Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Lớp lá của bé

- Đi học đều đúng giờ.

- Lễ phép, biết chào hỏi người lớn.

- Bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi qui định.

- Trẻ chú ý và làm theo đúng hiệu lệnh của cô, khi xếp dội hình.

- Vui chơi hòa thận với bạn bè.

 

doc17 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5072 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Lớp lá của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
(Từ ngày 06/09 – 11/09/2010)
CHỦ ĐỀ NHÁNH
LỚP LÁ CỦA BÉ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của mình.
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân
- Ổn định lớp,điểm danh. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG
PT Thẩm mỹ
- Vườn trường mùa thu.
- Vận động: múa
- NH: Em yêu trường em
- Trò chơi: Đoán tên bạn qua tiếng hát.
PT Nhận thức 
 - Tìm hiểu về lớp học của bé.
PT Nhận thức
- Ôn số lượng 3, 4.
- Ôn so sánh chiều rộng.
PT Ngôn ngữ
- Truyện
“Thỏ con đi học”
PT Thể chất
- Tung bóng lên cao và bắt bóng
 - TC: chuyền bóng.
PT Thẩm mỹ
 - Tô màu
Cô giáo của em.
HOẠT ĐỘNG 
GÓC
+ Góc phân vai: Cô giáo, cửa hàng bách hóa, hoa quả …
+ Góc xây dựng: Trường mầm non, lắp ghép các mô hình bằng khối gỗ.
+ Góc học tập: Chơi lôtô, phân loại ĐDĐC, hoa quả, tô vẽ chữ cái, tranh hoa quả.
+ Góc nghệ thuật: Tô vẽ, in hình, xé dán, xếp hình.
+ Góc thiên nhiên: Tập cho trẻ tưới cây, chăm sóc cây.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1/ Dạo chơi và quan sát cảnh quan nhà trường
3/ Trò chơi:
+ Vận động: Người tài xề giỏi, cáo ơi ngủ à.
+ Dân gian: Mèo bắt chuột.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện về những điều trẻ quan sát trong lớp học.
- Giáo dục :
+ Trẻ biết chào người lớn
+ Trẻ biết đi vệ sinh và bỏ rác đúng nơi qui định.
+ Trẻ chơi bạn hòa thuận, xưng hô là bạn
Thể dục : Tung bóng lên cao và bắt bóng.
THỨ 2: 06/09/2010
* Họp mặt đón trẻ:
	- Cô đón cháu vào lớp.
	- Cho trẻ ăn sáng.	
	- Trò chuyện về các hoạt động trong trường.
	- Nhắc trẻ đi học nhớ cài khăn.
* Tiêu chuẩn bé ngoan :
	- Đi học đều đúng giờ.
- Lễ phép, biết chào hỏi người lớn.
- Bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Trẻ chú ý và làm theo đúng hiệu lệnh của cô, khi xếp dội hình.
- Vui chơi hòa thận với bạn bè.
* Thế dục buổi sáng : như thứ 2
* Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
VƯỜN TRƯỜNG MÙA THU
Nghe hát: Em yêu trường em
Vận động: múa
I.Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
Trẻ nhớ tên, nhớ giai điệu và thuộc lời bài “ Vườn trường mùa thu”
Trẻ nghe và hiểu được nội dung nài “ Em yêu trường em”
Trẻ được ôn lại các bài hát trong chủ điểm.
2/ Kỹ năng:
Trẻ hát kết hợp với múa nhịp nhàng theo bài hát “ Vườn trường mùa thu”.
Hát kết hợp với múa minh họa, thể hiện sự vui tươi qua nét mặt.
3/ Thái độ:
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và khi cô vận động mẫu.
Tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô.
Gợi cho trẻ tình cảm yêu thương, gắn bó với trường lớp, với các bạn, có được niềm vui khi được đến trường học.
II) Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng của cô:
Bảng nỉ, tranh nội dung bài hát” Ngày vui của bé”
5 vòng nhựa
2/ Đồ dùng của trẻ:
Một số dụng cụ âm nhạc: trống lắc, phách tre, xắc xô,.......
Một số khăn lụa, bông múa, tua rua để trẻ múa minh họa.
III) Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”.
- Cô đố các con, ngày hội khai trường vào mùa nào trong năm?
- Mùa thu thời tiết như thế nào?
