Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường hàng không, đường sắt

- Cho trẻ chơi trò chơi đèn giao thông.

- Cô hỏi trẻ: chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

Chúng mình đang học trong chủ đề lớn nào?

- Chủ điểm nhánh là gì?

- Chúng mình biết những loại PTGT đường hàng không và đường sắt nào?

- Giáo dục trẻ ý thức tuân thủ các quy tăc giao thông

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5933 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường hàng không, đường sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (Tuần 20, từ ngày 05/01 đến ngày 09/01/2015)
 Chủ đề lớn: Phương tiện Giao Thông
 Chủ đề nhánh: PTGT đường hàng không, đường sắt
 Tên hoạt động: (PTTC) Thể dục kỹ năng
 Tên đề tài: Tung bắt bóng với cô
 Thời gian dạy: Thứ 2, ngày 05/ 01/ 2015
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết phối hợp tay mắt tung bóng với cô
2. Kỹ năng: Tung, quan sát, ghi nhớ
3. Thái độ: Yêu thích thể dục thể thao
II. Chuẩn - Sân rộng,bằng phẳng,sạch sẽ
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài(2-3p).
- Cho trẻ chơi trò chơi đèn giao thông.
- Cô hỏi trẻ: chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
Chúng mình đang học trong chủ đề lớn nào?
- Chủ điểm nhánh là gì?
- Chúng mình biết những loại PTGT đường hàng không và đường sắt nào?
- Giáo dục trẻ ý thức tuân thủ các quy tăc giao thông 
HĐ2: Phát triển bài(15- 20p). 
a. Khởi động . 
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn,vừa đi vừa hát: Đoàn tàu nhỏ xíu và kết hợp thực hiện các kiểu đi: đi thường- đi bằng mũi bàn chân- đi thường- đi bằng gót chân- đi thường- chạy nhanh- đi thường- chạy chậm- sau đó về đội hình 2 hàng dọc.
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay vai : Đưa 2 tay sang ngang , gập lên vai (3l x 4n)
- Động tác chân: Trẻ đứng tại chỗ, 2 tay chống hông, đầu gối khuỵu. 
 (3l x 4n)
- Động tác bụng: 2 Tay giơ lên cao, cúi người về phía trước. 
 (2l x 4n)
- Động tác bật:Bật nhảy tại chổ
 (2l x 4n)
* Vận động cơ bản: Tung bắt bóng với cô
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cô làm mẫu lần 1:không phân tích và hỏi trẻ:
- Cô vừa thực hiện vận động có tên là gì ?
- Cho trẻ nhắc lại tên vận động 
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: TTCB: cô đứng trước vạch xuất phát, 2 tay cô cầm bóng, Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” 2 tay cô cầm bóng tung lên ra trước cho người đối diện, người đối diện đưa 2 tay lên ra, 2 bàn tay khép lại hơi khum để bắt bóng. 
- Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu cho lớp quan sát. Cô hướng dẫn và sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ lần lượt thực hiện .Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai va động viên trẻ
- Cho 2 tổ thi đua. Cô tuyên dương và động viên trẻ
*Trò chơi : kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Kéo co”
- Cô nêu cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội có số lượng bằng nhau, nhiệm vụ của 2 đội là cầm sợi dây thừng và kéo, sợi ruy băng màu đỏ lệch về bên nào đội đó là đội thắng cuộc. 
- Cô nêu luật chơi: đội nào kéo được sợi ruy băng lệch về phía mình là đội thắng cuộc. 
- Cho tổ chức cho trẻ chơi (2-3) lần
- Cô bao quát ,động viên và tuyên dương trẻ.
c. Hồi tĩnh 
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân
HĐ3: Kết thúc(2p).	
- Cô nhận xét chung.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
-Trẻ chơi
- 2 trẻ TL: Đèn giao thông
- CĐ Phương tiện GT
- 2 trẻ Tl: PTGT đường không, đường sắt.
