Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thủ đô Hà Nội - Hoàng Thị Ninh

1.Ổn định tổ chức:

Lớp hát bài “Chú voi con ở bản đôn”

Bài hát nói về địa phương nào? Ngoài voi có rất nhiều ở bản Đôn, ở tây nguyên còn có sản phẩm gì nổi tiếng nữa? có những đặc sản gì? Thú rừng cũng là món ăn đặc sản, nhưng ngày nay rất hiếm vì nhà nước đã cấm săn bắt các loại thú rừng để bảo vệ động vật quý hiếm .

2.Bài mới : Lập số 10,nhận biết chữ số 10

-Trẻ Các con ơi hôm nay Búp bê thấy các bạn học rất giỏi nên bạn tới thăm lớp mình đấy ,búp bê còn mang cả quà đến cho các bạn vậy chúng ta cùng xem bạn mang những gì nhé.

Bây giờ chúng ta cùng xem quà bên tay nào của búp bê trước nhỉ? Tay phải

Búp bê tặng quà gì đây? Hoa

Ai có thể lên đếm xem búp bê tặng mấy bông hoa? Mời cháu lên đêm ( Có 9 bông hoa)

Còn bên tay trái của búp bê nữa? Đó là gì nhỉ? 8 quả mận

Số hoa và mận như thế nào với nhau? Để hoa và mận bằng nhau ta phải làm gì?

Cô tặng cho búp bê thêm một quả nữa để bằng số hoa.

Mời trẻ khác lên tìm và lấy số tương ứng gắn vào

Lớp đồng thanh lại các nhóm .

 

