Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại rau

- Biết tên gọi của một số loại rau phổ biến ở địa phương.

- Hình dáng, màu sắc đặc trưng của một số loại rau.

 

doc23 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7601 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại rau, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: Tuần 3
MỘT SỐ LOẠI RAU
Từ ngày 26/01 đến 31/1/2015
MẠNG NỘI DUNG
- Biết tên gọi của một số loại rau phổ biến ở địa phương.
- Hình dáng, màu sắc đặc trưng của một số loại rau.
Tên gọi đặc điểm
- Rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá, rau ăn thân.
Phân loại
Một số
loại quả
Lợi ích 
- Giúp cho cơ thể có đấy đủ chất, da dẻ hồng hào.
- Giúp phát triển đời sống về mặt kinh tế.
Cách sử dụng
- Chế biến từ các loại quả: xây sinh tố, ép lấy nước, phơi khô, làm mứt..., nấu canh, xào
Tạo hình
Nặn các loại rau, củ
Âm nhạc
Em yêu cây xanh
Văn học
Truyện: Củ cải trắng
Phát triển
Thẩm mỹ
Phát triển
Ngôn ngữ
MỘT SỐ LOẠI QỦA
Phát triển 
Tình cảm –xã hội
Phát triển thể chất
Thể chất
Phát triển 
nhận thức
Thể dục
Bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng
- Trò chuyện về một số loại rau
- Trò chuyện đặc điểm, cấu tạo, hình dáng của một số loại rau trẻ biết.
Toán
So sánh chiều cao của hai đối tượng
MTXQ
Trò chuyện về một số loại rau
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 
Hoạt
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của môt số loại rau .
- Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Cho trẻ chơi tự do.
TDBS
Tập với nhạc theo chủ đề thực vật.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát củ cà rốt
TCVĐ: Chọn lá
- Quan sát : cây cà chua
TCVĐ: Cây cao cỏ thấp
- Quan sát rau cải
TCVĐ: Trồng nụ , trồng hoa
- Quan sát rau muống
TCVĐ: Quả nào cây đấy
- Quan sát cây bắp cải
TCVĐ : Kéo co
Hoạt động có chủ đích
PTTC
Vận động : - Bò bằng bàn tay bàn chân chui qua cổng
PTNT
MTXQ
 Trò chuyện về môt số loại rau
PTTM
Tạo hình
 - Nặn các loại củ
PTTM
Âm nhạc
 - Hát: “Em yêu cây xanh”
PTNT
LQVT
- So sánh chiều cảo của hai đối tượng
PTNN
Văn học
Truyện: “Củ cải trắng ”
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình ,cửa hàng bán rau
- Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé .
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về các loại rau.
- Góc nghệ thuật:Tô màu,xé dán các loại rau
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
Hoạt động chiều
Trò chuyện về những loại quả
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
-Trò chuyện về các sản phẩm của bé. 
- GD trẻ biết chào cô, chào cha me..
- Hát: Em yêu cây xanh
 - Trò chuyện với trẻ về các món ăn từ rau 
- So sánh chiều cao hai đối tượng
- GD trẻ ăn nhiều loại rau củ
- Hát bài Cả tuần đều ngoan.
- Nhận xét bé ngoan.
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc phân vai
Gia đình – bán hàng 
- Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình.
- Chơi tốt các trò chơi
- Bàn ghế, một số loại rau
- Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình.
- Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng: xây vườn cây ăn quả
- Trẻ biết xây vườn cây ăn quả.
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh,
- Gạch, cây xanh, cây ăn quả
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc học tâp xem tranh về hoa, làm Album, chơi lô tôđọc truyện 
- Biết xem tranh và hiểu nội dung câu chuyện, thuộc một số ca dao tục ngữ.
- Tranh loto phục vụ cho chủ đề.
- Tranh ảnh, sách báo truyện 
- Cô gợi ý cho trẻ xem tranh.
Góc nghệ thuật :
Vẽ một số loại rau, tô màu rau, xé dán .
 Trẻ vẽ các loại rau, tô màu
- Búp sáp màu, tranh cho trẻ tô màu một số NVL khác. 
- Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác. 
 Góc thiên nhiên 
Chăm sóc cây xanh
- Trẻ tích cực trong vai chơi, chơi sáng tạo.
- nước, bình tưới
- Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ.
Thứ hai ngày 26 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
*Trò chuyện:Tên gọi của một số loại rau trẻ ăn hằng ngày
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát củ cà rốt
- Cho trẻ quan sát tranh củ cà rốt
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của củ cà rốt: màu sắc, hình dạng của thân cây, lá, hương thơm, mùi vị, lợi ích
- Gợi ý để trẻ quan sát và nói tròn ý
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của các loại rau, trẻ không nên hái hoa, bể cành
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Chọn lá ”
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Đề tài: Bò bằng bàn tay, bàn chân chui qua cổng
1. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ kỹnăng bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng. Khi bò trẻ
biết phối hợp chân tay nhịp nhàng và mắt nhìn vềphía trước, chui không 
chạm cổng.
- Phát triển cơ chân, cơ tay, tốchất khéo léo nhanh nhẹn.
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học.
- Trẻchơi được vui vẻvà đúng luật. 
2. Chuẩn bị:
- Sàn nhà sạch, 2 rỗvòng (tập BTPTC).
- Hai cổng vòng cung. 
3.Tiến hành:
a. Khởi động:
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi 
- Trẻ đi các kiểu đi. bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
b.Trọng động:
 BTPTC:
* Động tác tay: Tay đưa cao gập khuỷu.
- TTCB: Đứng thẳng khép chân, 2 tay cầm vòng để xuôi xuống gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: Bước chân sang trái 1 	bước, 2 tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 2: Đưa 2 tay cầm vòng lên cao.
- Nhịp 3: Như nhịp 1(bước sang trái).
- Nhịp 4: VềTTCB.
- Trẻthực hiện 3l x 8n.
- Trẻthực hiện 2l x 8n.
- Trẻthực hiện 2l x 8n. 
* Động tác chân: 
- TTCB: Đứng thẳng khép chân, 2 tay cầm vòng đểxuôi xuống gối, đầu không cúi. 
- Nhịp 1: Kiễng chân, 2 tay cầm vòng đưa thẳng lên cao.
- Nhị p2: Khuỵu gối, 2 tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: VềTTCB.
* Động tác bụng:
- TTCB: Đứng thẳng khép chân, 2 tay cầm vòng đểxuôi xuống gối, đầu không cúi.
- Nhịp1: Bước chân sang trái một bước, 2 tay cầm vòng đưa thẳng ra trước.
- Nhịp 2: Xoay người sang trái, 2 tay cầm vòng xoay trái.
- Trẻ thực hiện 2l x 8n.
- Trẻ nhắc lại tên vận động.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Nhịp 3: Như nhịp 1(xoay phải).
- Nhịp 4: VềTTCB.
* Động tác bật: 
- TTCB: Đứng thẳng khép chân, 2 tay cầm vòng đểxuôi xuống gối, đầu không cúi.
- Nhịp 1: Bậc 2 chân tách 2 bên, đồng thời 2 tay cầm vòng đưa ra trước.
- Nhịp 2: Bậc khép 2 chân lại, 2 tay cầm vòng đểxuôi dưới gối.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: VềTTCB.
b. VĐCB:
- Hôm nay cô sẽ dạy các con "Bò bằng tay cẳng chân và chui qua cổng". Để thực hiện đúng và đẹp trước tiên các con xem cô thực hiện nhé.
* Cô làm mẫu:
- Lần 1: Không giải thích.
- Lần 2: Giải thích.TTCB: 2 chân cô để sát sàn, 2 tay để dưới sàn, mũi bàn tay hướng về phía trước mát nhìn trước, lưng thẳng. Khi có hiệu lệnh cô bò về
trước mắt nhìn thẳng, 2 bàn tay khép, chân sát sàn, đến gần cổng cúi đầu thấp để chui qua cổng mà không chạm cổng. Khi qua cổng đứng lên về hàng đứng, bạn khác lên thực hiện.
