Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên - Lê Thị Thu Hóa

Chăm sóc giáo dục

- Thực hiện đúng chương trình tháng 05. Thực hiện chủ điểm: "Quê hương - Đất Nước - Bác Hồ - Trường tiểu học".

- Ổn định tổ chức lớp học, học sinh đi vào nề nếp, thói quen sinh hoạt tại trường. Trẻ thói quen tự lập hoàn thành công việc học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.

- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường xung quanh lớp học.

- Tuyên truyền đến trẻ những vấn đề liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ mở rộng kiến thức và có những đánh giá khách quan về chúng, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách đội mũ khi trời nắng, không tắm mưa.

- Thời tiết trở gió, đôi khi có những trận mưa thất thường, giáo dục trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ ăn sáng điều độ, đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước những biến động của thời tiết.

- Giáo dục trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước mình. Biết kính trọng, nhớ ơn tới vị lãnh đạo tối cao của đất nước: Bác Hồ. Tạo niềm tin, tinh thần cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.

 

docx64 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5669 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường tiểu học - Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên - Lê Thị Thu Hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Từ ngày: 13/04/2014 đến ngày: 23/04/2014
Stt
Công tác trọng tâm
TGTH
Kết Quả
1
Chăm sóc giáo dục
- Thực hiện đúng chương trình tháng 05. Thực hiện chủ điểm: "Quê hương - Đất Nước - Bác Hồ - Trường tiểu học".
- Ổn định tổ chức lớp học, học sinh đi vào nề nếp, thói quen sinh hoạt tại trường. Trẻ thói quen tự lập hoàn thành công việc học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường xung quanh lớp học.
- Tuyên truyền đến trẻ những vấn đề liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ mở rộng kiến thức và có những đánh giá khách quan về chúng, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách đội mũ khi trời nắng, không tắm mưa... 
- Thời tiết trở gió, đôi khi có những trận mưa thất thường, giáo dục trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ ăn sáng điều độ, đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước những biến động của thời tiết.
- Giáo dục trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước mình. Biết kính trọng, nhớ ơn tới vị lãnh đạo tối cao của đất nước: Bác Hồ. Tạo niềm tin, tinh thần cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.
1/ 05 đến ngày 
23/ 05
Hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra. 
2
Nề nếp thói quen
- Trẻ cần giữ được thói quen tốt lễ phép, lịch sự, tôn trọng mọi người xung quanh như: Chào hỏi cô giáo, nhân viên trong trường, phụ huynh,
- Có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng, đánh răng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy, 
- Hòa đồng, đoàn kết, thân ái với bạn bè.
1/ 05 đến ngày 
23/ 05
Hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra. 
3
Nhiệm vụ của cô
- Hướng dẫn và theo dõi sức khỏe của trẻ định kì. Thực hiện cân đo vào ngày 5 hàng tháng.
- Truyền thụ hết những kiến thức căn bản trong kế hoạch đã xây dựng.
- Thường xuyên theo dõi mọi thái độ, hành vi của trẻ để uốn nắn kịp thời.
- Lên lớp đúng giờ, soạn bài, làm đồ dùng đầy đủ trước khi lên lớp.
- Cần kết hợp với phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình của trường lớp và thói quen của trẻ ở nhà để tìm biện pháp giáo dục hiệu quả.
1/ 05 đến ngày 
23/ 05
Hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra. 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Phát triển một số vận động cơ bản, phát triển ở trẻ các giác quan: mắt, tai, vị giác, xúc giác thông qua hoạt động học,khám phá du lịch các vùng miền, cảnh đẹp của đất nước.
Giáo dục trẻ ăn uống hợp vệ sinh, chuẩn bị trang phục phù hợp khi đi du lịch.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô Hà Nội, lá cờ tổ quốc ta là cờ đỏ sao vàng.
Biết tên lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam là Bác Hồ Chí Minh.
Biết tên cảnh đẹp của từng vùng: Miền Nam có chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng... Miền Trung có cầu Tràng Tiền, Miền Bắc có hồ gươm, chùa một cột, lăng Bác Hồ.
Biết được một số phông tục tập quán, cách ăn mặc giọng nói của một số miền.
Làm quen với một số hoạt động đặc trưng của trường tiểu học.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả cảnh đẹp của quê hương đất nước.
Đọc thơ, kể chuyện, ca dao câu đó, câu chuyện kể về các vùng đất nước. Đóng kịch, kể các câu chuyện về những cảnh đẹp mà trẻ được tham quan hoặc được nhìn thấy ở trên ti vi.
Phát âm đúng các chữ cái đã học.
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:
Giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống dân tộc.
Biết cảm nhận vẻ đẹp của cảnh đẹp đất nước Việt Nam.
Thấy được nét đẹp qua trang phục, dụng cụ lao động.
Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để tạo hình lăng Bác Hồ, Hồ Gươm, Cảng Nhà Rồng.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI.
Giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ, đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ.
Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ cảnh quan đất nước, không xả rác, phá hoại cảnh đẹp.
 BÁC HỒ CỦA EM.
- Bác Hồ : Lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
- Ngày sinh nhật Bác, quê Bác.
- Một số địa danh nơi Bác sống và làm việc.
- Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của các cháu đối với Bác.
VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC DIỆU KÌ.
- Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô Hà Nội. Lá cờ tổ quốc ta là cờ đỏ sao vàng.
- Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh , một số khu di tích lịch sử, một số truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc... nổi tiếng ở Việt Nam. Trẻ biết được các món ăn đặc sản đất nước mình: phở Hà Nội, bún bò Huế...
QUÊ HƯƠNG – LÀNG XÓM
Tên gọi, địa danh nổi tiếng.
- Một số đặc trưng văn hóa : truyền thống, phong tục ,món đặc sản...
- Lễ hội, âm nhạc, trò chơi dân gian.
- Yêu mến quê hương,bảo vệ giữ gìn môi trường, cảnh quan, văn hóa.
QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ - TRƯỜNG TIỂU HỌC
 TRƯỜNG TIỂU HỌC.
- Các khu vực trong trường ( phòng bảo vệ, sân chơi, nhà để xe,phòng ban giám hiệu, khu vệ sinh...
- Hoạt động của học sinh (học và vui chơi)
- Hoạt động của thầy cô giáo (giảng dạy, chấm bài...)
 TẾT THIẾU NHI 1-6.
Trẻ biết ngày 1-6 là ngày tết thiếu nhi. Là ngày dành riêng cho các cháu bé. Các cháu chăm ngoan sẽ được tặng quà, được bố mẹ đưa đi chơi công viên... ngày tết thiếu nhi giống như một tết trung thu của trẻ em.
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG LỚP 1.
Trẻ biết mùa hè đã đến. Chuẩn bị lên lớp 1. Trẻ biết được các đồ dùng của lớp 1 như sách tiếng việt, sách toán, bút mực...
Trẻ biết được đồ dùng của lớp 1 có rất nhiều. Trẻ háo hức được vào lớp 1 được mặc đồng phục của trường tiểu học.
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: "Ảnh Bác"
- Chữ cái s, x.
