Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Bản thân năm 2014 - 2015

A.MỤC TIÊU :

1.Phát triển thể chất :

- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đường hẹp; bật vào vòng liên tục tung bóng lên cao và bắt, ném trúng đích, bò bằng bàn tay bàn chân phối hợp nhịp nhàng.

- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày .

- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất,giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân .

- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi khó chịu mệt ốm đau.

- Nhận biết và biết tránh một sốp vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.

+ Nhảy xuống từ độ cao 40cm

+ Tự mặc và cởi được áo,quần

+Đập và bắt được bóng bằng hai tay

 

doc30 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Bản thân năm 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : 
BẢN THÂN
Thực hiện trong 03 tuần 
 ngày 29 tháng 09 đến ngày 17 tháng 10 năm 2014.
A.MỤC TIÊU : 
1.Phát triển thể chất : 
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi trong đường hẹp; bật vào vòng liên tục tung bóng lên cao và bắt, ném trúng đích, bò bằng bàn tay bàn chân phối hợp nhịp nhàng.
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày .
- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất,giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân .
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi khó chịu mệt ốm đau.
- Nhận biết và biết tránh một sốp vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
+ Nhảy xuống từ độ cao 40cm
+ Tự mặc và cởi được áo,quần
+Đập và bắt được bóng bằng hai tay
+ Tự rữa mặt, chải răng hàng ngày.
2. Phát triển nhận thức :
- Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác qua tên họ giới tính sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng phân nhóm đếm và nhận biết số lượng hình dạng của một số đồ dùng đồ chơi.
+Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10
+Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
+ Xác định vị trí( trong, ngoài, trên, dưới, trước sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.
+ Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
+ Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.
3.Phát triển ngôn ngữ :
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân về những người thân biết biểu đạt những suy nghĩ ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng các câu đơn và câu ghép.
- Biết họ và tên của mình, của các bạn và tên gọi một số bộ phận trong cơ thể.
- Mạnh dạn lịch sự trong giao tiếp tích cực giao tiếp bằng lời nói.
+ Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn,tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
+ Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
+ Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xác, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
+Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
4. Phát triển tình cảm xã hội : 
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm sự quan tâm người khác bằng lời nói cử chỉ hành động
- Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp thực hiện các nề nếp quy định ở trường ở nhà và nơi công cộng.
 + Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.
+ Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân.
+ Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
+ Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt.
5. Phát triển thẩm mỹ :
- Biết sử dụng một số dụng cụ vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục sâu sắc hài hoà.