- Vào mùa thu, tiết trời dịu mát, các anh chị học sinh và các bạn nhỏ tung tăng đến trường. Cảnh sắc mùa thu như hòa theo nhịp chân của các bạn để chào đón và chúc mừng các bạn bắt đầu một năm học mới. Đó là nội dung bài hát “Vườn trường mùa thu” của nhạc sĩ Cao Minh Khanh. Cô sẽ dạy c/c hát nhe.
- Cô hát 2 lần.
- Các con cùng hát với cô nhé!
+ Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
* Hoạt động 2: Múa theo nhạc.
+ Mùa thu … hòa bình : 
- Trẻ cầm tay nhau, bước tiến vào vòng tròn, sau đó lui ra.
+ Trời mây … theo gió: 
- 2 tay giơ cao, nghiêng người sang 2 bên.
+ Vườn hoa … tưng bừng: 
- Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp.
+ Là la la … mùa thu : 
- Vỗ tay sang 2 bên, kết hợp ký gót. 
- Quỳ gối, 2 tay giơ cao và vẫy tay sang 2 bên.
* Hoạt động 3: Nghe hát.
- Khi đến trường học, các con thích gì nhất? - Vì sao?
- Khi viết bài hát về ngôi trường, nhạc sĩ Hoàng Vân đã gởi gắm tình cảm của mình trong bài “Em yêu trường em”. C/c lắng nghe cô hát để biết tác giả yêu thích những gì trong ngôi trường của mình? 
- Cô hát to rõ đúng nhịp.
- Bạn nào biết tác giả đã yêu những gì trong ngôi trường của mình? 
- Còn các con, trong trường các yêu ai nhất? Tại sao? 
 NX – cắm hoa.
- Cả lớp hát to.
- Dạ, mùa thu.
- Thưa cô, thời tiết mát mẻ, có những cơn mưa nhỏ.
- Dạ.
- Cả lớp hát 2 lần.
-Tổ hát.
- Nhóm bạn gái hát.
- Nhóm bạn trai hát.
- Cá nhân hát.
- Thưa cô, bài Vườn trường mùa thu
- Thưa cô, tác giả Cao Minh Khanh
- Trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
- Cả lớp hát lại và chuyển về đội hình chữ U.
- Trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
- Dạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô.
- Trẻ hứng thú chơi cùng cô.
Hoạt động ngoài trời
1) Quan sát & Trò chuyện về hoạt động của các cô bác ở trường
3) Trò chơi dân gian: Tung bóng
+ Chuẩn bị:
Một số quả bóng theo nhóm trẻ
+ Luật chơi:
Ném, bắt bóng bằng 2 tay.
Ai bị rớt 2 lần liền phải ra ngoài một lần chơi.
+ Cách chơi: 
Trẻ chơi thành từng nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn. Một trẻ cần bóng tung cho bạn, bạn bắt bóng xong lại tung cho bạn khác đối diện mình.
Yêu cầu trẻ phải chú ý, bắt bóng không để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Tung cao, cao hơn nữa
Bạn bắt rất tài
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung em đỡ
Tung cao, cao hơn nữa
Em bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Hoạt động góc
1) Yêu cầu : 
- Trẻ vui chơi tự nguyện, hứng thú, biết được tên các góc chơi và các việc cần làm.
- Biết phân vai chơi đúng chủ đề, chủ điểm.
- Biết xây dựng trường mầm non.
2) Chuẩn bị :
- Bố trí sắp xếp các góc chơi hợp lý:
+ Góc phân vai: Các ĐDDC, dụng cụ cho trò chơi: cô giáo, cô cấp dưỡng, cô lao phục vụ ….
+ Góc xây dựng: Hàng rào, cây xanh, hoa kiểng, ĐC của trường mầm non.
+ Góc nghệ thuật : 
- Lá khô, chì màu, màu nước, mạc cưa ….
 - Trẻ chơi tạo hình: vẽ, nặn, xé dán.
+ Góc thiên nhiên : Cây kiểng, dụng cụ tưới, chăm sóc cây …
3) Tiến hành :
- Cả lớp hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
- Ở trường c/c thích hoạt dông nào nhất? Tại sao?
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi theo chủ điểm trường mầm non nhé!