- Truyện: Sự tích Hồ Gươm.
- Chữ cái v, r.
- Truyện: "Niềm vui bất ngờ"
- Truyện: "Ai đáng khen nhiều hơn" 
Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học:
- Trò chuyện về một số địa danh nổi tiếng.
- Quê hương, làng xóm, phố phường.
- Bác Hồ của em
- Trường tiểu học của em.
- Một số đồ dùng lớp 1.
- Trò chuyện về ngày tết thiếu nhi. 
* Làm quen với toán
- Ôn số 10
- Ôn từ 1 đến 5.
- Ôn từ 6 đến 10.
- Nhận biết, phân biệt về số lượng của 2 nhóm đồ vật.
- Nhận biết, phân biệt về số lượng của 2 nhóm đồ vật.
- Sắp xếp các khối theo quy luật.
QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ – TRƯỜNG TIỂU HỌC.
Mpo
Phát triển thẩm mỹ
* Tạo hình:
- Vẽ về miền núi
- Vẽ theo chuyện cổ tích
- Nhà sàn của Bác.
- Vẽ trường tiểu học
- Vẽ đồ dùng học tập.
- Vẽ quà tặng bạn thân.
* GD âm nhạc:
- Hát : “Yêu Hà Nội”
Nghe: "VN quê hương tôi"
- Hát : Múa với bạn Tây Nguyên
Nghe: "Quê hương "
- Hát : Nhớ ơn Bác 
Nghe: "Ai yêu ... nhi đồng "
- Hát : “Cháu ... mầm non”
TC: "Nghe tiếng hát tìm đồ vật "
- Hát : “Tạm biệt búp bê thân yêu”. TC: "Hát theo hình vẽ "
- Hát : “Nhớ ơn Bác”
TC: Tai ai tinh
Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng - sức khoẻ:
- Thực hành pha nước cam.
- TC về giữ gìn sức khỏe trong mùa, trước các hiện tượng thời tiết có hại...
* Phát triển vận động:
- Chuyền bóng sang hai bên phải, trái, qua đầu, qua chân. 
- Trèo lên xuống ghế 
- Nhảy khép và tách chân, đập và bắt bóng. 
- Ném xa bằng hai tay, chạy nhanh 10 
 - Bật liên tục qua 5 ô, ném xa bằng 1 tay.
- Bật liên tục qua 5 ô, chạy nhanh 10m 
Phát triển TCXH
- Xem tranh ảnh, trò chuyện về chủ đề.
- Trò chơi phân vai: gia đình đi du lịch, bán hàng.
+ Đóng vai những người phục vụ.
Từ ngày: 14/04/2014 đến ngày: 18/04/2014
Tên hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ 
Giới thiệu với trẻ về chủ đề mới Chủ đề: “ Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Trường tiểu học ”
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (Có bức tranh lớn về các cảnh đẹp của quê hương Việt Nam)
- Đàm thoại cho trẻ kể về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. 
- Cho trẻ xem tranh băng hình, tranh ảnh về các khu di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh,...
- Cùng trò chuyện về nội dung các chủ đề. 
- Giáo dục trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước.
Thể dục sáng
1. Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.
2. Trọng động: Tập kết hợp với bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Các động tác:
 + Hô hấp: Gió thổi .
 + ĐT tay: Tay đưa ra trước lên cao 
 + ĐT chân: Đứng đưa chân ra trước,lên cao 
 + ĐT bụng: Đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về trước 
 + ĐT bật: Bật chân sáo .
3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.
Hoạt động ngoài trời
Thứ 2:
- Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời, cây cối.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh qua việc quan sát tranh ảnh các khu di tích lịch sử.
- Trò chơi vận động: Đập vai nói tài
- Chơi tự do theo nhóm trẻ thíchvới hột hạt, giấy, lá bàng, phấn...
Thứ 4:
- Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh qua các bức tranh về một số danh lam thắng cảnh.
- Trò chơi dân gian: Đổi khăn
- Chơi tự do 
Hoạt động chung
PTNT
KPKH:
Trò chuyện về một số địa danh nổi tiếng. 
PTTM
Âm nhạc:
Hát : “Yêu Hà Nội”
Nghe: "Việt Nam quê hương tôi"
PTTM
Tạo hình
Vẽ về miền núi
PTNN
LQCC
LQVH
Thơ: 
Truyện: Sự tích Hồ Gươm.
PTTC
Thể dục
Chuyền bóng sang hai bên phải, trái, qua đầu, qua chân. 
PTNT
LQVT
Ôn số 10
Hoạt động góc
Thứ 3:
1. Góc phân vai: 
- Gia đình đi du lịch, bán hàng, hướng dẫn viên.
2. Góc học tập: 
- Sưu tầm tranh ảnh, về cảnh đẹp của đất nước
Thứ 5:
1. Góc xây dựng: 
Xây Hồ gươm, xếp hình lăng Bác. 
2. Góc nghệ thuật: 
Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước VN, cắt dán lá cờ VN, tô màu bản đồ Việt Nam...
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2 *HĐQS: Cho cháu
QS thiên nhiên thời tiết. *HĐCCĐ
QS tranh ảnh các khu di tích lịch sử
*Trò chơi VĐ:“Đập vai nói tài”
* Chơi tự do
- Trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành.
Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Trẻ chơi đúng luật, đúng cách, đoàn kết với bạn bè trong lúc chơi.
- Đồ dùng quan sát phù hợp với chủ đề: “ tranh ảnh các khu di tích lịch sử"
- Đồ dùng phục vụ đồ chơi vận động, chơi tự do đẹp, đầy đủ.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: “Yêu Hà Nội”. Tập trung trẻ lại vừa quan sát quang cảnh, thiên nhiên cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. 
- Các con thấy những gì trong các bức tranh này? (Trẻ kể) 
- Chúng có giúp gì cho cuộc sống của chúng ta ? 
- Chúng ta phải làm gì với các loại nguồn nước khác nhau nhỉ? (Trẻ kể)
- Cho cả lớp chơi trò chơi vận động: “Đập vai nói tài”
 - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích.
Thứ 6
*HĐQS: Dạo chơi QS thiên nhiên.
*HĐCCĐ
QS những danh lam thắng cảnh qua tranh ảnh
* Trò chơi dân gian: Đổi khăn
* Chơi tự do
- Trẻ hứng thú cùng các hoạt động, biết trả lời các câu hỏi của cô.
- Biết cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết cách chơi theo nhóm, đoàn kết khi chơi.
Sân sạch sẽ , an toàn, tranh ảnh. Đồ dùng, đồ chơi.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: "Yêu Hà Nội" vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu.
- Các cháu thấy mọi vật, cây cối hôm nay như thế nào? Cháu trả lời dưới sự hướng dẫn của cô.
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ quan sát những bức tranh về các cảnh đẹp danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cho trẻ nêu những gì mà trẻ biết về những gì trẻ nhìn thấy. Nêu cảm nhận của trẻ về các những danh lam thắng cảnh trẻ đã được thấy hoặc đã tham quan. 
- Cho cả lớp chơi trò chơi dân gian: "Đổi khăn". Trò chơi này chơi như thế nào?
 - Chơi tự do 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Tên hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành 
Thỏa thuận trước khi chơi
- Tự thỏa thuận: Hát: “Yêu Hà Nội”, tập trung trẻ trò chuyện bài hát, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi.
+ Ở góc phân vai, góc xây dựng... Có những ai, làm những công việc gì? Ở góc chơi đó cần có những gì?...
 Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi.
Góc phân vai
Gia đình đi du lịch, bán hàng, hướng dẫn viên.
- Trẻ biết chọn góc chơi, biết thể hiện vai chơi và biết phối hợp với bạn khi chơi.
- Rèn luyện thói quen biết sử dụng và bảo vệ, cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng.
- Trang phục, dụng cụ gia đình, vali, tiền giả...
Thỏa thuận: chúng ta được ba mẹ đưa đi du lịch chưa? Khi đi du lịch mà khát nước chúng ta thường làm gì nhỉ? Hôm nay góc phân vai sẽ chơi bán hàng, nấu ăn. Người bán thì phải làm gì? Người mua hàng thì phải làm gì? Ai muốn chơi ở góc phân vai cùng cô nào?
Góc xây dựng
Xây Hồ gươm, xếp hình lăng Bác. 
- Trẻ biết phối hợp với bạn để xây dựng công trình và hăng hái thực hiện vai chơi.
- Phát triển trí tưởng tượng phong phú.
- Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm.
- Hàng rào, gạch, cổng, mô hình lăng Bác Hồ ...