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát ân nhạc về chủ đề bản thân.
+ Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.
+ Tô màu kín không chờ ra ngoài đường viền các hình vẽ.
 + Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc .
+ Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
+ Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc .
+ Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.
+ Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
 MẠNG NỘI DUNG
Giới thiệu
về tôi.
Chúng ta cùng kết bạn
BẢN THÂN
Bé cần gì để lớn lên.
 MẠNG HOẠT ĐỘNG
TT
PHẦN
NỘI DUNG
1
Phát triển thể chất.
* Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Trò chuyện về các loại thực phẩm về lợi ích của việc luyện tập ăn đủ chất . Trẻ biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân .
- Thực hành và giữ gìn vệ sinh cơi thể: cách rữa tay, rữa măt, đánh răng.
- Luyện tập hành vi trong ăn uống: Chào, mời khi ăn, che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Trò chuyên về cơ thể khỏe mạnh và một số biểu hiện khi ốm đau, đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chiu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân. 
* Vận động:
- Thực hiện các bài tập phát triễn chung.
- Tập phối hợp vận động chân tay: đi theo đường hẹp, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh đi kiểng gót, bật xa, tung bắt bóng.
- Bật sâu 40 cm.
- Đập và bắt được bóng bằng hai tay.
- Luyện tập cử động khéo léo đôi bàn tay, ngón tay( bện, tết đồ chơi, cài cúc áo, chải đầu, xúc cơm.
Trò chơi vận động: đi, chay thay đổi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp, đi kiểng gót 
 Chơi “kéo co”, “cáo và thỏ”, “nhảy vào nhảy ra”, “giúp cô tìm bạn”, “tìm về đúng nhà”, “rồng rắn lên mây”, “dung dăng dung”, “Kéo cưa lừa xẻ”
2
Phát triển nhận thức
KPKH:
* Làm quen vơí toán:
- Dạy Trẻ làm quen một số đồ dùng của bản thân
- Chỉ được khối vuông, khối chữ nhât theo yêu cầu.
- Ôn số lượng trong phạm vi 5 ( Tôi có mấy đồ dùng cá nhân)
- Xác định vị trí phải trái của bản thân và của bạn khác
* Khám phá khoa học:
- Làm quen với một số đồ dùng của bản thân
- Trò chuyện về cơ thể của bé và một số đấu hiệu đặc trương.
- Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường và khám phá một số đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Thảo luận về và trao đổi về hình bản thân, giới tính, đầu tóc, trang phục .
- Trò chuyện về đặc điểm sở thích của bản thân
- Quan sát trò chuyện về thời tiết và các hiện tượng diễn ra quanh trẻ.
- Khám phá về màu sắc qua thử nghiệm pha màu.
3
Phát triển ngôn ngữ.
*Nghe nói:
- Trò chuyện và kể về ngày sinh nhật của bé
- Nghe đọc, kể lại truyện, đọc thơ có nội dung liên quan đến chủ đề: sỏ thích, tính cách,hành vi văn minh lễ phép
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại về các bộ phận và chức năng trên cơ thể bé.
- Trò chuyện về các đặc điểm nỗi bật của bản thân trẻ
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Trò chuyện bằng ký hiệu để thể hiện cảm xúc.
*Thơ, truyện ca dao, đồng dao:
- Dạy trẻ đọc các bài thơ: “Chiếc bóng”, “Tay ngoan”, “Đôi mắt”, “Tay ngoan”.
- Kể cho trẻ nghe Chuyện: “Tay phải tay trái”, “đôi tai xấu xí”. “Giấc mơ kỳ lạ”
- Đọc đồng dao, ca dao về chủ đề bản thân.
- Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo: “tay phải tay trái”
- Trò chơi đóng kịch : theo chuyện “Đôi tai xấu xí”
- Làm Truyện tranh về các giác quan về những gì bé thích như môi trường xanh – sạch – đẹp, về các thức ăn cần cho cơ thể.
4
Phát triển tình cảm xã hội.