doc10 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 5290 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thủ đô Hà Nội - Hoàng Thị Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TUẦN 5 THÁNG 04 NĂM 2014- LỚP MGL ( 5 - 6 Tuổi )
(Từ ngày 28/4 - 02/05/2014)
 Chủ đề : Thủ đô Hà Nội GV: Hoàng Thị Ninh
Thứ 2 (Ngày 28/04/2014)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
(Tiết 1)
LQVT:
Lập số 10,nhận biết chữ số 10
1. Kiến thức
- Trẻ đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng, nhận biết chữ số 10.
2. Kĩ năng
đm - Rèn kỹ năng đếm và xếp tương ứng 1-1
3. Thái độ
 - Trẻ có ý thức trong khi học..
Không gian tổ chức: Trong lớp học
-Phương pháp : Luyện tập, tìm tòi,tư duy.
-Nội dung tích hợp: PTNT: Một số sản phẩm của quê hương.
 PTTM : Quê hương tươi đẹp.
-Đồ dùng phương tiện: Mỗi trẻ 10 hạt cà phê, 10 hạt bắp, thẻ số từ 1-10, đồ dùng đồ chơi có số lượng 9-10 xếp xung quanh lớp..
1.Ổn định tổ chức:
Lớp hát bài “Chú voi con ở bản đôn”
Bài hát nói về địa phương nào? Ngoài voi có rất nhiều ở bản Đôn, ở tây nguyên còn có sản phẩm gì nổi tiếng nữa? có những đặc sản gì? Thú rừng cũng là món ăn đặc sản, nhưng ngày nay rất hiếm vì nhà nước đã cấm săn bắt các loại thú rừng để bảo vệ động vật quý hiếm .
2.Bài mới : Lập số 10,nhận biết chữ số 10
-Trẻ Các con ơi hôm nay Búp bê thấy các bạn học rất giỏi nên bạn tới thăm lớp mình đấy ,búp bê còn mang cả quà đến cho các bạn vậy chúng ta cùng xem bạn mang những gì nhé.
Bây giờ chúng ta cùng xem quà bên tay nào của búp bê trước nhỉ? Tay phải
Búp bê tặng quà gì đây? Hoa
Ai có thể lên đếm xem búp bê tặng mấy bông hoa? Mời cháu lên đêm ( Có 9 bông hoa)
Còn bên tay trái của búp bê nữa? Đó là gì nhỉ? 8 quả mận
Số hoa và mận như thế nào với nhau? Để hoa và mận bằng nhau ta phải làm gì?
Cô tặng cho búp bê thêm một quả nữa để bằng số hoa.
Mời trẻ khác lên tìm và lấy số tương ứng gắn vào
Lớp đồng thanh lại các nhóm .
*Tạo nhóm đồ vật có số lượng 10, đếm đến 10,nhận biết chữ số 10.
Các con ạ Búp bê không chỉ tặng hoa và quả mà búp bê còn mang một sản phẩm nổi tiếng của địa phương mình cô đố các con đó là sản phẩm gì nhỉ? Cà phê.
À đúng rồi bây giờ chúng mình cùng đếm xem búp bê mang tới bao nhiêu bao cà phê nhé?
Cô gắn lên bảng 9 bao cà phê (Lớp đếm)
Búp bê còn mang thêm 1 bao nữa vậy 9 thêm 1 là mấy? Là 10
Lớp đồng thanh 9 thêm 1 là 10, 1 thêm 9 là 10 
Lớp đếm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,9,10 tất cả là 10 bao cà phê.
Không chỉ mang tới lớp mình cà phê mà búp bê còn mang gì nữa đây? Hạt bắp
Cô gắn lên bảng 9 bao bắp
Con có nhận xét gì về hai sản phẩm trên? Hai nhóm có số lượng như thế nào với nhau? Nhiều hơn là mấy? ít hơn là mấy?Để hai nhóm bằng nhau ta phải làm gì? Thêm một bao bắp.
Mời trẻ lên gắn thêm một bao bắp.
Lớp đồng thanh 9 thêm 1 là 10.
Như vậy , để cho nhóm bắp bằng nhóm cà phê chúng ta có thể thêm (1) hoặc bớt (1)
Như : 9 thêm 1 là 10(9+1 = 10) hay 10 bớt 1 còn 9(10- 1=9) 
Búp bê đã mang đến cho lớp hai sản phẩm rồi bây giờ cô muốn lớp mình cùng tặng lại cho búp bê một sản phẩm nào? 
Mời cháu lên gắn 10 bao lúa.
Lớp đếm lại cả 3 nhóm
Tất cả các nhóm như thế nào với nhau? Đều bằng nhau ở số lượng mấy? Tương ứng với số mấy ( Số 10) lớp đồng thanh
