Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Nguyễn Thị Hải Vân

1. Thời điểm chọn góc

 - Chọn vào giờ trò chuyện sáng.

2. Hình thức chọn góc

 - Gắn thẻ tên vào góc mình đã chọn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4199 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Nguyễn Thị Hải Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO VẠN HƯNG
===o0o===
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ điểm : Thế giới thực vật - Tuần 4.
L ớp : MGL C (5 -6 tuổi)	
Thời gian : 40 – 45 phút.	
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hải Vân
 Ngày thực hiện : 31 / 1/2015.
I. DỰ KIẾN THỜI ĐIỂM,HÌNH THỨC CHỌN GÓC 
1. Thời điểm chọn góc
 - Chọn vào giờ trò chuyện sáng.
2. Hình thức chọn góc
 - Gắn thẻ tên vào góc mình đã chọn.
II. ĐỊNH HƯỚNH CHO TRẺ VÀO GÓC
- Cô tập trung trẻ, yêu cầu trẻ nhắc lại 1 số quy định khi vào góc.
- Cô khái quát lai: Cô giới thiệu mở các góc chơi, các nguyên vật liệu mới lạ cho trẻ khám phá. Nhắc trẻ khi vào góc không được tranh giành đồ chơi, không bôi bẩn màu nước, biết phối hợp với bạn chơi và phải biết giữ gìn đồ chơi, sản phẩm minh làm ra. 
- Cho trẻ về góc chơi.
III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT
Các góc
Mục tiêu yêu cầu
Phương tiện hoạt động
Nội dung và hoạt động
1.Góc phân vai
- Thể hiện được hành động chơi phù hợp với vai chơi đã chọn.
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các vai chơi trong nhóm và giữa các nhóm chơi với nhau.
- Chơi tốt với các tình huống tưởng tượng.
- Thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi chơi.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử.
*Phương tiện:
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi gia đình: chén, thìa, ly , xoong, chảo, bàn. ghế.
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi bán hàng: Rau, hoa,củ quả, hải sản, nước ép hoa quả, nước yến, sữa,..
* Bày trí:
- Các đồ dùng đồ chơi được bài trí gọn gàng lên kệ, sạch, đẹp ở gợi mở theo từng chủng loại.
*Dự kiến nội dung chơi: Chơi các nhóm chơi:
Gia đình
Bán hàng
*Dự kiến nội dung hướng dẫn:
- Thoả thuận trước khi chơi: Cô tập trung trẻ, nhắc nhở trẻ về nhóm thỏa thuận cùng nhau, chọn nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ cho nhóm chơi. 
 - Quá trình chơi: Cô giúp trẻ mở rộng nội dung chơi (hành động chơi) Phù hợp. Cô gợi ý định hướng giúp trẻ biết thể hiện các chuẩn mực đạo đức phù hợp qua vai chơi, động viên trẻ sử dụng vật thay thế một cách linh hoạt.
- Nhận xét sau khi chơi: Cô định hướng trẻ nhận xét.
* Phương pháp hướng dẫn:
+ Cô quan sát gợi ý định hướng cho trẻ tự lập kế hoạch chủ đề chơi, nội dung chơi, vai chơi, đồ chơi, vị trí chơi
+ Cô đặt câu hỏi gợi mở tạo tình huống có vấn đề
2. Góc xây dựng - Lắp ghép
- Củng cố, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về đặc điểm biểu tượng của công viên.
- Biết sử dụng phối hợp các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra mô hình 
“ Công viên” .
- Biết phối hợp các kỹ năng xây dựng- lắp ghép khác nhau đẻ tạo ra sản phẩm chung.
- Biết sắp xếp bố cục công trình phù hợp.
- Biết phối hợp với bạn chơi.
- Biết cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
*Phương tiện:
Các khối xây dựng các loại:
- Lon, chai, lọ,
- Các viên gạch bằng nhựa, hàng rào, 
- Các miếng gỗ, bìa cứng, bập bênh, xích đu, ghế đá..
- Các cây hoa, chậu hoa.
*Bày trí:
Các đồ dung được sắp xếp gọn gàng theo từng loại riêng.
*Dự kiến nội dung chơi:
 Xây “ Công viên”
*Dự kiến nội dung hướng dẫn:
- Thỏa thuận trước khi chơi: Cô định hướng cho trẻ tự thoả thuận về chủ đề chơi chung của nhóm, lập kế hoạch, phân công việc, chọn nguyên vật liệu, chọn địa điểm chơi.
- Quá trình chơi: Cô gợi ý, định hướng, giúp trẻ bố cục công trình một cách hợp lý, đẹp mắt và bổ sung chi tiết phụ của công trình.
+ Cô đặt câu hỏi gợi mở, tạo tình huống có vấn đề
+ Cô bổ sung đồ chơi nếu trẻ có nhu cầu và khuyến khích trẻ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra mô hình đa dạng.
- Nhận xét trong quá trình trẻ chơi: Cô gợi ý định hướng để trẻ tự nhận xét công việc của mình, của bạn, và quan hệ, thái độ của trẻ trong quá trình chơi.
*Phương pháp hướng dẫn:
- Cô đóng vai trò là “Cố vấn” theo dõi, quan sát và gợi ý hướng dẫn để “Trưởng trò” tự điều khiển các nhóm chơi.
3. Góc học tập- sách.
- Củng cố và mở rộng vốn hiểu biết về chủ điểm “Nghề nghiệp”.
- Nhận ra được các chữ cái đã học: b, d, đ, l, n, m,trong từ, bài thơ.
- Nối, cắt dán được các nhóm đối tượng với số lượng tương ứng trong phạm vi 9.
- Rèn tư thế ngồi đúng, cách cầm bút, cách lật mở sách truyện.
- Rèn kĩ năng kể chuyện theo tranh.
* Phương tiện:
- Bài tập nối các nhóm đối tượng trong phạm vi 9.
- Sách, truyện, tranh lôtô liên quan dến chủ đề thế giới thực vật.
- Bút chì, bút màu.
- Bài thơ “Cây dây leo, hoa mười giờ, hoa kết trái”. Truyện: sự tích quả dưa hấu, sự tích hoa hồng.
-Tranh bài tập về cây, rau, củ quả.
* Bày trí:
- Sách vở để trên giá.
- Tranh lôtô để trong kệ.
- Bài tập để trong hộp giấy.
- Sách thơ, truyện treo trên tường.
* Nội dung:
- Tô màu, xem tranh , truyện về chủ điểm “thực vật”.
- Tô màu các chữ cái đã học.
- Chơi nối, cắt dán số lượng trong phạm vi 9.
- Phân loại, phân nhóm rau, củ quả. Nối cây với môi trường sống..
* Phương pháp:
- Quan sát, gợi ý trẻ lựa chọn nội dung chơi. 
-Đặt câu hỏi gợi ý.
4. Góc tạo hình.
- Biết vẽ, cắt, xé dán cây, hoa, rau, củ quả trẻ thích.
- Biết làm tranh từ các nguyên vật liệu khác nhau: len, hột hạt, vỏ sò về các loại cây, rau, củ quả.
- Rèn kỹ năng sắp xếp bố cục cân đối, hợp lý, màu sắc phù hợp.
*Phương tiện:
- Các đồ dùng đồ chơi: Giấy, hồ dán, keo sữa, lá cây, hột hạt, hoa khô, trái thông, tranh nền, bút lông, màu nước.
*Bày trí:
Các đồ dùng để gọn gàng trên kệ , trên bàn theo từng loại riêng.
*Nội dung:
- Vẽ, cắt, xé dán cây hoa, rau, củ quả trẻ thích.
_ Làm tranh từ các nguyên vật liệu khác nhau: hột hat, trái thông, hoa khô, các loại lá cây tạo thành bức tranh cây hoa rau, củ quả theo trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
*Hướng dẫn:
-Quan sát và gợi ý nội dung hoạt động.
-Nhắc trẻ quan sát mẫu gợi ý cho trẻ quan sát và làm theo.
5. Góc âm nhạc.
- Biết hát - VĐTN các bài hát trong chủ điểm: màu hoa, em yêu cây xanh, lý cây bông, hoa trường em.
 -Rèn kỹ năng sử dụng các dụng cụ âm nhạc có trong góc: xắc xô, trống, kèn, mũ múa, thanh gõ
- Thể hiện cảm xúc phù hợp khi nghe nhạc, nghe hát.
* Phương tiện:
- Mũ múa, hoa nơ, đàn organ, đàn, trống, thanh gõ, xong loan.
- Các bài hát trong chủ điểm.
*Bày trí:
Các đồ dùng để gọn gàng treo trên tường theo từng loại riêng.
* Nội dung:
- Sử dụng các dụng cụ âm nhạc trong góc: trống, đàn, xắc xô, mũ
- Hát- VĐTN các bài hát trong chủ điểm: màu hoa, em yêu cây xanh, lý cây bông, hoa trường em.
*Phương pháp:
- Cô quan sát, gợi ý nội dung hoạt động.
- Cô cùng chơi với trẻ.

File đính kèm:

  • docGIAO AN TO CHUC HOAT DONG VUI CHOI.doc
Giáo Án Liên Quan