- Trò chơi: giữ gìn cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp sau khi 
- Trò chuyện đàm thoại qua tranh, quan sát thực tế, tìm hiểu những trạng thái cảm xúc, thực hành biểu hiện cảm xúc qua trò chơi đóng vai ( mẹ - con), phòng khám răng, cửa hàng thực phẩm,, siêu thị đồ chơi...)
- Trò chuyện qua tranh về những người người chăm sóc bé
- Xây dựng cộng viên cây xanh, vườn hoa.
- Chơi trò chơi: giữ gìn cất dọn đồ dùng đồ chơi ngoạn gàng, ngăn nắp sau khi chơi. 
- Thực hiện các quy định của trường, lớp, các công việc tự phục vụ bản thân và giữ gìn vệ sinh môi trường.
5
Phát triển thẩm mỹ.
* Trang trí lớp học theo chủ bản thân.
*Tạo hình:
- Rèn tư thế ngồi cách cầm bút.
- Tô màu, vẽ, năn, cắt dán:
- Chân dung của bé trai, gái
- Khuôn mặt của bé.
- Trang phục đồ dùng cá nhân của bé, các loại hoa quả thực phẩm, món ăn bé thích, nặn đồ chơi đồ dùng tư trang,dán những hình ảnh biểu thị chức năng các giác quan bé thích.Chơi xếp hình( tôi tập thể dục, xếp nhà, bạn của tôi).
*Âm nhạc: 
- Nghe, hát và vận động theo nhạc, theo bài hát có nội dung ngắn với chủ đề bản thân, trò chơi âm nhạc, sử dụng các dụng cụ âm nhạc, gõ đệm theo tiết tấu phù hợp bài hát. 
- Hát : “ Nụ cười xinh”, “Bé quét nhà”, “Khuôn mặt cười”, “ Bông hồng nhỏ”, “Mời bạn ăn”
- Nghe hát : “Anh tí sú”, “Năm ngón tay ngoan”, “ Ru con”,
- Trò chơi âm nhạc “Ai ra ngoài”, “Nghe tiếng hát tìm đồ”, “tiếng hát ở đâu”.
 NHÁNH I: TÔI LÀ AI ( Thời gian từ 29/9 – 03/10)
Người thực hiện: Hoàng Thị Liên Minh – Lớp 5A
Họat động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, thể dục sáng
- Trẻ vào lớp cắt đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
- Trò chuyện với trẻ về bản thân trẻ nh: Ngày sinh nhật, sở thích.
Khởi động: Trẻ khởi động theo nhịp kêt hợp các kiểu chân ,tay cổ bụng
Trọng động ; 
- Tập với bài "Trường chúng cháu là trường MN"
Họat động học có chủ đích
 PTTC
 Đi theo 
đường hẹp và ném bóng vào rổ
PTNT 
Tổ chức sinh nhật bé 
-Đọc đồng dao
PTNT
Ôn số lượng trong phạm vi 5, nhận biết số 5Vẽ bạn gái. bạn trai 
PTTM
 Vẽ bạn trai bạn gái « Đề tài »
PTNN
 Thơ :”Chiếc bóng
Họat động ngoài trời
HĐCMĐ
Vẽ bạn trai, bạn gái (trên sân)
- In hình bàn tay chân.
HĐCMĐ
- Hát mừng sinh nhật
Xếp hình người.
Xếp hình bé trai bé gái 
Họat động góc
* Góc phân vai: Mẹ con, Bác sĩ, cô giáo
* Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé
* Góc nghệ thuật: - Nặn búp bê; Làm ảnh tặng bạn thân, tặng mẹ; Tô màu chân dung bé vui, bé buồn, bé tức giận; Làm rối; Chơi với các dụng cụ âm nhac; tổ chức trò chơi xúc xắc nghệthuật, múa hát về chủ đề. 
* Góc học tập – sách: - Thực hiện bài tập trên mảng tường; Đếm bạn và viết số tương ứng; chơi xúc xắc; ô ăn quan; xếp hột hạt; bài tập trong vỡ toán....
- Làm sách; xem tranh ảnh về chủ đề;kể chuyện theo nội dung tranh.
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, chơi với cát nước. 
Họat động chiều
Làm quen , bài thơ mới.Chiếc bóng
Hướng dẩn trò chơi mới: Bạn đang nói về ai.
Âm nhạc:
-NDTT: Hat -VĐ bài “Cái mũi”
- Tổ chức trò chơi “ Đếm các bộ phận”
Đóng mở chủ đề -Bình bầu bé ngoan 
 Nhánh 2: CHÚNG TA CÙNG KẾT BẠN.
(Thực hiện 1 tuần: từ ngày 6-10/10/2014) 
Giáo viên thực hiện: Hoàng Kim Anh
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐT
TDS
- Trẻ vào lớp cắt đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định
* Khởi động: 
Trẻ khởi động theo nhịp trống kết hợp các kiểu của chân, tay, cổ, bụng
* Trọng động:
Cô giới thiệu bài thể dục "Thật đáng yêu" 
- Cô tập mẫu với trẻ 1 lần
- Sau đó cho trẻ tự tập.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh sân tập.
