Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 5: Mùa xuân

a. Phát triển vận động:

* Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động

Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn;

- Trẻ bậy xật xa tối thiểu 50cm;( Chỉ số 1)

Chuẩn 2: Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ.

- Trẻ tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;( Chỉ số 6)

Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể

- Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. (Chỉ số 14)

 

doc20 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh 5: Mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ NHÁNH 5: MÙA XUÂN
Từ ngày 26/01/2015 đến 30/01/2015
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ NHÁNH 5: MÙA XUÂN
Mục tiêu
Nội dung giáo dục
Hoạt động
1.Giáo dục phát triển thể chất:
a. Phát triển vận động:
* Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ lớn;
- Trẻ bậy xật xa tối thiểu 50cm;( Chỉ số 1)
Chuẩn 2: Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ.
- Trẻ tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ;( Chỉ số 6)
Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo dai của cơ thể
- Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. (Chỉ số 14)
Chuẩn 6. Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân;
- Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm;( Chỉ số 22)
- Trẻ không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;( Chỉ số 24)
1.Giáo dục phát triển thể chất:
a. Phát triển vận động:
* Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.
- Bật xa 50cm
- Bật bằng 2 chân
- Tiếp xúc đất thăng bằng hoặc có loạng choạng chạm rồi lấy được thăng bằng.
- Thường xuyên cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều, không chờm ra ngoài.
- Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngũ gật trong khoảng 30 phút.
- Thường xuyên giữ được tập trung chú ý tham gia hoạt động tích cực.
- Tự nhận ra 3-5 việc làm có thể gây nguy hiểm (ví dụ : chơi với lửa, xăng, điện, vật sắc nhọn,)
- Không tham gia vào việc làm gây nguy hiểm.
- Không đi theo khi người lạ rủ.
- Không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
Hoạt động học:
- Bật liên tục qua 5 vòng
Hoạt động tạo hình
Mọi hoạt động học
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động đón và trả trẻ
b. Giáo dục dinh dưõng và sức khoẻ.
*Thực hiện được những việc đơn giản.
Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng
- Trẻ kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày; (Chỉ số 19)
- Trẻ biết và không ăn một số thức ăn có hại cho sức khỏe (Chỉ số 20)
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ.
*Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Nói được tên thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Biết được thức ăn đó được chế biến từ thực phẩm nào ? Thực phẩm đó thuộc nhóm nào (nhóm bột đường, nhóm đạm, béo, vitamin).
- Tự nhận ra thức ăn, nước uống có mùi ôi, thiu, bẩn, có màu lạ không ăn, uống. Ví dụ : Thức ăn có mùi chua, mùi thiu, mùi tanh ; nước canh màu xanh đen.
- Không uống nước lã, bia, rượu
Hoạt động đón và trả trẻ
Hoạt động đón trẻ, hoạt động vệ sinh
2. Giáo dục phát triển nhận thức.
a. Khám phá khoa học:
Chuẩn 26. Trẻ tò mò và ham hiểu biết;
- Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh (Chỉ số 113)
2. Giáo dục phát triển nhận thức:
a. Khám phá khoa học:
