Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Lớp lá 1 yêu thương

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ biết thực hiện vận động đi đập và bắt bóng, biết phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan, phối hợp nhịp nhàng động tác của cơ tay vai, chân, bụng, bật.

- Chơi các trò chơi vận động.

- Có thói quen vệ sinh, văn minh trong sinh hoạt, ăn uống.

- Nhận biết các nơi nguy hiểm trong lớp học.

2. Phát triển nhận thức:

* Khám phá xã hội:

- Trẻ biết về lớp học của bé: Tên, đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp, các góc chơi trong lớp, tên, cộng dụng, chất liệu một số đò dùng, đồ chơi trong lớp, phân loại đồ chơi trong lớp, so sánh điểm giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi, phân biệt đồ dùng, đồ chơi qua 2 – 3 dấu hiệu.

* Làm quen biểu tượng sơ đẳng về toán:

- Nhận biết quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.

- Nhận biết chữ số từ 1 đến 6. Biết sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

 

doc17 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Lớp lá 1 yêu thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: LỚP LÁ 1 YÊU THƯƠNG!
-----oOo-----
I. MỤC TIÊU:
Phát triển thể chất:
- Trẻ biết thực hiện vận động đi đập và bắt bóng, biết phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan, phối hợp nhịp nhàng động tác của cơ tay vai, chân, bụng, bật.
- Chơi các trò chơi vận động.
- Có thói quen vệ sinh, văn minh trong sinh hoạt, ăn uống.
- Nhận biết các nơi nguy hiểm trong lớp học.
Phát triển nhận thức:
* Khám phá xã hội:
- Trẻ biết về lớp học của bé: Tên, đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp, các góc chơi trong lớp, tên, cộng dụng, chất liệu một số đò dùng, đồ chơi trong lớp, phân loại đồ chơi trong lớp, so sánh điểm giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi, phân biệt đồ dùng, đồ chơi qua 2 – 3 dấu hiệu.
* Làm quen biểu tượng sơ đẳng về toán:
- Nhận biết quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
- Nhận biết chữ số từ 1 đến 6. Biết sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe và hiểu nội dung một số truyện kể về trường lớp MN: câu chuyện của thỏ Bông, Bạn mới, đọc một số ca dao, đồng dao, câu đố, hò, vè,… phù hợp với độ tuổi.
- Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về đồ dùng, đồ chơi trong lớp…
- Xem ranh, sách, báo về trường, lớp, Nhận biết và phát âm đúng chữ cái O, Ô, Ơ, nhận biết chữ cái trong từ trọn vẹn, qua trò chơi với chữ cái.
Phát triển tình cảm-xã hội:
- Biết được vị trí, trách nhiệm của bản thân trong lớp học
- Biết sử dụng cử chỉ, lời nói lịch sự, lễ phép đối với cô giáo, các bạn qua trò chơi đóng vai cô giáo, cửa hàng sách, xây dựng trường lớp.
- Yêu quý, tôn trọng bạn bè, cô giáo.
- Giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
Phát triển thẩm mĩ:
- Hát bài hát về trường lớp, về cô giáo, bạn bè; vận động minh họa theo bài hát.
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm.
II. MẠNG NỘI DUNG:
Cô giáo và các bạn trong lớp
Các khu vực và đồ dùng, đồ chơi trong lớp
Lớp lá 1 yêu thương!
- Tên gọi, đặc điểm khu vực trong lớp, khu học tập, vui chơi, các góc chơi.
- Tên gọi, đặc điểm đồ dùng, đồ chơi trong lớp; công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi, so sánh sự khác nhau của đồ dùng, đồ chơi, phân loại đồ dùng, đồ chơi qua 2 – 3 dấu hiệu nổi bật.
- Giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi.
- Tên gọi, đặc điểm riêng,sở thích của cô giáo và các bạn 