Hoạt động có chủ đích
Bật sâu 40cm.
Nghỉ phổ cập toàn xã hội
Phân biệt phía phải, trái của cơ thể.
Vẽ khuôn mặt bạn trai.
Truyện: tay phải, tay trái.
Hoạt động
Ngoài trời 
HĐCMĐ
- Cho trẻ quan sát bộ phận trên cơ thể
- TC: Nghe và đoán
- Chơi tự do
Vẽ khuôn mặt bạn trai trên sân.
Cho trẻ LQ: truyện: Tay phải tay trái.
Quan sát vườn hoa.
Hoạt động
GÓC 
* Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng đồ chơi, phòng khám
* Góc xây dựng: Xây công viên
* Góc nghệ thuật: - Nặn búp bê; Làm ảnh tặng bạn thân, tặng mẹ; Tô màu khuôn mặt bé; Chơi với các dụng cụ âm nhac; tổ chức trò chơi xúc xắc nghệ thuật, múa hát về chủ đề. 
* Góc học tập – sách: - Thực hiện bài tập trên mảng tường; Đếm bạn và viết số tương ứng; chơi xúc xắc; ô ăn quan; xếp hột hạt; Xếp que; bài tập trong vỡ toán; dán hình cơ thể bé.
- Làm sách; xem tranh ảnh về chủ đề; kể chuyện theo nội dung tranh.
* Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, chơi với cát nước. 
Hoạt động 
Chiều
- Hướng dẫn tc: Chi chi chành chành 
-Đọc đồng dao:
LVPTNT
KPKH
- Giới thiệu về 
Mình.
Nghỉ họp Phụ huynh.
Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
Đóng mở chủ đề.
 *****************************************
Thứ 2 ngày 6 tháng 10 năm 2014
Trò chuyện đầu tuần: 
Cô hướng trẻ vào các góc chơi với các đồ chơi trong chủ đề.
 Cô gợi mở các câu hỏi cho trẻ trả lời.
- Các con thấy hôm nay bạn Thế như thế nào? Trên cơ thể của bạn có những bộ phận gì nhỉ?
- Các con nhìn thấy các bạn có những điểm gì giống và khác nhau nói cô nghe nào?
Và cô cho trẻ chơi trò chơi “mắt, tai, mũi..”
* HOẠT ĐỘNG CHUNG *
Bật sâu 40 cm
I. Kết quả mong đợi:
-Trẻ nhớ tên bài tập.
 -Trẻ biết cách tập.
 - Trẻ thực hiện vận động ném trúng đích nằm ngang đúng kĩ thuât.
 - Trẻ dùng sức của vai ném vật đi trúng vào đích
 - Thực hiện vận động ôn bật sâu 40cm đúng kỹ thuật.
 - Giúp trẻ phát triển tố chất, sức mạnh và khả năng định hướng, ước lượng khoảng cách
- Trẻ yêu thích luyện tập.
- Trẻ biết lắng nghe lời cô
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật.
II./ Chuẩn bị:
- Ngoài sân tập sạch sẽ, khoảng đủ rộng.
- Bao cát thể dục
- Rổ đựng bao cát
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Hoạt động của trẻ
1./ Khởi động
 - Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo cô thành vòng tròn vừa đi vừa hát, “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
 - Khi vòng tròn khép kín cô đi vào trong ngược chiều với trẻ. Cho trẻ đi theo các kiểu: Tàu đi thường – tàu lên dốc (đi bằng gót chân) – tàu đi thường – tàu xuống dốc (đi bằng mũi bàn chân) – tàu đi thường – tàu chạy nhanh – tàu chạy chậm – tàu chẩn bị về ga – tàu vê ga.
 -2 hàng dọc tập hợp, điểm số 1-2đến hết.
 -Chuyển đội hình thành 4 hàng dọc chuẩn bị cho bài tập phát triển chung.
2./Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung.
 Bây giờ cô và các con cùng nhau rèn luyện bài tập thể dục buổi sáng nhé.
 Bài tập thể dục buổi sáng 2 lần 8 nhịp bắt đầu.
-Động tác 1: tay vai.
-Động tác 2: chân
-Động tác 3: bụng
-Động tác 4: bật.
b.Bài tập vận động cơ bản: “ Ném trúng đích nằm ngang”.
 Chúng mình vừa tập xong tập thể dục buổi sáng rồi đấy, các con đã thấy khỏe hơn chưa.
-Chuyển đội hình 4 hàng dọc về 2 hàng dọc cách nhau 2-3m quay mặt vào nhau.
 Bước 1: Giới thiệu bài tập.
-Hôm nay cô có một bài tập mới muốn giới thiệu với lớp mình đấy.Đó là bài “Ném trúng đích nằm ngang” 
 Bước 2: Làm mẫu.
 Bây giờ các con hãy chú ý cô làm mẫu nhé.
+Lần 1: Cô làm mẫu toàn bộ vận động không giải thích, chỉ ra lệnh “chuẩn bị” và “ném”.
