Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng

- Trẻ biết được ở vùng đất Tây Nguyên của nước ta có nhiều voi sinh sống ; Biết một số đặc điểm nổi bật của con voi, thức ăn và môi trường sống của voi .

- Trẻ biết gọi tên một số đặc điểm nổi bật của con voi, như tai voi, ngà, vòi và nêu được công dụng của các bộ phận đó. Biết được voi rất có ích cho con người

- Giáo dục cháu có ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm; đặc biệt là đàn voi ở Tây Nguyên.

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 13536 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ hai, ngày 05 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, trò chuyện về sức khỏe đầu tuần của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Quan tâm đến trẻ, kịp thời giúp đỡ trẻ mọi hoạt động khi cần thiết.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Hoạt động: Khám phá khoa học
 ĐỀ TÀI: Những chú voi ở Tây Nguyên.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được ở vùng đất Tây Nguyên của nước ta có nhiều voi sinh sống ; Biết một số đặc điểm nổi bật của con voi, thức ăn và môi trường sống của voi . 
- Trẻ biết gọi tên một số đặc điểm nổi bật của con voi, như tai voi, ngà, vòi và nêu được công dụng của các bộ phận đó. Biết được voi rất có ích cho con người 
- Giáo dục cháu có ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm; đặc biệt là đàn voi ở Tây Nguyên.
2. Chuẩn bị:
- Một số đoạn phim về đàn voi ở Tây Nguyên
- Hình ảnh voi đang hoạt động.
- Tranh các con vật sống trong rừng và các thức ăn ., của các con vật 
- Bài hát, bài đồng dao về con voi.
3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Cháu hát “ Chú voi con ở Bản Đôn”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
b) Hoạt động 2:
- Cô cho cháu xem đoạn phim về đàn voi ở Tây Nguyên
+ Trò chuyện về nội dung đoạn phim.
+ C/c vừa được xem đoạn phim về loại động vật nào?
+ C/c có biết những chú voi đó sống ở đâu không?
+ C/c biết gì về vùng đất Tây Nguyên của nước ta?
- Cho cháu kể lại các hoạt động của đàn voi mà cháu vừa xem . . 
+ Để hiểu rõ hơn về loài voi ở Tây Nguyên, cô cháu mình cùng tìm hiểu thêm về các bộ phận của voi nhé!
- Cô cho cháu quan sát tranh “Con voi”
- Trò chuyện với trẻ về các bộ phận của voi.
+ Đầu voi có những bộ phận nào ? Tai voi như thế nào ? Nó giống cái gì?
+ Trên đầu voi còn có những bộ phận gì nữa ? 
+ Ngà voi có màu gì ? Voi dùng ngà để làm gì ?
- Cô cho đồng thanh các bộ phận của con voi như : Tai voi, ngà voi, vòi voi, chân, đuôi voi .
+ Voi có gì đặc biệt mà các con vật khác không có . 
+ Voi dùng vòi để làm gì ?
+ Ngoài dùng vòi để phục vụ cho bản thân , voi còn dùng vòi để làm gì nữa ?
- Các con có biết voi sinh sản như thế nào không?
+ Người ta nuôi voi để làm gì?
+ Các con đã thấy voi đi chuyển chưa, nó di chuyển như thế nào ?
Thức ăn của voi là gì?
+ Ngoài voi ra còn có những con vật nào hiền lành ăn cỏ lá ăn trái cây sống trong rừng nữa ?
+ Các con vật, các con vừa kể có đặc điểm gì chung ?
* Cô chốt lại: Ở nước ta Tây Nguyên là vùng đất có nhiều voi sinh sống nhất, do bị săn bắt trái phép nên số lượng voi ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, ngoài ra những con vật sống trong rừng mà các con vừa kể cũng đều là những con vật quý hiếm nên chúng ta cần phải bảo vệ chúng, không chặt phá đốt rừng để làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng .
- Cháu hát “ Voi con làm xiếc” chuyển sang hoạt động trò chơi.