- Chơi đoàn kết, thân ái với các bạn, biết tình cảm cô và trẻ.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
Khám phá khoa học: 
- Đồ chơi ở các góc.
Toán: 
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
Đi đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển thể chất.
Phát triển nhận thức
Lớp Lá 1 yêu thương!
Làm quen chữ cái: O, Ô, Ơ
Phát triển tình cảm – xã hội
Tạo hình:
Làm đồ chơi nấu ăn (ĐT)
- Chơi trò chơi: lớp học, xây dựng, bếp ăn trường, bác sĩ,…
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 02: Từ ngày 13/09à 17/09/2010
 Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - Điểm danh - 
Thể dục đầu giờ
6h45 – 8h
* Đón trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. 
Trò chuyện với trẻ về lớp học, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, cô giáo và các bạn trong lớp.
* Điểm danh.
* Thể dục sáng:
Khởi động: trẻ đi vòng tròn kết hợp đi theo các kiểu, chạy nhẹ nhàng trở về 3 hàng dọc à thành 3 hàng ngang.
Trọng động: Bài tập phát triển chung:
Tập với bài “Ánh nắng lấp lánh”
Hồi tĩnh: Động tác hồi tĩnh theo nhạc.
Hoạt động có chủ đích
8h – 9h
Phát triển thể chất:
Đi đập và bắt bóng.
Phát triển nhận thức:
Những đồ chơi ở góc.
Phát triển thẩm mĩ:
Làm đồ chơi nấu ăn.
Phát triển nhận thức:
Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
Phát triển ngôn ngữ:
Làm quen chữ cái O, Ô, Ơ
Hoạt động ngoài trời
9h – 9h30
Trò chuyện về những chậu hoa kiểng trên cầu thang.
- TC: Rồng rắn lên mây.
Trò chuyện về công việc của cô cấp dưỡng.
- TC: Rồng rắn lên mây.
Trò chuyện về các bạn trong lớp.
- TC: Cấm vào.
Trò chuyện về công việc của bác lao công.
- TC: Cấm vào.
Công việc của bảo vệ.
- TC: Mèo đuổi chuột.
- Chơi tự do.
Hoạt động góc
9h30 – 10h10
- Góc xây dựng: xây trường, hàng rào, xích đu, cầu tuột, … xếp con đường đến trường.
- Góc phân vai: Lớp học MG, Bác sĩ, Bếp ăn của trường, phòng y tế.
- Góc sách: Xem truyện tranh, kể chuyện theo tranh về trường MN.
- Góc phát triển ngôn ngữ: Ghép chữ cái bằng hột hạt.
- Góc nghệ thuật: tô màu tranh trường MN, đồ dùng đồ chơi, Vẽ về trường MN, vẽ các bạn, cô giáo, vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn.
Vệ sinh – ăn trưa
10h – 11h
- Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát.
- Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn.
Ngủ trưa
11h - 14h
- Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa, đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc.
- Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa.
Ăn phụ
14h – 15h
- Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc nhở trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ.
Hoạt động cuối ngày – Trả trẻ
15h – 16h30
- Ôn bài.
- Làm quen bài mới.
- Trả trẻ.
Ôn bài .
- Nêu gương.
- Trả trẻ.
Trò chơi “Truyền tin”
- Nêu gương.
- Trả trẻ.
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi.
- Nêu gương.
- Trả trẻ.
- Ôn bài cũ.
- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 2 ngày 13 tháng 09 năm 2010
Hoạt động phát triển thể chất
 Đi đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết đi đập mạnh bóng xuống sàn và đón bắt bóng bằng hai tay khi bóng nảy lên.
- Biết phối hợp nhịp nhàng các vận động của cơ tay vai, chân , bụng, lườn, bật; Phối hợp nhịp nhàng các vận động với các giác quan.
- Rèn phản xạ xạ nhanh và khéo.
II. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: trong lớp
* Đồ dùng, thiết bị: 
- Một số bóng.
III. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, thực hành.
IV. Tổ chức hoạt động:
	1. Gợi mở: Xem đoạn phim về vận động viên bóng đá, bóng rổ, bóng chày,… sau đó cùng trò chuyện với trẻ về một số vận động với quả bóng và vận động đi đập và bắt bóng nảy.
	2. Hoạt động trọng tâm:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Khởi động
 Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi theo các kiểu, chạy nhanh, chậm nhẹ nhàng trở về 3 hàng dọc à 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động:
 + Bài tập phát triển chung:
Động tác tay – vai: hai tay thay nhau đưa cao rồ sang ngang. 
Động tác chân: chân lần lượt đưa lên cao, một chân làm trụ luân phiên nhau. 
Động tác bụng - lườn 3: Cúi gập người về trước.
Động tác bật nhảy 1: Bật trước. 
 + Vận động cơ bản:
Giới thiệu dụng cụ.
Làm mẫu:
 TTCB: Đứng tự nhiên, tay cầm bóng.
 TH: Khi có tín hiệu thì vừa đi vừa đập bóng xuống sàn, mắt nhìn theo bóng, đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy lên. không ôm bóng vào ngực, không làm rơi bóng. Vận động phải được thực hiện liên tục.
Mời 2 trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện:
- Bao quát, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Hiệu lệnh cho trẻ tách thành 2 hàng ngang.
à Giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục.
+ Trò chơi: “ Quả bóng tròn”
- Cách chơi: Cô và trẻ nắm tay nhau, đứng sát vào nhau thành vòng tròn (mô phỏng quả bóng). Khi nghe cô nói: “Thổi bóng lên, thổi bóng lên thật to mà không vỡ” trẻ cùng lùi về phía sau vẫn giữ chặt tay nhau cho đến khi cô nói “Bóng vỡ”. Nghe hiệu lệnh trẻ bỏ tay ra và cùng ngồi xổm xuống hô to “Bốp”
- Trẻ chơi 3- 4 lần.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Thổi bóng bay.
* Hoạt động 4: Kết thúc:
 Những quả bóng bay ra sân tham quan trường MN nhé!
- 4 lần 8 nhịp.
- 4lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- 2 lần 8 nhịp.
- Lần lượt từng trẻ thực hiện.
- Trẻ đứng thành từng nhóm nhỏ, đập bóng xuống sàn và bắt khi bóng nảy lên. Thực hiện khoảng 2 – 3 phút.
- Sau đó chia trẻ thành 2 hàng ngang. Lần lượt 2 trẻ thực hiện đi đập bóng xuống sàn và bắt bóng khi bóng nảy, thực hiện đến khi hết lớp.
Đánh gía cuối ngày
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 14 tháng 09 năm 2010
Hoạt động phát triển nhận thức
 Đồ chơi ở các góc
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết trong lớp có nhiều góc chơi và đồ chơi, biết tên gọi và tác dụng đồ chơi ở các góc. Trẻ biết đồ chơi chính là sách giáo khoa của bé.
- Rèn kỹ năng phân loại và sử dụng đồ chơi phục vụ hoạt động học tập, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để mô tả chất liệu, công dụng của đồ chơi trong lớp.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn, bảo quản đồ chơi của lớp, có thói quen thu dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định, thích chơi cùng bạn và không tranh giành đồ chơi với bạn.
II. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: trong lớp.
* Đồ dùng, thiết bị:
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc, bảng tên lớp.
Trò chơi “Hãy nhớ tên tôi”
III. Phương pháp: trực quan, thực hành, đàm thoại.
IV. Tổ chức hoạt động:
	1. Gợi mở: Hát bài “Chào ngày mới” đến gần máy tính ngồi quanh cô.
	2. Hoạt động trọng tâm:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Những góc chơi của bé:
- Cho trẻ xem những hình ảnh vui chơi ở các góc và thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Vừa xem vừa đàm thoại về nội dung hình ảnh.
 + Ban đang chơi ở góc gì?
 + Bạn đang làm gì?
 + Bạn sử dụng đồ chơi nào?
