Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Các con côn trùng

- Dạo chơi trong sân trường, tham quan các khu vực trong trường

- Trò chuyện về vấn đề liên quan đến thời tiết và sức khỏe

- Nhặt lá làm đồ chơi

- Chơi với các đồ chơi trên sân trường, trò chơi dân gian, trò chơi vận động

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5692 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Các con côn trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( 4 tuần)
 Chủ đề nhánh: Các con côn trùng
KẾ HOẠCH TUẦN II tháng 1 năm 2013
Từ ngày7/1/ 2013 đến ngày 11/1/ 2013
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thế dục sáng
Tập với bài: Tiếng chú gà trống gọi
Hoạt động học có chủ đích
Âm nhạc
Dạy hát: Bài hát của chuồn chuồn( NDTT)
NDKH: Nghe hát: chị ong nâu và em bé
TCAN: Sol - mi
Tiết 1: LQVCC
Ôn nhóm chữ cái i – t - c
Tiết 2: TD
* Vận động
Bật tách chân khép chân qua 7 ô. Đập và bắt bong
Tiết 1: KPKH
Nhận biết, phân biệt về tên gọi, 1 số đặc điểm về hình dáng, sinh sản, môi trường sống 1 số loài côn trùng, nhận biết 1 số laoij côn trùng có ích – côn trùng có hại
Tiết 2: Ngôn ngữ:
Truyện: Chim Vàng Anh ca hát
.*Tạo hình
Tô màu con bướm ( M )
 *LQVT:
Dạy trẻ tách 1 nhóm SL 8 thành 2 nhóm nhỏ bằng nhiều cách khác nhau
Hoạt động chơi ở các góc
 Góc phân vai: Gia đình- Phòng khám bệnh- Cửa hàng ăn uống- Bán hàng
Góc xây dựng: Xây nhà,xếp đường,xây trang trại chăn nuôi.Vườn hoa,ghép hình dụng cụ của 1 số con vật 
Góc tạo hình: +) Tô màu xé cắt dán làm ảnh tặng bạn
 +) Nặn đồ dùng bé thích, nặn các con vật mà trẻ thích
Góc sách: - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh
 - Làm sách tranh về chủ đề
Góc ÂN: Hát múa các bài hát về chủ đề. Xem băng nghe ca nhạc về chủ đề 
Góc khoa học thiên nhiên: - Chọn và phân tích loại tranh lô tô, đồ dùng, đồ chơi.
 - Chơi với các con số. 
Hoạt động ngoài trời
- Dạo chơi trong sân trường, tham quan các khu vực trong trường
- Trò chuyện về vấn đề liên quan đến thời tiết và sức khỏe
- Nhặt lá làm đồ chơi
- Chơi với các đồ chơi trên sân trường, trò chơi dân gian, trò chơi vận động
Hoạt động chiều
- Chơi các trò chơi học tập: Bé mặc quần áo
- Ôn các bài đã học 
- Luyện tập về các kỹ năng rửa tay,rửa mặt
- Hát múa các bài hát về chủ đề
- Hoạt động góc theo ý thích của bé
- Nhận xét, nêu gương bé ngoan cuối tuần
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Hoạt động vui chơi: ( Từ ngày 7/11/2013 đến ngày 11/1/2013 )
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc phân vai: Gia đình – Phòng khám bệnh – của hàng ăn uống
Góc xây dựng: Xây nhà của bé
Góc tạo hình: +) Tô màu xé cắt dán làm ảnh tặng bạn, nặn các loại đồ chơi mà bé thích, nặn các loại quả
Góc sách: - Xem tranh truyện, kể chuyện theo tranh
- Làm sách tranh về chủ đề	
Góc ÂN: Hát múa các bài hát về CĐ. Xem băng nghe ca nhạc về CĐ 
Góc khoa học thiên nhiên: 
- Chọn và phân tích loại tranh lô tô, đồ dùng, đồ chơi.
Chơi với các con số. 