- Lớp mình có mấy góc chơi? ( 4 góc )
- Gồm các góc nào? ( phân vai, nghệ thuật … )
+ Góc phân vai :
- Các con chọn 1 bạn làm cô giáo, 1 bạn làm ba, 1 bạn làm mẹ, các bạn còn lại làm học sinh.
- Học sinh được ba mẹ đưa đến trường học.
- Cô giáo dạy các bạn múa hát, kể chuyện, đọc thơ.
- Mẹ dẫn con đi học rồi về đi chợ mua đồ ăn, về nhà nấu ăn. Ba đến đón con về cả nhà cùng vui chơi, ăn uống.
+ Góc xây dựng :
- Các con sẽ xây như thế nào?
- Trường mầm non có gì ngoài sân?	
- Các con phân công 1 bạn xây nhà, bạn xây hàng rào.
+ Góc nghệ thuật :
- Các con sẽ vẽ cô giáo, trường mầm non, …
+ Góc thiên nhiên :
- Các con sẽ tưới cây, bắt sâu cho lá….
+ Góc học tập :
- Các con sẽ chơi lôtô, tô tranh, đồ chữ ….
- Các con đề cử l bạn làm nhóm trưởng nhé ! Nhóm trưởng sẽ quan sát các bạn: xem ai phá đồ chơi làm ảnh hưởng các bạn khác, bạn nào không chơi. Để cuối buổi báo cho cô hay.
- Trẻ chơi. Cô theo dõi hướng dẫn trẻ.	
- Hết giờ chơi. Cô tập trung trẻ lại, gọi nhóm trưởng nhận xét góc chơi của mình.
- Cô NX lại – cắm hoa.
 - Trẻ thu dọn đồ chơi.
Hoạt động chiều
_ Ôn lại các bài thơ, bài hát về chủ điểm mầm non
* Nêu gương :
	- Cả lớp hát bài: “Bé Ngoan” .
	- Cô nhắc lại “ Tiêu chuẩn bé ngoan “
	- Cô nhận xét cháu đạt 2 hoa.
	- Động viên cháu chưa đạt.
- Hát kết thúc.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
THỨ 3: 07/09/2010
* Họp mặt đón trẻ:
	- Cô đón cháu vào lớp.
	- Cho trẻ ăn sáng.	
	- Trò chuyện về trường mầm non.
	- Nhắc trẻ đi học nhớ cài khăn.
* Tiêu chuẩn bé ngoan:
	- Đi học đều đúng giờ.
- Lễ phép, biết chào hỏi người lớn.
- Bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Vui chơi hòa thận với bạn bè.
* Thế dục buổi sáng : như thứ 2
* Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LỚP LÁ CỦA BÉ
I.Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
Trẻ biết được tên lớp, các hoạt động hàng ngày trong lớp học.
Trẻ biết các đồ dùng, đồ chơi: công dụng, chất liệu của các đồ chơi của lớp mình. 
 2/ Kỹ năng:
Quan sát, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự, ngăn nắp. 
Rèn luyện sự khéo léo khi thực hiện tạo hình.
3/ Thái độ:
Giáo dục tôn trọng bạn: xưng hô bằng tên và kêu bằng bạn khi nói chuyện; biết chào hỏi cô bác trong trường.
Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi; biết dọn dẹp, sắp xếp ngay ngắn sau khi chơi.
II) Chuẩn bị : 
1/ Đồ dùng của cô:
Tranh : các bạn đang học, các bạn đang ăn cơm, các bạn nhỏ đang vui chơi, các bạn đang múa hát.
2/ Đồ dùng của trẻ:
- Bút chì, bút màu.
Giấy A4.Tranh tô màu các đồ chơi ở trường mẫu giáo.
III) Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Tim hiểu về lớp học của bé
- Hát “Ngày vui của bé”.
- Lớp chúng mình là lớp gì?
- Trong lớp mình có mấy khu vực?
- Có những đồ dùng gì nè?
- Những đồ dùng nào bằng sắt?
- Những đồ dùng nào bằng gỗ?
- Lớp mình có mấy góc chơi? Đó là những góc nào?
- Các con thích chọn góc chơi nào nhất? Tại sao?
- Khi chơi, chúng ta phải bày đồ chơi ra. Khi chơi xong các con phải làm gì? 
- Tại sao chúng phải dọn dẹp và giữ gìn đồ chơi của lớp mình?
- Trong khi chơi với bạn các con phải chú ý gì?
- Còn khu vực nhà vệ sinh thì dùng để làm gì?
