Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Nhánh 1: Bé vui đón Tết - Vũ Ngọc Mến

HĐ1: Ổn định, gây hứng thú.

-Trò chuyện với trẻ về phong tục ngày tết cổ truyền và các món ăn trong ngày tết.

-Các con ạ, có một bài hát nói về ngày tết rất hay. Đó là bài hát “ Sắp đến tết rồi” sáng tác Hoàng Vân.

HĐ2: Nội dung.

*Dạy hát ( NDTT): “Sắp đến tết rồi” Ns Hoàng Vân.

-Cô hát lần 1: thể hiện tình cảm.

+Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả?

-Cô hát lần 2: kết hợp nhạc đệm.

+Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát?

-Giảng nội dung: Sắp đến tết rồi về nhà rất vui, tết mẹ may áo mới ai cũng vui và được đi thăm chúc tết ông bà.

-Cô hát lần 3: có nhạc đệm.

+Cô và trẻ hát lần 1 không nhạc đệm.

+Cô và trẻ hát lần 2 có nhạc đệm ( hát 2-3 lần).

+Cô mời từng tổ, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân lên hát( trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai, cô có thể đọc rõ lời đoạn bài hát).

 

doc11 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Nhánh 1: Bé vui đón Tết - Vũ Ngọc Mến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN NHÁNH I: Bé vui đón tết (Thời gian thực hiện từ ngày 09/2 đến 14/2 năm 2015).
Giáo viên thực hiện: Vũ Ngọc Mến
Thứ 2 ngày 09/2/2015
NỘI DUNG
MỤC TIÊU-YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIÊN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HĐÂM NHẠC:
Dạyhát(NDTT):
“Sắp đến tết rồi”.(Ns: Hoàng Vân)
Nghe hát(NDKH)
“Mùa xuân ơi”.
(Ns:Nguyễn Ngọc Thiện)
KT:
- Trẻ hát đúng, rõ lời theo nhịp bài hát.
-Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát.
KN:
-Trẻ thể hiện sự vui tươi khi hát, trẻ biết hát đúng nhạc.
-Trẻ chú ý nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu bài hát.
TĐ:
-Trẻ yêu quí ngày tết cổ truyền.
*MTNL:
Trang trí theo chủ đề.
*Địa điểm:
Trong lớp học.
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U.
*Chuẩn bị của cô:
Nhạc bài hát” Sắp đến tết rồi”, Clip bài hát “ Mùa xuân ơi”, mũ chóp kín.
*Chuẩn bị của trẻ:
Trang phục gọn gàng.
HĐ1: Ổn định, gây hứng thú.
-Trò chuyện với trẻ về phong tục ngày tết cổ truyền và các món ăn trong ngày tết.
-Các con ạ, có một bài hát nói về ngày tết rất hay. Đó là bài hát “ Sắp đến tết rồi” sáng tác Hoàng Vân.
HĐ2: Nội dung.
*Dạy hát ( NDTT): “Sắp đến tết rồi” Ns Hoàng Vân.
-Cô hát lần 1: thể hiện tình cảm.
+Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả?
-Cô hát lần 2: kết hợp nhạc đệm.
+Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát?
-Giảng nội dung: Sắp đến tết rồi về nhà rất vui, tết mẹ may áo mới ai cũng vui và được đi thăm chúc tết ông bà.
-Cô hát lần 3: có nhạc đệm.
+Cô và trẻ hát lần 1 không nhạc đệm.
+Cô và trẻ hát lần 2 có nhạc đệm ( hát 2-3 lần).
+Cô mời từng tổ, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân lên hát( trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai, cô có thể đọc rõ lời đoạn bài hát).
*Nghe hát( NDKH): “Mùa xuân ơi” Ns Nguyễn Ngọc Thiện.
