Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ - Vũ Thị Bách

1. kiến thức.

- Trẻ hiểu được nội dung của bài thơ.

- Trẻ cảm nhận được về mùa xuân.

- Biết được các sự vật, hiện tượng bào hiệu mùa xuân và tết

2. Kỹ năng.

- Đọc đúng, đọc diễn cảm bài thơ “ Mùa xuân”

- Trẻ nhớ tên bài thơ. Lời bài thơ, tên tác giả.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khéo léo trong khi chơi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 13397 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ - Vũ Thị Bách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Môn: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Tết và mùa xuân
Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Số lượng: 25 – 30 trẻ
Thời gian: 30 – 35 phút
Người soạn: Vũ Thị Bách
Người dạy: Vũ Thị Bách.
I. Mục đích yêu cầu
1. kiến thức.
- Trẻ hiểu được nội dung của bài thơ.
- Trẻ cảm nhận được về mùa xuân.
- Biết được các sự vật, hiện tượng bào hiệu mùa xuân và tết
2. Kỹ năng.
- Đọc đúng, đọc diễn cảm bài thơ “ Mùa xuân”
- Trẻ nhớ tên bài thơ. Lời bài thơ, tên tác giả.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khéo léo trong khi chơi.
3. giáo dục.
- Trẻ hiểu biết về mùa xuân trong năm.
II. Chuẩn bị.
Cô thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
Âm nhạc.
Cây, hoa
III. Kết hợp.
Tạo hình, âm nhạc, toán.
IV. Nội dung hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định, tổ chức, giới thiệu tác phẩm.
- Các con ơi! Mùa đông đã qua và mùa xuân đang tới. Các con hãy nhìn ra ngoài hướng về hàng cây trong sân trường mình xem. Các cây cối đang trút bỏ những chiếc lá già và vàng cuối cùng để đón những chiếc lá non xanh tươi đang nảy chồi.
- Để chung vui cùng mùa xuân cô và các con hãy hát bài: “Mùa xuân đến rồi” nhé!
- Buổi sáng trong bài hát “ Mùa xuân đến rồi” có những gì?
- À! Buổi sáng của bài hát “ Mùa xuân đến rồi” có nắng lên, có bướm xinh đùa trên cánh hoa hồng và có những tiếng hát reo mừng của các bạn. 
- Và cô cũng biết một bài thơ nói về mùa xuân đến như thế nào đấy, các con có biết bài đó có tên là gì không?
- Đó là bài thơ “ Mùa xuân” của tác giả Lương Khâu Luông.
- Các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!
Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ nghe.
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm + động tác miêu tả.
Hoạt động 3: giúp trẻ hiểu bài thơ.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nhỉ?
- Tác giả là ai?
- Trong bài thơ mùa xuân đã gọi những gì?
( Cô có thể đọc lại một lần để trẻ nhớ)
- Mùa xuân đã gọi con sáo đi đâu?
- Gọi con én? 
( Cô giải thích thêm: Mùa xuân gọi con én bay sang còn có nghĩa là bay về. Vì mùa đông lạnh nên các con én bay đi trú rét, mùa xuân ấm áp đến các con én rủ nhau bay về để cùng đón mùa xuân)
- Tác giả Dương Khâu Luông đã gọi mấy lần trong bài thơ Mùa xuân ( cô đọc lại và chậm cho trẻ đếm)
Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ lần lượt từng câu.
- Cô cho trẻ đọc lại chỗ nào chưa đúng cô sửa cho trẻ ( đọc 2 – 4 lần)
- Cô cho mỗi tổ đọc 1 lần ( cô chú ý sửa sai)
- Cô cho trẻ đọc nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc nối tiếp theo tổ.
- Cô thấy lớp mình đọc rất giỏi, rất hay tuy nhiên còn có một số bạn vẫn đoc chưa lưu loát, còn ngọng. Chúng mình cần cố gắng hơn nữa.
- Giờ cô sẽ tặng cho lớp mình một trò chơi.
Hoạt động 5: trò chơi vận động và kết thúc.
- Trò chơi mang tên “Tặng hoa cho cây”.
- Cô phổ biến luật chơi: Trò chơi kết hợp với bài hát “ Mùa xuân ơi” lần lượt từng trẻ trong đội nhảy qua chướng ngại vật mang hoa lên treo vào cây. Khi bài hát kế thúc cũng là lúc trò chơi kết thúc, đội nào tặng cho cây nhiều hoa nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi.
- Hết giờ cô cho trẻ đếm số hoa trên cây.
- Kết thúc: Cô nhận xét giờ học.
Trẻ thực hiện.
Trẻ lắng nghe.
Vâng ạ.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe.
Không ạ.
Trẻ lắng nghe.
Vâng ạ.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ đếm.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe.
Trẻ thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • docGiáo án văn học.doc