à Tóm ý trẻ: Chúng ta vừa xem hình ảnh các bạn đang chơi ở góc xây dựng, phân vai có trò chơi bác sĩ, nấu ăn ở bé tập làm nội trợ. Để chơi được trò chơi trên các bạn đã sử dụng nhiều loại đồ chơi và các nguyên vật liệu khác nhau như khối xốp, khối gỗ, bìa, họa báo,…
- Ngoài những góc chơi con vừa xem thì trong lớp mình còn những góc chơi nào nữa k?
Nếu trẻ không nhớ hết tên các góc chơi thi tổ chức cho trẻ chơi “Giải đố”
Góc gì nhiều sách, nhiều tranh
Bé đọc thơ, kể chuyện, thực hành tập tô?
Góc này nhiều cây nhiều hoa
Có và các bé hàng ngày bón chăm
Mong cây cho quả ngọt lành
Mong hoa mau nở tỏa ngàng sắc hương?
à Góc thiên nhiên, thư viện, thư giãn đều là những góc chơi, những chỗ chơi mà trẻ có thể đến chơi, quan sát, ngắm nhìn, để tìm hiểu, khám phá theo sở thích của mình và rèn luyện một số kỹ năng cần thiết trong học tập, cuộc sống và nghiên cứa khoa học sau này.
* Hoạt động 2: Trong lớp có nhiều đồ chơi:
- Chúng ta cùng quan sát xem các góc chơi hôm nay có gì lạ nhé!
Cô và trẻ đi dạo một vòng quanh lớp theo nhạc bài hát “Khúc hát dạo chơi”. Kết thúc bài hát tại góc nào thì cô và trẻ cùng nhau trò chuyện về những đồ chơi trong góc đó.
 + Đồ chơi trong góc hôm nay như thế nào?
 + Những đồ chơi được sắp xếp ra sao?
 + Có đồ chơi gì?
 + Có màu sắc gì?
 + Thường làm bằng chất liệu gì?
- Cứ thế cô và trẻ cùng đi hết các góc và trò chuyện về đồ chơi: xây dựng, phân vai, nghệ thuật, bé tập làm nội trợ, sách, học tập, thiên nhiên, …
à Tóm ý khi trẻ trả lời về một góc chơi.
- Trong tất cả các đồ chơi trong lớp, đồ chơi nào do cô và các bạn tự làm? 
- Đồ chơi đó từ những nguyên vật liệu gì?
- Trò chơi: “Phân loại đồ chơi”
- Cô đưa ra một rổ đồ chơi lớn, có nhiều đồ chơi lẩn vào nhau. Nhiệm vụ của trẻ là phân loại đồ chơi đúng với tác dụng và mang vào sắp xếp ở đúng góc chơi.
* Hoạt động 3: Giữ gìn và bảo quản đồ chơi:
 - Yêu cầu trẻ kể tên một số loại đồ chơi mà trẻ thường mua ở chợ. Cho xem đoạn phim về siêu thị đồ chơi để trẻ biết thêm về sự phong phú đa dạng của đồ chơi.
 - Trò chơi “Đồ chơi của ai”
Trẻ sẽ chọn những đồ chơi và mang về đúng góc.(Chơi trên máy tính).
à Đồ chơi giúp các cháu khám phá tự nhiên và xã hội, như đồ chơi bác sĩ thì các cháu biết ống nghe có thể nghe được nhịp đạp của tim, phổi,… vì thế đồ chơi như là “Những cuốn sách giáo khoa” của bé vậy. Nói trẻ biết một số nguyên vật liệu như sách, họa báo,… cũng được sử dụng làm nhiều đồ dùng, đồ chơi trong lớp phù hợp với chủ đề.
 - Trong lớp, ngoài những đồ chơi mới, cũng có rất nhiều đồ chơi cũ. Vậy chúng ta phải làm gì để những đồ chơi cũ này được sử dụng lâu bền?
 - Các cháu sẽ giữ gìn và bảo quản đồ chơi như thế nào?
 - Vì sao phải chia sẻ đồ chơi với bạn?
 à Tóm lại giáo dục trẻ giữ gìn vào bảo quản đồ chơi trong lớp, biết tận dụng những nguyên vật liệu phế phẩm để làm đồ dùng đồ chơi.
 - Trò chơi: Ai làm đúng.
Trẻ có tranh 1 loại đồ chơi. Nhiệm vụ của trẻ là tìm về đúng góc chơi có loại đồ chơi đó khi có tín hiệu.
 * Hoạt động 4: kết thúc: Ra ngoài vệ sinh, rửa tay.
- Xem hình ảnh các góc chơi. Cùng đàm thoại về những hoạt động trong góc chơi.
- Trẻ kể một số góc chơi.
- Đi theo cô dạo một vòng quanh các góc chơi.
- Đồ chơi mới, lạ.
- Được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
- …
- Trẻ trả lời
- Chia thành các nhóm, phân loại đồ chơi của góc nào thì cho vảo rổ riêng sau đó mang về góc sắp xếp lên.
- Trẻ kể những đồ chơi mà trẻ biết.
- Trẻ lên chơi sẽ chọn đồ chơi và kéo và đúng góc. Nêu đồ chơi xuất hiện ở góc là đúng, nêu không xuất hiện là sai.