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
-Cô hát cho trẻ nghe không nhạc.
+Cô hỏi tên bài hát, tác giả?
-Cô giảng nội dung: Mừng ngày xuân đã về trăm hoa đua nở, bao em thơ khoe áo mới, kính chúc muôn người với bao điều ước, muôn nhà gặp nhiều an vui.
-Trẻ hát 2 lần với cô kết hợp nhạc đệm.
-Cho trẻ nghe clip ca sĩ hát.
*TC: Đoán tên bạn hát”
-Cách chơi:Cô cho một trẻ lên đội mũ chóp kín, gọi một bạn khác lên hát bài hát bất kỳ. Trẻ đội mũ chóp kín phải đoán tên bạn vừa hát.
-Luật chơi: Nếu trẻ chưa đoán đúng, yêu cầu bạn hát lại, để trẻ đoán.
HĐ3: Kết thúc.
Cô động viên, khen trẻ.
Nhật ký trong ngày
Thứ 3 ngày 10/2/2015
HĐTHỂ DỤC:
VĐCB: Bật xa
TCVĐ:Nhảy qua suối
Tiết 2
VĂN HỌC:
Dạy thơ” Mùa xuân” (St. Dương Khâu Luông)
KT:
-Trẻ nhớ tên vận động” Bật xa”.
-Trẻ biết phối hợp mắt và chân để bật xa.
-Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi.
KN:
-Trẻ biết phối hợp chân, mắt nhịp nhàng để bật xa tiếp đất bằng 2 chân nhẹ nhàng.
-Trẻ tập trung chú ý khi tham gia hoạt động. 
TĐ:
-Rèn sự mạnh dạn, tự tin, ý thức kỷ luật, tinh tần tập thể khi tham gia vào các hoạt động.
KT:
-Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ: Khi mùa xuân đến, các loài cây đâm chồi nảy lộc, hoa nở rực rỡ, các loài chim bay hót líu lo đón chào mùa xuân.
KN:
-Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
-Trẻ thể hiện tình cảm khi đọc bài thơ và cảm nhận về mùa xuân, biết được các sự vật, hiện tượng báo hiệu mùa xuân
TĐ:
-Trẻ cảm nhận được mùa xuân qua bài thơ trẻ thêm yêu quê hương đất nước.
*MTNL:
Trang trí theo chủ đề.
*Địa điểm:
Trong lớp học.
*Đội hình:
Vòng tròn, 6 hàng dọc, 2 hàng ngang.
*Chuẩn bị của cô: Sàn tập sạch sẽ, xắc xô, vạch chuẩn, túi cát, nhạc bài “Sắp đến tết rồi”.
*Chuẩn bị của trẻ: Trang phục gọn gàng, mũ thỏ.
*Chuẩn bị của cô: tranh minh họa, que chỉ, máy chiếc, máy tính, hình ảnh có nội dung bài thơ.
HĐ1: Ổn định, gây hứng thú.
-Cô giới thiệu hội thi:” Bé khỏe bé ngoan”.
Để bước vào hội thi , các con phải có một sức khỏe tốt. Bây giờ các con cùng bước vào phần thi: Khởi động. 
HĐ2:Nội dung
*Khởi động: Cô mở nhạc bài hát ”Mùa xuân ơi”
-Cô cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân:đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm. Cô lắc xắc xô trẻ về 3 hàng dọc, tách hàng thành 6 hàng dọc.
*Trọng động: (Cô giới thiệu phần thi tiếp theo” Đồng diễn thể dục”) 
a, BTPC: Kết hợp các động tác trên nền nhạc bài” Sắp đến tết rồi”
-Động tác tay: Hai tay đưa sang ngang, lên cao.
+TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
+Nhịp 1,3: Hai tay đưa sang ngang.
+Nhịp 2,4: Đưa tay lên cao, về tư thế chuẩn bị.
-Động tác chân: Hai tay sang ngang, khuỵu gối.
+TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+Nhịp 1,3: Hai tay sang ngang.
+Nhịp 2,4: Hai tay đưa về trước, khuỵu gối, về tư thế chuẩn bị.
-Động tác lườn:Đứng nghiêng người sang bên trái, bên phải.
+TTCB: Đứng hai chân rộng bằng vai.
+Nhịp1,3: Hai tay chống hông