* Trò chơi học tập:
- Trò chơi 1: “ Bắt chước tạo dáng”
+ CC: Cô chia lớp thành 2 đội chơi. Dùng điệu bộ để mô phỏng hành động của con voi. Mỗi đội hội ý đưa ra hành động, sau đó chọn 1, 2 bạn lên thực hện hành động , sau khi đội bạn đưa ra đáp án, thì đội này lại hội ý và đưa ra hành động cho đội kia đoán .
+ Luật chơi : 
- Không làm lại điệu bộ mà đội bạn đã làm .
+ Đội nào đưa ra đáp án đúng, và hành động đúng thì đội đó thắng cuộc .
- Trò chơi 2 : “ Ai nhanh tay hơn” .
+ CC: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, cô giới thiệu tranh, yêu cầu trẻ lên nối tranh. Bạn đứng đầu hàng lên chọn con vật và nối nó với thức ăn ưa thích, sau đó đưa bút cho bạn kế tiếp, cứ liên tục cho đến kết thúc cuộc chơi .
+ Luật chơi : Dùng bút nối các con vật với thức ăn ưa thích, kết thúc trò chơi đội nào nối đúng và nhiều nhất đội đó sẽ thắng .
- Cô nhận xét, tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Cũng cố nội dung bài học. Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cháu đọc dồng dao “ Con vỏi con voi” kết thúc tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Góc nghệ thuật: Tô màu theo tranh, nặn theo ý thích.
- Góc chơi âm nhạc: Biểu diễn các bài hát về chủ đề.
+ Dân gian: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”
+ Chơi kidsmart. 	
- PV: Trò chơi “ Bác sĩ thú y”
* Chuẩn bị: Bộ đồ chơi y tế; bộ đồ chơi các loại động vật . Cho trẻ tự chia vai chơi, cô hướng dẫn trẻ cách chơi, trao đổi lời thoại giữa các nhân vật.
- XD: Xây “Vườn bách thú”
- HT: Xem tranh một số động vật sống trong rừng.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Trò chuyện về một số thực phẩm có nguồn gốc động vật giúp ích cho sức khỏe của bé.
- Trò chơi dân gian “ Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời..
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều
- Thực hành các thao tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng đồ chơi.
- Chơi tự do ở các góc.
VII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Trẻ vệ sinh sạch sẽ, vui chơi tự do chuẩn bị ra về.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ ba, ngày 06 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, trẻ ăn bữa sáng
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ.
- Cô hướng trẻ đến với các góc chơi mà trẻ thích.
- Quan tâm đến trẻ, kịp thời giúp đỡ trẻ mọi hoạt động khi cần thiết.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 Hoạt động học 1:
 Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ 
 Hoạt động học: Làm quen chữ cái 
 Đề tài: Bé học chữ : n
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cấu tạo nét chữ và phát âm đúng chữ cái n .
- Nhận biết chữ cái n trong từ, cụm từ chỉ các con vật sống trong rừng.
- Phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tình yêu thương đối với các loài động vật. 
2. Chuẩn bị :
- Giáo án điện tử.
- Các slide chữ cái n cung cấp kiến thức cho trẻ
- Thẻ chữ cái rời
- Tranh kèm từ “ Con nai” trên màn hình vi tính.
- Tranh lô tô về các loại động vật kèm từ minh họa.
- Cờ, vòng thể dục.
- Hột hạt cho trẻ chơi xếp hình.
3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát « Ta đi vào rừng xanh »
+ Trò chuyện với trẻ về một số động vật sống trong rừng mà trẻ biết.
b) Hoạt động 2:
+ Cô giới thiệu tranh  « Con nai »
+ Trò chuyện về nội dung tranh.
+ Cho trẻ cùng đọc cùng cô từ « Con nai »
+ Trẻ đếm số lượng các con chữ trong từ « Con nai »
+ Cô cho trẻ chia nhóm về chỗ ghép từ “ Con nai » từ thẻ chữ cái rời
+ Cô quan sát, nhận xét các bảng từ trẻ đã ghép.