Chơi với cát nước
-Trẻ biết chơi với đồ chơi tại góc , biết nhập vai chơi , biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
-Trẻ biết sử dụng các DDĐC , vật liệu xây dựng đẻ xây dựng nhà
Trẻbiếtcắt ,xé ,dán ..tạo ra các sản phẩm về trường lớp .hát múa các bài hát về chủ điểm bản thân
-Trẻ biết cách xem sách , lật sách , kể truyện theo nội dung tranh
Trẻ hát đúng nhạc, đúng giai điệu
Trẻ biết quan sát ,nhận xét về thiên nhiên , thời tiết cảnh vật , cây cối quanh trường
Các loại rau- củ-quả, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sỹ
Khối gỗ cho trẻ xếp 
Giấy màu, hồ dán
Đàn ooc gan
Sách tranh truyện
Cây xung quanh trường
* Hoạt động 1: Đàm thoại về các góc chơi
- Cho trẻ hát “ Cá vàng bơi”. Sau đó cô đàm thoại với trẻ về chủ đề 
- Cô hướng dẫn trẻ về các góc chơi trong lớp
+ Trong lớp mình có những góc chơi nào?
+ Bạn nào thích chơi ở góc phân vai ( xây dựng, nghệ thuật, góc học tập, góc thiên nhiên )
* Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ phân vai chơi
- Cô hướng dẫn trẻ phân vai chơi ở các góc và về chơi tại các góc
- Trước khi trẻ chơi cô nhắc nhở trẻ biết cách lấy đồ chơi, biết lien kết chơi giữa các nhóm và biết xưng hô lịch sự.
* Hoạt động 3: Quá trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi
- Trẻ chơi cô bao quát và hướng dẫn trẻ
Kết thúc
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm tại các góc
- Cô nhận xét giờ chơi
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định 
Thứ 2 ngày 7 tháng 12 năm 2012
1. Hoạt động học 
a. Hoạt động học 1
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động: NDTT: DẠY HÁT: Bài hát của chuồn chuồn
 NDKH: NGHE HÁT : Chị ong nâu và em bé
 TC: Sol- mi
I. Thời gian: 30 – 35 phút
Mục đích:
1.Kiến thức
- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “ Bài hát của chuồn chuồn”
- Trẻ hứng thú nghe hát và thể hiện cảm xúc cùng cô, trẻ hiểu nội dung và cảm nhận giai điệu bài hát: Chị ong nâu và em bé
- Trẻ biết chơi trò chơi nhanh nhẹn , đúng luật .
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng hát đúng nhạc, đúng giai điệu cho trẻ
 - Phát triển tai nghe cho trẻ
3.Thái độ
 - Trẻ hứng thú với bài học	
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc những con vật 
II. Chuẩn bị
- Nhạc
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Con vỏi con voi” sau đó đàm thoại về chủ đề
* Hoạt động 2: Dạy hát bài: “ Bài hát của chuồn chuồn”
 Cô dẫn dắt vào bài
- Cô hát lần 1: không đàn. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 2: Cô phân tích và hướng dẫn trẻ hát 
+ Hỏi trẻ nội dung giai điệu bài hát
- Cho trẻ hát cùng cô ( 2-3 lần )
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cho cả lớp hát lại 1 lần
+ Hỏi lại trẻ tên bài hát & tác giả
* Hoạt động 3: Nghe hát : Chị ong nâu và em bé
- Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả
- Cô hát lần 1: không đàn. Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 2: kết hợp đàn, múa minh họa
+ Hỏi trẻ nội dung giai điệu bài hát
- Cô hát lần 3: cho trẻ hưởng ứng cùng cô
* Hoạt động 4: Trò chơi: Sol - mi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cô hỏi lại trẻ luật chơi cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
=> Cô chốt kiến thức và giáo dục trẻ
*Kết thúc hát : Hát và vỗ tay “ Bài hát của chuồn chuồn”
-Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe 
-Trẻ trả lời
Trẻ hát
-Trẻ hát.
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng
Trẻ chơi
Trẻ hát
2. Hoạt động ngoài trời
	Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1.HĐCMĐ: Quan sát thời tiết trong ngày trên sân trường
2.TCVĐ: Chuyền bóng 
3.Chơi đồ chơi ngoài trời 
Trẻ biết cảm nhận thời tiết
- Biết mặc quần áo phù hợp theo thời tiết
Trẻ chơi đúng luật
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường
Địa điểm quan sát
Sân chơi cho trẻ
Đồ chơi ngoài trời
- Cô cho trẻ xếp hàng ra sân và quan sát thời tiết rồi nói cảm nhận của bản thân.