+Nhịp 2,4: Nghiêng người bên trái, bên phải, về tư thế chuẩn bị.
-Động tác bật: Bật chụm tách chân
+TTCB:Đứng thẳng khép chân, tay chống hông
Bật chụm tách chân.
b VĐCB: Phần thi: “Bật xa”.
-Trẻ đứng thành hai đội đứng đối diện nhau.
-Để các con sẽ tập bài tập “Bật xa” giúp cho đôi chân khỏe mạnh.
-Cô tập mẫu lần 1: không giải thích
+Cô vừa làm gì?
-Cô tập mẫu lần 2: phân tích động tác
TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh” bật” các con sẽ bật chụm chân để bật thật xa. Khi tiếp đất chú ý mũi bàn chân tiếp đất trước. Sau khi bật xong đi về cuối hàng.
+Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu( cô quan sát sửa sai)
+Cô mời lần lượt trẻ ở 2 đội lên tập( cô sửa sai và động viên trẻ)
+Cô mời 2 đội thi đua bật xa .
*Bây giờ cô sẽ mời những bạn nào tự tin thì bật xa hơn. Còn bạn nào chưa tự tin thì bật ngắn hơn.( Cô cho trẻ bật lần 3).
-Cô bao quát trẻ thi đua, động viên, khuyến khích trẻ.
Cô nhận xét, khen trẻ.
*TCVĐ: “Nhảy qua suối nhỏ”
-Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội lần lượt đến bên suối nhỏ rồi bật qua con suối để sang bên kia lấy một cây hoa về vườn trồng. Sau khi trồng hoa xong con về cuối hàng bạn tiếp tục sẽ lên tập.
-Luật chơi: Các bạn thỏ phải nhảy qua con suối mà bị chạm vạch sẽ không lấy được hoa về vườn của mình trồng được. Thời gian là một bản nhạc đội nào trồng được nhiều cây hơn đội đó sẽ chiến thắng.
-Cô nhận xét, động viên trẻ.
HĐ3:Hồi tĩnh 
-Cô và trẻ cùng làm các chú thỏ dạo chơi vòng tròn quanh lớp.
-Các con ơi chúng mình đã cảm nhận được giai điệu của nhạc chưa?
-Cô mời các con ghép thành đôi và cùng khiêu vũ nào.
4, Kết thúc:
Cô rất khen các con . Để có một cơ thể khẻo mạnh các con phải năng tập thể dục và ăn hết xuất cơm nhớ chưa nào.
HĐ1: Ổn định, gây hứng thú.
-Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết và mùa xuân( thời tiết mùa xuân, hoa nở vào mùa xuân)
-Cô có một bài thơ nói về mùa xuân rất hay. Đó là bài thơ” Mùa xuân” sáng tác Dương Khâu Luông.
HĐ2: Nội dung.
-Cô đọc lần 1: diễn cảm.
+Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả bài thơ?
*Giảng giải nội dung: Bài thơ nói về vẻ đẹp của mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, thời tiết ấm áp, có những làn gió nhè nhẹ, từng đàn chim sáo, chim én cũng bay về hót líu lo đón chào mùa xuân.
 -Cô đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa.
+Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ như thế nào?
*Đàm thoại:
-Cô vừa đọc bài thơ gì? Ai sáng tác?
+Mùa xuân đến cây cối như thế nào?
+Còn các loài hoa thì sao?
+Thời tiết mùa xuân như thế nào?
+Thế các con có thích mùa xuân không?
*Giáo dục: Cảnh vật mùa xuân rất đẹp lên các con phải trân trọng và yêu quí mùa xuân trên quê hương đất nước.
-Cô đọc lần 3: kết hợp máy tính minh họa.
-Trẻ đọc cùng cô 2-3 lần.( chú ý sửa sai khi trẻ đọc thơ)
-Cô mời từng tổ, nhóm , cá nhân lên đọc.(Trong khi đọc cô chú ý sửa sai, cô có thể đọc lại những câu thơ trẻ chưa đọc được).
TC: “Thi cắm hoa”