- Khi mình đi vệ sinh xong thì phải làm sao?
- Khi vào nhà vệ sinh thì c/c không nên làm gì?
- Lớp mình có mấy cô? Là những cô nào?
- Hàng ngày cô làm những việc gì?
- Còn cô Trang ?
- C/c thấy công việc của các cô nhiều hay ít? Các cô làm việc những việc này vì ai?
- Vậy c/c sẽ làm những việc gì để giúp đỡ các cô nè?
- Cô và cô Trang đều yêu thương và mong muốn c/c luôn khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan ngoãn. Vậy c/c có hứa với cô là mình sẽ cố gắng ngoan ngoãn vâng lời các cô k?
- Chúng ta cùng đọc bài thơ “Cô giao em”
* Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm đồ vật theo yêu cầu của cô”
- Bây giờ chúng mình sẽ chơi trò chơi nhỏ nhe. C/c sẽ tìm những đồ vật trong lớp theo yêu cầu của cô, bạn nào tìm nhanh nhất và đúng sẽ được thưởng, bạn nào tìm chưa đúng sẽ bị phạt nhe.
+ Đồ vật được làm bằng nhựa.
+ Đồ vật được làm bằng gỗ.
+ Đồ vật được làm bằng inox.
* Hoạt động 3: Tô màu “Đồ chơi”
- Hôm nay c/c giỏi quá, bây giờ c/c sẽ về nhóm tô màu tranh cho đẹp nhe.
- Cô nhận xét lại tranh của trẻ.
- NX – cắm hoa.
- Thưa cô, lớp lá 1
- Thưa cô, có 2 khu vực. phòng để học và nhà vệ sinh.
- Thưa cô, có bảng, tủ, kệ, bàn, ghế…………..
- Thưa cô, kệ đựng cặp.
- Thưa cô, tủ, bàn, ghế.
- Thưa cô, có khối gỗ, đồ chơi lắp ráp, những đồ chơi nấu ăn, hoa quả………..
- Thưa cô, không được ném hay đạp đồ chơi.
- Thưa cô, không giành đồ chơi, không la ồn, đánh bạn.
- Thưa cô, dùng để đi rửa tay, đi vệ sinh.
- Thưa cô, phải dội nước.
- Thưa cô, không được chạy giỡn, xô đẩy bạn.
- Thưa cô, tranh cô giáo.
- Thưa cô, cô đang dạy học.
- Thưa cô, cho chúng con chơi, kể chuyện cho chúng con nghe……….
- Thưa cô, cô đang đút các bé ăn.
- Thưa cô, pha sữa, vệ sinh lớp học, tắm rửa cho chúng con………….
- Thưa cô, rất là vất và.
- Thưa cô, chúng con sẽ xếp ghế, dọn dẹp tập và đồ chơi ngay ngắn……….
- Dạ, chúng con xin hứa.
- Dạ
- Trẻ chú ý lắng nghe yêu cầu của cô và thực hiện theo.
- Trẻ đọc thơ “Bạn mới” về nhóm thực hiện.
- Trẻ thực hiện xong treo tranh lên giá, nhận xét tranh của bạn.
Hoạt động góc
- Giống đầu tuần.
 Hoạt động ngoài trời
1) Quan sát: Cho trẻ quan sát các ĐDĐC trong lớp. Qua đó, trẻ biết được công dụng và chất liệu của ĐC.
2) Cung cấp kiến thức mới:
- Cho trẻ ôn lại số lượng 3, 4. So sánh chiều rộng.
3) Trò chơi: Bỏ giẻ
+ Cách chơi:
- Trẻ chơi từng nhóm 10 – 12 trẻ, ngồi xổm thành vòng tròn. Chọn 1 trẻ làm người đi bỏ giẻ (vải hay 1 chiếc khăn). Người bỏ giẻ đi đằng sau xung quanh vòng tròn, giấu kín giẻ để không ai nhìn thấy, rồi bỏ giẻ sau lưng 1 bạn nào đó.
- Nếu bạn bị bỏ giẻ không biết thì người bỏ giẻ đi hết 1 vòng đến chỗ bạn bị bỏ giẻ cầm giẻ lên đập nhẹ vào bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy 1 vòng tròn và người bỏ giẻ chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ giẻ về được chỗ cũ, người bỏ giẻ lại phải tiếp tục đi bỏ giẻ. Nếu người bỏ giẻ đuổi kịp đập vào người bị bỏ giẻ thì người bị bỏ giẻ thua và phải đi bò giẻ.
