh nông dân băn khoăn không biết có nên cho người này ngủ nhờ không, thì con gì đã mách bảo anh?
- Sáng hôm sau có chuyện gì đã xảy ra? ( Ở chỗ người nằm có một cục sắt đen sì, anh nông dân đoán đây là Thần Sắt, còn người mặc áo vàng và áo trắng là Thần Vàng và Thần Bạc).
- Anh đã làm gì với cục sắt đó? ( Anh làm dao, làm cuốc,)
- Từ đó anh trở nên giàu có, có của ăn của để.
 - Cô giải thích từ: “ Chăm chỉ ” nghĩa là các con chăm chỉ đến lớp, chăm chỉ làm bài, chăm chỉ vệ sinh.
- Các con khi ở nhà giúp đỡ bố mẹ những việc gì? ( Q uét nhà, nhặt rau, lấy tăm cho bố mẹ,).
- Khi ở lớp các con giúp đỡ các cô những việc gì? ( Kê bàn, dải chiếu,).
Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác nông dân. 
3.Kết thúc: Cô và trẻ chơi trò chơi : “ Rồng rắn lên mây ” ra ngoài.
Thứ 6 ngày 07 tháng 12 năm 2012
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT
Thêm bớt trong phạm vi 4
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ so sánh và tạo số lượng bằng nhau trong phạm vi 4.
- Dạy trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 4
- Dạy trẻ biết thêm bớt trong phạm vi 4
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng nhận biết, đếm các nhóm có 4 đối tượng.
- Rèn kỹ năng thêm bớt trong phạm vi 4.
- Rèn kỹ năng đếm từ trái qua phải.
- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
- Trẻ có kỹ năng so sánh và tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.
3.Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
1.Đồ dùng cho cô:
- 4 chiếc liềm, 4 người cắt lúa ( bằng xốp).
- Một số đồ dùng để xung quanh lớp có số lượng là 4.
1. Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài: “ Lớn lên cháu lái máy cày”
 2. Nội dung:
 a) Ôn luyện số lượng 4 và chữ số 4:
- Trò chơi: “ Về đúng nông trại ” 
Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ số bất kỳ trong phạm vi 4. Các con hãy về đúng nông trại của mình sao cho thẻ số của các con tương ứng với số gắn ở trên các nông trại. Cô khen, động viên trẻ.
- Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp xem các đồ dùng nào có số lượng là 4. Cô cho trẻ đếm và để số thẻ tương ứng với số đồ dùng đó.
b) Thêm bớt trong phạm vi 4:
Cô cho trẻ lấy rổ của mình về chỗ ngồi. Vừa đi vừa hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân” lấy rổ.
- Cô cho trẻ xếp số người cắt lúa! Xếp từ đâu sang đâu? Có bao nhiêu người cắt lúa? Cho trẻ đếm số người cắt lúa!
- Muốn cắt lúa phải cần đến gì? ( Liềm)
- Cho trẻ xếp 3 chiếc liềm ra. Mỗi 1 người cắt lúa xếp 1 chiếc liềm.
 Cho trẻ đếm số liềm.
- Số người cắt lúa và số liềm như thế nào? 
- Nhóm nào ít hơn? Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Vì sao con biết?
- Muốn cho số lượng nhóm liềm bằng nhóm người cắt lúa phải làm như thế nào?
- 3 chiếc liềm thêm 1 chiếc liềm là mấy? 
- Bây giờ số người cắt lúa và số liềm như nào với nhau? ( Bằng nhau)
- Bằng nhau là mấy? 
- Các con lấy thẻ số mấy?
 Cô cho trẻ đọc số 4!
- Cất 1 chiếc liềm đi! 4 bớt 1 còn mấy?
- Số người cắt lúa và số liềm như thế nào với nhau?
- Muốn cho số liềm bằng số người cắt lúa phải làm như thế nào? Bây giờ số bát và số người cắt lúa như nào với nhau? ( Thêm 1 chiếc thìa)
- Cất 2 chiếc liềm, số liềm và số người cắt lúa như thế nào?
 Cho trẻ đếm số liềm, 4 bớt 2 còn mấy?
- Số người cắt lúa và số liềm, như nào với nhau?
- Muốn cho số liềm bằng số người cắt lúa phải làm như thế nào?
 Cho trẻ lấy thẻ số 2! 
- Cô thêm 1 chiếc liềm, 2 chiếc liềm thêm 1 chiếc liềm là mấy chiếc liềm?
- Số liềm và số người cắt lúa như thế nào?
- Muốn số bát bằng số thìa phải làm gì? ( Thêm 1 chiếc bát )
- Số người cắt lúa và số liềm như thế nào với nhau?
- Bằng nhau là mấy? ( Bằng nhau là 3)
- Tương ứng với thẻ số mấy? ( Thẻ số 3)
- Cho 2 người cắt lúa đi vào nghỉ ngơi, 3 bớt 2 còn mấy?
 (Cho trẻ đếm số liềm và số người cắt lúa)
- Số liềm và số người cắt lúa như thế nào? ( Không bằng nhau)
- Muốn số liềm bằng số người cắt lúa phải làm gì? (Bớt 2 chiếc liềm )
 3 bớt 2 còn mấy? Cho trẻ đếm!
- Số liềm và số người cắt lúa như thế nào? 
- Lấy thẻ số mấy? ( Thẻ số 1)
- Cô cho trẻ đưa 2 ngư

File đính kèm:

  • docchu de nghe nghiep tuan 4.doc
Giáo Án Liên Quan