Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng

Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:

+ HH: Thổi nơ.

+ TV: Xoay tay.

+ C: 2 Tay chống hông, khụy gối.

+ LB: 2 tay đưa lên cao, gập người

+ B: Bật tại chỗ

- Thực hiện nhịp nhàng các động tác theo hiệu lệnh, bài hát: Bác lái xe tài ghê. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:

HH: Thổi nơ.

+ TV: Xoay tay.

+ C: 2 Tay chống hông, khụy gối.

+ LB: 2 tay đưa lên cao, gập người

+ B: Bật tại chỗ

- Thực hiện nhịp nhàng các động tác theo hiệu lệnh, bài hát: Bác lái xe tài ghê.

 

docx25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề nhánh: Nghề xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ XÂY DỰNG
 Thực hiện từ ngày 04/12 đến ngày 08/12/2017
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU 
CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG
 STT
 Mục tiêu
 Nội dung
 Hoạt động
Môi trường GD
1
Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
+ HH: Thổi nơ.
+ TV: Xoay tay.
+ C: 2 Tay chống hông, khụy gối.
+ LB: 2 tay đưa lên cao, gập người
+ B: Bật tại chỗ
- Thực hiện nhịp nhàng các động tác theo hiệu lệnh, bài hát: Bác lái xe tài ghê.
Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
HH: Thổi nơ.
+ TV: Xoay tay.
+ C: 2 Tay chống hông, khụy gối.
+ LB: 2 tay đưa lên cao, gập người
+ B: Bật tại chỗ
- Thực hiện nhịp nhàng các động tác theo hiệu lệnh, bài hát: Bác lái xe tài ghê.
Trong lớp
9
Trẻ bò phối hợp chân nọ tay kia nhịp nhàng không chệch ra ngoài.
- Bò cao 3 - 4m 
HĐCCĐ:
- Bò cao 3 – 4 m 
-TCVĐ: Vận chuyển dưa hấu (trang 107)
Trong lớp
18
Trẻ nói được một số món ăn hàng ngày, dạng chế biến đơn giản 
- Kể tên một số món ăn thông thường 
- Nhận biết dạng chế biến món ăn đơn giản của một số thực phẩm.
Tổ chức giờ ăn sáng- trưa- xế
Kể tên một số món ăn thông thường 
- Nhận biết dạng chế biến món ăn đơn giản của một số thực phẩm.
Trong lớp 
36
Trẻ kể được tên công việc, công cụ, sản phẩm, ích lợi của một số nghề khi được hỏi, trò chuyện.
Tên gọi, đặc điểm các hoạt động của các nghề gần gũi, quen thuộc.
HĐCCĐ 
- Trò chuyện về nghê xây dựng
HĐNT:
 Xem tranh ảnh về các nghề
(Nghề- dụng cụ- sản phẩm- trang phục).
Trong lớp
Ngoài trời
37
Trẻ biết được một số thông tin quan trọng về đồ dùng, đồ chơi, đặc điểm, công dụng cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Nói được một số từ khái quát chỉ tên đồ dùng, dụng cụ, đặc điểm, công dụng, ích lợi, cách sử dụng đồ dùng dụng cụ.
- Phân loại đồ dùng dụng cụ theo chất liệu, công dụng.
HĐG:
- Phân loại đồ dùng theo công dụng, theo chất liệu: đồ dùng dùng trong ăn uống, đồ dùng bằng nhựa, đồ dùng sử dụng bằng điện, đồ dùng bằng sành sứ
Trong lớp
45
Trẻ có khả năng tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 5.
- Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
HĐCCĐ:
- Tách nhóm trong phạm vi 5 thành 2 nhóm nhỏ.
Trong lớp
52
Trẻ nghe hiểu khi người khác nói và trao đổi được với người đối thoại
- Nghe câu đơn, câu mở rộng;
- Thực hiện được 2, 3 yêu cầu của người lớn
- Nghe đọc truyện, thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ (đồ dùng dụng cụ ngành nghề) có trong chủ đề nghề nghiệp