- Nếu người bị bỏ giẻ biết và đứng lên đuổi bạn bỏ giẻ, bạn bỏ giẻ phải chạy thật nhanh 1 vòng tròn về chỗ của bạn bị bỏ giẻ. Nếu người bị bỏ giẻ mà đập vào người bỏ giẻ thì người bị bỏ giẻ lại tiếp tục đi bỏ giẻ.
4) Nêu gương:
- Đọc tiêu chuẩn bé ngoan.
- Khuyến khích cháu chưa đạt.
-Tuyên dương cháu đạt 3 hoa.
- Hát kết thúc.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
THỨ 4: 08/09/2010
* Họp mặt đón trẻ:
	- Cô đón cháu vào lớp.
	- Trò chuyện với trẻ về chữ số, so sánh chiều cao, nhận biết chữ số 1, 2.
	- Điểm danh lớp.
* Tiêu chuẩn bé ngoan:
	- Trẻ đi học đúng giờ có cài khăn
	- Trẻ biết chào cô , chào khách khi đến lớp.
	- Trẻ biết bỏ rác vào nơi qui định.
* Thế dục buổi sáng: như thứ 2
	* Hoạt động chung:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ÔN CHỮ SỐ 3, 4
SO SÁNH CHIỀU RỘNG HAI ĐỐI TƯỢNG
I. Mục đích yêu cầu
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhận biết chữ số 3, 4 và nhóm đồ vật có số lượng 3, 4.
- Trẻ biết so sánh chiều rộng 2 đối tượng.
- Trẻ biết về công dụng của các đồ vật.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn khi chọn số theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết hoạt động theo nhóm.
- Trẻ ngồi ngay ngắn thành hàng hoặc nhóm theo hiệu lệnh của cô.
3/ Thái độ:
- Trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động của cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hướng dẫn, không la ồn hay đùa giỡn trong lớp học.
II. Chuẩn bị :
1/ Đồ dùng của cô:
- Thẻ số 3, 4
- Băng giấy: + 1 Màu vàng hẹp
 + 3 Màu xanh bằng nhau
- Tranh ngôi nhà gắn chữ số 3, 4.
- Quyển tập: 3
- Bút chì: 4
2/ Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ số 3, 4.
- Băng giấy xanh, vàng 
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Nên chọn bảng lớp hoặc bảng con đẻ giúp trẻ xác định chiều dài & dài chiều rộng rồi so sánh
* Hoạt động 1: Ôn chữ số 3, 4.
- Cho trẻ hát bài “Mẹ và cô”.
- Hàng ngày cô giáo dạy các con học những gì?
- Vậy dụng cụ học tập của c/c có những gì?
- Các con xem cô có gì đây?
- Cô đang cầm mấy cuốn tập?
- Tương ứng với số mấy?
 - C/c xem cô có số mấy đây?
 - Tay phải đâu, c/c sẽ cùng cô viết số 3 trên không nhe. C/c viết từ trái qua phải, viết nét cong hở trái sau đó viết tiếp nét cong hở trái nữa.
 - Vậy khi viết bài, các con dùng gì để viết?
- Cô có mấy bút chì đây?
- Tương ứng với số mấy?
 Trời tối rồi! - Trời sáng rồi!
 - Bây giờ mình chơi trò chơi nhé, khi cô 3 ngón tay thì c/c sẽ giơ thẻ số 3, cô giơ 4 ngón tay thì c/c giơ thẻ số 4 nhe.
* Hoạt động 2: So sánh chiều rộng.(
 - Cô có băng giấy màu gì đây?
 - Có dạng hình gì?
- Và những băng giấy màu nào nữa?
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn c/c so sánh chiều rông nhe. Để so sánh những băng giấy này có chiều rộng bằng nhau hay không, thì các con đặt các băng giấy xanh trùng khít 1 đầu với nhau.
- Các con thấy các băng giấy có bằng nhau không?
- Có bao nhiêu băng giấy bằng nhau?
- Tương ứng với số mấy? C/c giơ thẻ số 3 cho cô xem.
 - Tiếp tục c/c đặt băng giấy vàng trùng khít với băng giấy xanh. Các con thấy như thế nào?