+ Hãy tìm giúp cô những chữ cái mà các con đã được học trong từ?( chữ o, a, c, i)
- Cô giới thiệu chữ cái còn lại «  Chữ n »
+ Cho trẻ quan sát và phát âm chữ n
- Cô phát âm mẫu, cho trẻ đọc theo cô 2-3 lần.
+ Cho trẻ luyện phát âm « n » nhiều lần dưới nhiều hình thức (phát âm cả lớp, theo tổ, theo nhóm, cá nhân)
- Cô cho trẻ quan sát và nêu cấu tạo nét của chữ « n ».
* Chữ n có cấu tạo gồm 1 nét sổ thẳng ngắn kết hợp 1 nét móc trên ở bên phải nét sổ thẳng.
+ Cho trẻ nhắc lại cấu tạo nét của chữ n.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ của chữ n: n in hoa, in thường, viết thường.
* Luyện tập: 
- Cô cho trẻ chọn tranh tìm và gạch chân những chữ cái n có trong các từ dưới mỗi bức tranh mà trẻ có.
* Trò chơi học tập:
 +T C1: Cướp cờ
CC: 2 đội chơi thi đua chạy lên lấy những lá cờ có mang chữ cái n mang về cho đội mình.
LC: Đội nào lấy được nhiều chữ cái n hơn thì đội đó giành phần thắng.
+ TC2: “Ai khéo tay”
CC: Cô chia lớp thành 4 nhóm thi đua xếp chơi xếp hột hạt tạo thành chữ cái n.
LC: Nhóm nào xếp đúng chữ cái và nhanh hơn thì nhóm đó giành chiến thắng trong trò chơi.
- Cô nhận xét, tuyên dương kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
- Cũng cố nội dung vừa học; nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cháu hát “ Đố bạn” kết thúc tiết học.
* Hoạt động học 2:
 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
 Hoạt động học: Hoạt động tạo hình
 Đề tài: Cắt dán động vật sống trong rừng từ họa báo.
1. Mục đích, yêu cầu :
- Trẻ biết cầm kéo và cắt tranh các con vật sống trong rừng từ họa báo, tạp chí...
- Luyện cách cầm kéo, phết hồ vào mặt trái của hình. 
- Phát triển sự khéo léo của các ngón tay.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của các loại động vật với môi trường sống, trẻ biết yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật.
2. Chuẩn bị:
- Vở tạo hình cho mỗi trẻ	
- Sách, báo, tạp chí về các loại động vật sống trong rừng cho trẻ cắt tranh.
- Tranh cắt dán mẫu của cô ( 3 tranh)
- Kéo, hồ dán, khăn lau cho mỗi trẻ.
3. Tiến hành hoạt động: 
a) Hoạt động 1:
- Trẻ hát «  Khúc ca rừng xanh », trò chuyện về nội dung bài hát. Trao đổi với trẻ về một số động vật sống trong rừng.
b) Hoạt động 2:
- Cô mời trẻ tham gia cùng cô hoạt động : « Sưu tầm tranh ảnh một số loại động vật sống trong rừng ».
+ Cô giới thiệu những tấm tranh cô cắt dán các con vật từ sách báo cũ để làm thành bộ sưu tập « Những động vật sống trong rừng ».
+ Cô lần lượt giới thiệu các tranh cắt dán mẫu của cô cho trẻ quan sát, trao đổi với trẻ nội dung, nhận xét từng bức tranh.
+ Trao đổi với trẻ về cách cắt dán từng con vật để tạo thành bức tranh đẹp.
* Trẻ thực hành :
- Cô cho trẻ về bàn thực hành cắt dán.
- Trao đổi với trẻ về ý tưởng, tên gọi, ích lợi của con vật mà trẻ đang cắt, cách cắt hình, phếch hồ dán tranh.
- Cô hướng dẫn giúp trẻ hoàn thàn sản phẩm.
*Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ lần lượt lên trưng bày sản phẩm của mình.
- Cho trẻ tham quan, nhận xét sản phẩm của mình và bạn.
- Cô nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ, tuyên dương động viên khuyến khích trẻ.