HĐG: 
-Nghe câu đơn, câu mở rộng;
- Thực hiện được 2, 3 yêu cầu của người lớn
- Thơ: cô thợ dệt, bé làm bao nhiêu nghề, Bé làm bác sĩ, Cái bát xinh ninh, Chiếc cầu mới
Trong lớp
Mọi lúc mọi nơi
54
Trẻ sử dụng được các loại câu đơn , câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định.
- Sử dụng từ các biểu thị sự lễ phép 
- Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu?
HĐCCĐ:
- Rèn kỹ năng lễ giáo cho trẻ. Sử dụng từ các biểu thị sự lễ phép 
Trong lớp
Mọi lúc mọi nơi
56
Trẻ đọc thuộc được các bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Đọc các bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, hò, vè theo chủ đề nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi
Mọi lúc mọi nơi:
Đọc các bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, hò, vè theo chủ đề nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi:
HĐCCĐ
Thơ Em làm thợ xây 
+Ca dao, đồng dao: Dích dắc dích dắc, kéo cưa lừa xẻ, vuốt hạt nổ
Trong lớp
Mọi lúc mọi nơi
60
Trẻ biết sử dụng kí hiệu để “viết” tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng
- Nhận dạng các chữ cái u,ư
- Tập đồ, tập tô các nét chữ, hướng viết các nét chữ từ trái qua phải
- Làm các ký hiệu để ‘viết’ tên của mình, làm thiệp....
Hoạt động chiều:
- Nhận biết chữ u-ư
- Tập tô chữ cái: u-ư
Làm các ký hiệu để ‘viết’ tên của mình, làm thiệp tặng chú bộ đội
Trong lớp
72
Trẻ biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở
- Chờ đến lượt của mình, không chen lấn xô đẩy bạn.
 Biết nhắc nhở các bạn cùng nhau chờ đến lượt 
HĐC:
Rèn kỹ năng sống cho trẻ: Thói quen tốt trong cuộc sống, xếp hàng chờ đến lượt và nhắc nhở bạn cùng thực hiện
Mọi lúc mọi nơi
73
Trẻ biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.
- Cùng nhau bàn bạc thỏa thuận để thống nhất thực hiện theo ý chung.
-Trẻ biết trao đổi thỏa thuận cùng nhau chơi trong nhóm.
HĐG:
-Biết thỏa thuận, phân vai chơi trong các góc chơi
-Cùng nhau thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ chung
Trong lớp
77
Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt
- Hát đúng giai điệu, hát rõ lời, thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét nặt, điệu bộ.
- Hát đúng cao độ, trường độ của bài hát qua giọng hát.
HĐG và mọi lúc mọi nơi:
Cháu yêu cô chú công nhân, cháu yêu cô thợ dệt, chú công nhân xây cầu, bác đưa thư vui tính, ơn bác nông dân
Trong lớp
78
Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)
-Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa).
- Phối hợp giữa hát và vận động nhịp nhàng 
HĐCCĐ:
Vỗ tay theo tiết tấu chậm: Cháu yêu cô chú công nhân
Trong lớp
79
Trẻ biết chú ý lắng nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc.
- Nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca).
- Chú ý lắng nghe cô hát, hiểu nội dung bài hát và tỏ ra thích thú khi nghe cô hát.
- Nghe hát: 
- Lý chiều chiều
TCÂN:
Làm nhạc trưởng
Trong lớp
81
Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ và tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong, tròn, kĩ năng tô màu để tạo nên sản phẩm có màu sắc, kích thước, bố cục hợp lý.