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Mời trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem.
* Trẻ luyện tập:
- Cho lần lượt 2 trẻthực hiện. 
Thực hiện 2-3 lần. 
=> Cô bao quát sửa sai động viên 
trẻkhi trẻthựchành.
c. TCVĐ:
- Các con học rất giỏi, cô khen cả lớp nè. 
- Để thưởng cho các con, cô sẽ cho chơi TC: "Tín hiệu".
- Khi cô gọi 2 bạn đầu hàng lên và cô nói nhỏcho mỗi bạn nghe 1 câu. 
Ví dụ: đội A cô nói bánh bao, đội B bánh bò thì 2 bạn về hàng sau đó nói nhỏvào tai bạn đứng sau lưng mình lần lượt cho đến bạn cuối hàng, và bạn đó chạy lên nói lại cho cô nghe xem đúng câu nói đó hay không. Nếu nói sai thì coi như thua cuộc. Các con phải nhớ nói đúng tín hiệu mà cô đã nói, đội nào nhanh và đúng thì thắng. 
- Cho cả lớp chơi 2-3 lần.
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2- 3 vòng.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức
Đề tài:Tìm hiểu về một số loại rau
1. Mục đích -yêu cầu: 
- Dạy trẻ biết gọi tên của nhiều loại rau khác nhau: rau lá, rau củ, rau quả.
- Nhận biết tính đa dạng về hình dạng, kích thước, cách sử dụng của một số loại rau.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, khảnăng chú ý ghi nhớ có chủ định, giáo dục trẻ thích ăn rau.
2. Chuẩn bị: 
- Một số tranh về loại rau ăn lá, củ, quả.
- Mỗi trẻ có một số loại rau ăn lá củ quả.
- Cho trẻ làm quen ngoài giờ.
3. Tiến hành: 
Hoạt động 1: Ổn định 
- Cho trẻ hát một bài hát, sau đó cô đọc câu đố.
"Cũng gọi là bắp
Lá sấp vòng quanh.
Lá ngoài thì xanh
Lá trong thì trắng."
- Trẻ nào đoán xem đó là cái gì?
- Rau bắp cải dùng để làm gì?
- Rau bắp cải.
- Các con đã ăn rau bắp cải bao giờ chưa?
- Có ngon không?
 - Bạn nào còn biết mình đã được ăn những loại rau nào kểcho cô và các bạn nghe.
Hoạt động 2: nhận thức: 
- Cô khuyến khích trẻ kể nhiều loại rau và nói được ích lợi của chúng.
- Cô đưa tranh rau bắp cải lên cho trẻquan sát.
- Các con thấy rau bắp cải như thếnào?
- Nó có màu gì?
- To hay nhỏ?
- Rau bắp cải dùng để nấu canh hay là xào ăn rất ngon rất bổdưỡng giúp cho các con mau lớn.
- Bạn nào cho cô biết rau bắp cải là loại rau ăn lá hay ăn củ?
- Ai biết còn loại rau nào ăn lá n ữa, kểcho cô nghe nào?
- Cô đố, cô đố.
- Cô đốlớp mình đây là củgì nha?
"Củ gì màu đỏ
Chú thỏ thích ăn"
- Củcà rót có màu gì?
- Nó dài hay ngắn?
- Lá của nó ra sao?
- Lá cà rốt nhỏ.
- Làm thức ăn.
- Bạn nào biết loại rau nào ăn củ nữa?
- Cho trẻ quan sát củsu hào để nói lên được những 
đặc điểm nổi bật của củ su hào.
3. So sánh: 
- Cô đưa củ cà rót và củ su hào ra hỏi.
- Củ cà rót và củ su hào có gì gi ống nhau? đều gọi là gì?
- Dùng đểlàm gì?
- Củcà rót và củsu hào có gì khác nhau?
- Màu sắc?
- Hình dạng?
-Về lá của chúng?
Hoạt động 3: Củng cố
- Phát cho mỗi trẻ một tranh lô tô vềcác loại rau lá củ.