+Lần 2: Làm mẫu toàn bộ vận động kèm giải thích đầy đủ.
 Cô đứng đầu hàng đi đến đứng trước vạch xuất phát,cô nhặt 1 túi cát lên.Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng chân trước chân sau (tay cầm túi cát cùng phía với chân sau), cô cầm túi cát đưa lên cao ngang tầm mắt và nhìn vào đích ném vào đích (sao cho túi cát không rơi ra ngoài, không chạm vào vạch đích).
 -Sau đó cô cầm túi cát thứ 2 và “chuẩn bị - ném” cô nhắm vào đích và ném túi cát vào đích. Cô nhặt 2 túi cát về bỏ vào rổ và đứng xuống cuối hàng.
 Cô vừa làm mẫu xong rồi.
-Bạn nào giỏi lên làm thử cho cô và các bạn cùng xem nào?(mời 1-2 tẻ lên làm).
-Trẻ làm tốt cô cho cả lớp cùng tập (lần 1).
 Lần 2: Cho lần lượt 2 trẻ / lần tập thi đua.
 Cô quan sát giúp đỡ, động viên và sửa sai cho trẻ.
-Cô nhận xét sau mỗi lần tập.
 Bước 3:Củng cố.
 Bạn nào giỏi có thể nhắc lại cho cô biết chúng mình vừa tập bài vận động gì không?. 
 À! Đúng rồi cô vừa dạy lớp mình bài tập vận động cơ bản “ném trúng đích nằm ngang”.
c.Vận động ôn: Bật sâu 40cm.
-Các con chú ý quan sát xem cô có gì đây?
-Ghế thể dục này chúng mình đã được tập với bài tập vận động gì?
-Mời trẻ nói lại cách tập.
-Vậy bạn nào có thể lên tập lại cho cô và các bạn cùng quan sát nào?
-Cô nhắc lại cách tập.
-Cho cả lớp tập lại.
-Cho 2 tổ thi đua bằng cách sau khi bạt sâu xong lấy túi cát ném vào đích.Đội nào ném trúng đích nhiều hơn sẽ chiến thắng.
 Cô nhận xét, khuyến khích, tuyên dương các trẻ. 
3./Hồi tĩnh. 
 Cô cho trẻ di chuyển nhẹ nhàng quanh chỗ tập, chuyển hoạt động.
-Trẻ làm theo yêu cầu của cô
 -Trẻ tập thể dục.
-Trẻ chuyển đội hình.
-Trẻ quan sát cô làm mẫu.
-Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô hướng dẫn.
-Trẻ vỗ tay.
-Trẻ lên làm.
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ thi đua.
-“Ném trúng đích nằm ngang”.
-Ghế thể dục.
-Bật sâu 40cm.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lên tập.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ luyện tập.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ di chuyển.
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *
- HĐCMĐ: Cho trẻ quan sát bộ phận trên cơ thể
- TC: Nghe và đoán
- Chơi tự do
I. Kết quả mong đợi:
	- Trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể: Đầu, mình, tay, chân và gồm 5 giác quan,trẻ chơi hứng thú trò chơi "Nghe và đoán"?
	- Luyện tai nghe cho trẻ thông qua trò chơi.
	- Trẻ biết chăm sóc và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
II. Chuẩn bị: - Chỗ thoáng rộng cho trẻ họat động
III. Cách tiến hành:
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát bộ phận trên cơ thể
- Cho trẻ hát bài "Cùng múa vui"
+ Bài hát nói đến bộ phận nào trên cơ thể?
+ Tay có tác dụng gì?
+ Tay là cơ quan gì?
+ Cơ thể bao gồm những bộ phận nào? tác dụng của từng bộ phận.
+ Có mấy giác quan? gồm những giác quan nào? chức năng của nó?
- Gợi ý cho nhiều trẻ nhắc lại.
? Trên cơ thể các bộ phận và giác quan đều rất quan trọng không thể thiếu vì vậy để bảo vệ cơ thể, giác quan sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
2. Hoạt động 2: Trò chơi “Nghe và đoán” 
- Phổ biến cách chơi và tổ chức trẻ chơi.
3. Họat động 3: Chơi tự do.
- Bao quát trẻ chơi an toàn.
- Nhận xét sau khi chơi.
- Trẻ hát
- Tay
- Xúc giác
- Trẻ trả lời
- 5 giác quan
- Trẻ trả lời
- chơi cùng cô
* HOẠT ĐỘNG GÓC * 
Góc PV: cửa hàng bán đồ chơi.
Góc sách: dán hình cơ thể (gc)
Góc NT: múa hát.
Góc TN: chơi với cát nước.
* Cách tiến hành:
Cô cùng trẻ ngồi xung quanh nhau cùng chơi trò chơi “Kéo cưa lửa xẻ” 2-3 lần.