Cô viết số 10 lên bảng phân tích cấu tạo số 10
Các cháu có nhận xét gì về số 10 ? (Số 10 là một số có hai chữ số : Chữ số 1 và số 0, chữ số 1 đứng phía bên trái, chữ số 0 đứng phía bên phải.) 
Lớp phát âm, đồng thanh tổ, cá nhân
Cô gỡ dần các nhóm xuống và gắn số tương ứng tạo dãy số tự nhiên
Lớp đồng thanh ngược xuôi dãy số tự nhiên.
Bây giờ búp bê muốn đố bạn nào tìm nhanh trong lớp có sản phẩm gì có số lượng 10 lên tìm nhanh và gắn số tương ứng.
*Luyện tập:
Búp bê đã mang các sản phẩm của địa phương đến tặng lớp mình rồi nhưng bây giờ búp bê muốn các bạn hãy đến xem có bao nhiên hạt cà phê và hạt bắp nhé.
Lớp xếp hạt bắp và hạt cà theo yêu cầu của cô , cho trẻ so sánh các nhóm để tạo nhóm có số lượng 10.
Trẻ bớt dần các nhóm và gắn số tương ứng tạo dãy số tự nhiên.
+/Trò chơi: Mua sản phẩm đủ số lượng 10
Thi đua 3 đội bật qua vòng mua những sản phẩm đã quy định cho đội mình ,sau thời gian 3 phút lớp kiểm tra đội nào mua nhanh và đủ đội đó thắng cuộc.
+Lớp thực hiện trong vở toán:
Lớp viết chữ số 10 trong vở và làm trò chơi trong vở toán.
4. Kết thúc:
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
(Tiết2)
Tạo hình:
Vẽ Hồ Gươm
1. Kiến thức:
Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về Hồ gươm 
2.Kỹ năng:
Trẻ biết thể hiện nét đặc trưng của Hồ gươm với Tháp rùa, cầu....
3.Thái độ :
Tự hào về thủ đô Hà Nội 
- Hình ảnh về các mùa: mùa hè trên bãi biển, mưa, mùa xuân, mùa đông
 - Bàn ghế ngồi theo nhóm
1. Ôn định tổ chức:
- Cô kể tóm tắt câu chuyện sự tích Hồ Gươm cho trẻ nghe
- Cô và trẻ cùng vận động bài : Yêu hà Nội” và trò chuyện cùng trẻ về Hồ gươm...
- Cô hỏi trẻ những điều trẻ biết về Hồ Gươm? 
2.Bài mới:Vẽ hồ Gươm
* Quan sát và đàm thoại tranh mẫu 
- Cho trẻ quan sát các tranh về Hồ Gươmvà đặt tên cho bức tranh 
+ Trẻ quan sát và cùng nhận xét về nội dung tranh, về hình ảnh Tháp rùa cầu Thê Húc......
+ Nhận xét về màu sắc, bố cục của tranh 
- Cho trẻ nêu ý định thực hiện : 
Con sẽ vẽ những gì, con thực hiện như thế nào? Cô gợi ý trẻ cách vẽ và sắp xếp nội dung, bố cục, màu sắc. Cho trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Việt Nam quê hương ta.
3. Cho trẻ thực hiện. Cô mở nhạc khi trẻ thực hiện bài vẽ của mình.
Cô quan sát, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng chưa biết cách thực hiện. Lưu ý : sửa cho trẻ tư thế ngồi 
4. Nhận xét trưng bày SP 
Cho một số trẻ giới thiệu về bức tranh của mình
- Cô mời một số trẻ hỏi trẻ xem thích bức tranh nào?
- Vì sao các con thích.
- Cô tuyên dương những trẻ vẽ tốt.
- Động viên khuyến khích trẻ chưa hoàn thành sản phẩm để trẻ cố gắng hơn.
* Kết thúc: Cô cho trẻ măng những bức tranh của mình lên sản phẩm của trẻ để trưng bày.
hoàn chỉnh khuyến khích.
* Hoạt động nối tiếp: cùng cô mang sản phẩm vào góc trưng bày3. 3. Kết thúc :Hướng trẻ về hoạt động góc.
Thứ 3 (Ngày 21/04/2014)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQCC: 
Học vần oi, ông,ơp,ôi
1. Kiến thức:
 - HS đọc và viết được: oi, ông,ơp,ôi
2. Kỹ năng:	 - Đọc được câu ứng dụng: ông nội,lớp học,nói chuyện
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa.
.- Tranh minh họa các từ khóa: ông nội,lớp học,nói chuyện 