- Thích những cái mới ( đồ chơi, đồ vật, trò chơi hoặc hoạt động mới).
- Nhận ra những thay đổi/ mới xung quanh.
- Thích thử công dụng của sự vật.
- Tháo lắp lại cấu tạo của sự vật.
- Đặt câu hỏi “ cái gì đây?”; “ để làm gì?”; “ như thế nào?”; “ tại sao?”.
Hoạt động học
- Trò chuyện về mùa xuân
b. Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán
Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo.
- Trẻ biết tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm;( Chỉ số 105)
Chuẩn 25. Trẻ có một số nhận biết ban đầu về thời gian;
- Trẻ gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;( Chỉ số 109)
b. Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán.
*Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm trong phạm vi 8.
*Xếp tương ứng:
- Tách 8 đồ vật thành hai nhóm ít nhất bằng hai cách khác nhau ( ví dụ : nhóm có 2 và 6 hạt và nhóm có 3 và 5 hạt).
- Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự ( ví dụ : thứ hai, thứ ba).
Hoạt động học
- Chia 9 đối tượng làm 2 phần
Hoạt động bình cờ
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: 
a. Nghe:
Chuẩn 14. Trẻ nghe hiểu lời nói
- Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.( Chỉ số 64)
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ: 
a. Nghe:
- Thể hiện mình hiểu ý chính của câu truyện, thơ, đồng giao.
 + Tên;
 + Các nhân vật;
 + Tình huống trong câu chuyện.
- Tự hoặc có 1-2 lần có sự gợi ý của cô giáo trẻ kể được nội dung chính trong câu truyện, bài thơ trẻ được nghe.
Hoạt động học
- Thơ: Hoa cúc vàng
b. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày.
Chuẩn 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp
- Trẻ sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;( Chỉ số 66)
- Trẻ sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp;( Chỉ số 67)
Chuẩn 16. Trẻ thực hiện một số quy tắc thông thường trong giao tiếp.
- Trẻ biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp;( Chỉ số 73)
b. Nói:
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
- Thường xuyên biết dùng đúng danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói của trẻ và phù hợp với hoàn cảnh.
- Tự sử dụng đúng các loại câu: câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh lệnh phù hợp với tình huống.
- Tự điều chỉnh được giọng nói, ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu giao tiếp.
Hoạt động đón và trả trẻ
Hoạt động góc
Hoạt động theo ý thích và đón, trả trẻ
c. Làm quen với đọc, viết.
Chuẩn 17. Trẻ thể hiện hứng thú đối với việc đọc ;
- Trẻ thể hiện sự thích thú với sách;(Chỉ số 80)
c. Làm quen với đọc, viết:
- Tìm sách để đọc; yêu cầu người khác đọc sách để nghe.
- Thường xuyên thể hiện hứng thú khi nghe cô giáo đọc sách cho cả lớp.
Hoạt động góc
4. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội.
a. Phát triển tình cảm..
*Ý thức về bản thân.
Chuẩn 7. Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân.
- Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình;( Chỉ số 27)
- Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.( Chỉ số 30)
Chuẩn 9. Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc;
- Trẻ thể hiện sự thích thú trước cái đẹp;( Chỉ số 38)
- Chuẩn 10. Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn;
- Trẻ chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;( Chỉ số 43)
- Trẻ sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn;( Chỉ số 45)
- Nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn các trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác theo sở thích của bản thân.
- Cố gắng thuyết phục bạn / người liên quan để những đề xuất của mình được thực hiện.
- Ngắm nghía, nâng niu sản phẩm của mình.
- Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác.
- Giữ gìn, bảo quản sản phẩm
- Nhận ra được cái đẹp.
- Thể hiện sự thích thú : reo hò, khen ngợi, xuýt xoa, ngắm ngía trước cái đẹp.
- Chủ động bắt chuyện.
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi khi được hỏi.
- Chủ động giúp đỡ khi nhìn thấy bạn hoặc người khác cần sự trợ giúp.
- Sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu.
Hoạt động đón và trả trẻ
Hoạt động theo ý thích
Mọi hoạt động tạo hình
Hoạt động góc
Hoạt động ngoài trời
b. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.
Chuẩn 11. Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh;
- Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác;( Chỉ số 48)
Chuẩn 12. Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội;
- Trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.( Chỉ số 54.)
Chuẩn 13. Trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác;
Chỉ số 59. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình;
b. Phát triển kĩ năng xã hôi:
- Tập trung chú ý nghe người khác nói.
- Không cắt ngang khi người khác đang nói.
- Chấp nhận ý kiến hợp lí của người khác không trùng với ý của mình
- Tự chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn.
- Tự nhận ra sự khác biệt của bạn mình.
- Chơi với bạn, hòa đồng, không xa lánh bạn.
Hoạt động góc
Hoạt động đón và trả trẻ
Hoạt động theo ý thích
5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ.
b. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, tạo hình.
Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình
Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc;
Chuẩn 28. Trẻ thể hiện khả năng sáng tạo;
Chỉ số 118. Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình;
5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ.
b. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Trẻ biểu lộ cảm xúc (qua nét mặt, cử chỉ, động tác) phù hợp với giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.
- Có cách thực hiện công việc theo cách riêng của mình.
- Đạt được kết quả theo yêu cầu của công việc.
Hoạt động học
- Dạy hát: Mùa xuân
Hoạt động học
- Nặn hoa mùa xuân
quả
KẾ HOẠCH TUẦN 22 
CHỦ ĐỀ NHÁNH 5 “MÙA XUÂN”
 Từ ngày 26 đến 30 /1 năm 2015
 Thứ 
Hoạt động
2
( 26. 1)
3
( 27. 1)
4
(28. 1)
5
(29. 1)
6
(30. 1)
Đón trẻ, chơi. thể dục sáng, vệ sinh ăn sáng
(7h đến 8h)
1) Đón trẻ, điểm danh, trò chuyện
- Cô đón trẻ trước cửa lớp với thái độ ân cần, niềm nở.
- Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trò chuyện với trẻ để trẻ biết không tham gia vào việc làm gây nguy hiểm.
- Không đi theo khi người lạ rủ.
- Không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
- Trẻ kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
- Trẻ biết và không ăn một số thức ăn có hại cho sức khỏe
- Trò chuyện với trẻ về một vấn đề có liên quan đến chủ đề: Cây xanh và môi trường sống
- Trẻ chơi những đồ chơi dễ lấy dễ cất
- Điểm danh, vắng mặt gợi ý trẻ nêu lý do
2) Thể dục sáng: Thể dục đồng diễn tháng 1
a) Khởi động: 
Xếp 3 hàng dọc đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, trở về 3 hàng dọc)
b) Trọng động: Tập kết hợp với bài “Sắp đến tết rồi”