- Cô nhận xét và giáo dục trẻ
Tuyển tập
Trẻ chơi cô quan sát
3.Hoạt động chiều;
Nội dung
Yêu cầu 
Chuẩn bị
Tiến hành
- Vệ sinh – Ăn quà chiều
- Dạy trẻ trò chơi mới: Mèo và chim sẻ
- Chơi tự do ở các góc
- Nhận xét – nêu gương – cắm cờ.
- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ và ăn quà chiều đúng thời gian 
- Trẻ chơi đúng luật
- Trẻ chơi ở các góc theo ý thích
- Chậu nhựa, khăn rửa mặt
- sân chơi sach sẽ
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Trẻ ngủ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh sau đó ổn định lớp 
 Cho trẻ ăn quà chiều.
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi 
- Cô hướng trẻ về các góc chơi
4. Đánh giá hàng ngày
- Sĩ số:Có mặt
- Vắng mặt:Lý do..
- Tình trang sức khỏe của trẻ:
...
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:...
...
- Kiến thức và kĩ năng của trẻ:..
...
...
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ:.
.
- Biện pháp:...........
...
Thứ 3 ngày 8 tháng 1 năm 2013
1. Hoạt động học 
a. Hoạt động học 1
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: LQCC: Ôn nhóm chữ cái i- t- c
I. Thời gian: 30 – 35 phút
Mục đích:
1. Kiến thức
- Trẻ nhận đúng chữ cái: i-t-c và phát âm đúng, rõ ràng
- Trẻ biết chơi trò thành thạo với chữ cái i-t-c 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ cho trẻ
- Trẻ nhận biết, phân biệt nhóm chữ cái i-t-c
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với bài học
- GD trẻ yêu quý trường lớp, bạn bè cô giáo và giữ gìn đồ chơi
II. Chuẩn bị
- Thẻ chữ cái i-t-c cho cô và trẻ.
- Tranh có chứa chữ cái i-t-c
- Bài đồng dao “ Con chuồn chuồn” chữ to
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát: Bài hát của chuồn chuồn
Hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về gì?
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
* Hoạt động 2: Ôn nhóm chữ cái “i-t-c”
- Cô cho trẻ ôn nhóm chữ cái i-t-c thông qua các trò chơi
* TC tìm chữ cái theo yêu cầu của cô
 Cách chơi: Khi cô yêu cầu trẻ tìm chữ cái nào thì trẻ phải nhặt nhanh chữ cái đó giơ lên và đọc to tên chữ cái đó
* TC Về đúng nhà
 Cách chơi : Nhà là các chữ cái a-ă-â cho trẻ cầm thẻ chữ cái rồi đi vòng tròn quanh lớp hát bài trường của cháu đây là trường mầm non khi cô nói “ tìm nhà ” thì trẻ phải chạy thật nhanh về ngôi nhà có gắng các chữ cái trùng với thẻ của mình
 Luật chơi: Ai về nhà sai thì phạt nhảy lò cò
* TC Tìm chữ cái i-t-c trong bài đồng dao “ Con chuồn chuồn”
Kết thúc: cô nhận xét giáo dục trẻ
+ Cho trẻ hát đọc bài thơ “ Nàng tiên ốc”
Trẻ hát
Trẻ chơi
Trẻ chơi
Trẻ chơi
Trẻ học vở
Trẻ đọc
b. Trò chơi chuyển tiết: Rồng rắn lên mây
c. Hoạt động học 2
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Hoạt động: Bật tách và khép chân qua 7 ô. Đập và bắt bóng
Thời gian: 30 – 35 phút	
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ biết bật tách và khép chân qua 7 ô biết đập và bắt bóng, tập BTPTC cùng cô
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khéo, khỏe cho trẻ
- Phát triển cơ tay, cơ chân ,các phản xạ cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú
- Giáo dục trẻ có ý thức học bài
II. Chuẩn bị
- Sân bằng phẳng sạch sẽ
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
* Ổn định tổ chức
- Hỏi trẻ đang học chủ đề gì?
- Ở trường các con được học gì ? Hôm nay các con sẽ cùng tham gia 1 số bài tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
Trước khi tập thể dục cô và chúng mình cùng tham gia vào phần khởi động nhé! Cô cho trẻ đi vòng tròn làm doàn tàu vừa đi vừa hát bài: “Một đoàn tàu” kết hợp các kiểu đi: 
Đi thường->tàu lên dốc->đi thường->tàu xuống dốc->đi thường->tàu chạy chậm->tàu chạy nhanh->tàu chậm dần chuẩn bị về ga.