- Tranh minh họ	 - Tranh minh họa phần luyện nói: Giữa trưa.
 I. Ổn định 
II. Bài cũ
 - Gọi 2-4 HS đọc và viết: Các nét cơ ba
 - 1 HS đọc câu ứng dụng: Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha 
 - GV nhận xét cho điểm
- Nhận xét bài cũ 
 III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: chúng ta học vần oi, ông,ơp,ôi
GV viết bảng: oi, ông,ơp,ôi
2. Dạy vần:
+ ua: 
a. Nhận diện vần: vần oi được tạo nên từ o và i.
Cho HS so sánh: oi với ôi
b. Đv: GV hd HS đánh vần: o-i-oi
GV chỉnh sửa phát âm cho HS 
+ Tiếng và TN khóa:
GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
- Cho HS so sánh ưa với ua
+ ưa: vần ưa được tạo nên từ ư và a
3. Đánh vần: 
d. Đọc TN ứng dụng: GV có thể giải thách các Tn cho HS
- GV đọc mẫu.
4. Củng cố dặn dò.
 - GV chỉ bảng HS đọc theo.
 - Dặn: học bài, làm bài, tìm chữ có vần vừa học
 - Nhận xét giờ học-khen động viên.
(Tiết 2)
KPKH: 
Thủ đô Hà Nội
1. Kiến thức:
Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của nước ta. Ở thủ đô Hà Nội có: Hồ Gươm, lăng Bác, Chùa một cột, Công viên Lênin, nhà hát kich
 2.Kỹ năng 
Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhơ có chủ đích. 3.giáo dục
 - Qua đó giáo dục cháu tình yêu quê hương đất nước.
- Hình ảnh pawpoint về các danh lam thắng cảnh của Thủ Đô Hà Nội
1.Ổn định tổ chức:
 Trong không khí tưng bừng chào mừng ngày 30/4 nhân dân miền Nam nô nức chuẩn bị nhiều hoạt động thiết thực để đón chào ngày lễ lớn. Nhân dịp này các bạn nhỏ là CNBH của Tây nguyên sẽ được tỉnh tổ chức cho chuyến đi tham quan từ nam ra bắc, từ bắc vào nam và hôm nay chúng ta sẽ tổ chức đi bắc trứơc sau đó đến miền nam để trúng vào dịp lế 30/4 các con có đồng ý không? Ra bắc các con thích đi đâu nhất? Cô thích ra Hà Nội vào lăng Bác. Chúng mình mua vé máy bay để đi Hà Nội nhé. Máy bay đã hạ cánh ở sân bay gì? (sân bay Nội Bài). Là dân tây nguyên ra Hà Nội ta sẽ hát tặng bài gì? Bây giờ ta ghé trường quay S9 để tham gia trò chơi “Đấu trường 100” để xem ai là người thông thái, hiểu biết về Hà Nội nhé, các con đã sẵn sàng chưa?
- Cô cho trẻ hát bài: yêu Hà Nội
 2.Hoạt động 2: 
 Các con hãy lắng nghe người dẫn chương trình đưa ra câu đố nhé: 
	Nước xanh xanh đến lạ lùng.
	Rùa thiêng ẩn hiện vẫy vùng đâu đây.
	Mối khi ngắm mặt hồ này.
	Nhớ người cứu nước với cây gươm thần? Là hồ nào?
 Con biết gì về hồ Gươm? Tại sao lại gọi là hồ Gươm? Ở Hồ Gươm còn có những gì? (cầu Thê húc, đền Ngọc sơn, tháp Rùa) Ngoài tên đó ra hồ còn có tên gì nữa? Đây là DTLS hay DLTC? Hồ Gươm là DLTC đẹp, là hồ nước ngọt nằm ở trung tâm Hà Nội, tên hồ cũng được đặt cho 1 quận của Hà nội, đó là quận Hoàn Kiếm, Hồ gươm là niềm tự hào của người Hà Nội. Lớp đồng thanh: Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm.
 * Mời các con nghe các câu hỏi tiếp theo, xin mời hình ảnh: (Văn miếu Quốc Tử Giám)
 Đây là đâu? Con biết gì về Văn miếu Quốc Tử Giám? Ngày xưa người ta xây dựng Văn miếu Quốc Tử Giám để làm gì? Hàng năm người ta thường tổ chức những sự kiện gì ở Văn miếu Quốc Tử Giám? (Tổ chức hội thơ vào rằm tháng giêng).Cô giới thiệu tranh: Khuê Văn Các là cổng vào