- Cô giơi thiệu:
+ Đây là vườn rau su hào (có dạng hìnhvuông)
+ Đây là vườn rau bắp cải (dạng hình chữnhật)
+ Đây là vườn cà rốt (dạng hình tròn).
- Cô cho trẻ nhìn kỹ tranh sau đó cô nói tên vườn rau nào trẻ có tranh vườn rau đó sẽc hạy nhanh về vườn rau của mình.
- Cho trẻ đổi rau cho nhau và chơi 3-4 lần.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết phân vai chơi cho nhau giữa các góc chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai: cửa hàng bán rau
- Góc xây dựng: Xây vườn raucủa bé
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, cắt dán các loại rau
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về những loại rau
- Trò chuyện về những loại hoa nào rau trẻ ăn hằng ngày
- Hình dáng, cấu tạo và môi trường sống của loại rauđó.
- Đặc điểm và tên gọi của loại rau đó 
- Gợi ý cho trẻ trả lời mạch lạc
- Cho trẻ chơi trò chơi ‘bỏ lá’ kết hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
2.Vệ sinh_chơi tự do_trả trẻ
- Rửa mặt,rửa tay
- Trả trẻ cho đến tay phụ huynh,nhắc nhở trẻ chào cô và cha mẹ
Thứ ba ngày 27 tháng 01 năm 2015
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về môi trường sống của một số loại rau.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát quả cà chua
- Cho trẻ quan sát mô hình
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của quả cà chua: màu sắc, hình dạng của thân cây, quả, lá, hương thơm, mùi vị, lợi ích
- Gợi ý để trẻ quan sát và nói tròn ý
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây, trẻ không nên hái hoa, bẻ cành
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Cây cao cỏ thấp” 
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: nặn các loại củ
1. Mục đích, yêu cầu:
- Cung cấp cho trẻ biểu tượng về củ cà rốt và su hào:
- Trẻ biết 1 số món ăn chế biến từ su hào và cà rốt.
- Dạy trẻ kĩ năng xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, vê đất, miết.
 - Trẻ biết chọn màu đất nặn phù hợp, có kĩ năng phối màu đẹp, hợp lí.
- Có kỹ năng gắn đính.
-Trẻ biết yêu cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.
- Trẻ biết yêu quí sản phẩm do mình làm ra.
- Trẻ biết thu dọn vệ sinh sau khi giờ học kết thúc cùng với cô giáo.
2. Chuẩn bị:
	1. Kiến thức cho trẻ:
- Cho trẻ quan sát sản phẩm nặn mẫu của cô.
- Đàm thoại với trẻ về các đặc điểm của củ cà rốt và su hào, công dụng của chúng.
	- Cách cầm đất nặn và lăn đất, cách lăn đất, cách vê đất, cách miết đất.
- Cách bố cục cân đối, cách phối hợp màu cho hợp lí.
	3. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Củ cà rốt, su hào cô đã nặn sẵn.
- Đất nặn, khay đựng đất nặn, dao cất đất, khay đựng sản phẩm.
*Đồ dùng của trẻ:
- Đất nặn các màu, khay đựng đất nặn, dao cắt đất, khay đựng sẩn phẩm.
- Cành lá các loại, tăm, giấy mầu đã cắt hình các loại lá.
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Trò chuyện về chủ điểm: trọng tâm vào các loại củ.
- Tạo tình huống: có tiếng khóc ở ngoài cửa, cô giáo ra mở cửa và thấy bạn thỏ trắng đang khóc. Cô giáo mời thỏ trắng vào lớp, cô hỏi sao mà thỏ trắng lại khóc, thỏ nói vì sau một trận mưa lớn nên vườn cà rốt và su hào nhà thỏ trắng bị hỏng hết, thỏ trắng không có gì ăn nên khóc và đến tìm các bạn nhỏ để nhờ các bạn nhỏ trồng lại cho thỏ trắng vườn rau.
- Cô giáo hỏi cả lớp có muốn làm những củ cà rốt và su hào để tặng bạn thỏ trắng không?
Hoạt động 2: Giải thích và hướng dẫn:
- Cho trẻ “trốn cô”.