- Biết tạo nền, thêm chi tiết phụ cho bức tranh thêm sinh động.
HĐCCĐ: 
Vẽ dụng cụ nghề xây dựng
HĐG: 
Vẽ, tô màu dụng cụ, sản phẩm một số nghề.
Trong lớp
85
Trẻ có khả năng nói lên ý tưởng, nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình theo hình dáng, đường nét, màu sắc, bố cục...
- Nói lên ý tưởng, đặt tên cho sản phẩm tạo hình mà trẻ tạo nên.
Trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
Trong lớp
KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: NGHỀ XÂY DỰNG
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ ngày 04/12- 08/12/2017 
HOẠT ĐỘNG
TUẦN 1
THỨ 2
THỨ 3
THỨ TƯ
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ điểm danh
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện với trẻ về nghề xây dựng
- Điểm danh : qua bảng bé chăm
Thể dục sáng
-Cơ hô hấp (6): “Thổi nơ”: Hai tay khum trước miệng thổi mạnh để nơ bay bay(4 lần)
-Cơ tay vai (6): Xoay tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân
-Cơ chân (2): Ngồi khuỵu gối
-Cơ bụng (2) : Đứng thẳng, hai tay đưa lên cao, gập người tay chạm chân
-Cơ bật (2): Đứng thẳng, tay chống hông, bật lên cao chạm xuống đất bằng mũi bàn chân
Hoạt động có chủ đích
Thơ: Em làm thợ xây
Mt 56
- Trò chuyện về nghề xây dựng Mt 36
 Bé học chào hỏi. Mt 54
Vẽ dụng cụ nghề thợ xây
(đề tài) Mt 81
Bò cao 3-4m Mt 9
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về nghề xây dựng. + TCVĐ: Về đúng nhà.
- Bé làm thợ xây + TCVĐ: Sói và dê.
- Vẽ phấn ngoài trời sản phẩm, dụng cụ nghề xây dựng.
 + TCVĐ: Chó sói xâu tính.
- Quan sát về dụng cụ của nghề xây dựng + TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Xem tranh về công trình xây dựng + TCVĐ: Ai nhanh hơn
- Chơi tự do
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Cửa hàng bán quần áo lao động ( Mt 63)
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai người bán, người mua. Dùng lời nói đúng với vai mình đóng
+ Chuẩn bị: Một số đồ dùng đồ chơi: Quần áo, nón bảo hộ, giày, kính.
+ Tổ chức hoạt động
-Thỏa thuận chơi:
-Cô hướng dẫn trẻ chơi, trẻ đóng vai người mua, lựa chọn những bộ đồ thích hợp. Còn người bán thì ân cần hỏi tham và giúp người mua lựa đồ Cho trẻ chọn vai chơi và đổi vai chơi vào lần chơi sau. Cô bao quát gợi ý trẻ chơi
-Cô hướng trẻ vào để nhận xét trong nhóm chơi.
-Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng khi chơi xong
* Góc xây dựng: Xây nhà máy ( Mt 63)
+ Yêu cầu: Phát triển tính sáng tạo, trí tưởng tượng, khéo léo của trẻ. Biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo thành mô hình một nhà máy thật đẹp
+ Chuẩn bị: Các khối gỗ vuông, khối chữ nhật,hàng rào, cây xanh, hoa cỏ
+ Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận chơi:
- Nhóm trưởng tự phân công và điều hành việc xây dựng công trình, chia nhau xây dựng theo khu vực.Cô hướng dẫn và bao quát, động viên trẻ khi chơi
-Cô hướng trẻ vào để nhận xét nhóm chơi.
*Góc học tập: 
- Thư viện: Sưu tầm các họa báo làm album các nghề dịch vụ 
-Toán: Nối tranh theo dụng cụ, sản phẩm của nghề.