 Văn miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của Hà nội, có thể nói là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ở đó còn ghi danh những người học giỏi đổ đạt cao. Ngày nay ở Văn miếu thường tổ chức khen thưởng những ai? Và được trao tặng danh hiệu gì? (Trạng Nguyên nhỏ tuổi). Và các sĩ tử ngày nay còn đến đây để cầu may trước mỗi mùa thi. Các con có thích danh hiệu này không? Để đạt được danh hiệu này, con phải học thế nào?
 * Còn đây là gì? Con biết gì về Chùa Một Cột. Chùa chỉ có một gian nằm trên 1 cột đá giữa hồ Linh chiểu nhỏ, có trồng hoa sen, được xây theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông, theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Đồng thanh: Chùa Một cột 
 * Xin mời hình ảnh tiếp theo (lăng Bác Hồ)
 Theo các con đây là đâu? Nơi này có những ai? (các chú bảo vệ, công an ngày đêm canh giữ thi hài Bác), nằm trong quần thể khu di tích còn có những gì? (phủ chủ tịch, ao cá Bác Hồ, nhà bảo tàng) Lăng chính thức khởi công vào ngày 2/9/1973 tại Quảng trường Ba đình, nơi Bác thường chủ trì các cuộc mít tinh lớn. Vì sao lăng Bác đặt ở Hà nội? (để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác nên theo nguyện vọng của Ban Chính trị, BCH TƯ Đảng CSVN khoá 3 quyết định giữ thi hài lâu dài ở nơi trung tâm lớn nhất của nước ta, để sau này nhân dân cả nước nhất là nhân dân miền Nam và khách quốc tế có thể viếng Bác) Đồng thanh: Lăng Bác Hồ. Các con có thích được gặp Bác không? Lớp múa hát bài: “Đêm qua em mơ gặp Bác”.
 * Các con lắng nghe tiếp nhé:
	Cầu gì xe cộ rất đông.
	Người qua kẻ lại, theo dòng ngược xuôi? (cầu Thanh trì - cho trẻ xem tranh)
 Cầu Thanh trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu bắc qua sông Hồng, cầu có 6 làn cho xe chạy, trong đó có 4 làn dành cho xe cao tốc. Ở Hà Nội còn có những cây cầu nào nữa? (cầu Long Biên, Chương Dương, Thăng Long, mới đây còn có cầu Vĩnh Phúc). Đồng thanh: Cầu Thanh trì. Những cây cầu là những công trình xây dựng lớn.
 Ngoài các địa danh trên, Hà Nội còn có những DTLS, DLTC, những công trình nào khác? (Quảng trường Ba đình, công viên nước Hồ tây, công viên Lê nin, rạp xiếc Trung ương, nhà hát lớn, sân vận động Mỹ Đình)Không những có nhiều DTLS, DLTC mà Hà nội còn có rất nhiều cơ quan của Trung ương, nơi đây diễn ra rất nhiều cuộc họp, hội nghị rất quan trọng
3.Hoạt động 3: Trò chơi
 * Sau đây là phần chơi dành cho nhóm. Các con hãy kết thành nhóm có 9 bạn, mỗi nhóm sẽ thảo luận và thuyết minh về DTLS, DLTC nào mà mình thích nhất. 
 * Và bây giờ chúng mình cùng thưởng thức đặc sản Hà nội nhé.
 Đây là giỏ quà của chương trình “Đấu trường 100” tặng cho các con, mời đại diện lên
 nhận. Và con hãy xem đó là quà gì? Các hộp quà nhỏ có gắn nhãn hiệu, cho 3 bạn nhảy lò cò lên lấy hộp quà, đọc nhãn hiệu: “cốm”, “mứt sen”, “ô mai”. 3 bạn khác lên chọn địa danh đặt tương ứng với đặc sản.
 * Đến thăm thủ đô con thấy có nhiều DTLS, DLTC. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau làm một tờ tranh to để làm kỹ niệm về chuyến đi. Để bức tranh đẹp, mang tính chất nghệ thuật, các con đã được tô màu các DTLS, DLTC, bây giờ các con hãy cắt và chọn tranh phù hợp để dán vào tranh to nhé.