- 2 trẻ kể: xe lửa. Máy bay, trực thăng
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện(3l x 4n)
- Trẻ thực hiện(3l x 4n)
- Trẻ thực hiện(2l x 4n)
- Trẻ thực hiện(2l x 4n)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát.
- 2 trẻ trả lời: Tung bắt bóng với cô
- Lớp nhắc lại 
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- 2 trẻ lên làm mẫu
- Lần lượt từng trẻ thực hiện
- 2 tổ thi đua
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ chú ý nghe
 Chủ đề lớn: Phương tiện Giao Thông
 Chủ đề nhánh: PTGT đường hàng không, đường sắt
 Tên hoạt động: (PTNT) KPKH về MTXQ
 Tên ĐT: Tìm hiểu về PTGT đường hàng không, đường sắt
 Thời gian dạy: Thứ 3, ngày 06/ 01/ 2015.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích nơi hoạt động của 1 số PTGT đường hàng không ( máy bay, trực thăng..) đường sắt ( tàu hỏa…)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ: Giáo dục trẻ hiểu và ý thức tham gia giao thông
II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ Tàu hỏa, máy bay, Trực thăng
Lô tô : Tranh máy bay, tàu hỏa, trực thăng
III.  Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài (3-4p)
-Cô cho trẻ đi thành vòng tròn làm đoàn tàu.Vừa đi quanh lớp vừa đọc.
    Tu tu xình xịch                     Tu tu xình xịch
    Tàu xin bé đường                Tàu xin bé đường
     Cờ xanh bẽ vẫy                  Bé giơ cờ đỏ
     Cho tàu đi luôn                   Tàu dừng lại luôn
- Cô hỏi trẻ: trong bài thơ nhắc đến PTGT đường gì?
-Ngoài PTGT đường sắt ra chúng mình còn biết những PTGT đường gì nữa?
-Cô khái quát lại + giáo dục trẻ: Tuân thủ các quy tắc giao thông
HĐ2: Phát triển bài (15- 20p). 
* Quan sát và đàm thoại: 
+Quan sát tranh tàu hỏa
- Nghe nói lớp chúng mình học ngoan và giỏi nên các chú lái tàu đã gửi tặng chúng mình 1 món quà đấy, chúng mình cùng chơi với cô 1 trò chơi để mở món quà của các chú nhé.
- Cô cho trẻ chơi T/c “Trời sáng – trời tối”
- Món quà của các chú là gì vậy chúng mình ?
- Cô NX và khen trẻ.
- Cô cho trẻ phát âm: “Tàu hỏa”
- Con thấy xe lửa như thế nào?
- Thế xe lửa chạy ở đâu?
- Xe lửa chạy trên đường ray nên người ta gọi nó là PTGT đường sắt.
- Vậy xe lửa có động cơ không?
- Xe lửa kêu làm sao?
- Xe lửa dùng để làm gì?
- Chở được ít hay nhiều? Vì sao?
- Đúng rồi, xe lửa có rất nhiều toa nối lại với nhau, nó to và dài nên chở được nhiều hàng và nhiều người. Xe lửa chạy trên đường ray nên gọi là PTGT đường sắt.
+ Quan sát tranh máy bay
- Cô đố, cô đố.
        Chẳng phải làm chim
        Mà lại có cánh
        Chở được khách hàng.
        Đến khắp mọi nơi
             (Đố là cái gì?)
- Máy baycó đặc điểm gì?
- Thế máy bay bay ở đâu?
- Lúc nó bay nó phát ra tiếng gì?
- Máy bay bay chậm hay nhanh? Vì sao?
- Máy bay dùng để làm gì?
- Nó chở được nhiều hay ít người? Vì sao?
- Khái quát: máy bay rất lớn, có hai cánh, bay cao và nhanh, chở được nhiều người và hàng. Máy bay bay trên trời nên gọi là PTGT đường hàng không.