+ Trẻ về góc: Cô gợi ý cho trẻ xây Hồ gươm, xếp hình lăng Bác. Cô gợi ý cho trẻ phân công làm chủ công trình và từng người làm công việc gì? Xây Hồ gươm, xếp hình lăng Bác cần có những gì?...Khi trẻ thực hiện, cô nhắc nhở và giúp đỡ trẻ thực hiện công trình của nhóm mình.
+ Kết thúc: Trẻ giới thiệu công trình của nhóm, cô và các bạn cùng nhận xét.
Góc nghệ thuật
Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước VN, cắt dán lá cờ VN, tô màu bản đồ Việt Nam...
- Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động.
- Rèn kỹ năng vẽ.
- Phát triển tính thẩm mĩ, sự sáng tạo.
- Trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp
- Giấy A4, bút chì, màu sáp,...
+ Trẻ về góc: Trẻ chọn nội dung chơi và đồ dùng, cô hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu. Khi trẻ thực hiện, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ. Chú ý liên kết các nhóm khác.
+ Kết thúc: Nhận xét các sản phẩm.
Góc học tập
Sưu tầm tranh ảnh, về cảnh đẹp của đất nước.
- Rèn kỹ năng quan sát và nêu nhận xét.
- Phát triển nhận thức, ngôn ngữ.
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.
Tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước như: Chùa một cột, vịnh Hạ Long, Sa Pa, Đảo Phú Quốc.
- Trẻ về góc: Trẻ xem các loại tranh ảnh, sách báo sau đó trưng bày tại góc chơi những cảnh đẹp của đất nước. Cô theo dõi và trò chuyện cùng trẻ về nội dung các bức tranh. Tạo tình huống để trẻ cùng giải quyết.
+ Kết thúc: Nhận xét
Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây xanh
- Trẻ biết nhường nhịn nhau trong lúc chơi.
- Dụng cụ chăm sóc cây: Xô, xẻng...
- Cô cùng trẻ quan sát góc thiên nhiên và hỏi trẻ có thích chơi góc này không? Cô giúp trẻ nhận vai chơi sau đó cô giới thiệu cách thực hiện.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
* Cô liên kết các góc chơi lại với nhau và nhận xét các góc chơi
Thứ 2, ngày 14 tháng 4 năm 2014
I. Hoạt động học:
Đề tài: Trò chuyện về một số địa danh nổi tiếng - Thủ đô Hà Nội
1. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ nhận biết được một số đặc điểm của thủ đô Hà Nội qua một số nét như cảnh vật, con người, lăng Bác Hồ, hồ Gươm...
- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi nêu ra nhận xét, trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ hồn nhiên, tham gia tích cực vào hoạt động, biết yêu quê hương đất nước, Bác Hồ.
2. Chuẩn bị: Trò chơi, bài hát về chủ điểm, tranh ảnh về thủ đô Hà Nội.
3. Tiến hành: 
- Cô cùng trẻ hát bài: “Yêu Hà Nội”. Trò chuyện với trẻ về bài hát, chủ điểm đang học. Lồng ghép chuyên đề: “Lễ giáo”.
- Cô cho trẻ kể về thủ đô Hà Nội có những gì? Cô mời trẻ lên kể.
- Cô cho trẻ xem một số tranh ảnh về thủ đô Hà Nội: cô đưa tranh hồ Gươm ra cho trẻ quan sát nhận xét bức tranh. Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sự tích hồ Gươm. 
- Cô đưa tranh hồ Gươm ra cho trẻ quan sát nhận xét Hồ Gươm có gì? 
+ Giữa hồ Gươm có tháp gì? 
+ Xung quanh hồ Gươm có gì? 
+ Các con được đi thăm hồ Gươm chưa? 
+ Để được đi thăm hồ Gươm các con phải làm gì? 
- Cô tiếp tục đưa tranh lăng Bác Hồ ra cho trẻ quan sát nhận xét bức tranh. 
+ Cô có tranh gì? Trong bức tranh có gì đây cả lớp? 
+ Ai được đi thăm lăng Bác Hồ rồi thì kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? Cô cho trẻ kể.
- Cô tiếp tục đưa tranh cầu Thê Húc, chùa Một Cột ra cho trẻ quan sát nhận xét bức tranh.
- Cô treo tranh lên cho trẻ lấy tranh theo yêu cầu của cô và cho trẻ kể về bức tranh mà trẻ vừa lấy.
- Trò chơi: ghép tranh. Cô nêu cách chơi luật chơi cho trẻ chơi.
- Nhận xét cuối hoạt động.