- Sử dụng cẩn thận,…
- Trẻ nói cách giữ gìn của mình.
- Đi chơi tự do, khi có tín hiệu thì chạy về góc đúng với đồ chơi của mình.
- Chơi 2 – 3 lần.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 4 ngày 15 tháng 09 năm 2010
Hoạt động phát triển thẩm mĩ
Làm đồ chơi nấu ăn (ĐT)
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để gắn, ghép tạo thành những đồ chơi trong góc nấu ăn của lớp.
- Rèn kỹ năng khéo léo, sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
II. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: trong lớp.
* Đồ dùng, thiết bị:
- Một số hộp sữa cắt ngang làm ly, chén, tô, ca, xoong.
- Keo 2 mặt, hồ, một số hoa, chấm tròn, sợi bằng đecal cắt sẵn.
- Giấy bìa, kéo.
III. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành.
IV. Tổ chức hoạt động:
	1. Gợi mở: cho trẻ xem hình ảnh một số đồ dung, đồ chơi trong lớp, sau đó cho trẻ xem một số đồ dung, đồ chơi tự làm: ca, chén, xoong, ly…
	2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Xem mẫu:
- Xem một số đồ dùng nấu ăn của cô tự làm: chén, tô, ca, cốc, ly, xoong, bình,…
- Nêu nhận xét về chất liệu, cách làm, cách trang trí hoa văn trên những đồ chơi đó.
- Mở hội thi “Những nghệ nhân tài ba” cho trẻ thi đua nhau xem ai làm được nhiều đồ chơi nấu ăn.
* Hoạt động 2: Những nghệ nhân tài ba:
- Hỏi vài trẻ để trẻ nói lên ý tưởng của mình.
- Cô tóm lại và gợi ý thêm để trẻ làm nhiều đồ chơi.
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ thành 3 nhóm. Cô chuẩn bị sẵn những vật liệu để trẻ tạo thành sản phẩm.
 + Một nhóm sẽ làm chén, tô.
 + Một nhóm làm ca, ly từ hộp sữa, trang trí hoa bằng đêcal, ghép các chi tiết cho hoàn chỉnh.
 + Nhóm làm bếp ga, xoong, chảo bằng đĩa giấy.
- Cô bao quát, quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ gặp khó khăn.
* Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm:
- Mang tất cả sản phẩm trẻ hoàn thành trưng bày trên bàn.
- Cho tất cả trẻ đến cùng quan sát, kể tên những sản phẩm ấy.
- Trẻ chọn sản phẩm đẹp nhận xét. 
- Cô chọn sản phẩm đẹp nhận xét tuyên dương.
- Chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh nhận xét góp ý.
* Hoạt động 4: Kết thúc: Trẻ rửa tay.
- Xem hình ảnh trên máy và trò chuyện về những đồ dùng, đồ chơi.
- 3 trẻ nêu ý tưởng.
- Chia thành 3 nhóm thực hiện.
- Mang sản phẩm lên trưng bày và xem chung.
- 2 trẻ chọn sản phẩm trẻ thích.
- Ra ngoài rửa tay.
Đánh giá cuối ngày:
	Thứ 5 ngày 16 tháng 09 năm 2010
Hoạt động phát triển nhận thức
Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
I. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
- Biết thêm bớt tạo nhóm có số lượng bằng nhau.
- Rèn kỹ năng ghép đôi tương ứng, tạo số lượng bằng nhau.
- Phát triển tư duy: chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, nhường nhịn, đoàn kết bạn bè..
II. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: trong lớp.
* Đồ dùng, phương tiện:
- Đồ dụng của cô và trẻ: 6 bạn trai, 6 mũ.
- đồ dùng đồ chơi, nhóm thực phẩm.
- Tranh có từ chứa chữ cái o, ô, ơ.
- Chữ số từ 1 --> 6.
III. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành, nêu vấn đề.
IV. Tổ chức hoạt động:
 1. Gợi mở: Hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
 - Trò chuyện về trường mầm non của bé.
 - Giáo dục trẻ yêu trường, mến lớp, yêu quý bạn bè.
 2. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Thử tài của bé:
- Trò chơi “Ai tinh mắt”.
- Cách chơi: cô cho trẻ xem một lượt những hình ảnh khác nhau và tìm ra những hình ảnh giống nhau có số lượng 6. ai phát hiện nhanh sẽ có phân thưởng.
