Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Các mùa trong năm

- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.

- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài

- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề gia đình

 

doc39 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 28623 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 2: Các mùa trong năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN II
Chủ đề nhánh 2: Các mùa trong năm
	(Từ ngày 09/04/2014 đến ngày 13/04/2015)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
CS1: Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật xa 40 – 50 cm 
- VĐCB: Nhảy bật qua rãnh nước.
- TC: Rồng rắn lên mây
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề gia đình
- HĐG: vẽ các bài trong chủ đề
- HĐCMĐ: Tô chữ cái m, n, l in rỗng.
CS 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Kỹ năng phết hồ và kỹ năng khi dán.
- Kỹ năng bôi hồ, xếp dán hình.
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu
- HĐCMĐ: Cắt dán bầu trời đêm tối
CS10: Đập và bắt được bóng bằng 2 tay;
- Đi, đập và bắt được bóng nảy 4-5 lần liên tiếp.
- Đập và bắt bóng bằng 2 tay
- VĐCB: Đập và bắt bóng bằng hai tay
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS 46: Có nhóm bạn chơi thường xuyên
- Cảm nhận niềm vui khi có bạn
- Thích chơi với nhóm bạn có cùng sở thích.
- Chơi hòa thuận với bạn.
- Vị trí và trách nhiệm của mình trong nhóm bạn.
- Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cảm xúc của mình với các bạn trong nhóm chơi.
- Chơi tự do, chơi theo nhóm.
- Hoạt động góc.
- HĐNT: Quan sát thực hành tưới nước cho cây
- HĐNT: Quan sát chơi thả thuyền vào nước.
CS 56: Nhận xét được một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường
- Biết nhận xét và báy tỏ thái độ đối với các hành vi “đúng’ – “sai”, “tốt” – “xấu” của người khác.
- Biết lên án với hành vi sai trái và bảo vệ những hành vi đúng
- HĐCMĐ: Tìm hiểu về các mùa trong năm
CS33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hàng ngày
- Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn như tự cất đồ dùng, đồ chơi, tự làm bài tập tạo hình, tập tô...
- QS trong các hđ hàng ngày
CS53: Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
- Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác
- Giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào
- Truện sự tích mùa xuân
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát.
- HĐCMĐ: Tìm hiểu về các mùa trong năm
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Các tình huống các nhân vật trong chuyện
- Tên, tính cách của các nhân vật trong chuyện, đánh giá được tính cách của nhân vật trong chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Truyện: Sự tích mùa xuân 
- TC: Chìm nổi
CS 70: Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Miêu tả hay kể mạch lạc, rõ ràng theo trình tự logic nhất định về một sự việc, hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy.
- Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại, nhắc lại hay nhắc lại lời kể của mình khi người nghe chưa rõ.
- Trong các hoạt động
CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Giới thiệu chữ cái
- Cách phát âm chữ cái
- Cấu tạo của chữ cái
- Cách phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái.
- Nhận dạng được các chữ cái, nhận biết chữ in thường, in hoa, chữ viết thường.
Phân biệt chữ cái, chữ số.
- HĐCMĐ: Làm quen chữ cái m, n, l
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS93: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên
- Nhận ra và sắp xếp hoặc giải thích các tranh về sự phát triển theo trình tự
- Tìm hiểu về các mùa trong năm
- Truyện sự tích mùa xuân
- Xem tranh và đàm thoại về một số hiện tượng tự nhiên
Chỉ số 94: Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Đặc điểm của các mùa trong năm.
- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa.
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
- Mô tả đặc điểm của các mùa 
- HĐCMĐ: Tìm hiểu về các mùa trong năm
CS 95: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra
- Tập trung quan sát tranh
- Nhận xét được thời tiết, nội dung tranh về thời tiết.
- Quan sát, đoán được hiên tượng thiên nhiên xảy ra tiếp theo.
- HĐNT: Quan sát thời tiết trong ngày
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh.
- Nghe hát: “Mưa rơi”; “Khúc ca bốn mùa”
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Hát VĐ: “Mùa xuân”
- TC: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ.
CS102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm.
- Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi.
- HĐCMĐ( tạo hình): 
Nặn cầu vồng;
CS 103: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
Vd: Dùng NVL tạo các sản phẩm đồ dùng trong gia đình và đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành
- HĐCMĐ: Nặn cầu vồng;
 - HĐG (góc tạo hình): vẽ và tô màu các bài liên quan đến chủ đề.
Chỉ số 108: Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.
- Nói được vị trí không gian của trong, ngoài, trên dưới của một vật so với một vật khác( VD: Búp bê ở bên phải em bé...)
- Nói được vị trí không gian của một vật so với một người được đứng đối diện với bạn thân.
- Đặt đồ vật vào chỗ theo yêu cầu..
- HĐCMĐ: Nhận biết phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới, phía phải, phía trái của đối tượng.
CS 112: Hay đặt câu hỏi
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
- Trong các hoạt động.
CS 113: Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Tò mò tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng.
- Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng.
- Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận
- HĐNT: Làm thí nghiệm vật nào chìm, vật nào nổi
* Tập theo động tác kết hợp với lời ca bài: “Nắng sớm”
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
- Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
- Thân: Người cúi
- Bật: Tách chụm.
1. Mục đích – yêu cầu
- Trẻ có nề nếp thói quen tập thể dục buổi sáng.
- Chú ý tập theo nhịp đếm.
- Tập nhanh nhẹn, dứt khoát các động tác.
- Phát triển tốt các cơ vận động tinh thần thoải mái.
2. Chuẩn bị : 
- Sân tập sạch sẽ, kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Nơ, xắc xô, loa đài.
3. Hướng dẫn :
* Khởi động :
 Cho trẻ làm theo người dẫn đầu thực hiện các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ.
 * Trọng động :
- Cô giới thiệu bài tập.
- Trẻ tập cùng lớp trưởng các động tác kết hợp với lời ca bài “Nắng sớm” (cô khuyến khích trẻ tập).
3. Hồi tĩnh:
- Cô cùng trẻ hát bài “Mùa xuân”
- Đi lại nhẹ nhàng xung quanh sân trường.
 II . HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Các góc chơi.
a. Góc xây dựng: xây dựng khu vườn cây xanh.
b. Góc phân vai: vai gia đình đi du lịch, bán hàng nước giải khát, nước uống các loại.
c. Góc tạo hình: vẽ hiện tường thời tiết, các mùa trong năm, tô màu,...
 d. Góc học tập: xem tranh ảnh về các mùa trong năm, xếp chữ cái m, n, l bằng sỏi.
2. Mục đích yêu cầu.
a. Góc xây dựng: Trẻ biết phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm xây dựng từng khu cho các loại cây.
b. Góc phân vai: 
-Trẻ nhận biết được vai chơi, công việc của người bán hàng.
- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi, chơi theo đúng vai và biết xưng hô đúng mực; 
c. Góc tạo hình: 
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học vẽ, xé, dán để tạo bức tranh đẹp.
d. Góc học tập: 
- Trẻ biết đặc trưng thời tiết của các mùa qua tranh ảnh.
- Biết xếp chữ cái đã học bằng sỏi.
2. Chuẩn bị.
- Góc tạo hình: giấy A4, bút màu.
- Góc xây dựng: gạch, nút, cây xanh,...
- Góc phân vai: các loại nước uống, nước giải khát
- Góc học tập: một số tranh ảnh các mùa trong năm, sỏi.
3. Tiến hành.
a. Thỏa thuận vai chơi (hình thành góc chơi)
- Cô cùng trẻ lại gần cùng trẻ đọc thơ “Bốn mùa”
 - Cô giới thiệu chủ đề mới đang thực hiện. Hỏi trẻ:
+ Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
+ Bé hãy kể tên và đặc điểm của các mùa đó?
+ Sinh hoạt của mọi người và của bé trong từng mùa?
+ Bây giờ đang là mùa gì?
+ Con biết gì về thời tiết mùa xuân?
=> Cô chốt lại nội dung, sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
+ Vậy những bạn thích làm họa sĩ sẽ nghĩ gì về điều này?
+ Con thể hiện ý tưởng của mình ở góc nào?
+ Các bạn khác sẽ chơi gì trong chủ đề này?
 + Góc xây dựng con sẽ xây gì trong chủ đề này? Con xây gì trước?
 + Ai là chủ công trình? Chủ công trình có nhiệm vụ gì? Để bể bơi có bóng mát các con phải làm gì ?
+ Còn góc phân vai? Các con chơi những vai chơi nào?
+ Ai đóng vai người bán hàng? Thái độ của người bán hàng như thế nào?
+ Ai đóng vai bố, vai mẹ, vai con? Gia đình đình đi du lịch cần chuẩn bị những đồ dùng gì?
b. Quá trình chơi (cô bao quát chung).
- Cô đi từng các góc chơi, gợi mở chủ đề, nếu trẻ còn lúng túng trong quá trình chơi.
- Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi.
3. Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét ngay trong quá trình chơi. Kết thúc buổi chơi cho trẻ về góc tạo hình tham dự triển lãm tranh.
- Cô gợi ý buổi chơi lần sau.
- Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định và ra chơi.
 III. TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
- Trò chơi mới : “Thổi bong bóng xà phòng”; “Mưa to, mưa nhỏ’’, 
- Trò chơi cũ : “Trời mưa” ; “Rồng rắn lên mây”; “nhảy vào nhảy ra”;“lộn cầu vồng”
---------------------o0o-------------------
Thứ hai, ngày 06 tháng 04 năm 2015
A. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC( MTXQ )
Tìm hiểu về các mùa trong năm
I. Mục đích-yêu cầu
 1. Kiến thức 
- Trẻ biết được một năm có 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông)
- Biết được đặc điểm đặc trưng của từng mùa 
- Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết như: nắng, mưa, gió, bão...
2. Kĩ năng 
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú học bài.
II. Chuẩn bị 
- Tranh 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Máy tính thiết kế bài giảng trên powpoint.
- Lô tô trang phục 4 mùa đủ cho mỗi trẻ.
- lá cờ. ống cắm cờ.
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Gây hứng thú.
 - Cô giao lưu cùng trẻ & giới thiệu tên hội thi “Em yêu khoa học” với chủ đề “Tìm hiểu về các mùa trong năm”.
 - Cô giới thiệu nội dung hội thi gồm có 4 phần:
+ Phần 1: Khởi động
+ Phần 2: Chung sức
+ Phần 3: Năng khiếu
- Cho trẻ tự thỏa thuận và chia thành 4 đội chơi.
*HĐ2: Tổ chức hội thi
- Chào mừng các bé đến với phần thi thứ nhất với tên gọi “Khởi động”
- Ở phần thi này nhiệm vụ của các đội chơi cùng thảo luận và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau đó đại diện của từng đội dùng xắc xô để dành quyền trả lời câu hỏi trắc nghiệm “đúng – sai”. Mỗi 1 câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 lá cờ.
Một năm có 3 mùa. Đúng hay sai?
Thứ tự các mùa trong năm là xuân, hạ, thu, đông. Đúng hay sai?
Mùa xuân có khí hậu mát mẻ, bầu trời trong xanh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Đúng hay sai?
Mùa hạ thường có mưa nhiều, khí hậu lạnh. Đúng hay sai?
Mùa thu có nắng hanh vàng, khí hậu dịu mát, lá vàng rơi rụng nhiều. Đúng hay sai?
Mùa đông trời trong xanh, khí hậu rất nóng nực. Đúng hay sai?
 - Trong quá trình chơi, sau khi trẻ lựa chọn phương án , cô có thể đặt thêm câu hỏi để lắng nghe ý kiến của trẻ . Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “khởi động”.
- Cô tổng kết lại kết quả của 4 đội chơi và giới thiệu sang phần thi thứ hai có tên gọi “Chung sức”
 - Cô tặng cho mỗi đội 1 bức tranh có hình ảnh về các mùa trong năm : xuân, hạ, thu, đông. Trong vòng 3 phút thảo luận dại diện của các đội lên nói những đặc điểm nổi bật của các mùa.
 - Cô mời đại diện mỗi đội lên nói về nội dung bức tranh của đội mình (về tên gọi, nét đặc trưng của mùa như thời tiết, trang phục, cây cối, hoạt động).
- Đàm thoại: 
+ Đây là mùa gì?
+ Đặc trưng của mùa thời tiết như thế nào?
+ Trang phục của mọi người như thế nào?
+ Cây cối ra sao?
+ Có những hoạt động nào nổi bật diễn ra?
 => Cô chốt lại nội dung và khái quát lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có nét đặc trưng riêng, đó là:
Mùa xuân: Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mai, hoa đào nở rộ . Mùa xuân có ngày Tết cổ truyền, các em bé được mặc áo mới ,được đi chúc tết ông bà.
Mùa hạ: Trời nắng gay gắt, thời tiết nóng bức, hoa phượng đỏ rực báo tin một năm học đã kết thúc , học sinh được nghỉ hè, được đi tắm biển, thả diều 
Mùa thu: Khí hậu dịu mát, gió heo may thổi nhè nhẹ, lá vàng rơi rụng nhiều, có ngày hội đến trường, ngày hội trăng rằm mà trẻ em luôn mong đợi để được phá cỗ, rước đèn.
Mùa đông: Bầu trời u ám, mưa phùn, gió bấc. Thời tiết lạnh, cây cối khẳng khiu, trụi lá mọi người phải mặc ấm. Mùa đông có ngày lễ giáng sinh vui nhộn .
Tuy nhiên : Ở Việt Nam, chỉ có các tỉnh thành miền Bắc là thể hiện rõ 4 mùa. Miền Trung và miền Nam chỉ có 2 mùa mưa, nắng.
* Phần thi câu hỏi phụ :
 - Mùa đông và mùa hạ có gì khác nhau ?
 - Mùa xuân và mùa thu có gì khác nhau ?
 - Cháu thích mùa nào nhất ? Vì sao ? 
* HĐ3: Luyện tập, củng cố.
- TC: “Chọn lô tô trang phục theo mùa” 
+ Cách chơi, luật chơi: Cô nói tên mùa trẻ chọn lô tô trang phục phù hợp với mùa 
 - Phần 4: Năng khiếu
 - Cô mời đại diện mỗi đội lên hát hoặc đọc thơ về các mùa. Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “năng khiếu”.
 - Cô tổng kết và trao phần thưởng cho mỗi đội.
---------------------------
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Quan sát tranh các hiện tượng tự nhiên
Trò chơi:
 Trò chơi mới: Thổi bong bóng xà phòng
 Trò chơi: Chìm nổi
Chơi tự do.
1. Mục đích-yêu cầu. 
* Kiến thức.
- Trẻ biết nhận xét nội dung bức tranh
- Biết các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, sấm, chớp.
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt.
- Chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị : 
- Tranh các hiện tượng tự nhiên
- Câu hỏi đàm thoại, chỗ ngồi.
- Nước xà phòng, que thổi.
- Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát,.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
- Đồ chơi lớn (xích đu, cầu trượt...), vòng, bóng, phấn.
3. Hướng dẫn 
*HĐ1: Ổn định tổ chức- Gây hứng thú cho trẻ
 Cô dẫn trẻ ra sân cho trẻ hít thở không khí trong lành. Cô hỏi trẻ chủ đề đang thực hiện yêu cầu trẻ kể tên các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết (2-3 trẻ TL)
=> Cô chốtt lại nội dung. Gd trẻ...Sau đó dẫn dắt trẻ vào bài. 
*HĐ2: Quan sát tranh các hiện tượng tự nhiên
- Đàm thoại:
+ Cô có bức tranh gì đây?
+ Trong tranh có những hiện tượng tự nhiên nào?
+ Khi trời mưa có những hiện tượng nào xảy ra?(mây, gió, sấm, mưa)
+ Mưa có tác dụng gì?
+ Trời mưa quá nhiều dẫn đến hiện tượng nào xảy ra?( hiện tượng lũ lụt)
+ Khi trời nắng có đặc điểm như thế nào?
+ Trời vừa nắng vừa mưa sẽ xuất hiện điều gì? (xuất hiện cầu vồng)
=> Cô chốt lại nội dung bức tranh-GD những ích lợi, tác hại của các hiện tượng tự nhiên nhắc nhở trẻ không ra ngoài khi trời nắng hoặc mưa to và đặc biệt khi có sấm chớp xảy ra.
*HĐ3: Trò chơi
- TC1: Cô giới thiệu tên trò chơi mới “Thổi bong bóng xà phòng’’
Luật chơi, cách chơi: Cô chia lớp thành các nhóm mỗi bạn sẽ có một chiếc que thổi bong bóng dùng que thổi chấm vào cốc nước có pha xà phòng dùng miệng thổi qua chiếc que để tạo những bong bóng bằng xà phòng. Cô chơi mẫu 1 lần sau đó tiến hành cho trẻ chơi 5-6 lần (động viên trẻ).
 - Trò chơi 2: “Chìm nổi’’ yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3-4 lần (khuyến khích trẻ chơi)
*HĐ4: Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo nhóm.
Nhận xét kết quả các nhóm trẻ chơi
---------------------------
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Cô chuẩn bị đồ chơi, chỗ chơi cho các góc và tiến hành cho trẻ chơi
------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
Trò chơi: “Chìm nổi”.
Đọc thơ: Bình minh trong vườn
Nêu gương cuối ngày
1. Mục đích-yêu cầu.
- Trẻ thuộc bài thơ.
- Trẻ nói được luật chơi, cách chơi của trò chơi.
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi.
2. Chuẩn bị.
- Bài thơ “Bình minh trong vườn’’
- Sân chơi rộng.
3. Hướng dẫn.
- Cô nói tên trò chơi: “Chìm nổi” yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, các chơi của trò chơi. Sau đó cho trẻ chơi tùy vào hứng thú của trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ thi đua đọc thơ bằng các hình thức: đọc nối, đọc thơ to nhỏ (khuyến khích cá nhân lên đọc thơ diễn cảm)
 * Nêu gương cuối ngày.
---------------------o0o-------------------
Thứ ba, ngày 07 tháng 04 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
VĐCB: Đập và bắt bóng bằng 2 tay
TC: Bật qua mương nhặt bóng
 I. Mục đích-yêu cầu
1. Kiến thức.
- Dạy trẻ biết đập bóng và bắt bóng bằng hai tay.
2. Kỹ năng.
- Trẻ thực hiện đúng tư thế, phối hợp tay chân nhịp nhàng, rèn cho trẻ tính khéo léo, phát triển cơ tay, cơ vai, phát triển khả năng định hướng tốt cho trẻ.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, có tính kỷ luật trật tự trong giờ học, trẻ vui chơi đúng luật. 
II. Chuẩn bị 
- 20 quả bóng, 4 rổ đựng bóng, xắc xô.
- Rãnh nước 35-40cm
- Đội hình vòng tròn
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
- Kiểm tra sức khỏe trẻ, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ hát bài “Mùa xuân” trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát. Hỏi trẻ thời tiết hôm nay như thế nào? đặc trưng của mùa nào? một năm có mấy mùa ( 2-3 trẻ kể)
=> Cô chốt lại nội dung sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*HĐ2: Nội dung.
a. Khởi động.
Cho trẻ thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh tránh mưa- tay che đầu, mưa tạnh chạy chậm, dàn hàng về ba tổ.
b. Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
+ Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
+ Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
+ Thân: Cúi người
+ Bật: Tách chụm.
- Cho trẻ tập các động tác cùng cô 2 lần x 8 nhịp. (Nhấn mạnh động tác tay, chân tập 3 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản: “Đập và bắt bóng bằng 2 tay ”
- Cô giới thiệu với trẻ về bài tập- Cho 1 trẻ lên làm thử
+ Lần 1: cô làm mẫu cho trẻ quan sát- phân tích cách tập
+ Lần 2: cô làm mẫu + phân tích động tác cách tập kỹ hơn
- TTCB: Chân rộng bằng vai, đứng hai tay cầm bóng, đập bóng xuống sàn, khi bóng nẩy lên dùng hai tay bắt bóng.
=> Động viên, sửa sai cho trẻ trẻ.
 - Cả lớp thực hiện
- Cô cho 2 đội thi đua 
- Mời 1 trẻ làm tốt lên thực hiện lại
* Trò chơi: “Bật qua mương nhặt bóng ”
 - Cách chơi: chia trẻ thành hai đội, nghe tín hiệu của Cô trẻ đứng ở bên này mương sẽ bật qua bên kia mương nhặt 1 quả bóng bỏ vào rổ của đội mình và chạy nhanh về đội của mình chạm vào tay bạn tiếp theo và xuống đứng cuối hàng. Cho trẻ chơi 1-2 lần.
c. Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh sân trường.
--------------------------
 B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
HĐCMĐ: Làm quen với câu chuyện: "Sự tích mùa xuân" (Sưu tầm)
Trò chơi:
Trò chơi: Thổi bong bóng xà phòng (TT).
Trò chơi: Bạn nào hát.
Trò chơi: Lộn cầu vồng.
Chơi tự do.
1. Mục đích-yêu cầu. 
* Kiến thức.
- Trẻ biết tên chuyện, tên tác giả.
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, các nhân vật trong chuyện. 
- Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
* Kĩ năng.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
* Thái độ.
- Trẻ hứng t

File đính kèm:

  • docchu de cac mua trong nam mn5 tuuoi.doc
Giáo Án Liên Quan