+ Yêu cầu: Trẻ biết sưu tầm tranh ảnh ở sách báo và biết cắt dán thành một cuốn abum về các nghề. Trẻ nối tranh theo dụng cụ sản phẩm của nghề
+Chuẩn bị: Sách, báo, tờ rơi về nghề - Một số đồ dùng đồ chơi để ghép tranh 
+Tổ chức hoạt động
- Thỏa thuận chơi:
- Cô hướng dẫn, gợi ý trẻ chơi, hướng trẻ vào trò chơi trẻ thích.
- Cho trẻ tự chọn vai chơi, bao quát động viên trẻ hứng thú khi chơi. Cô hướng dẫn gợi ý trẻ chơi , chơi đoàn kết.
-Trẻ nói về ý tưởng làm cuốn abum như thế nào là đẹp cho cô và các bạn nghe. Trẻ nối dung các dụng cụ sản phẩm của nghề
- Cô hướng trẻ vào góc chơi để nhận xét nhóm chơi.
* Góc nghệ thuật: 
-Âm nhạc: Nghe nhạc, hát các bài hát về chủ đề( Mt 77,78,79)
- Tạo hình: Sử dụng các nguyên vật liệu để làm dụng cụ các nghề(Mt 81,83)
+ Yêu cầu
- Trẻ thích thú hát và vận động tự do theo các bài hát về chủ đề 
- Cùng cô làm các dụng cụ nghề từ các nguyên vật liệu khác nhau
+Chuẩn bị
- Máy vi tính, đĩa nhạc
- Keo, các loại vỏ ốc, chai lọ.
+ Tổ chức hoạt động
- Thỏa thuận chơi:
- Cô cho trẻ tự bầu vai chơi,bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ không phá đồ chơi của cô.
-Cô hướng dẫn gợi ý trẻ chơi, hướng trẻ vào trò chơi trẻ thích.
-Nhận xét chơi:
* Góc thiên nhiên: Tỉa cây xanh
+ Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc và tỉa các lá bị vàng, bị sâu và tưới nước bón phân cho cây
+ Chuẩn bị: Bình tưới, kéo
+ Tổ chức hoạt động
- Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây, trẻ chơi đoàn kết, cô bao quát trẻ
Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa- ăn xế
-Từng tổ làm vệ sinh, chuẩn bị xếp bàn ghế,khăn theo nhóm.
-Vào bàn ăn trưa, cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn nhanh không ngậm,ăn hết xuất.
( Mt 18)
-Trẻ cùng cô xếp nệm ngủ trưa
-Trẻ dậy, làm vệ sinh - Ăn xế.
Hoạt động chiều
- Đọc lại bài thơ “ Em làm thợ xây + Trò chơi: Ném túi cát 
- Rèn trẻ kỹ năng ngồi học đúng tư thế. + Trò chơi: Kéo co
- Thực hiện vở bé làm quen với chữ cái ( Mt 60)+ Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba
- Giáo dục dinh dưỡng cho cháu ( MT 18) + Trò chơi: Nu na nu nống
- Văn nghệ cuối tuần. + Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Nêu gương
- Chơi tự do
Vệ sinh -Nêu gương -Trả trẻ
-Cho trẻ vệ sinh cá nhân đầu tóc quần áo gọn gàng
Rèn luyện rửa tay bằng xà bông.
- Nhận ra ký hiệu, một số quy định trong lớp khi đi vệ sinh. 
- Biết lắng nghe những lời cô giáo căn dặn về thực hiện nề nếp
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết
Chuyên môn duyệt Giáo viên lập kế hoạch
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ hai ngày 04 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động
Nội dung – Hình thức tổ chức
Đón trẻ
Điểm danh
Thể dục sáng
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện với trẻ về người đã xây dựng nên những ông trình
- Điểm danh : qua bảng bé chăm.
- Thể dục sáng: Tập theo kế hoạch tuần: -Cơ hô hấp(6); Cơ tay vai (6); Cơ chân (2); Cơ bụng (2); Cơ bật (2).
Hoạt động có chủ đích 
Hoạt động:
THƠ:EM LÀM THỢ XÂY
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ (mt 56 )
-Trẻ đọc diễn cảm theo cô, ngắt nghỉ đúng chỗ 
- Trẻ đi học ngoan, vâng lời cô giáo, không đánh bạn