-Cách chơi: cô chia lớp làm 2 đội, 2 đội đi trong đường hẹp lấy hoa lên cắm vào lọ của đội mình.
-Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc, đội nào cắm được nhiều hoa hơn đội đó chiến thắng.
HĐ3: Kết thúc.
-Cô nhận xét, động viên khen trẻ.
Nhật ký trong ngày
 Thứ 4 ngày 11/2/2015
HĐ KPKH:
Tìm hiểu về các loại quả và món ăn trong ngày tết.
KT:
-Trẻ biết được tên gọi , đặc điểm của các loại quả và món ăn ngày tết.
-Trẻ biết công dụng, ý nghĩa của các loại quả và món ăn trong ngày tết.
KN:
-Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng, mạch lạc.
-Phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
TĐ:
-Trẻ yêu thích mỗi khi tết đến. 
-Giáo dục trẻ ăn uống vệ sinh
-Hứng thú tham gia hoạt động. 
*MTNL: 
Trang trí theo chủ điểm.
*Địa điểm:
Trong lớp học.
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U.
*Chuẩn bị của
cô: máy tính, máy chiếu hình ảnh các loại quả và món ăn có trong ngày tết. 
*Chuẩn bị của trẻ: mỗi trẻ một lô tô các loại quả.
HĐ1: Ổn định, gây hứng thú.
-Cô mở video ngày tết
-Trò chuyện với trẻ về ngày tết. Các con ạ, ngày tết có rất nhiều loại quả được bố mẹ mua về để bày mâm ngũ quả và làm nhiều món ăn rất ngon đặc trưng của ngày tết cổ truyền đấy.
HĐ2: Nội dung.
-Hôm nay các con rất ngoan cô có một hộp quà tặng lớp mình. 
-Các con có muốn biết đó là món quà gì không?
+Cô mời một bạn lên mở hộp quà giúp cô. Trong hộp có gì đây?
*Nhận biết quả chuối.
+Đây là quả gì? Có màu gì? Có hình như thế nào? Vị của nó như thế nào?
+ Khi ăn các con phải làm gì? Trước khi ăn các con phải làm gì? Ăn xong các con bỏ vỏ vào đâu?
-Chốt lại: Quả chuối là 1 loại quả rất bổ dưỡng cho cơ thể ,có hình cong, chín có màu vàng, ăn có vị ngọt. Khi ăn các con phải bóc vỏ, trước khi ăn phải rửa tay, ăn xong bỏ vỏ vào thùng rác.
*Nhận biết quả bưởi.
+Còn đây là quả gì? Có màu gì? Có hình gì? Vị như thế nào? Muốn ăn phải làm gì? Trong quả có nhiều gì? Có ăn được không?
-Chốt lại: Quả bưởi có hình tròn, màu vàng( xanh), trong có nhiều múi hạt, có vị ngọt mát. Khi ăn nhớ bảo bố mẹ gọt vỏ, bỏ hạt.
*Nhận biết quả cam.
+Quả gì đây? Có màu gì? Hình gì? Vị nó như thế nào?
+Vỏ quả cam như thế nào? Trong quả cam có gì?
-Chốt lại: Cam có hình tròn, vỏ sần, màu vàng, có vị ngọt mát, có nhiều múi và hạt. Cam rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe các con ạ.
*So sánh quả chuối và quả bưởi, cam.
-Điểm giống nhau:
+Đều có vị ngọt, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
-Điểm khác nhau:
+Quả chuối: có hình cong, không có hạt, bóc vỏ.
+Quả cam, bưởi: có hình tròn, có nhiều múi, hạt, gọt vỏ.
-Ngoài các quả trên còn rất nhiều loại quả khác như: xoài, đu đủ, dứa, táo...Để bày mâm ngũ quả thật đẹp cho ngày tết.
*Giới thiệu bánh trưng.
-Món ăn không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền. +Các con cùng quan sát lên màn hình xem họ đang làm gì đây ?( Cô đưa hình ảnh gói bánh trưng).
+Đây là cái gì?
+Bánh trưng có màu gì? Hình gì?
+Các con đã được ăn bánh trưng bao giờ chưa?