- Ngoài máy bay bạn nào còn biết PTGT đường hàng không nào nữa?
 So sánh: 
- Bạn nào giỏi nói cho cô biết xe lửa và máy bay giống nhau ở điểm nào?
- Khác nhau ở điểm nào?
+ Quan sát trực thăng( ĐTTT)
* Đàm thoại sau quan sát.
- Cô và chúng mình vừa quan sát tìm hiểu về những PTGT nào?
- Tàu hỏa là PTGT đường gì?
- Máy bay, Trực thăng lag PTGT đường gì?
-Ngoài những PTGT chúng mình vừa tìm hiểu, chúng mình còn biết có những PTGT nào nữa?
- GD: Khi đi trên tàu, máy bay các bé không đùa nghịch, thò đầu cửa sổ
c.Trò chơi củng cố:
- Cho trẻ chơi "Ai chọn nhanh"
- Cô nói nơi hoạt động trẻ đưa PTGT và ngược lại cô nói PTGT trẻ nói nơi hoạt động.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
HĐ3: Kết thúc(2p).	
 -Nhận xét, tuyên dương.
- Trẻ đi một vòng quanh lớp rồi  ngồi xuống
-Trẻ TL: PTGT đường sắt
- Trẻ TL: PTGT đường thủy, đường bộ, đường hàng không
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ TL: Tàu lửa
-Trẻ Phát âm “Tàu hỏa”
- Trẻ Tl: tàu hỏa dài có nhiều toa nối lại với nhau..
- Trên đường ray.
- Dạ có.
- Xình xịch.
- Chở người - hàng.
- Chở được nhiều vì xe lửa to và có nhiều toa.
-Trẻ lắng nghe
- Đố gì, đố gì?
- Máy bay.
- Có hai cánh, có nhiều ghế, có đuôi.
- Trên trời.
- Ù....ù....ù.
- Nhanh vì có động cơ.
- Chở hàng và người.
- Chở được nhiều vì nó rất to.
-Trẻ chú ý lắng nghe
- Phi cơ trực thăng...
- Đều có động cơ, chở được nhiều hàng-người.
- Máy bay có cánh, xe lửa không có cánh
- Xe lửa chạy trên đường ray, máy bay bay trên trời.
- Máy bay bay nhanh hơn xe lửa.
-Tàu hỏa, máy bay
-Đường sắt
-Đường hàng không
-Trẻ TL: PTGT đường bộ, đường thủy, đường sắt, và đường hàng không
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ chú ý lắng nghe.
 Chủ đề lớn: Phương tiện giao thông
 Chủ đề nhánh: PTGT đường hàng không, đường sắt
 Tên hoạt động: PTTM (Âm nhạc)
 Tên đề tài : - NDTT: BDVN: “Đường em đi” 
 - NDKH: NH: “Anh phi công ơi”
 - TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
 Thời gian: Thứ 4, ngày 07/ 01/2015.
I. Mục đích- yêu cầu
1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát được bài hát “Đường em đi” của T/g: Phan văn Minh
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài hát “Anh phi công ơi” nhạc Xuân Giao, lời thơ Xuân Quỳnh khi nghe cô hát.
 - Trẻ biết cách chơi và luật chơi, chơi được trò chơi.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng hát, nghe hát, chơi trò chơi cho trẻ.
3. Thái độ : Trẻ hứng thú trong giờ học.
II. Chuẩn bị
- Bài hát 
- Mũ chóp, xắc xô.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Giới thiệu bài: (3-5p)
- Chào mừng các bé đến với buổi giao lưu âm nhạc của lớp MGB- C3 Trường MN Minh Lương. Đến với chương trình hôm nay xin được giới thiệu người dẫn chương trình là cô giáo Hoàng Dung, và thành phần không thể thiếu đó chính là các bạn nhỏ đến từ lớp MGB-C3, xin một tràng pháo tay chào đón các bé. 