- Cô lấy khay cà rốt và su hào đã nặn sẵn ra và hỏi trẻ trong khay cô đang cầm đựng những củ gì đây?
- Cô nói: đúng rồi, trong khay của cô đựng những củ cà rốt và su hào đấy.
- Cô cầm củ cà rốt lên và hỏi trẻ củ cà rốt có những đặc điểm gì?
- Cô khen trẻ và hỏi tiếp thân củ cà rốt thế nào?
- Đúng rồi, củ cà rốt có thân củ, cuống lá. Thân củ cà rốt thì dài và nó có màu gì đây các con?
- Còn cuống lá của củ cà rốt mau gì đây các con?
- Lớp mình rấy giỏi, cô khen cả lớp nào.
- Cô đặt củ cà rốt xuống, lấy củ su hào và hỏi củ su hào có những đặc điểm gì?
- Củ su hào có màu xanh, thân có dạng hình tròn hơi bẹt một chút. Và xung quanh thân củ còn có những cái gì nữa đây các con nhỉ? 
- Cô hỏi trẻ củ cà rốt và su hào dùng để làm gì?
- Đúng rồi, cà rốt và su hào ăn rất ngon và bổ đấy. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con nặn củ cà rốt và su hào nhé.
-Trước tiên là củ su hào. Cô lấy dao cắt thỏi đất màu xanh, cô để vào giũa lòng bàn và xoay đều cho tới khi tròn. Tiếp theo, cô đập bẹp hai đầu, sau đó cô dùng các đầu ngón tay cái và ấn bẹt một đầu để tạo thân củ su hào. Thế là cô đã làm xong thân củ su hào rồi đấy. Bây giờ củ su hào còn thiếu gì nữa các con.
- Đúng rồi, củ su hào còn thiếu lá nữa, bây giờ các con hãy nhìn cô làm lá củ su hào nhé.
- Cô lấy tiếp một ít đất màu xanh, cô dùng các đầu ngón tay vê lại hơi dài một chút như thế này này, cứ thế cô làm 5 đến 6 cái như vậy. Cô lần lượt lấy từng cái 1 đặt vào các vị trí ở xung quanh thân củ su hào, cô đặt miếng đất vừa vê xong nằm ngang và miết 2 đầu thật mịn. Thế là cô đã làm xong củ su hào rồi đấy. Cả lớp mình khen cô nào.
 	-Bây giờ cô sẽ làm củ cà rốt cho chúng mình xem nhé. Cô lấy dao cắt miếng đất màu da cam, sau đó cô xoay tròn, đặt thỏi đất vừa xoay tròn xong xuống khay, cô lăn đều đến khi thỏi đất này dài ra như thế này là được. Tiếp đó cô dịch tay lăn một đầu của thỏi đất để tạo thành thân củ cà rốt. Các con có biết vì sao cô làm vậy không ?
- Đúng rồi, cô làm vậy vì củ cà rốt có một đầu to một đầu nhỏ, cô miết hai đầu củ cà rốt cho mịn. Củ cà rốt còn thiếu gì nữa các con. 
- Bây giờ cô sẽ làm cuống lá cho củ cà rốt nhé. Cô lấy một thỏi đất màu xanh vừa đủ để làm cuống lá, cô vê lại và lấy một đầu đặt vào đầu to của củ cà rốt và miết thật đều tay. Bây giờ cô dùng dao khứa ngang vào thân củ cà rốt để tạo thành các mắt cho củ cà rốt. 
- Vừa rồi cô đã hướng dẫn các con nặn củ su hào và củ cà rốt. Chúng mình có muốn nặn củ su hào và củ cà rốt tặng bạn thỏ trắng không. 
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện : 
- Cô đã chuẩn bị cho các con các khay đất, bây giờ các con hãy lần lượt lấy đất và nặn nhé.
- trong khi trẻ thực hiện cô đến từng bàn để cô hướng dẫn và giúp trẻ chọn màu, nhắc trẻ lăn đều tay và miết cho mịn.
- Cô có thể hướng dẫn khi trẻ gặp khó khăn. 