 * Chia tay trường quay S9, chúng mình từ Tây nguyên ra thăm thủ đô, hãy chuẩn bị cho nhạc cụ tây nguyên, vui ca múa hát với các bạn ở Hà Nội nhé! Nào hãy nổi nhạc lên. 
 Nhóm nam vỗ, nhóm nữ múa điệu xoang
 Kết thúc: Hát Yêu Hà nội 
3. Kết thúc 
Thứ 4 (Ngày 29 /04/2014)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
(Tiết 1)
Âm nhạc:
DH: Mùa hè đến
NH: Vầng trăng cổ tích
TC: Ai nhanh nhất
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung bài hát “Yêu Hà Nội”. Trẻ hát thuộc và hát theo cô hết cả bài 
2.Kỹ năng:
- Thể hiện tình cảm khi hát, biết hòa giọng cùng nhau.Trẻ ngắt nhịp đúng, hát đúng giọng. Hát rõ lời, thể hiện được âm điệu, nhịp điệu bài hát.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam và trẻ biết Yêu Hà Nội 
-Tranh minh hoạ nội dung bài hát.
-Xắc xô, thanh gõ đủ cho cô và trẻ.
-Máy hát nhạc có nội dung bài hát
-Phương pháp:Trực quan, đàm thoại
1. Ổn định tổ chức:
 Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về thủ đô Hà Nội trong dịp lễ : 1000 năm Thăng Long.
- Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam, ở nơi đây có bác Hồ thân yêu của chúng ta đang yên nghỉ.
- Có một bài hát rất hay ca ngợi về thủ đô Hà Nội, lớp mình cùng hát với cô nhé.
Cô có tranh gì đây?
- Cô có rất nhiều tranh như: Hồ Gươm, Lăng Bác, chùa Một Cột, tất cả những nơi này có ở đâu?
Đúng rồi, ở thủ đô có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích mà ai cũng mong đến đó để tham quan. Các con có thuộc bài hát nào về Thủ đô không?
2. Bài mới:
Dạy vận động “Em yêu Thủ Đô” tiết tấu chậm
- Cháu hát.
- Bài hát vừa rồi nói lên điều gì?
- Nội dung: bài hát nói lên tình yêu của bạn nhỏ với thủ đô Hà Nội, quê hương, cha mẹ, bạn bè và cô giáo .
- Bài hát này thể hiện tình yêu thắm thiết với thủ đô và nhịp điệu vui tươi nhưng nếu vừa hát vừa vận động thì bài hát sẽ càng hay hơn.
Thế con có nghĩ ra cách nào vận động cho hay hơn không?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.(cô chú ý sửa sai)
- Cô thấy bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo tiết tấu chậm ” rất phù hợp với lời bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vận động bài hát này nhé!
- Cô vận động mẫu 1 lần cho cháu xem.
- Vỗ tay theo tiết tấu chậm là vỗ như thế nào? 
 (nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe)
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, dụng cụ nhạc
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng cho trẻ vận động theo nhạc)
- Cô chú ý sữa sai.
- Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ?
3. Nghe hát“Reo vanh bình minh”
 Bầu trời Hà Nội thật đẹp với những ánh nắng bình minh, những chú chim hót líu lo thật rộn ràng mời các con hãy lắng nghe ca khúc “reo vang bình minh” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.
	Cô hát lần 1 nói qua nội dung.
	Lần 2 cô cháu cùng phụ họa theo bài hát.
	Mở băng cho cháu hoạt động tự do.
* Kết thúc: Cho trẻ hát bài: Yêu Hà Nội
Thứ 5 (Ngày 30/04/2014)
NGHỈ LỄ
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
PTVĐ:
VĐCB: Nhảy chụm ,tach chân 7 ô- Đập và bắt bóng
TC: Cáo và Thỏ 
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bật chụm tách chân vào các vòng ,biết đập và bắt bóng
2. Kĩ năng:
- Phát triển cơ tay, vai, chân.