+Các con có biết để làm thành chiếc bánh trưng cần có những nguyên liệu gì không?
+Vỏ bánh gói bằng lá gì? Bên trong bánh có những gì?
-Chốt lại: Bánh trưng gói bằng lá rong, bên trong có thịt, hành, đậu, gạo nếp đấy. Đây là món ăn rất ngon không thể thiếu trong ngày tết. 
-Còn một số món ăn khác nữa có trong ngày tết: giò, thịt gà, nem, măng
*TC: Bầy mâm ngũ quả.
-Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội: 2 đội sẽ phải đi trong con đường hẹp lên lấy đồ về bầy mâm của đội mình. một đội sẽ bày mâm ngũ quả, một đội sẽ bày mâm cỗ có nhiều món ăn trong ngày tết thật đẹp.
-Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc. Đội nào bầy được nhiều đồ hơn đội đó sẽ thắng.
HĐ3: Kết thúc.
Nhận xét, động viên, khen trẻ.
Nhật ký trong ngày
...
HĐLQVTOÁN:
 Ôn đếm và tô màu nhóm có số lượng là 3
KT:
-Trẻ nhận biết nhóm có số lượng là 3.
-Trẻ biết tô màu có số lượng là 3.
KN:
-Rèn kỹ năng đếm, tô màu đúng nhóm củ ,quả có số lượng là 3.
-Trẻ đếm to, rõ ràng.
TĐ:
-Trẻ tích cực tham gia hoạt động
*MTNL:
Trang trí theo chủ đề
*Địa điểm:
Trong lớp học.
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U.
*Chuẩn bị của cô: một số nhóm rau củ quả có số lượng là 3, tranh mẫu.
*Chuẩn bị của trẻ: vở, bút màu.
HĐ1:Ổn định, gây hứng thú.
-Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày tết và mùa xuân có các loại hoa, quả, bánh, kẹo. Cô cho trẻ kể tên nói đặc điểm, công dụng của chúng.
HĐ2: Nội dung.
a, Ôn tương ứng 1-1.
-Cô cho trẻ quan sát nói tên, đặc điểm của hoa, bánh..
-Cô xếp tương ứng 1-1. Cô xếp 1 bông hoa là một lọ hoa.
+Cô hỏi lại trẻ cách xếp như thế nào? Cô cho trẻ nhắc lại( tương ứng 1-1)
+Cô xếp tương ứng 1-1. Cô xếp một chiếc bánh trưng là một chiếc đĩa.
+Đây là cách xếp như thế nào? Cô cho trẻ nhắc lại( tương ứng 1-1).
b, Đếm và tô màu nhóm có số lượng là 3.
-Cô có rất nhiều loại hoa, bánh, quả. Các con xem có hoa , quả gì? Có đặc điểm như thế nào?
+Cô xếp 3 cây hoa, cô và trẻ cùng đếm 1-2-3 , tất cả là có 3 cây hoa. Cô cho trẻ đếm 2-3 lần.
+Cô xếp 3 quả đu đủ, cô và trẻ cùng đếm 1-2-3, tất cả có 3 quả đu đủ. Cho trẻ đếm 2-3 lần.
+Cô xếp 3 quả dứa, cho trẻ đếm.
+Cô có 3 dâu tây, cho trẻ đếm.
-Cô tặng trẻ rổ có 3 bông hoa, 3 quả cam.
+Cô cho trẻ xếp lần lượt nhóm hoa, quả. Trẻ đếm 1-2-3, tất cả có 3 bông hoa, 3 quả cam.
+Trẻ đếm cùng cô 2-3 lần.
+Cô mời tổ, cá nhân lên đếm. 
*Luyện tập: Tô màu nhóm có số lượng là 3.
-Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu và đếm số lượng củ, quả trong tranh. Cho trẻ nhận xét số lượng từng nhóm.
-Cô chọn nhóm có số lượng là 3 và tô màu nhóm củ, quả có số lượng là 3 cho trẻ quan sát.
*Trẻ thực hiện:
Cô chia vở, bút màu cho trẻ , trẻ đếm và tô màu nhóm có số lượng là 3.
HĐ3: Kết thúc.
-Cô chọn các bài tô đúng theo yêu cầu của cô, nhận xét và động viên trẻ.
-Cả lớp hát bài “Sắp đến tết rồi”
Nhật ký trong ngày
Thứ 6 ngày 13/2/2015
HĐ TẠO HÌNH
Vẽ và tô màu bánh trưng cho ngày tết( theo đề tài)
KT:
-Trẻ biết cách vẽ, tô màu bánh trưng.