-Buổi BDVN hôm nay các bé sẽ được nghe các bài hát về chủ đề giao thông, Xin mời tất cả các bé cùng hướng lên sân khấu nào.
Hoạt động 2: Phát triển bài(15- 17p).
a. BDVN “Đường em đi”.
- Cô giới thiệu bài hát.
- Đến với chương trình hôm nay chúng ta sẽ được thưởng thức phần biểu diễn văn nghệ của các bạn lớp MGB- C3
- Mở đầu chương trình hôm nay là phần thể hiện của 2 bạn Hoàng Hải và bạn Bích Hạnh với bài hát “Đường em đi” của Nhạc sĩ Hoàng Long.
- Vừa rồi là 2 giọng ca xuất sắc của lớp, sau đây sẽ là phần thể hiện của các bạn nữ lớp C3.
- Tiếp theo là phần thể hiện không kém phần tài năng của các bạn nam lớp C3.
- Sau đây sẽ là một giọng ca triển vọng của bạn Sầm Anh Quân xin mời phần thể hiện của bạn.
- Xin một tràng pháo tay thật to cho phần thể hiện bài hát “Đường em đi” của các 
bạn lớp C3
- “Em đi chơi thuyền trong thảo cầm viên, chim kêu hót mừng...” là những lời ca vui nhộn trong bà hát “Em đi chơi thuyền” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến với phần thể hiện của ca sĩ nhí Hồng Ngọc, xin nổ 1 tràng pháo tay thật lớn dành cho ca sĩ nhí của chúng ta nào.
- Tiếp nối chương trình mời tất cả các bé đến với tốp ca do các bé đến từ lớp MGB-C3 thể hiện bài hát “Em Tập Lái ô tô”.
- Để góp vui với chương trình hôm nay cô sẽ gửi tặng chúng mình bài hát “Anh phi Công ơi” Chúng mình hãy cỗ vũ cô 1 tràng pháo tay thật to nào!
b.Nghe hát: Bài “Anh phi công ơi”
* Cô giới thiệu tên bài hát “Anh Phi công ơi”và tên tác giả : Hoàng Lân
- Cô hát lần 1: 
 + Chúng mình vừa nghe bài hát gì?
 + Của nhạc sĩ nào?
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung:
 Bài hát nói về tình cảm các bạn nhỏ dành cho các anh phi công và ước mơ của các bạn nhở lớn lên làm phi công lái máy bay như các anh.
- Cô hát lần 3: Khuyến khích trẻ hát cùng cô, đứng lên vận động theo lời bài hát.
=> Giáo dục trẻ: Ngoan vâng lời cha mẹ
c.Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Tên trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cô nêu luật chơi 
- Cách chơi (Hỏi trẻ cách chơi)
- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô động viên khen trẻ.
=> Giáo dục trẻ: Vâng lời, chăm ngoan.
- Giữ gìn vệ sinh sau khi học, chơi...
Hoạt động 3 :Kết thúc.(Tg 2-5p).
- Cô nhận xét cung và cho trẻ ra sân chơi
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- 2 trẻ lên hát.
- Nhóm các bạn gái hát.
- Nhóm các bạn trai hát.
-1 trẻ lên hát
- Trẻ vỗ tay
-1 Trẻ lên hát
- Cả lớp vỗ tay.
- Cả lớp hát.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ TL: “Anh phi công ơi” - của nhạc sĩ Hoàng Lân
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thể hiện bài hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện chơi.
- Trẻ lắng nghe.
Trẻ ra sân chơi
 Chủ đề lớn: Phương tiện giao thông
 Chủ đề nhánh: PTGT đường hàng không, đường sắt
 Tên hoạt động: (PTNT) Toán
 Tên đề tài: Tách , gộp số lượng trong phạm vi 4
 Thời gian dạy: Thứ 4, ngày 07/ 01/ 2015
I,Mục đích yêu cầu
1,Kiến thức: Trẻ biết tách, gôp số lượng trong phạm vi 4 .