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................
....
3. Thái độ và hành vi: ........
....
4. Lưu ý và đề xuất: .......
Thứ 4 ngày 15 tháng 4 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết: PTTM – Âm nhạc
Đề tài: Hát: “Yêu Hà Nội”
 Nghe: “ Việt Nam quê hương Tôi”
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhịp bài hát.
- Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm, hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ thích nghe cô hát, vận động cùng cô, rèn kỹ năng ca hát biểu diễn văn nghệ cho trẻ.
- Trẻ biết yêu quê hương đất nước. Ngoan ngoãn vâng lời.
2. Chuẩn bị: Dụng cụ âm nhạc, băng đĩa nhạc.
3. Tiến hành: 
* Ổn định
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Em yêu nhà em”.
- Trò chuyện về bài thơ, chủ điểm đang học.Lồng ghép chuyên đề: “Lễ giáo”. Giáo dục trẻ.
* Bé yêu hay hát.
- Cô giới thiệu bài hát. Cô hát lần 1, giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát.
- Cô mời lớp cùng hát. Cô cho lớp hát 2 đến 3 lần. 
- Cô hát lần 2 vỗ tay theo nhịp bài hát. Cho lớp hát và vỗ tay theo nhịp. Thi đua các nhóm, tổ cá nhân với nhau. 
- Cô cho trẻ thi đua tổ vỗ tay theo nhịp, tổ vận động sáng tạo.Cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. 
- Cô cho trẻ hát vận động sáng tạo theo lời bài hát.
* Lắng nghe tiếng hát: Bài hát: “Việt Nam quê hương tôi”.
- Cô hát lần 1 giới thiệu tác giả, tên bài hát.
- Cô hát lần 2 giới thiệu nội dung bài hát.
- Lần 3 cô cùng trẻ hát múa minh họa theo lời bài hát.
- Kết thúc hoạt động cô cho trẻ hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát: “ Quê hương tươi đẹp”.
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .........................................................................................
....
3. Thái độ và hành vi: ........
....
4. Lưu ý và đề xuất: .......
Thứ 4 ngày 16 tháng 4 năm 2014
I. Hoạt động học:
Tiết: PTTM – Tạo hình
Đề tài: Vẽ miền núi
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để vẽ miền núi bằng các nét cơ bản.
- Trẻ biết tô màu hợp lý. Rèn kĩ năng cầm bút để vẽ.
- Trẻ biết mô tả, nêu ý định. Diễn giải trong quá trình hoạt động.
- Trẻ biết nhận xét đánh giá đưa ra cảm nhận của trẻ.
2. Chuẩn bị: 
- Tranh mẫu vẽ cảnh đẹp, 1 số tranh vẽ mở rộng cho trẻ quan sát.
- Bút chì, vở tạo hình, màu cho trẻ vẽ.
3. Tiến hành:
* Ổn định 
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Yêu Hà Nội”. Trò chuyện về bài hát.
- Trò chuyện về chủ điểm đang học. Lồng ghép chuyên đề: “Lễ giáo”.
* Bé làm học sĩ
- Cô đưa tranh mẫu ra cho trẻ quan sát nhận xét. 
+ Tranh vẽ gì? Cô vẽ cảnh đẹp gì đây? 
+ Các con có biết đây là ở đâu không? Cô vẽ lăng Bác bằng những nét gì? 
+ Cô còn vẽ gì cho bức tranh thêm đẹp? Cô tô màu gì? Bố cục bức tranh như thế nào? Màu sắc của bức tranh ra sao?
- Cô đưa thêm một số tranh vẽ cảnh đẹp khác ra cho trẻ quan sát và nhận xét bức tranh.Trang trí gì cho bức tranh thêm đẹp? Hỏi ý kiến trẻ muốn vẽ gì, vẽ bằng những nét gì?
* Bé khéo tay
- Cô cho trẻ nêu lại tư thế ngồi, cách cầm bút để trẻ thực hiện hơn.
Trẻ thực hiện: cô bao quát động viên trẻ, gợi ý sáng tạo cho trẻ thực hiện.
* Cùng nhau tham quan
Cho trẻ treo tranh nhận xét sản phẩm. Co cho trẻ nhận xét trước. Cô bao quát nhận xét lại.
Trò chơi: ghép tranh.
Cô nêu cách chơi luật chơi cho trẻ chơi.
Nhận xét cuối hoạt động.
II. Đánh giá cuối ngày
1. Sức khỏe: ...
........................
2. Kiến thức - Kỹ năng: ........................................................................

File đính kèm:

  • docxGiao an chu diem que huong Dat nuoc Bac Ho Truong Tieu hoc.docx
Giáo Án Liên Quan