⃰⃰⃰ Giáo dục: Trẻ biết tính cần thiết của các loài động vật với môi trường sống, trẻ cần phải biết bảo vệ, yêu quý các loại động vật.
c) Hoạt động 3:
- Nhận xét tuyên dương cuối tiết học .
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- Chơi kidsmart : Cô chia 2 nhóm chơi ; nhóm 1 tham gia khám phá căn phòng « Truy tìm mứt hạt đậu » trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy. Nhóm 2 chơi trò chơi ứng dụng «  Mèo bắt chuột » 
- XD: Chơi với đồ chơi lắp ghép
- HT: Chơi với tranh lô tô về các loại động vật xung quanh bé.
- NT: Tô màu theo tranh.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
- Thực hành một số hành vi văn hóa, văn minh.
- Xem hoạt hình «  Chiếc cầu xoay »
VI. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Trẻ vui chơi tự do, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trước khi ra về. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
VII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
.....................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ tư, ngày 07 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Chơi tự do ở các góc chơi
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Hoạt động: Làm quen với toán
 Đề tài: Tách gộp với nhóm số lượng 8.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết chia các đối tượng 8 làm 2 phần bằng nhiều cách.
- Luyện kỹ năng đếm, tách gộp trong phạm vi 8
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập
2. Chuẩn bị:
- Giáo án Powerpoint.	
- Các nhóm con giống về các loại động vật sống trong rừng có số lượng trong phạm vi 8.
- Mô hình vườn bách thú
3. Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
- Trẻ đọc đồng dao“ Con vỏi con voi” cùng cô đến thăm quan mô hình vườn bách thú. 
+ Trò chuyện với trẻ về các loại động vật có trong vườn.
2. Hoạt động 2:
* Ôn, nhận biết số lượng 8:
- Cô cho trẻ gọi tên và đếm số lượng các con vật có ở mỗi nhóm.
+ Trong khu vườn có những loại động vật nào c/c?
- Có bao nhiêu con nai?( 8 con nai)
- Có bao nhiêu con thỏ?( 8 con thỏ)
- Có bao nhiêu con gấu?( 8 con gấu)
+ Cô cho trẻ chọn thẻ số 8 để đặt vào mỗi nhóm động vật.
b) Tách - gộp với nhóm số lượng 8:
- Cô cho trẻ quan sát trên màn hinh vi tính.
- Cô cho trẻ quan sát tranh đàn voi.
- Đàn voi có bao nhiêu con voi? (8 con voi) Tương ứng với số mấy?( số 8)
+ Cô muốn tách 8 con voi này thành 2 nhóm, c/c quan sát xem cô có những cách tách nào nhé?
- Cô lần lượt thao tác các tách nhóm số lượng voi: 4- 4; 3-5; 2- 6; 1- 7.
+ Cho trẻ quan sát, trả lời các nhóm số lượng cô vừa tách.
- Cô cho trẻ lên thao tác gộp lại các nhóm đối tượng cô vừa tách và đếm số lượng và nhận xét.
+ Cô tách đàn voi thành 2 nhóm bằng nhiều cách khác nhau nhưng chúng vẫn có số lượng là 8.
- Như vậy cô có mấy cách tách 8 đối tượng thành 2 nhóm?
+ Cho trẻ nhắc lại các cách tách.
* Luyện tập:
- Trẻ đi “ Dung dăng dung dẻ” chọn rổ con giống động vật, ngồi thành vòng tròn thực hành tách – gộp các nhóm con vật theo yêu cầu của cô.
+ Cô quan sát, nhận xét cách tách gộp của trẻ, sửa sai cho trẻ.
+ Trò chơi:
* Trò chơi: “ Kết nhóm”
- Cách chơi: Cô hô “ kết nhóm , kết nhóm”; trẻ nghe hiệu lệnh và kết thành nhóm bạn có số lượng đúng theo yêu cầu của cô.
- LC: Nhóm nào kết nhóm có số lượng không đúng sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp.
c) Hoạt động 3:
- Củng cố, lồng ghép giáo dục trẻ tình yêu thương các loài động vật
- Nhận xét tuyên dương lớp học.