2,Kỹ năng: Rèn kỹ năng tách, gộp, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ.
3,Thái độ: Ngoan ngoãn, yêu thích môn học.
II,Chuẩn bị : 
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng có 4 lô tô máy bay, Thẻ số từ 1 đến 4 cho trẻ.
- Lô tô ô tô, xe máy, xe đạp và the số 1-4 để trẻ ôn kiến thức cũ.
III,Tiến trình:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (Tg 2-3)
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” thăm quan cửa hàng bán các PTGT
Hoạt động 2 : Phát triển bài (15-20p)
a) Ôn kiến thức cũ. 
- Hỏi trẻ: + Chúng mình cùng xem trong cửa hàng có những PTGT gì?.
+ Chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu chiếc xe máy nào?
+ 4 Chiếc xe máy tương ứng với thẻ số mấy?.
- Cho trẻ tìm và gắn thẻ số.
+ Ngoài ra trong cửa hàng còn có rất nhiều loại PTGT khác nhau, chúng mình cùng đếm xem có bao nhiêu chiếc xe đạp nào?
- Cho trẻ đếm và gắn thẻ số.
+ Ngoài xe máy và xe đạp ra trong cửa hàng còn có PTGT gì nữa?
- Chúng mình cùng kiểm tra xem có bao nhiêu chiếc xe ô tô nào?
- Cho trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng.
=> GD trẻ ý thức tuân thủ các luật lệ giao thông 
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
- Cô phát rổ đồ dùng cho trẻ.
b, Kiến thức mới.
- Thấy chúng mình ngoan và giỏi các chú Phi công đã gửi cho chúng mình một món quà để chúng mình sắp xếp giúp chúng mình cùng khám phá xem đó là gì nhé.
- Cho trẻ chơi trò chơi gấu tay.
- Hỏi trẻ: + chúng mình cùng khám phá xem trong rổ đồ dùng chúng mình có gì?.
- Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình chia số lượng 4 thành 2 phần theo các cách khác nhau.
- Cô xếp ra 4 chiếc máy bay.
 X X X X
- Cho trẻ xếp ra cùng cô.
- Cho trẻ đếm và gắn thẻ số.
* Cách chia 1 và 3
- Cô thấy cửa hàng sắp xếp 4 chiếc máy bay chưa hợp lí bây giờ cô muốn giúp cửa hàng chia 4 chiếc máy bay thành 2 phần 1 phần có 1 và 1 phần có 3 chiếc máy bay
- Chúng mình cùng tách 4 chiếc máy bay thành 2 phần nào?.
- Cho trẻ đếm số lượng ở cả 2 nhóm và gắn thẻ số tương ứng.
- Chúng mình tách 3 chiếc đồng hồ thành mấy nhóm? Một nhóm có mấy và một nhóm có mấy?.
* Cách chia 2 và 2
- Bây giờ cô muốn chia 4 chiếc máy bay thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 2 chiếc máy bay
- Chúng mình cùng tách 4 chiếc máy bay thành 2 phần nào?.
- Cho trẻ đếm số lượng ở cả 2 nhóm và gắn thẻ số tương ứng.
- Chúng mình vừa tách 4 chiếc máy bay thành mấy nhóm? Một nhóm có mấy và một nhóm có mấy?
- Cô khái quát lại: Chia số lượng 4 thành 2 phần có 2 cách chia, cách chia (1:3) và cách chia đặc biệt (2:2) 
- Bây giờ ở cửa hàng không muốn tách 4 chiếc máy bay thành 2 nhóm nữa mà lại muốn xếp gộp 2 nhóm thành 1 nhóm chúng mình cùng xếp gộp lại giúp các chú nào.
- Cho trẻ đếm và gắn thẻ số.
- Hỏi trẻ: Cô vừa dạy chúng mình tách số lượng 4 theo mấy cách?