c) Hồi tĩnh: cho trẻ chơi trò chơi “Ngưởi hoa”đi vài vòng hít thở sâu.
Hoạt động học
(8h- 8h40)
 PTTC
Bật liên tục qua 5 vòng
TC “Chuyền
bóng qua
chân”
PTNT
Tìm hiểu về 
Mùa xuân
PTTM
Nặn hoa mùa xuân
PTNT
Phân chia 9 đối tượng thành 2 phần
PTTM
NDTT Dạy hát bài “Mùa xuân”
NDKH Nghe 
“Mùa xuân ơi”
Trò chơi 
“Bao nhiêu bạn hát”
Chơi ngoài trời
(8h40-9h30)
Quan sát thời tiết, hoa mùa xuân
Trò chơi: 
“Kéo co”
Chơi tự do
Tìm hiểu về mùa xuân
Trò chơi: 
“Ô ăn quan”
Chơi tự do
Trò chuyện về lễ hội mùa xuân
TC: Kéo co
Chơi tự do
Trò chuyện về hoạt động mua sắm chuẩn bị cho ngày xuân TC: Ô ăn quan
Chơi tự do
Dạo chơi chăm sóc hoa trong sân trường
TC: Kéo co
Chơi tự do
Chơi, hoạt động góc (9h30- 10h10)
1. Góc phân vai : cho trẻ chơi trò chơi bán các loại quần áo bánh mức
2. Góc xây dựng : Xây công viên nước, khu vui chơi
3. Góc nghệ thuật: Tô màu vẽ các loại hoa, bánh mức
4. Góc học tập : Xem tranh hoa xuân bánh mức đọc các chữ cái đã học
Trẻ vệ sinh ăn trưa
(10h10- 11h10)
- Trẻ rửa tay vệ sinh chuẩn bị ăn
- Chuẩn bị bàn ghế cho trẻ ngồi
- Chia cơm cho trẻ
Trẻ ngủ trưa 
(11h10- 13h50)
- Cô chuẩn bị niệm sắp xếp chỗ cho trẻ ngủ
- Trẻ ngủ
- Cô giáo canh cho trẻ ngủ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trẻ vệ sinh ăn xế(13h50-14h30)
- Trẻ rửa tay vệ sinh chuẩn bị ăn
- Chuẩn bị bàn ghế cho trẻ ngồi
- Chia cơm cho trẻ
Hoạt động học, rèn kỹ năng
(14h30-15h10)
Làm quen kiến thức về mùa xuân
Rèn Xé dán, vẽ , tô màu Làm quen bài thơ Hoa cúc vàng
LVNN:
Thơ: Hoa cúc vàng(HĐ Chiều)
Làm quen bài hát mùa xuân
Cắt dán bông hồng
Làm quen chủ đề ngày tết quê em
Chơi, hoạt động theo ý thích
(15h10-15h50)
- Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng trong nhóm so với những cái khác
- Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu
Vệ sinh, nêu gương trả trẻ (15h50-16h30)
- Trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan.
- Tổ trưởng nhận xét các bạn trong tổ
- Ý kiển các bạn trong lớp
- Bình cờ
- Cuối tuần cho trẻ cắt dán bông hồng vào sổ bé ngoan
- Nói được thứ tự các ngày trong tuần
Trả trẻ
16h30
- Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh
- Tự chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn.
- Nhắc nhở trẻ thưa cô, ông bà,
Hoạt động lao động
Thích thú chăm sóc cây cối
Trẻ cùng cô sắp xếp, lau chùi, dọn dẹp đồ chơi ở các góc
Làm cỏ, tưới cây, ở góc thiên nhiên vào cuối tuần
Thứ hai ngày 26 tháng 1 năm 2015
Kế hoạch hoạt động
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Bật liên tục qua 5 vòng
TC “Chuyền bóng qua chân”
I. Yêu cầu:
 * Kiến thức: Trẻ biết đi bật liên tục qua 5 vòng
 * Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhanh nhẹn của đôi chân, rèn kỹ năng bật
 * Thái độ: Treû coù yù thöùc toå chöùc kyû luaät. Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi, biết được các dấu hiệu khi mùa xuân về.
II. Chuẩn bị:
 3 quả bóng, 5 vòng tròn, nhạc thể dục
 Dạy trong lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Phương pháp dùng lời; Phương pháp thực hành trải nghiệm; Phương pháp trực quan minh họa
- Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát;Phương pháp dùng lời; Phương pháp phân tích sản phẩm; Phương pháp bài tập; Phương pháp tạo tình huống
IV. Tổ chức hoạt động:
Cho trẻ hát bài “ mùa xuân” các con vừa hát bài hát nói về gì vậy(mùa xuân) thế cô đố các con sắp đến lễ hội gì ?(Mừng xuân) Vì sao con biết sắp tới mùa xuân?(Vì hoa mai nở nhiều, trời se lạnh) đúng rồi đó các con mùa xuân đến thì khí trời se lạnh, hoa mai và hoa đào nở nhiều thế các con có thích đi chơi xuân không?(Dạ có), Hôm nay cô sẽ tổ chức một lễ hội mừng xuân các con có muốn tham gia không?(Dạ muốn), trong lễ hội cô sẽ tổ chức một trò chơi để chơi được trò chơi này cô sẽ cho các con luyện tập để các con chơi tốt nhe.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động:
Cho trẻ xếp 3 hàng dọc, đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi( đi kiểng gót, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường rồi trở về 3 hàng dọc)
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- ĐT Tay vai: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực( 2L8N)
- ĐT lưng, bụng: Cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân(2L8N)
- ĐT chân: Ngồi khuỵu gối( 2L8N)
 Bước khuỵu một chân ra phía trước chân sau thẳng( 2L8N)
- ĐT bật: Bật tách khép chân( 2L8N)
b. Vận động cơ bản:
Các con nhìn trước mặt mình có gì?
- Cô giới thiệu tên vận động “ Bật liên tục vào 5 vòng”
- Cô làm mẫu: Lần 1: cô bật
+ Lần 2: Cô phân tích vận động: 
 TTCB: Đứng trước vạch chuẩn hai tay chống hông
 TH: Khi có hiệu lệnh bật chụm chân liên tục vào các vòng, chân không chạm vào vòng, các con nhớ là phải bật liên tục.
Mời lần lượt 2 trẻ lên thực hiện cho đến hết lớp, quan sát trẻ để sửa sai kịp thời.
Lần thứ hai cho trẻ thi đua giữa các tổ.
Mời trẻ yếu lên thực hiện lại, 2 trẻ khá lên thực hiện.
c. Trò chơi: “chuyền bóng qua chân ” 
- Cách chơi: cô chia lớp làm 3 nhóm bằng nhau.
Khi đó cô phát cho 3 bạn đầu hàng mỗi bạn một quả bóng, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đầu hàng sẽ cuối người xuống và chuyền bóng qua chân cho bạn kế tiếp cho bạn tiếp bắt bóng bằng hai tay không chạm vào tay bạn và chuyền qua chân cho bạn tiếp theo, và bạn tiếp theo sẽ chuyền bóng qua chân cho bạn tiếp theo cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng, bạn cuối cùng sẽ đem bóng lên đây cho cô.
- Luật chơi: Khi bắt bóng không được chạm vào tay bạn, trong vào 1 bài hát đội nào chuyền nhanh và đúng yêu cầu đội đó sẽ thắng cuộc.
Các bạn hiểu cách chơi chưa?
Trẻ chơi vài lần
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vài vòng hít thở nhẹ nhàng rồi cùng ra ngoài.
* Hoạt động nối tiếp: Cho trẻ hát bài “mùa xuân đến rồi” ra ngoài chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
Trẻ xếp 3 hàng dọc
Vạch chuẩn và ghế 
Trẻ nhắc lại
Trẻ thực hiện, mỗi lần 2 trẻ đến hết lớp
Dạ hiểu
Thứ ba ngày 27 tháng 1 năm 2015
Kế hoạch hoạt động
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TÌM HIỂU VỀ MÙA XUÂN
I. Yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ hiểu đặc điểm của mùa xuân, cây cối, thời tiết, hoạt động và thứ tự các mùa. Biết 1 năm khởi đầu bằng mùa xuân, đánh dấu con người được thêm 1 tuổi 
* Kỹ năng : Phát triển khả năng tư duy, cảm nhận sự biến đổi về thời gian 
* Thái độ: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn
II. Chuẩn bị:
- Tranh về mùa xuân, hoa đào, hoa mai, tranh các loại bánh mứt vào mùa xuân trên máy.
- Dạy trong lớp
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp dạy học: Phương pháp dùng lời; Phương pháp thực hành trải nghiệm; Phương pháp trực quan minh họa
- Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát;Phương pháp dùng lời; Phương pháp phân tích sản phẩm; Phương pháp bài tập; Phương pháp tạo tình huống
IV. Tổ chức hoạt động:* Ổn định:Cho trẻ vận động bài : “Mùa xuân ơi”