- Băng giấy nào rộng hơn?
- Băng giấy nào hẹp hơn?
- Tổng cộng có mấy băng giấy?
- tương ứng với số mấy?
* Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà”
- Bây giờ c/c cầm 1 thẻ số 3 hoặc số 4 mình sẽ chơi chơi trò chơi nhe. Bạn nào cầm thẻ số 3 thì về ngôi nhà có số 3, bạn nào cầm thẻ số 4 sẽ về nhà có số 4.
- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- NX – cắm hoa.
- Trẻ hát to rõ, đúng nhịp.
- Thưa cô, cô dạy con múa hát, kể chuyện, dạy đọc viết.
- Thưa cô, tập, viết gôm…….
- Thưa cô, tập viết.
- Trẻ đếm.
- Thưa cô, tương ứng với số 3
- Thưa cô, số 3.
- Trẻ làm theo cô.
- Thưa cô, bút chì.
- Trẻ đếm.
- Thưa cô, số 4
- Trẻ chơi cùng với cô.
- Thưa cô, màu xanh
- Thưa cô, có dạng hình chữ nhật.
- Thưa cô, màu vàng
- Thưa cô, bằng nhau.
- Thưa cô, có 3 băng giấy bằng nhau
- Thưa cô, số 3.
- Thưa cô, không bằng nhau.
- Thưa cô, băng giấy màu xanh rộng hơn.
- Thưa cô, băng giấy màu vàng hẹp hơn.
- Thưa cô, có tổng cộng 4 băng giấy.
- Thưa cô, tương ứng với số 4.
- Trẻ chơi vui hứng thú
- Lần 2 trẻ đổi thẻ cho nhau.
Hoạt động góc
- Giống đầu tuần.
Hoạt đỗng ngoài trời 
1) Quan sát:
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh các công việc của cô cấp dưỡng:
 + Trong trường cô cấp dưỡng làm những công việc gì?
+ Các con thấy công việc của các cô như thế nào?
2) Cung cấp kiến thức mới:
- Kể chuyện “Thỏ con đi học”
3) Trò chơi: Chuyền bóng
4) Nêu gương:
- Hát bài “Hoa bé ngoan”.
- Cô nhắc lại TCBN.
- Cô NX cháu đạt 2 hoa.
- Động viên cháu chưa đạt.
 - Hát kết thúc.
Hoạt động chiều
- Ôn lại kiến thức đã học vào buổi sáng.
- Tô chữ số 3, 4
- Vận động: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
THỨ 5: 09/09/2010
* Họp mặt đón trẻ:
	- Cô đón cháu vào lớp.
	- Cho trẻ ăn sáng.	
	- Trò chuyện về các hoạt động trong trường.
	- Nhắc trẻ đi học nhớ cài khăn.
* Tiêu chuẩn bé ngoan :
	- Đi học đều đúng giờ.
- Lễ phép, biết chào hỏi người lớn.
- Bỏ rác và đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Trẻ chú ý và làm theo đúng hiệu lệnh của cô, khi xếp đội hình.
- Vui chơi hòa thận với bạn bè.
* Thế dục buổi sáng : như thứ 2
* Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN
THỎ CON ĐI HỌC
I. Mục đích yêu cầu
1/ Kiến thức:
- Trẻ lắng nghe và hiểu được truyện “Thỏ con đi học”
- Trẻ hiểu thêm về luật giao thông.
- Trẻ được phát triển ngôn ngữ khi kể chuyện qua tranh.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ chú ý và trả lời tròn câu.
- Trẻ biết hoạt động theo nhóm.
- Trẻ ngồi ngắn thành hàng hoặc nhóm theo hiệu lệnh của cô.
3/ Thái độ:
- Trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động của cô.
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi đọc thơ trước các bạn.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hướng dẫn, không la ồn hay đùa giỡn trong lớp học.
II. Chuẩn bị :
1/ Đồ dùng của cô:
- Tranh truyện “Thỏ con đi học”
2/ Đồ dùng của trẻ:
- Giấy tô màu “Thỏ con” 
- Bút màu.
III. Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Nội dung truyện gắn với hcủ đề giao thông?
* Hoạt động 1: Ổn định lớp – Kể chuyện cho trẻ nghe.

File đính kèm:

  • docgiáoán duyệt cua Truc.doc
Giáo Án Liên Quan