+ Đó là cách gì?
- Cho trẻ nhắc lại cách chia.
* Luyện tập, củng cố: 
- Trò chơi: “Tập tầm vông”.
- Cô giới thiệu trò chơi, nêu luật chơi, cách chơi
- Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn 4 hạt ngô khi chơi chúng mình sẽ đọc to bài đồng dao tập tầm vông và chia hạt ngô thành 2 phần theo ý thích.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát trẻ.
- Trò chơi: “Khắc nhập, khắc xuất”.
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi.
- Luật chơi: Bạn nào không kết đủ bạn sẽ phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Chúng mình đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh khắc nhập, khắc nhập thì chúng mình sẽ nói khắc mấy, khắc mấy, khi cô nói khắc 4 thì chúng sẽ đứng nhóm 4 bạn 1. Khi cô hô khắc xuất, khắc xuất chúng mình sẽ hỏi xuất mấy, xuất mấy khi cô hô xuất 1 thì một bạn sẽ đứng tách ra khỏi 3 bạn còn lại.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát hưởng ứng cùng trẻ
HĐ3 Kết thúc (2 -3p)
- Cô nhận xét chung và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng và hát.
- Trẻ trả lời (1 – 2 trẻ).
- Trẻ đếm từ 1 – 4.
- Thẻ số 4.
- Trẻ gắn thẻ số.
- Trẻ đếm: có 4 chiếc xe đạp
- Trẻ TL: xe ô tô.
- Trẻ đếm 1- 4
- Gắn thẻ số.
- Trẻ về chỗ ngồi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời (1- 2 trẻ).
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ xếp cùng cô.
 X X X X.
- Trẻ đếm và gắn thẻ số.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chia thành 2 phần.
- Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng.
- Tách thành 2 nhóm, một nhóm có 1 và một nhóm có 3.
- Trẻ xếp gộp lại thành 1 nhóm.
- Trẻ đếm và gắn thẻ số.
- Theo 2 cách.
- Cách chia 1 và 2.
- Trẻ trả lời (1 – 2 trẻ).
- Trẻ lắng nghe. 
- Có 2 cách
- Cách chia (1:3)
Và (2:2)
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ ra sân chơi.
 Chủ đề lớn: Phương tiện giao thông
 Chủ đề nhánh: PTGT đường hàng không, đường sắt
 Tên hoạt động: (PTTM) Tạo hình
 Tên ĐT: Tô màu biển báo giao thông (M)
 Thời gian dạy: Thứ 5, Ngày 08/01/2015
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ biết sử dụng những kiến thức đã học để di màu tô được biển báo giao thông theo mẫu của cô
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế di màu
3. Thái độ: Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật lệ giao thông
II. Chuẩn bị
- Tranh mÉu cña c«. Bót mÇu, giÊy vÏ, bàn nghế
III. H­íng dÉn thùc hiÖn
Ho¹t ®éng cña c«
Ho¹t ®éng cña trÎ
HĐ1. Giới thiệu bài: (2-3p)
- Cô và trẻ cùng hát múa bài “Em tập lái ô tô”
- Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì?
- Trên đường đi con thấy có gì?
- Giáo giục trẻ chấp hành đúng tín hiệu luật lệ giao thông
HĐ2. Phát triển bài: (15- 17p)
a, Quan sát và đàm thoại mẫu:
Hôm nay trên đường tới lớp cô có gặp các chú cảnh sát giao thông các chú ây có nhờ cô gửi tới lớp mình 1 món quà đấy, chúng mình cùng chơi với cô 1 trò chơi để khám phá món quà của các chú là gì nhé,
- Cô cho trẻ chơi trò chơi : Trời tối – trời sáng
- Cô đưa bức tranh ra và hỏi trẻ :
+ Món quà của các chú là gì đây ?