Cho trẻ về theo 2 hàng dọc điểm danh quân số dàn thành 4 hàng ngang
Bây giờ các con hãy cùng cô tập 1 bài tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh để giúp gia đình làm việc
2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
* Động tác tay: 1. Hai tay đưa ra phía trước, lên cao ( 3lần x 8n)
* Động tác chân:2. Ngồi khuỵu gối ( 3 lần x 8 nhịp )
* Động tác bụng:1 Đứng cúi về trước ( 2 lần x 8 nhịp)
* Động tác bật: Bật tách chân khép chân ( 2 lần x 8 nhịp )
b. Vận động cơ bản: “ Bật tách khép chân qua 7 ô. Đập và bắt bóng”
Tập theo sơ đồ:	
Trẻ: x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x 
- Chúng mình hãy quan sát cô làm mẫu trước.
- Cô làm mẫu lần 1: không phân tích
- Cô làm mẫu lần 2: phân tích 
- Cô làm mẫu lần 3: nhấn vào điểm cần lưu ý
- Hỏi trẻ lại tên bài tập
- Cho 1-2 trẻ lên thực hiện
* Trẻ thực hiện
- Cho lần lượt trẻ lên thực hiện 2- 3 lần
- Cô chốt lại tên bài tập
3. Hồi tĩnh
- Cô nhận xét	
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng thả lỏng các khớp..
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ nghe
Trẻ quan sát và nghe
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
2. Hoạt động ngoài trời
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1.QSCMĐ: Quan sát đồ chơi trên sân trường
2.TCVĐ: Mèo và chim sẻ
3.Chơi đồ chơi ngoài trời 
Trẻ nhận biết gọi tên và biết cách chơi đồ chơi trên sân trường
Trẻ hứng thú chơi và chơi đúng luật
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường
Đồ chơi trên sân trường
Cô vẽ cho trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn
Đồ chơi ngoài trời
- Cô cho trẻ xếp hàng ra sân chơi
- Cho trẻ đi tới từng đồ chơi quan sát và đàm thoại
Tuyển tập
3.Hoạt động chiều;
Nội dung
Yêu cầu 
Chuẩn bị
Tiến hành
- Vệ sinh – Ăn quà chiều
Ôn lại bài học sáng
- Chơi tự do ở các góc 
- Nhận xét – nêu gương – cắm cờ.
- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ và ăn quà chiều đúng thời gian 
- Trẻ nhớ được nội dung bài học buổi sáng
- Trẻ chơi ở các góc theo ý thích
- Chậu nhựa, khăn rửa mặt
- Tranh thơ
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Trẻ ngủ dậy cô hướng trẻ tự vệ sinh cá nhân sau đó cho trẻ ăn quà chiều. 
- Cô hướng trẻ về các góc chơi
4. Đánh giá hàng ngày
- Sĩ số:Có mặt
- Vắng mặt:Lý do..
- Tình trang sức khỏe của trẻ:
...
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:...
..
- Kiến thức và kĩ năng củatrẻ:..
...
- Những sự kiện đặc biệt đối vớitrẻ:.
...
- Biệnpháp:...........
Thứ 4 ngày 9 tháng 1 năm 2013
1. Hoạt động học 
a. Hoạt động học 1
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Nhận biết, phân biệt về tên gọi, 1 số đặc điểm về hình dáng, sinh sản, môi trường sống 1 số loài côn trùng, nhận biết 1 số loài côn trùng có ích – côn trùng có hại
I. Thời gian: 30 – 35 phút	
Mục đích:
1. Kiến thức	
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của 1 số loài côn trùng
- Trẻ biết lợi ích, tác hại của chúng
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật
3 Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia học bài
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ những con côn trùng có ích
II .Chuẩn bị
- Tranh các con ong, bướm, ruồi và muỗi
- Lô tô con côn trùng
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Ổn định tổ chức
- Cho trẻ đọc thơ: “ Con chuồn chuồn”
- Sau đó đàm thoại về chủ đề dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2: Nhận biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của con ong, bướm, ruồi và muỗi
- Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về những con côn trùng để biết lợi cích và tác hại của chúng nhé!