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt Động 1: Gợi mở tạo hứng thú
Đố các bạn giờ là mùa gì nè? Sao con biết giờ là mùa xuân?
- Các con ơi, vào mùa xuân thì có trăm hoa đua nở, cây cỏ tốt tươi, và đặc biệt là vào mùa xuân còn có tết Nguyên Đán nữa đó các con. Hôm nay cô và các con cùng trò truyện về mùa xuân để xem mùa xuân tươi đẹp và đặc biệt như thế nào nhe!
Hoạt Động 2: Truyền thụ kiến thức
- Các con nhìn xem cô có hoa gì đây?
- Hoa mai nở vào mùa nào?
- Hoa mai có màu gì?
- Mùa xuân ngoài hoa mai ra các con còn thấy có hoa gì nữa?
- Các con nhìn xem cô có hoa gì nữa đây nè!
- Cô cho trẻ xem hoa đào.
- Hoa đào cò màu gì thế các con? 
- Thế Hoa đào có ở đâu? 
- Các con ơi hoa đào này chỉ nở vào mùa xuân, và chỉ có ở miền Bắc đó các con, còn ở miền Nam thì không có.
- Thế ngoài hoa ra chúng ta còn chuẩn bị gì cho ngày tết nữa?
- Thế vào ngày tết thì nhà chúng ta thường có những loại quả gì?
- Quả dưa hấu có vỏ màu gì? Ruột màu gì? Và hạt như thế nào?
- Ngoài quả ra cô thấy mọi người còn chuẩn bị rất nhiều bánh mức, ai có thể kể tên 1 số loại bánh mức và ngày tết?
-Các con ơi vào ngày Tết thì các con thường được cha mẹ đưa đi đâu chơi? Và các con được mặc quần áo như thế nào?
- Trốn cô. Xem cô có tranh vẽ về gì đây?
- Các con có biết ba mẹ dắt các bạn nhỏ đi đâu không?
- Cảnh vật mùa xuân như thế nào?
- Đúng rồi, vào mùa xuân thì trăm hoa đua nở, cây cối tươi tốt đâm chồi nảy lộcvà còn có mưa xuân nữa đấy các con!
- Bây giờ bạn nào giỏi cho cô biết vào mùa xuân thời tiết như thế nào?
- À, các con ơi, mùa xuân thì trời nằng nhẹ, ấm áp, có mưa phùn nhẹ bay, và trời còn hơi se lạnh nữa đó các con.
- Mùa xuân không chỉ có cảnh đẹp, thời tiết dễ chịu mà còn có tết truyền thống gì nữa các con?
- Vậy tết đến thì mọi người như thế nào?
- À đúng rồi đó chính là tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc. Khi tết đến thì mỗi người được thêm 1 tuổi mới
- Lớp mình có bạn nào biết mùa xuân thuộc vào những tháng nào trong năm không? 
-Trong năm ngoài mùa xuân ra các con còn biết mùa nào nữa?
- Thế một năm bắt đầu bằng mùa nào?
- Các con ơi trong năm thì có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng ở miền Nam thì chỉ có 2 mùa thôi, đó là mùa nắng và mùa mưa đó các con! Mùa xuân vào khoảng tháng 10, 11, 12
- Các con ơi, vào mùa xuân thì có ngày Tết Nguyên Đán, và vào những ngày Tết thì các con được ăn rất nhiều loại bánh mức, cho nên các con nhớ là phải ăn uống hợp vệ sinh và khi được cha mẹ đưa đi chơi hay chúc tết ông bà thì các con nhớ phải biết mặc quần áo dài tay, đội nón mũ để không bị cảm nắng nha các con.
Hoạt Động 3: Củng cố
- Các con ơi cô thấy lớp mình hôm nay ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Thi hát mừng xuân” các con có thích không?
+ Cách chơi: cô chia lớp mình 3 tổ, mỗi tổ sẽ thi nhau hát, tổ nào hát được nhiều bài hát nói về mùa xuân thì tổ đó sẽ được cô tặng hoa đẹp nhất.
+ Luật chơi: tổ nào không hát được bài hát nói về mùa xuân thì sẽ mất lượt và không được tặng hoa các con đã rõ chưa?
- Cho trẻ chơi 2 lần.
* HĐNT: Cô thấy các con chơi rất tốt, bây giờ các con cùng hát bài “ Sắp đến tết rồi”, trẻ vừa hát vừa đi ra ngoài
- Mùa xuân, trời se lạnh, hoa nở nhiều
- Hoa mai 
- Mùa xuân
- Màu vàng
- hoa cúc, vạn thọ, hoa hồng
- hoa đào
- Màu hồng
- Miền Bắc
- Quả
- Quả dưa hấu, mã

File đính kèm:

  • docthuc vat.doc
Giáo Án Liên Quan