Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng - Đề tài: Cùng tìm hiểu về dế và cào cào - Bùi Phương Hiền

- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo, màu sắc, cách di chuyển, thức ăn, nơi sống, lợi ích hoặc tác hại của con dế và con cào cào.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp qua hoạt động nhóm, trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, tròn câu.

- Phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển các nhóm cơ trong cơ thể qua các hoạt động.

- Cảm nhận được nét đẹp hình thể khi tham gia vận động, vẻ đẹp của thế giới xung quanh.

- Trẻ biết yêu quý bảo vệ những loại côn trùng có lợi, biết tránh xa và phòng tránh côn trùng có hại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6141 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Côn trùng - Đề tài: Cùng tìm hiểu về dế và cào cào - Bùi Phương Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÔN TRÙNG(TUẦN 4)
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
ĐỀ TÀI: CÙNG TÌM HIỂU VỀ DẾ VÀ CÀO CÀO
Người dạy: Bùi Phương Hiền
 Ngày dạy: 24/11/2014 
1. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo, màu sắc, cách di chuyển, thức ăn, nơi sống, lợi ích hoặc tác hại của con dế và con cào cào.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp qua hoạt động nhóm, trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, tròn câu.
- Phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển các nhóm cơ trong cơ thể qua các hoạt động.
- Cảm nhận được nét đẹp hình thể khi tham gia vận động, vẻ đẹp của thế giới xung quanh.
- Trẻ biết yêu quý bảo vệ những loại côn trùng có lợi, biết tránh xa và phòng tránh côn trùng có hại. 
2. Chuẩn bị:
- Bài giảng powerpoint
- Bài hát: “Đá dế, Những thiên tài nhỏ”.
- Dòng suối, hộp ziczac, cỏ, thiệp, mũ dế.
- Đồng hồ chữ số.
3. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: nhún nhảy nào bé ơi!
Vận động bài: “đá dế”
Trò chuyện về bài hát:
Trong bài hát nhắc đến con gì?
2 con dế trong bài hát đang làm gì?
Giáo dục trẻ hòa đồng với bạn, đoàn kết như 5 điều Bác Hồ dạy.
Con dế thuộc nhóm nào?
Các con hãy kể tên những con côn trùng mà con biết ?
Hôm nay trung tâm văn hóa có tổ chức chiếu phim về các loại côn trùng, các con có muốn đi xem với cô không?
Trung tâm cũng gần đây nên cô cháu mình đi bộ nha!
Khi đi các con phải đi ở đâu? Và đi như thế nào?
Giáo dục trẻ đi trên vỉa hè, bên phải chấp hành luật giao thông, không xô đẩy nhau, không hái hoa bẻ cành.
Cô cùng trẻ vừa đi vừa đọc “dung dăng dung dẻ”
Hoạt động 2: món quà đặc biệt
Cô dắt trẻ đến ngồi trước máy tính. 
Hôm nay cô thấy các con rất giỏi cô sẽ tặng cho mỗi bạn một chiếc đồng hồ chữ số.
Giáo dục trẻ ngồi trật tự không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Cô mở cho trẻ xem một số loại côn trùng: con ong, bươm bướm, ruồi, muỗi, dế.
Cho trẻ nhận biết chữ cái đã học qua hình.
Đàm thoại về các loại côn trùng:
Thức ăn của con ong là gì?
Con ong di chuyển như thế nào?
Nó sống ở đâu?
Người ta thường nuôi ong làm gì?
Vậy con ong là côn trùng như thế nào?
Cô đặt câu hỏi tương tự với những con côn trùng khác.
Đến với lớp lá 2 ngày hôm nay cô Liễu có 1 món quà đặc biệt muốn tặng các con, nhưng các con phải chơi được trò chơi nhỏ của cô Liễu, Trò chơi: “kết nhóm”
Những bạn đeo đồng hồ có chữ số giống nhau sẽ kết thành 1 nhóm.
Hoạt động 3: cùng thảo luận nhóm.
Khi trẻ đã kết thành 4 nhóm, cô Liễu đem quà ra cho các nhóm.