- Trẻ hát “ Chú voi con ở Bản Đôn” kết thúc họat động.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
- XD :Trò chơi “ Xây vườn bách thú”.
* Chuẩn bị: Mô hình, cây xanh, các loại động vật. 
* Tiến hành: Trẻ chọn vai chơi, cô hướng dẫn trẻ cách chia các nhóm động vật nhỏ, động vật lớn, cách xây nơi ở cho từng loại động vật.
- NT: nặn các con vật theo ý thích. 
- ÂN: Hát, biểu diễn văn nghệ với các nhạc cụ mà bé thích.
V. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
- Trò chuyện về cách sinh sản của những con vật sống trong rừng mà bé được biết.
- Vận động tự do một số bài hát “ Khúc ca rừng xanh”; “ Ta đi vào rừng xanh”...
- Chơi tự do với cát, nước.
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
- Cung cấp kiến thức mới : Tập đọc thơ , hát các bài hát theo chủ đề.
- Xem hoạt hình vui nhộn.
VII. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, nêu gương cuối ngày 
- Trẻ vui chơi tự do, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trước khi ra về. 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày
VIII. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
.....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
Thứ năm, ngày 08 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về các hoạt động của trẻ.
- Trẻ ăn buổi sáng.
- Chơi tự do với đồ chơi trong lớp.
II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG: 
- Bài tập tháng 01 Tập theo nhạc bài hát “ Sắp đến tết rồi!”
III. HOẠT ĐỘNG HỌC: 
* Hoạt động học 1: 
 Lĩnh vực: Phát triển thể chất
 Hoạt động: Thể dục
 Đề tài: Trườn chui dưới dây .
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết trườn chui qua dây.
- Biết trườn chui kết hợp tay nọ, chân kia.
- Biết phối hợp các giác quan, rèn sức mạnh của cơ thể .
- Thực hiện bài tập phát triển chung theo nhịp điệu bài hát.
- Cháu biết cách chơi và chơi trò chơi “ Bẫy chuột” đúng luật.
2. Chuẩn bị:
- Vòng thể dục cho mỗi trẻ
- Dây dăng cho trẻ chui qua dây. 
- Sân tập bằng phẳng.
- Trò chơi “ Bẫy chuột”
3.Tiến hành hoạt động:
a) Hoạt động 1:
* Khởi động: 
- Trẻ khởi động chạy thành vòng tròn, đi các kiểu chân, đi bằng gót chân, mũi bàn chân, cạnh bàn chân, chạy nhanh, chay chậm theo hiệu lệnh của cô. Khoảng 2 phút sau đó trẻ tự lấy vòng đứng thành 3 hàng ngang.
b)Hoạt động 2:
* Trọng động: 
- Bài tập phát triển chung:
+ Bài tập với vòng: Cho cháu tập trên nền nhạc bài hát “ Khúc nhạc rừng xanh”
- ĐT tay: Bước chân rộng bằng vai , tay đưa vòng ra trước mặt, sang ngang, đưa lên cao.
- ĐT chân: Đứng khép chân , hai tay cầm vòng đưa ra trước ngồi khụy gối, đứng dậy hai tay cầm vòng đưa cao.
- ĐT bụng: hai tay câm vòng đưa ngang trước mặt, chân rộng bằng vai, quay người sang trái , sang phải 90 tay đưa theo hướng quay. 
- ĐT bật: Đứng khép chân , tay chống hông vòng để dưới đất( phía trước)
, nhún bật hai chân vào trong vòng tròn, bật ra ngoài vòng tròn.
- Vận động cơ bản:
Cho trẻ tập trung thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau:
* Cô giới thiệu bài tập “ Trườn chui dưới dây”
+ Cô thực hiện mẫu động tác:
- Lần 1 : Cô thể hiện hoàn chỉnh động tác « Trườn chui qua dây »
- Lần 2 : cô thực hiện chậm kết hợp phân tích động tác, nhắc trẻ chú ý khi trườn phải kết hợp tay nọ, chân kia, vận dụng sức mạnh toàn thân để đẩy cơ thể tiến về trước đồng thời chui qua dây, người không dụng vào sợi dây phía trên.
+Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ ở 2 hàng lần lượt lên thực hiện bài tập.
Cô quan sát nhắc nhở trẻ thực hiện tốt động tác, sửa sai tư thế cho trẻ trong quá trình tập luyện .
Cho trẻ tập dưới nhiều hình thức khác nhau : tập theo nhóm ,theo tổ, cá nhân trẻ tập.
* Trò chơi vận động:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bẫy chuột”
+ CC: Cô chia cháu ra làm 2 nhóm, 1 nhóm làm chuột, 1nhóm làm bẫy chuột (2 cháu cầm tay nhau thành 1 cái bẫy) những cái bẫy rãi đều ở phòng. Các chú chuột bò quanh và chui qua, chui lại đứng dưới bẫy, vừa bò, vừa kêu “chít chít” khi có hiệu lệnh “bẫy sập” con chuột nào bị mắc lại trong bẫy sẽ bị bắt.
 + LC: Con chuột nào bị mắc lại trong bẫy phải ra ngoài 1 lần chơi.
- Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lần.
- Nhận xét kết quả chơi của trẻ.
c) Hoạt động 3:
+ Hồi tĩnh:
Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập, hít thở sâu 1-2 vòng sân.
Hoạt động học 2:
 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 Hoạt động học: Làm quen văn học
 Đề tài: Truyện “Hươu con biết nhận lỗi”
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên câu chuyện, tên các nhân vật và hiểu được nội dung câu chuyện .
- Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết được tính cách các nhân vật trong truyện.
- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua việc trả lời trọn câu, trọn ý, lặp lại lời thoại của nhân vật qua trò chơi đóng kịch.
- Giáo dục trẻ tính khiêm tốn, không bướng bỉnh, biết lắng nghe và tôn trọng tôn kiến của mọi người xung quanh, biết nhận lỗi khi mình sai.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Slie hình ảnh minh họa cho câu chuyện.
- Hệ thống câu hỏi.
- Mũ , áo quần các nhân vật cho trẻ đóng kịch.
3. Tiến hành hoạt động: 
a) Hoạt động 1
- Cháu chơi dung dăng dung dẻ, sau đó tập trung ngồi quây quần bên cô nghe cô kể chuyện.
b) Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu các nhân vật Hươu con, bò, dê, ngựa cùng xuất hiện trong một câu chuyện rất hay, đó là câu chuyện “ Hươu con biết nhận lỗi”.
* Cô kể chuyện:
+ Cô kể diễn cảm lần 1
+ Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.
* Trích dẫn: 
- Cô trích dẫn nội dung từng đoạn truyện thông qua các slide tranh minh họa trên máy tính.
* Đàm thoại :
- Cô tổ chức đàm thoại thông qua trò chơi “ Ô cửa thông minh”
Cô lần lượt cho trẻ chọn các ô cửa trên màn hình vi tính, mỗi ô của mở ra là một câu hỏi về nội dung câu chuyện trẻ vừa được nghe, ai trả lời đúng nhiều câu hỏi của cô sẽ là người thông minh nhất.
+ Các con vừa nghe câu chuyện có tên là gì ?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Hươu con có đặc điểm như thế nào?
+ Trên đường đi tìm lá non hươu con đã gặp những ai?
+ Khi nhìn thấy chị Bò thì hươu con đã nói gì?
+ Chị Bò đã trả lời Hươu con như thế nào?
+ Hươu có đồng ý với ý kiến của chị Bò không? Hươu đã làm gì?
+ Chị Bò đã dẫn Hươu con đến gặp ai?
+ Hươu con có đồng ý với ý kiến của Bò và Dê không?
+ Ai đã giúp Hươu con nhận ra sự nhầm lẫn của mình?
+ Thái độ của Hươu con khi biết mình

File đính kèm:

  • docThe gioi dong vat.doc