- Cô cho trẻ thảo luận theo nhóm về tranh vẽ con ( ong, bướm, ruồi và muỗi). sau khi trẻ thảo luận xong cô gọi đại diện trẻ từng nhóm lên trả lời
Nhóm 1: Bức tranh vẽ con ong
Nếu trẻ không nói được thì cô gợi ý trẻ bằng các câu hỏi sau:
+ Bức tranh vẽ về con gì?
+ Con ong có cấu tạo như thế nào?
+ Thức ăn của chúng chủ yếu là gì?
+ Con ong sống ở đâu?
+ con ong sinh sản như thế nào? 
=> Đúng rồi đấy đây là con ong. Nó có đầu,chân, mìnhthức ăn phấn hoavà nó sống rừng hoặc có thể con người nuôi ong để lấy mật, chúng đều có ích cho con người vì nó cung cấp mật ong và là thiên địch của một số loài côn trùng có hại
- Các nhóm 2, 3, 4 cô gọi lần lượt từng đại diên lên trả lời tương như trên ( Về tên gọi đặc điểm, sinh sản tiếng kêu, thức ăn) sau đó cô chốt lại
-So sánh:ong– ruồi
+ Giống nhau: Đều là con côn trùng
+ khác nhau: con ong có ích còn con ruồi có hại
- bướm – muỗi
+ Giống nhau: Đều là con côn trùng 
+ khác nhau: con bướm thì thụ phấn cho hoa còn con muỗi gây beeng và hút máu
- Mở rộng: Ngoài những con vật kể trên thì dưới nước còn có những con vật khác nữa như nhện, kiến và có chúng mình phải bảo vệ con côn trùng có ích nhé!
* Hoạt động 3: Củng cố
- TC1: Tranh nào biến mất
- TC2: Về đúng nhà
* Kết thúc
- Nhận xét và giáo dục trẻ
- Cho trẻ hát bài: “ Bài hát của chuồn chuồn”
Trẻ đọc
Trẻ thảo luận
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ hát
Trò chơi chuyên tiếp: Rồng rắn lên mây
.Hoạt động học 2	
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 TRUYỆN “ Chim vàng anh ca hát” 
Hoạt động
I.Mục đích – yêu cầu
a)Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên câu chuyện “ Chim vàng anh ca hát” trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, nhớ tên tác giả
b)Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng kể chuyện cho trẻ
- Phát triển khả năng cảm thụ văn học cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: trả lời đủ câu,rõ ràng mạch lạc
c)Thái độ:
- Trẻ hứng thú với bài học
 Giáo dục trẻ tự tin trước đám đông thể hiện bản thân
 2) Chuẩn bị: 
 - Hình ảnh minh hoạ nội dung câu chuyện “ Chim vàng anh ca hát” 
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định-gây hứng thú
- cô cùng trẻ hát con chim non
+ Vừa hát bài gì?
+ Đàm thoại về chủ đề
 Hôm nay cô sẽ kể cho con 1 câu chuyện về chú chim vàng anh để biết chú chim vàng anh như thế nào các con lắng nghe cô kể câu chuyện chim vàng anh ca hát
* Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1: kết hợp cử chỉ, nét mặt.
 + Hỏi trẻ tên tác phẩm tác giả
- Cô giới thiệu nội dung câu chuyện: Nói về chú chim vàng anh rất nhút nhát nhưng được sự cổ vũ động viên của mọi người nên chú đã mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông
- Cô kể lần 2: kết hợp xem tranh minh hoạ.
* Hoạt động 3: giảng giải đàm thoại, trích dẫn
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Chị sóc nâu đã nhờ ai hát trong hội diễn văn nghệ của khu rừng?
- Chim vàng anh có nhận lời ngay không?vì sao?
“ Các loài chim và thú rừng............................................... ngượng chết đi được”
- Ai là người động viên vàng anh? Nói như thế nào?	
- Cuối cùng nhờ sự luyện tập vàng anh đã tự tin khi hát trước đám đông nên được mọi người cổ vũ chim vàng anh cảm thấy như thế nào?
- Qua câu chuyện các con học tập được điều gì? Vì sao?
=> Các con hãy chăm chỉ học tập tự tin vào khả năng bản thân sẽ đạt được thành công.
- Cô kể lần 3 trẻ hưởng ứng cùng cô
Hỏi lại tên câu chuyện?