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng cô: Tranh minh họa bài thơ (sử dụng powerpoint)
- Đồ dùng của cháu: tranh để ghép
+Tích hơp: Trò chuyện về ước mơ của cháu
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định:
- Đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
- Trong bài thơ các con vừa đọc các con làm được những nghề gì?
- Các con thích sau này mình làm nghề gì nhất?
- Các con thích làm nghề thợ xây không?
- Hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm chú thợ xây nha.
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Cô đọc lần 1
- Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm.
- Bài thơ có tên là gì?
- Do ai sáng tác?
- Cô đọc thơ lần 2 + Tranh minh họa
2.2 Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ + đàm thoại
- Cả lớp đọc thơ.
- Trong bài thơ bạn nhỏ đang làm gì?
- Bạn nhỏ xây nhà cho ai?
- Tổ đọc thơ
-Tay bé cầm cái gì?
-Bạn nhỏ ví mình là ai?
-Bạn nhỏ chơi có vui không?
- Nhóm đọc thơ
- Cá nhân đọc thơ
*GD: Trong xã hội có rất nhiều nghề khác : công an, bộ độ, nông dân...mỗi nghề đều làm công việc khác nhau và đều tạo ra sản phẩm cho xã hội, nghề nào cũng cao quý.
- Sau này lớn lên các con sẽ làm nghề gì?
2.3 / Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Trên đây cô có nhiều khối gạch các bạn chia làm hai tổ cử một bạn làm chú thợ xây còn các bạn khác làm nhiệm vụ chạy lên đưa gạch cho chú thợ xây. Đội nào xây được ngôi nhà nhanh sẽ là người chiến thắng
- Cô cho trẻ chơi
3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
-Thu dọn đồ dùng
HĐ chuyển tiếp
Đồng dao: Nu na nu nống
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về nghề xây dựng.
- TCVĐ: Về đúng nhà.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời như xích đu, cầu trượt, leo thamg
Hoạt động góc
* Góc phân vai: ( Trọng tâm) Cửa hàng bán quần áo lao động ( Mt 63)
+ Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai người bán, người mua. Dùng lời nói đúng với vai mình đóng
+ Chuẩn bị: Một số đồ dùng đồ chơi: Quần áo, nón bảo hộ, giày, kính.
+ Tổ chức hoạt động
-Thỏa thuận chơi:
-Cô hướng dẫn trẻ chơi, trẻ đóng vai người mua, lựa chọn những bộ đồ thích hợp. Còn người bán thì ân cần hỏi tham và giúp người mua lựa đồ Cho trẻ chọn vai chơi và đổi vai chơi vào lần chơi sau. Cô bao quát gợi ý trẻ chơi
-Cô hướng trẻ vào để nhận xét trong nhóm chơi.
-Nhắc trẻ thu dọn đồ dùng khi chơi xong
* Góc xây dựng: Xây nhà máy ( Mt 63)
*Góc học tập: 
- Thư viện: Sưu tầm các họa báo làm album các nghề dịch vụ 
- Toán: Nối tranh theo dụng cụ, sản phẩm của nghề.
* Góc nghệ thuật: 
- Âm nhạc: Nghe nhạc, hát các bài hát về chủ đề( Mt 77,78,79)
- Tạo hình: Sử dụng các nguyên vật liệu để làm dụng cụ các nghề(Mt 81,83)
* Góc thiên nhiên: Tỉa cây xanh 
Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa- ăn xế
-Từng tổ làm vệ sinh, chuẩn bị xếp bàn ghế,khăn theo nhóm.
-Vào bàn ăn trưa, cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn nhanh không ngậm,ăn hết xuất.
( Mt 18)
-Trẻ cùng cô xếp nệm ngủ trưa
-Trẻ dậy, làm vệ sinh - Ăn xế.
Hoạt động chiều
- Trò chơi: Ném túi cát 