- Cô cho trẻ phát âm : ‘Biển báo giao thông’
- Chúng mình cùng quan sát xem đây là biển báo gì ?
- Chúng mình cùng xem biển chỉ dẫn này có đặc điểm như thế nào? Các chú tô biển báo này màu gì?
- Chúng mình có muốn tô được những bức tranh biển bao giao thông thật đẹp như của các chú không ? Để tô được bức tranh chúng mình chú ý quan sát cô làm trước nhé.
b, Cô thực hiện mẫu: Để tô được trước tiên cô cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ giấy, cô ngồi ngay ngắn lưng thẳng, chân vuông góc với mặt sàn, cô chọn màu xanh dương để tô trước, cô di từ trái qua phải, từ trên xuống dưới . Chúng mình đã sẵn sàng thực hiện chưa, bây giờ cô sẽ tổ chức cho chúng mình tô, chúng mình cùng thi nhau xem bạn nào tô được đẹp và đều nhất nhé.
c. Trẻ thực hiện
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện
 - C« nh¾c l¹i c¸ch ngåi, c¸ch cÇm bót: Chóng m×nh nhí lµ ngåi th¼ng l­ng, vµ cÇm bót b»ng tay ph¶i c¸c con nhí ch­a nµo!
- C« më nh¹c nhÑ nhµng vÒ chñ ®iÓm phô ho¹ lóc trÎ vÏ.
- C« chó ý quan s¸t trÎ tô, h­íng dÉn nh÷ng trÎ cßn yÕu.
HĐ3: Kết thúc + NX trưng bày sản phẩm (3-4p)
 *Nhận xét trưng bày sản phẩm 
- Cho trÎ vÏ xong mang tranh lªn gi¸ treo cho c¶ líp cïng xem,
- Từng tổ mang bài lên trưng bày
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn: cháu thích sản phẩm của bạn nào? vì sao cháu thích
- Cháu không thích sản phẩm của bạn nào? vì sao cháu không thích
-Bài của bạn đã giống mẫu của cô chưa?
* Kết thúc
- Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ
- Cho trẻ cïng c« vËn ®éng theo bµi h¸t (Em ®i qua ng· t­ ®­êng phè)
- Cả lớp hát
- 2-3 trẻ Tl:
- Các biển bao giao thông
- Trẻ chú ý lắng nghe
- TrÎ lắng nghe
-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ TL: Biển báo giao thông
-Trẻ P/Â: Biển báo giao thông
-Biển chỉ dẫn
- TrÎ TL: Biển hình tròn, Tô màu xanh dương, và màu trắng
- Trẻ TL: có ạ
-Trẻ chú y nghe
- TrÎ thùc hiÖn
- Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
- Trẻ Nx
- Trẻ Nx
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vËn ®éng theo bµi h¸t 
 Chủ đề lớn: Phương tiện Giao thông
 Chủ đề nhánh: PTGT đường hàng không và đường sắt
 Tên hoạt động: (PTNN)Văn học.
 Tên đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “Đường và chân”
 Thời gian dạy: Thứ 6, ngày 09/01/ 2015.
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ ,tên tác giả, hiểu nội dung và thuộc thơ “Đường và chân”.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị: Tranh thơ “ Đường và chân”
III. Tiến trình:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài(3p).
 - Cô cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
 - Chúng mình vừa hát bài hát có tên là gì ?
- Trong bài hát nhắc tới ai?
- Trò chuyện cùng trẻ về các phương tiện giao thông
-Ngoài PTGT đường bộ ra chúng mình còn biết những PTGT đường gì nữa?
- Cô củng cố lại, mở rộng và giáo dục trẻ, Tuân thủ các luật lê giao thông
HĐ2: Phát triển bài( 15- 20p).
a. Giới thiệu bài thơ, tác giả.
- Hôm nay cô có một bài thơ rất hay nói về đường và

File đính kèm:

  • docchu de giao thong.doc
Giáo Án Liên Quan