Các nhóm mở quà ra, cô đưa ra yêu cầu:
Các bạn trong nhóm cùng nhau thảo luận tìm ra đặc điểm cấu tạo, màu sắc, cách di chuyển, thức ăn, lợi ích hoặc tác hại của loại côn trùng của nhóm mình.
Cô cho trẻ thảo luận.
Cô thông báo sắp hết giờ cho trẻ chuẩn bị -> cô báo hết giờ.
Cô tập trung trẻ lại để hộp đựng côn trùng lên bàn.
Cô mời đại diện từng nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Con dế:
Các con vừa quan sát con gì?
Con dế có những đặc điểm nào ?(đầu, thân, cánh,)
Cô gợi mở cho trẻ tự do trả lời theo sự hiểu biết của trẻ.
Đầu dế có gì ?
Dế di chuyển như thế nào ?
Thức ăn của dế là gì ? 
Dế thường sống ở đâu ?( sống trong hang, đống đổ nát, ngoài ra người ta còn nuôi dế trong thùng xốp) 
Các con có biết cách phân biệt dế trống dế mái không ?( dế trống ở phần đuôi sau có 2 râu ngắn hơn râu trước. dế mái ngoài 2 râu còn có 1 vòi dài ở phần đuôi sau)
Dế sinh sản như thế nào ? 
Các con có biết người ta nuôi dế để làm gì không ?( nuôi để ăn, cho chim ăn)
Con cào cào :
Các con vừa quan sát con gì?
Con cào cào có những đặc điểm nào ?(đầu, thân, cánh,)
Cô gợi mở cho trẻ tự do trả lời theo sự hiểu biết của trẻ.
Đầu con cào cào có gì ? 
Con cào cào di chuyển như thế nào ?
Thức ăn của con cào cào là gì ? (chồi non, lúa , bắp non)
Cào cào thường sống ở đâu ?( sống trong các bụi cỏ) 
Cào cào sinh sản như thế nào ? 
Người ta có nuôi cào không ? tại sao ?
Cào cào có lợi hay có hại ?
Các con có biết bài hát nào nói về con cào cào không ?
Cô cùng trẻ hát bài : « con cào cào »
Cô cho trẻ so sánh sự khác nhau và giống nhau : con cào cào với con dế.
Con dế
Con cào cào
Giống nhau
 Đẻ trứng, có 6 chân, 2 chân sau to, có cánh, và đều thuộc nhóm côn trùng.
Khác nhau
Kiếm ăn ban đêm.
Được con người nuôi, có giá trị kinh tế.
Có lợi.
Kiếm ăn ban ngày.
Con người không nuôi.
Có hại.
Hoạt động 4: những chú dế nhanh nhẹn
Các con có biết tháng 12 có ngày lễ gì không?
Giáo dục: ngày 22/12 ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Đó là ngày dành cho những chú bộ đội, nhờ có các chú mà chúng ta được sống trong hòa bình, chúng ta phải yêu quý, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội nha các con!
Cô có một trò chơi vừa vui lại vừa giúp được các chú dế tìm thức ăn các con cùng chơi với cô nha! 
Vậy bây giờ các con chơi tốt trò chơi này thì cô sẽ tặng các con những tấm thiệp để các con nhờ ba mẹ mình viết những lời chúc gửi cho các chú bộ đội, các chú hải quân ở ngoài biển đảo xa xôi, thể hiện tình cảm của mình với các chú nha!
Cô mời 2 đội chơi, đội mũ dế.
Để chơi được trò chơi này thì các con chú ý nghe cách chơi luật chơi nha!
Cách chơi: 2 đội chơi đứng thành 2 hàng dọc trước vạch mức, khi có hiệu lệnh bắt đầu, các bạn trong đội sẽ lần lượt nhau chạy zic zăc qua chướng ngại vật, bật qua suối nhổ những bụi cỏ đem về để vào rổ và chạy về đứng cuối hàng. Khi hết giờ cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của từng đội. 
Luật chơi: mỗi bạn chỉ được nhổ 1 bụi cỏ 1 lần chơi, khi bạn về tới vạch mức thì bạn tiếp theo mới được đi tiếp.
Thời gian trò chơi sẽ là một bài hát: “những thiên tài nhỏ”
Cô thông báo sắp hết giờ -> hết giờ.
Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của 2 đội. 
Đội nào nhổ được nhiều cỏ hơn sẽ chiến thắng.
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Tặng thiệp cho trẻ.
Đọc bài thơ: “ong và bướm” về lớp.
Kết thúc hoạt động.
Ban giám hiệu duyệt: Người soạn:

File đính kèm:

  • docHoat dong kham pha.doc
Giáo Án Liên Quan