- Chơi tự do
Vệ sinh- nêu gương – trả trẻ
-Cho trẻ vệ sinh cá nhân đầu tóc quần áo gọn gàng
Rèn luyện rửa tay bằng xà bông. (Cs )
- Trẻ chơi theo ý thích
- Trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết
* ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ ba ngày 05 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động
Nội dung – Hình thức tổ chức
Đón trẻ
Điểm danh
Thể dục sáng
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện với trẻ về người đã xây dựng nên những ông trình
- Điểm danh : qua bảng bé chăm.
- Thể dục sáng: Tập theo kế hoạch tuần: -Cơ hô hấp(6); Cơ tay vai (6); Cơ chân (2); Cơ bụng (2); Cơ bật (2).
Hoạt động có chủ đích 
Hoạt động:
TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ XÂY DỰNG
I. Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết một số công việc của chú thợ xây ( mt 36 )
-Rèn trẻ biết nói câu đủ ý , rõ ràng
-Giáo dục trẻ yêu quý các chú thợ xây, thích thú học
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng cô: Máy vi tính, hình ảnh một số công việc của chú thợ xây (sử dụng powerpoint)
- Đồ dùng của cháu: tranh lô tô các dụng cụ nghề
- Tích hợp: LQVH: thơ: em làm thợ xây
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định:
- Đọc thơ: “Em làm thợ xây”
- Bài thơ nói về nghề gì?
2. Nội dung:
2.1/ Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Cho trẻ xem video về công việc của cô chú công nhân
- Các con vừa nhìn thấy những gì?
- Con thấy có hình ảnh ai xuất hiện nhiều nhất?
2.2 Hoạt động 2: Chú công nhân tài ghê
+Cho trẻ xem một số hình ảnh công việc của chú thợ xây
- Các chú thợ xây đang làm gì?
- Cho trẻ nói tên một số công việc của chú thợ xây dựa theo hình ảnh minh họa
- Để có được ngôi nhà đẹp, người thợ xây phải làm gì?
- Vậy chú thợ xây cần những dụng cụ nào?
- Các con có biết chú thợ xây xây nhà để làm gì không?
- Ngoài xây nhà, chú thợ xây còn xây được những gì nữa?
+ Cho trẻ xem tranh một số công trình khác do chú thợ xây xây dựng nên
- Đọc đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ
2.3 Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội, có rất nhiều tranh các dụng cụ của nhiều nghề, 2 đội sẽ tìm thật nhanh tranh dụng cụ cho chú thợ xây rồi gắn lên bảng nha!
- Tổ chức cho trẻ chơi: cô bao quát
- Giáo dục trẻ: Luôn biết quý trọng công sức lao động của chú thợ xây, giữ gìn ngôi nhà của mình luôn gọn gàng, sạch sẽ
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương
- Thu dọn đồ dùng
HĐ chuyển tiếp
-Chơi:Chim bay
Hoạt động ngoài trời
- Bé làm thợ xây trải nghiệm cách trộn hồ
-TCVĐ: Sói và dê.
- Chơi tự do với các trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba, bắt thun, ô ăn quan...
Hoạt động góc
* Góc xây dựng: ( Trọng tâm) Xây nhà máy ( Mt 63)
+ Yêu cầu: Phát triển tính sáng tạo, trí tưởng tượng, khéo léo của trẻ. Biết sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo thành mô hình một nhà máy thật đẹp
+ Chuẩn bị: Các khối gỗ vuông, khối chữ nhật,hàng rào, cây xanh, hoa cỏ
+ Tổ chức hoạt động:
- Thỏa thuận chơi:
- Nhóm trưởng tự phân công và điều hành việc xây dựng công trình, chia nhau xây dựng theo khu vực.Cô hướng dẫn và bao quát, động viên trẻ khi chơi