Các con hãy kể về các bộ phận trên cơ thể các bạn xem nào? Vậy bạn nào giỏi hãy nói từng bộ phận trên cơ thể bạn mình?
Cô hỏi trẻ từng lợi ích của từng bộ phận.
Vậy hôm nay cô sẽ có rất nhiều góc chơi, có một góc chơi mà các con sẽ cùng nhau dán từng bộ phận trên cơ thể mình thành một hình người đấy, những hình đó giống với các hình học mà các con đã được học. cô hỏi trẻ từng hình học đã học và giống với hình gì trên cơ thể mình.
Các con muốn có những đồ dùng trên cơ thể mình thì các con sẽ đi đến đâu để mua? Vậy ai sẽ là người bán hàng, ai sẽ là người mua hàng? Mua thì cần phải có gì? Người bán hàng thì phải nói gì để bán được hàng?
Cô đã dạy các con những bài hát, múa vậy hôm nay các con cùng nhau múa hát thật vui nhé.
Còn góc thiên nhiên các con sẽ cùng nhau chơi với cát nước.
Cô lần lượt giới thiệu từng góc chơi cho trẻ chơi, trẻ chọn góc chơi và phân vai chơi cho nhau.
Cô đến từng góc chơi động viên, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ chơi.
Nhận xét kịp thời để trẻ chơi có kết quả tốt.
Kết thúc cô tuyên dương từng góc chơi, nhẹ nhàng cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU *
 Hướng dẫn trò chơi mới “ Chi chi chành chành”
1. Kết quả mong đợi.
- Phát triển ngôn ngữ và phản xạ nhanh cho trẻ.
2. Tiến hành. 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cho trẻ đọc đồng dao “ Chi chi..
- Chia trẻ thành nhiều nhóm.
- Phổ biến luật chơi. “ Bạn làm cái ngữa bàn tay bạn còn lại đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay cái vừa đánh nhịp vưà đọc đồng dao đến tiếng ập câu cuối thì bạn làm cái phải năm thật nhanh bàn tay lại, bạn khác phải rút tay ai rút chậm bị cái nắm phải là thua.”
- Trẻ chọn bạn làm cái.
- Lần lượt cho từng nhóm chơi.
- Nhận xét buổi chơi 
- Cả lớp đọc.
- Mổi nhóm 5-6 trẻ.
- chú ý lắng nghe.
- cử 1 bạn
- Chơi và cổ vụ bạn.
* Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ
* Chơi theo ý thích.
* Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày
 1.Sức khỏe:
2.Kiến thức:
3.Kỹ năng – thái độ:
*************************************
Thứ 3 ngày 7 tháng 10 năm 2014
Nghỉ phổ cập toàn xã 3 ngành học.
*************************************
Thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2014
* HOẠT ĐỘNG CHUNG *
 Phân biệt phía phải phía trái của bạn khác
I. Kết quả mong đợi:
- Ôn phân biệt phía phải, phía trái của bản thân
- Trẻ biết phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác có sự định hướng.
- Luyện kỹ năng xác định phía phải, phía trái và Trẻ trả lời trọn câu nói đúng thuật ngữ toán học
- Tính tập thể phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập
II. Chuẩn bị:
	- Búp bê, kẹp tóc, nơ cài, do cô và trẻ làm.
	- Khăn bịt mắt
	- Rổ, bút màu.
III. Cách tiến hành:	
Họat động của cô
Họat động của trẻ
1. Họat động 1: Ôn phân biệt phía phải, phía trái của bản thân trẻ
± Sử dụng trò chơi "chèo thuyền"
Chia trẻ thành 3 đội, chèo sang bên phải, bên trái theo yêu cầu của cô.
* Khi thuyền vào bến nhanh chân xếp thành 3 đội để vận động cho cơ thể khỏe mạnh nhé.
- Cô yêu cầu trẻ đặt tay phải (trái) lên hông phải (trái)
+ Nghiên đầu sang phải (trái)
+ Dậm chân phải (trái)
+ Vẫy tay bên phải, vẫy tay bên trái
2. Họat động 2: Dạy trẻ phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác.
± Sử dụng trò chơi: Đến thăm lâu đài của búp bê
- Mỗi người hãy chọn cho mình một người bạn và một rổ quà tặng cho bạn búp bê.
- Hãy đặt tay trái của con cầm vào tay trái

File đính kèm:

  • docgiao_an_45_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan