Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Phương tiện giao thông

I/MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

- Trẻ thuột và hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ trả lời được câu hỏi theo nội dung bài thơ.

- Tham gia sôi nổi các bài thơ.

- Giáo dục trẻ đi xe máy biết đội mũ bảo hiểm.Đi bộ biết đi trên lề đường bên phải.

II/CHUẨN BỊ

1/Không gian tổ chức lớp học

2/Đồ dùng của cô

+Đĩa DVD

+Đồ dùng trong trò chơi “ô tô và chim sẽ”

 

docx3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Phương tiện giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
Trẻ thuột và hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ trả lời được câu hỏi theo nội dung bài thơ.
Tham gia sôi nổi các bài thơ.
Giáo dục trẻ đi xe máy biết đội mũ bảo hiểm.Đi bộ biết đi trên lề đường bên phải.
II/CHUẨN BỊ
1/Không gian tổ chức lớp học
2/Đồ dùng của cô
+Đĩa DVD
+Đồ dùng trong trò chơi “ô tô và chim sẽ”
III/PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng đồ dùng trực quan
- Phương pháp dùng lời,đàm thoại.
IV/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.ổn định tổ chức ,gây hứng thú:
- Hát bài “Em đi qua ngãtư đường phố”
- Các con vừa hát xong bài gì?
- Bài hát nói đến điều gì?
À bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
nói đến các bạn nhỏ đang chơi trò chơi giao thông,các bạn đi vòng quanh ngã tư,khi đèn đỏ bậc lên thì các bạn dừng lại,và khi đèn bậc lên màu xanh thì các bạn nhỏ đi nhanh qua đường đó các con.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh : “Phương tiện giao thông đường bộ”
- Cô cho trẻ về các phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ biết cho cô và cả lớp nghe.
- Cô mở đĩa DVD hình ảnh giao thông đường bộ cho trẻ xem.Trẻ tự nhận xét.
- Hôm nay cô cũng có một bài thơ nói về hai bạn gà và vịt đi chơi phố gặp đèn đỏ và đèn xanh.Để biết 2 bạn ấy chấp hành luật giao thông như thế nào.Hôm nay cô dạy cho lớp chúng mình bài thơ”Đ chơi phố”của tác giả Trần Nhật Thu.
- Trò chơi nhỏ
2/Hoạt động trọng tâm
*Lần 1: Cô đọc thơ kết hợp cử chỉ điệu bộ
*Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp với tranh.
Giảng giải nội dung: bài thơ “đi chơi phố”của tác giả Trần Nhật Thu nói về 2 bạn gà và vịt cùng đi chơi phố đã biết chấp hành luật giao thông rồi đấy.Khi nhìn thấy đèn đỏ thì dừng lại và đèn xanh bậc lên thì đi tiếp.
Trong buổi sáng các bạn biết thêm bao điều hay về luật giao thông đường bộ đấy.
- Các con thấy các bạn gà và vịt có ngoan không?
- Vậy thì các con ra đường thì phải đi cùng người lớn nhé.và ở mình là nông thôn nên không có đèn đỏ.Vì vậy khi đi bộ các con nhớ đi trên lề đường và đi trên tay phải nhé.Các con nhớ chưa nào?
- Đọc trích dẫn giảng giải từ khó “không qua vội”, “Đèn vàng nổi”
- Trò chơi nhỏ
a/Dạy trẻ đọc thơ
- Cho cảlớp đọc 1-2 lần
- Mỗi tổ đọc 1 lần
- 2-3 nhóm trẻ lên đọc
- Cho lớp đọc theo ký hiệu tay cô
- Khi trẻ đọc cô động viên trẻ đọc diễn cảm.
- Chú ý sữa sai cho trẻ
b/ Đàm thoại.
- Hôm nay cũng là nhân dịp ngày mồng 8-3 nên cô đã chuẩn bị rất nhiều là hoa,để cholớp mình hái những bông hoa thật đẹp về tặng mẹ mình nhé.
- À trong mỗi bông hoa có chứa 1 câu hỏi rất thú vị về bài thơ mình vừa học đấy.Vậy bây giừ lớp mình cùng khám phá nhé.
- Bài thơ có tựa đề là gì?Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ có những nhân vật nào?
- Vịt cùng gà đi đâu?
- Gặp đèn đỏ thì vịt cùng gà đã làm gì?Ngoài đèn đỏ ra thì còn đèn gì nữa?
- Được đi chơi phố gà và Vịt thấy như thế nào?(Ồ vui quá...thích)
- Khi các con đi trên đương phố các con phải nhớ điều gì?
Giáo dục: Đèn giao thông giúp mọi người đi lại dễ dàng hơn,không gây tai nạn khi qua ngã tư đường phố.Khi các con và bố mẹ mình đi trên phố thì phải chấp hành luật giao thông nhé!Và khi đi bộ phải đi trên lề đường và đi bên phải nhé.
- Hát bài “Đi xe lửa” 
3/Trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”
Cách chơi: Cô cho 1 bạn làm ô tô và các bạn khác làm chim sẻ.Cáccon chim sẻ vừa nhảy đi kím mồi vừa kêu “chích chích chích”và ô tô xuất hiện,khi ô tô kêu bim bim bim thì các con chim sẻ bay(chạy)nhanh về tổ của mình.Các con chim sẻ chậm chạm sẻ bị ô tô đụng,và phải ra ngoài 1 lượt chơi.
Luật chơi: + Khi nghe tiếng ô tô kêu các con chim sẻ bay nhanh về tổ
 + Ô tô chỉ được đụng nhứng chú chim sẻ ở ngoài đường
Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ “Đi chơi phố”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ
- Trẻ xem hình ảnh
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Trẻ nghe cô đọc và xem tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe. 
- Trẻ hát
- Trẻ đọc thơ

File đính kèm:

  • docxgiao an phuong tien giao thong.docx
Giáo Án Liên Quan