-Cô hướng trẻ vào để nhận xét nhóm chơi.
* Góc phân vai: Cửa hàng bán quần áo lao động ( Mt 63)
*Góc học tập: 
- Thư viện: Sưu tầm các họa báo làm album các nghề dịch vụ 
- Toán: Nối tranh theo dụng cụ, sản phẩm của nghề.
* Góc nghệ thuật: 
- Âm nhạc: Nghe nhạc, hát các bài hát về chủ đề( Mt 77,78,79)
- Tạo hình: Sử dụng các nguyên vật liệu để làm dụng cụ các nghề(Mt 81,83)
* Góc thiên nhiên: Tỉa cây xanh 
Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa- ăn xế
-Từng tổ làm vệ sinh, chuẩn bị xếp bàn ghế,khăn theo nhóm.
-Vào bàn ăn trưa, cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn nhanh không ngậm,ăn hết xuất.
( Mt 18)
-Trẻ cùng cô xếp nệm ngủ trưa
-Trẻ dậy, làm vệ sinh - Ăn xế.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ đếm lại số lượng 4
- Trò chơi: Kéo co
- Nêu gương
- Chơi tự do
Trả trẻ
Trao đổi với phụ huynh tình hình của cháu tại lớp
Nhắc trẻ chào ba mẹ, cô giáo.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: 
...
..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2017
Tên hoạt động
Nội dung – Hình thức tổ chức
Đón trẻ
Điểm danh
Thể dục sáng
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện với trẻ về người đã xây dựng nên những ông trình
- Điểm danh : qua bảng bé chăm.
- Thể dục sáng: Tập theo kế hoạch tuần: -Cơ hô hấp(6); Cơ tay vai (6); Cơ chân (2); Cơ bụng (2); Cơ bật (2).
Hoạt động có chủ đích 
Hoạt động:
BÉ HỌC CHÀO HỎI
I/ Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết chào hỏi với mọi người phù hợp với tình huống khi giao tiếp.
( MT 54)
- Rèn kĩ năng trả lời tròn câu, ứng xử lễ phép với mọi người.
- Trẻ yêu quý, lễ phép với mọi người.
II/Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: Chim vành khuyên
- Các đoạn phim: “ Bé chào hỏi ”
- Các hình ảnh về tình huống: Khách đến nhà
- Các hình ảnh về tư thế, thái độ trẻ khi chào.
* Đồ dùng của cháu:
- Các bông hoa xanh, đỏ.
- Tranh: + Bé chào hỏi
III/Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định: 
- VĐTN: Chim vành khuyên.
- Bài hát nói về ai?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Bé học chào hỏi:
- Các con có nhận xét gì về hành vi của chim vành khuyên?
- Cô, bác, anh, chị là những người thân trong gia đình, ngoài ra trong gia đình còn có ai nữa?
- Mọi người trong gia đình phải sống như thế nào?
- Để mọi người trong gia đình yêu thương con thì con phải làm gì? - Để trở thành bé ngoan dễ hay khó cô cho các con xem đoạn phim, các con chú ý, quan sát thật kỹ sau đó nói cho cô biết bạn nhỏ trong phim, ngoan hay chưa ngoan. Vì sao?
2.2 Hoạt động 2: Trò chuyện cùng cô:
- Cho trẻ xem đoạn phim nói về bé không biết chào hỏi khách đến nhà.
- Sau khi xem cô hỏi: 
+ Các con có nhận xét gì về hành vi của bạn nhỏ trong phim? 
+ Nếu là con con phải làm gì?
- Cho trẻ xem tiếp đoạn phim: mẹ dạy bạn phải biết chào hỏi khi có khách đến nhà, bạn nhỏ đã chào khách.
+ Bạn nhỏ trong đoạn phim vừa rồi như thế nào các con? 
- Khi chào hỏi người lớn thì con phải c

File đính kèm:

  • docxgiao an chu de nghe nghiep tuan dich vu_12219965.docx
Giáo Án Liên Quan