Kết thúc: cô nhận xét giờ học 
 Cho trẻ hát bài “ Con chim non”
Trẻ hát
-Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe & quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng
Trẻ hát
2. Hoạt động ngoài trời
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1.QSCMĐ: Quan sát cây đa lan
2.TCVĐ: Mèo và chim sẻ
3.Chơi đồ chơi ngoài trời 
Trẻ biết tên gọi đặc điểm của cây đa lan
Trẻ hứng thú chơi và chơi đúng luật
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường
Chỗ cho trẻ QS
Cô vẽ cho trẻ cầm tay nhau thành vòng tròn
Đồ chơi ngoài trời
- Cô cho trẻ xếp hàng ra sân chơi
- Cho 1 trẻ lên cả lớp quan sát và đàm thoại
Tuyển tập
3.Hoạt động chiều;
Nội dung
Yêu cầu 
Chuẩn bị
Tiến hành
- Vệ sinh – Ăn quà chiều
Ôn lại bài học sáng
- Chơi tự do ở các góc 
- Nhận xét – nêu gương – cắm cờ.
- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ và ăn quà chiều đúng thời gian 
- Trẻ nhớ được nội dung bài học buổi sáng
- Trẻ chơi ở các góc theo ý thích
- Chậu nhựa, khăn rửa mặt
- Tranh thơ
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Trẻ ngủ dậy cô hướng trẻ tự vệ sinh cá nhân sau đó cho trẻ ăn quà chiều. 
- Cô hướng trẻ về các góc chơi
4. Đánh giá hàng ngày
- Sĩ số:Có mặt
- Vắng mặt:Lý do..
- Tình trang sức khỏe của trẻ:
..
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:...
...
- Kiến thức và kĩ năng củatrẻ:..
...
- Những sự kiện đặc biệt đối vớitrẻ:.
...
- Biện pháp:...
Thứ 5 ngày 10 tháng 1 năm 2013
1. Hoạt động học	
Lĩnh vực phát triển: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Hoạt động: Tô màu con bướm ( m)
Mục đích
1.Kiến thức
- Củng cố những kiến thức đã học, khuyến khích trẻ phát huy trí nhớ và óc sáng tạo để làm được sản phẩm 
2. Kĩ năng
- Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để xé dán được sản phẩm
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức học tập
- Trẻ biết yêu quý chăn sóc động vật 
II Chuẩn bị	
- tranh mẫu của cô 
- Giấy màu, bút màu..
III Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát bài hát “ Bài hát của chuồn chuồn’’
Sau đó đàm thoại về chủ đề dẫn dắt vào bài
* Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại
Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu “ con bướm” mà cô đã tô màu
+ Bức tranh của cô tô màu con gì đây?
+ Hỏi trẻ về đặc điểm của bức tranh
 + Con bướm có đặc điểm gì? Cánh tô màu gì? Thân có dang như thế nào?
Cô chốt lại cho trẻ về hình dáng, màu sắc và kích thước.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ tô 
- Cô vẽ lần 1: ko phân tích
- Cô vẽ lần 2: Phân tích 
Hỏi lại trẻ cách tô	
Sau đó cho trẻ tô theo mẫu
- Trẻ tô cô quan sát và nhắc nhở , động viên khuyến khích trẻ
Cô nhắc nhở trẻ cách tô, tư thế ngồi
* Hoạt động 3: trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn
- Con thích bài của ai? Vì sao con thích?
- Cô nhận xét bài của trẻ.
+ Cô chọn ra những bài trẻ tô rât đẹp sáng tạo biểu dương trẻ , nhắc nhở động viên những trẻ còn tô rất đẹp kém
Kết thúc : cô nhận xét giáo dục trẻ
Cho trẻ cất đồ dùng. Cho trẻ đọc bài thơ “ Con rùa”
Trẻ hát
Trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ vẽ
Trẻ nhận xét
Trẻ đọc thơ
2. Hoạt động ngoài trời
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1.QSCMĐ: Quan sát cây đa lan
2.TCVĐ: mèo và chim sẻ
3.Chơi đồ chơi ngoài trời 
Trẻ biết tên gọi đặc điểm của cây đa lan
Trẻ hứng thú chơi và chơi đúng luật
Trẻ chơi tự do vớ

File đính kèm:

  • docGiao an 3 tuoi tron bo 2014 2015.doc