-Trẻ biết bánh trưng là món ăn ngày tết.
KN:
-Trẻ có kỹ năng vẽ nét thẳng đứng, nét nằm ngang để tạo thành chiếc bánh trưng hình vuông.
-Trẻ biết cầm bút, trọn màu phù hợp và rèn kỹ năng tô màu cho trẻ.
TĐ: 
-Trẻ biết nhận xét bài của mình của bạn.
-Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình.
*MTNL:
Trang trí theo chủ điểm.
*Địa điểm:
Trong lớp học
*Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U.
*Chuẩn bị của cô: Tranh mẫu, nhạc bài hát ” Sắp đến tết rồi”
*Chuẩn bị của trẻ: vở vẽ, bút màu.
HĐ1: Ổn định, gây hứng thú.
-Trò chuyện với trẻ về các phong tục tập quán và các món ăn trong ngày tết.
-Trong ngày tết có rất nhiều món ăn khác nhau nhưng có một. Món ăn không thể nào thiếu được trong ngày tết đó là bánh trưng . Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ chiếc bánh trưng và tô màu cho chiếc bánh trưng đó nhé.
HĐ2: Nội dung.
a, Cho trẻ xem tranh mẫu.
-Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu, trò chuyện hỏi trẻ.
+Cô có gì đây?
+Bức tranh của cô có những hình gì đây? Bánh trưng có hình gì? Còn màu của bánh trưng như thế nào?
*Khái quát: Muốn có bức tranh hoàn chỉnh, cô vẽ nhiều chiếc bánh trưng và tô màu thật đẹp cho bức tranh.
b, Cô vẽ mẫu.
-Cô vừa làm vừa hướng dẫn và giao lưu với trẻ.
-Hôm nay cô mang đến lớp mình rất nhiều bức tranh, cô
Muốn các con vẽ thêm thật nhiều chiếc bánh trưng và tô màu cho bức tranh đẹp hơn.
-Cô hỏi ý trẻ cách vẽ.
+Các con sẽ vẽ hình chiếc bánh trưng như thế nào? 
+Các con cùng quan sát lên cô vẽ mẫu.
-Khi cô vẽ, tay trái cô giữu vở không để vở xê dịch. Tay phải cô cầm bút, cầm bằng 3 đầu ngón tay, cô vẽ bánh trưng bằng 2 nét thẳng đứng và 2 nét nằm ngang bằng nhau để tạo thành chiếc bánh trưng hình vuông. Sau đó cô tô màu xanh cho chiếc bánh.
-Để có bức tranh thật đẹp cô cần làm gì?
+Chiếc bánh trưng có màu gì? (tô màu xanh)
+Trong bức tranh còn nhiều hình chưa được tô màu các con có thể tô bằng nhiều màu khác nhau.
c, Cho trẻ thao tác trên không.
-Cô cho trẻ vẽ trên không chiếc bánh trưng bằng 2 nét thẳng đứng và 2 nét nằm ngang.
-Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, vừa cho trẻ vẽ vừa trò chuyện nhắc trẻ.
HĐ3: Trẻ thực hiện.
-Cô bao quát , động viên trẻ chưa làm được, khuyến khích trẻ vẽ và tô màu bức tranh cho đẹp.
HĐ4:Kết thúc.
-Cô cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn.
-Cô nhận xét, khen trẻ.( Cả lớp hát bài” Sắp đến tết rồi”).
Nhật ký trong ngày
Thứ 7 ngày 14/2/2015
ÔN LUYỆN:
Ôn lại bài thơ” Mùa xuân”
Trẻ thuộc bài thơ, tên tác giả, biết nội dung bài thơ.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Tranh minh họa, que chỉ,máy tính.
-Cô trò chuyện cùng trẻ về mùa xuân.
-Dẫn dắt vào bài.
-Cô và trẻ cùng đọc bài thơ.
-Cô mời nhóm , tổ, cá nhân lên đọc thơ.
Kết thúc:
-Cô nhận xét động viên, khen trẻ.
Nhật ký trong ngày
 Cự Khê, ngày06 tháng 02 năm 2015
 PHT ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an chu de Tet va mua xuan nhanh Be vui don Tet.doc