    - Rèn luyện sự khéo léo mạnh dạn tự tin trong luyện tập.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học,chú ý lắng nghe cô.
- Sân tập bằng phẳng. 
– Xắc xô
1. Ôn định tổ chức:
2: Bài mới: 
a. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn ,kết hợp đi các kiểu chân
b. Trọng động
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay : Xoay cổ tay (4 lần x 2 nhịp)
- Động tác chân : Giậm chân tại chỗ (6 lần x 2 nhịp)
- Động tác lườn : Gió thổi cây nghiêng (4 lần x 2 nhịp).
- Động tác bật : Tiến tại chỗ (2 lần x 4 nhịp)
* Vận động cơ bản:
 - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới " Nhảy chụm ,tach chân 7 ô- Đập và bắt bóng ".
     - Để thực hiện đúng trước tiên các con chú ý xem cô làm trước.
     * Cô làm mẫu:
      - Lần 1: Không giải thích.
       - Lần 2: Giải thích.
       - TTCB:Cô đứng thẳng khi có hiệu Bật thì cô bật chụm chân vào vòng thứ nhất sau đó bật tách chân vào hai còng tiếp theo.
     - Mời 2 trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
      - Hỏi lại tên vận động: Cô vừa thực hiện xong vận động gì?
* Trẻ thực hiện:
       - Cho mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần.
Mời 2 trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
- Cho tổ ,cá nhân tập
- Cả lớp đứng thành vòng tròn và chuyền bong cho nhau
      - Hỏi lại tên vận động: Cô và các bạn vừa thực hiện xong vận động gì?
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa quan sát sửa sai cho trẻ, khích lệ trẻ.
- Hỏi lại tên bài tập
c.TC: Cáo và Thỏ
-Cô giới thiệu tên trò chơi
-Gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi,luật chơi
- Cô nhác lại
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần .
3.Kết thúc :
- Nhận xét giờ học.
- Chuyển hoạt động.
Thứ 6 (01/05/2014)
NGHỈ LỄ
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
Thơ: 
Nắng bốn mùa
1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên bài thơ , tên tác giả 
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ 
2 .kỹ năng :
- Rèn khả năng chú ý , ghi nhớ có chủ định 
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc 
- Đọc thơ diễn cảm thể hiện được ngữ điệu bài thơ 
3 . Thái độ :
- Biết kính yêu những người phụ nữ 
- Hứng thú với giờ học 
*NDTH : âm nhạc 
- Trang minh họa
-1 Ổn định tổ chức :
- Hát bài « mùa hè »
- Trò chuyện về nội dung bài hát , dẫn dắt vào bài 
2 Nội dung 
a. Cô đọc thơ:
- Giới thiệu tên bài thơ tên tác giả
- Cô đọc thơ lần 1: đọc châm và diễn cảm bài thơ
-Cô đọc lần 2: kết hơp tranh minh hoạ 
- Giảng nội dung bài thơ , giải thích từ khó 
b. đàm thoại :
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về cái gì? (nói về những tia nắng mặt trời của các mùa)
- Bạn nào cho cô biết “dịu dàng và nhẹ nhàng” ’là nắng của mùa nào? 
- Còn nắng của mùa hè thì như thế nào? Các con cùng cô đọc 2 câu thơ nói về nắng của mùa hè nha
- Vàng hoe như muốn khóc là nắng của mùa nào vậy con?
- Còn mùa đông thì sao?
c. Trẻ đọc thơ :
- Mời cả lớp đọc thơ 2-3 lần 
- Tổ, nhóm , cá nhân trẻ đọc thơ
(cô lưu ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ )
- Cả lơp đọc lai 1 lần 
3.Kết thúc :
- Củng cố, nhận xét , tuyên dương

File đính kèm:

  • docgiao an nhanh Thu do Ha Noi.doc