- Quan sát khi trẻ chơi.
- Kiểm tra, nhận xét kết quả.
- Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
Cách chơi: Có 3 đội chơi. Mỗi đội sẽ có chữ số (món quà mà bạn chơi trò chơi “Ai tinh mắt” nhận được) và nhiệm vụ của trẻ là tìm đồ chơi đủ số lượng của chữ số của đội mình.
- Kiểm tra kết quả.
* Hoạt động 2: Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6:
- Mở nhạc bài “Cô giáo em” hướng dẫn trẻ lấy đồ dung.
- Yêu cầu trẻ xếp nhóm bạn trai ra thành 1 hàng ngang từ trái sang phải.
- Xếp 5 bạn gái tương úng 1 bạn trai – 1 nón.
- Hỏi sự khác nhau về số lượng 2 nhóm.
- Đếm lại số lượng 2 nhóm. 
- Yêu cầu trẻ thêm vào để số lượng 2 nhóm nhiều bằng nhau.
- Nhấn mạnh cho trẻ biết: “5 thêm 1 là 6”.
- Tiến hành thêm bớt tạo sự bằng nhau về số lượng trong phạm vi 6. (thực hiện nhiều lần)
* Hoạt động 3: Chữ số thông minh:
- TC: “Tìm đúng nhà”.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Hoạt động 4: Kết thúc:
 Bé vào góc sử dụng vở Toán.
- Trẻ nhìn nhanh và phát hiện hình ảnh giống nhau có mang số lượng 6.
- Chơi 3 – 4 lần.
- Trẻ chia thánh 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 giỏ. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là phải tìm đủ số lượng đồ chơi theo thẻ số của đội mình.
 + Đội 1: tìm đủ 4 đồ chơi;
 + Đội 2: ---------5---------;
 + Đội 3: ---------6---------.
đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Trẻ hát “Cô giáo em” lấy đồ dùng.
- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời theo sự nhận biết của mình.
- Tiến hành thêm bớt tạo sự bằng nhau.
- Mỗi trẻ có 1 chữ số (1,2,3). 3 ngôi nhà mang 3 loại đồ chơi khác nhau với số lượng: 3 xoong, 4 khối gỗ, 5 hộp màu. trẻ sẽ tìm về ngôi nhà sao cho có số lượng 6.
- Trẻ chơi 3 lần.
- Vào góc học tập.
Đánh giá cuối ngày:
Thứ 6 ngày 17 tháng 09 năm 2009
Hoạt động phát triển ngôn ngữ
Làm quen chữ cái: O – Ô - Ơ
I. Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái O, Ô, Ơ; nhận biết được các chữ cái trong từ trọn vẹn; nhận biết chữ cái qua trò chơi với chữ cái.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc; phát triển vốn từ.
- Phát triển chú ý và ghi nhớ có định.
- Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, cô giáo, bạn bè.
II. Chuẩn bị:
* Không gian tổ chức: trong lớp.
* Đồ dùng, phương tiện:
- Bài giảng làm quen chữ cái o, ô, ơ.
- Một số đồ chơi có các chữ cái O, Ô, Ơ.
III. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, thực hành.
IV. Tổ chức hoạt động:
	1. Gợi mở: Xem một số hình ảnh hoạt động học, chơi của cô và các bạn. trò chuyện về hình ảnh. 
 - Trò chơi: “Ghép tranh”
 Có 2 đội chơi. Nhiệm vụ của 2 đội là tìm và ghép những mảnh tranh rời thành một bức tranh hoàn chỉnh. Đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Nhận xét kết quả.
	2. Hoạt động trọng tâm:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Làm quen chữ cái:
+ Làm quen chữ cái O:
- Cùng trò chuyện về tranh “Dạy học” mà trẻ vừa ghép.
- Đọc từ dưới tranh. Nhận biết cấu tạo của từ “Dạy học”
- Giới thiệu chữ cái “O”. cô phát âm 3 lần.
- Hỏi cấu tạo chữ “O”.
- Giới thiệu cấu tạo chữ “O”.
 + Làm quen chữ cái Ô:
- Xem đoạn phim về cô giáo. Cùng đàm thoại về đoạn phim.
 + Ai thế?
 + Cô đang làm gì?
 + ...
- Đọc từ “Cô giáo”.
- Yêu cầu trẻ tìm chữ cái đã học?
- Giới thiệu chữ cái “Ô”
- Cô phat âm mẫu 3 lần.
- Hỏi cấu tạo chữ cái “Ô”?
- Giới thiệu cấu tạo chữ cái “Ô”
 + Làm quen chữ cái Ơ:
- Ở trường MN ngoài học tậ

File đính kèm:

  • docchu de truong mam non.doc
Giáo Án Liên Quan