- Cô bao quát lớp và xử lý tình huống. Không làm thay trẻ. Trẻ làm nhanh cô có thể gợi ý trẻ nặn thêm.
Hoạt động 4 : Nhận xét : 
- Cô cho trẻ quan sát tất cả các san phẩm. Cô hỏi tr : Con thích sản phẩm của bạn nào nhất ? Vì sao con thích. 
- Cô nhân xét 2-3 bài làm tốt.
- Cô khái quát lại,nhận xét về kĩ năng nặn, bố cục, cách phối màu.
- Cô khen khi trẻ thực hiện tốt.
- Cho trẻ cất đồ dùng sau khi học xong.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu :Trẻ biết phân vai chơi cho nhau trong các góc.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành: 
	- Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé .
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về các loại rau.
- Góc nghệ thuật:Tô màu,xé dán các loại rau
 V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 1. Trò chuyện về các sản phẩm của bé. 
- Hỏi trẻ về kỉ năng,cách làm ra sản phẩm
- Dạy trẻ cách phối màu, tư thế ngồi..
- GD trẻ biết chào cô ,chào cha me..
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
Rửa tay sau khi chơi
Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
*********************
Thứ tư ngày 28 tháng 01 năm 2015
I.HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về hoạt động của trẻ trong ngay hôm qua.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát cây cải 
- Cho trẻ quan sát cây cải
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của cây cải: màu sắc, hình dạng của thân cây, quả, lá, hương thơm, mùi vị, lợi ích
- Gợi ý để trẻ quan sát và nói tròn ý
- Giáo dục trẻ biết lợi ích của cây 
2. Hoạt động 2: TCVĐ : “Trồng nụ , trồng hoa”
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẫm mỹ
Đề tài: Em yêu cây xanh
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ hát thuộc và hát diễn cảm bài hát “Em yêu cây xanh”
- Rèn luyện kĩ năng vận động vỗ phách, nhịp theo lời bài hát.
- Hiểu nội dung sắc thái, giai điệu bài hát, nghe hát.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ cây trái.
2 Chuẩn bị:
- Nhạc,các dụng cụ âm nhạc
- Giáo án điện tử
3.Tiến hành: 
Hoạt động 1: Gây hứng thú
 Đọc thơ “ Cây bắp cải”.
- Bài thơ nói về cây gì, cây bắp cải là loại rau gì?
- Cô giới thiệu bài hát em yêu cây xanh
Hoạt động 2:Bé là nghệ sĩ
- Cô hát lần 1
- Lần 2 kết hợp với đàn
- Cô mời cả lớp cùng hát sau đó đến ( nhóm, cá nhân )
- Các tổ hát đối đáp, kết hợp điệu bộ.
- Từng nhóm lựa chọn hình thức hát đối đáp. 1 vài cá nhân biểu diễn tự do.
- Cô cùng trẻ hát 1- 2 lần
- Nghe hát “ Lý cây bông”.
- Cô hát lần 1. Lần 2 cả lớp cùng minh hoạ .
- Nội dung bài hát nói đến cây bông có rất nhiều màu sắc để cho cuộc sống thêm tươi đẹp .
Hoạt động 3 : Bé cùng nhau trổ tài
Chơi “ Ai đoán giỏi”.
- Yêu cầu chơi: chia lớp thành 2 đội nhiệm vụ của mỗi đội sẽ lên chọn những bức tranh và hát theo nội dung của bức tranh đó hát đúng sẽ được thưởng một phần quà.
Kết thúc : Hát “Em yêu cây xanh”
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu Trẻ biết trao đổi ngôn ngữ trong khi chơi
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành: 
- Góc phân vai : Gia đình ,cửa hàng bán quả
	- Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé .
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh về các loại rau.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
1. Cho trẻ ôn lại bài hát Em yêu cây xanh
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về các loại rau
- Trò chuyện về nội dung của bức tranh
- Cho trẻ hát và vận động tự do
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát 
- GD trẻ ăn trái cây ph

File đính kèm:

  • docthuc vat mot so loai rau.doc